Địa 12 Rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí

T

truongtrang12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

I. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ.
1. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì ta vẽ biểu đồ đó. Ví dụ : “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu lao động của Việt Nam theo ngành nghề….”. vì thế nhớ đọc kĩ để tránh lạc đề.
2. Nếu đề bài không yêu cầu vẽ cụ thể thì ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để biết đề bài muốn mình vẽ cái gì. Vì nếu không vẽ đúng yêu cầu sẽ không có điểm hoặc sẽ bị trừ điểm.
Các cụm từ gợi ý thường gặp :
* Đề bài có cụm từ : cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ (chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm dù không có số phần trăm thì cũng vẽ biểu đồ tròn, khi đó ta phải tính phần trăm cho từng yếu tố)
- Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…hoặc các sản phẩm xuất, nhập khẩu….nông sản, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp…thì cũng vẽ biểu đồ tròn.
- Đề có số phần trăm (%) mà tổng số tròn 100% (từ 3 năm trở xuống) thì vẽ tròn. Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ tròn.
Ví dụ :vẽ biểu đồ biểu hiện giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 1999 sau :
+ Hàng công nghiệp nặng : 20%
+ Hàng máy móc, thiết bị : 65%
+ Hàng tiêu dùng : 10%
Như vậy còn thiếu 5% nữa mới tròn 100% thì ta vẫn vẽ tròn và ghi thêm các loại khác 5%.
* Trong các trường hợp như trên nhưng lại biểu hiện cho nhiều năm thì ta chuyển sang biểu đồ miền.
* Đề có cụm từ : tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển. Thì vẽ biểu đồ đồ thị (tức dạng đường).
* Đề có cụm từ : tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột. Nếu với những cụm từ trên diễn tả cho các đối tượng trong một tổng thể kể cả có số phần trăm (%) theo nhiều năm thì cũng vẽ biểu đồ cột. Chú ý đề bài thay vì có nhiều năm lại chỉ diễn tả một năm cho nhiều vùng kinh tế hoặc nhiều quốc gia thì vẽ biểu đồ cột thanh ngang.
II. CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ.
Nên dành một trang để vẽ, đầu trang nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA. Cuối trang nên dành 5, 6 dòng để ghi chú.
1. Biểu đồ tròn.
* Vẽ hình tròn bán kính tốt nhất bằng 3 cm, chọn trục gốc để dễ so sánh và nhận xét ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
* Vẽ theo trình tự bài cho không được vẽ tuỳ tiện và theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ trục gốc.
* Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ, vẽ mũi tên hoặc móc que…. Nó sẽ làm rối biểu đồ, thay vào đó là các màu sắc hoặc các kí hiệu riêng và được chú giải ở phần ghi chú.
* Số ghi trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nghiêng ngã. Trường hợp không thể ghi số trong biểu đồ được vì phần đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát trên phần đó ở phía ngoài mà không cần gạch thẳng hay vẽ mũi tên.
* Phần ghi chú và nhận xét nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên. Ghi chú phải theo đúng trình tự bài cho.
* Để vẽ cho chính xác ta nên đổi số phần trăm (%) sang độ ( 0 ) để đo cho chính xác
100% = 3600, 1% = 3,60
2. Biểu đồ Cột.
* Vẽ trục toạ độ.
- Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
- Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
* Đánh số đơn vị.
- Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ.
- Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) tuy không yêu cầu chính xác tuyệt đối như biểu đồ đồ thị nhưng phải đảm bảo tính tương đối hợp lí.
* Vẽ theo đúng trình trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
* Không nên vạch ba chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mĩ.
* Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở (trông được sát trục trừ biểu đồ đồ thị)
* Độ rộng hay bề ngang của các cột phải bằng nhau tốt nhất là ngang bằng một ô tập.
* Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét (chỉ ghi số không ghi chữ, đơn vị ở cột)
* Kí hiệu :
- Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc cho kí hiệu giống nhau.
- Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản)
* Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt.
3. Biểu đồ đồ thị.
* Vẽ hệ trục toạ độ chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác
- Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
- Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
* Đánh số đơn vị.
- Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ.
- Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) chia tỉ lệ chính xác theo từng năm hoặc tháng.
* Vẽ năm đầu tiên ở sát trục để đồ thị liên tục không bị ngắt quãng.
* Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho bằng những vạch mờ, chổ giao nhau ta chấm đậm.
* Nối các chấm toạ độ lại liên tiếp theo thứ tự năm ta được đường biểu diễn.
* Ghi số trên từng chấm toạ độ đã xác định.
* Kí hiệu :
- Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn.
- Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) chấm toạ độ có thể hình tròn, vuông, tam giác …. Để phân biệt.
* Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt.
4. Biểu đồ miền: vẽ tương tự biểu đồ đồ thị. Nhưng lưu ý mỗi miền thì chiếm một phần riêng và tổng các miền trong một năm là bằng 100%

Một số lỗi thường gặp phải khi tiến hành vẽ biểu đồ.
1. Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và đủ.
Ví dụ tên đề bài : “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì : 1980 –1998”
Học sinh thường ghi : biểu đồ công nghiệp, vẽ biểu đồ công nghiệp….mà tên đúng phải là : biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì : 1980 –1998.
2. Chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt hoặc ghi cả giá trị.
3. Đối với biểu đồ tròn :
- Chia tỉ lệ không đúng  sai giá trị.
- Số ghi trong biểu đồ không rõ ràng.
- Hay dùng móc que và mũi tên minh hoạ cho biểu đồ.
4. Đối với biểu đồ cột :
- Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ.
- Cột đầu tiên vẽ sát trục.
- Trên đầu các cột không ghi giá trị.
- Dùng các vạch chấm hoặc các vạch mờ nối từ trục vào cột.
- Chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác.
- Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục.
- Kí hiệu cho các cột quá phức tạp và rườm rà.
5. Đối với biểu đồ đồ thị :
- Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ.
- Năm đầu tiên không vẽ sát trục.
- Chia tỉ lệ trên trục ngang không chính xác.
- Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục.
- Thiếu giá trị trên đầu các toạ độ giao điểm và giá trị ghi không thông nhất (số thì ghi trên, số thì ghi dưới các các toạ độ giao điểm).
GỢI Ý NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ hình cột và đồ thị, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau
a. Nhận xét cơ bản:
Tăng hay giảm?
- Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều)
- Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều)
Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng châm qua tăng nhanh hay ngược lại.
(*) Khi giải thích (nếu đề bài yêu cầu) thì cần tìm hiểu xem tại sao nó tăng hay nó giảm, cần dựa vào nội dung bài học có kiên quan mà giải thích, nếu không biết rõ thì thôi không giải thích bừa.
2. Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố.
Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng với nhau.
3. Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia…
a. Nhận xét cơ bản:
Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì)
Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì).
b. So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần?
4. Biểu đồ tròn.
a. Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần?
b. Có hai hoặc ba vòng (theo năm)

Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào?
Nhận xét cho từng vòng
So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít?
(*) LƯU Ý: NHẬN XÉT NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ, KHI NHẬN XÉT THÌ KHÔNG GIẢI THÍCH (NẾU BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH THÌ LÀM RIÊNG RA)VÀ NHẠN XÉT BUỘC PHẢI CÓ SỐ LIỆU KÈM THEO.



KHAI THÁC TRI THỨC ĐỊA LÝ QUA BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

(*) NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ

1. Phải sử dụng hết số liệu đã cho.
2. Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển chung nhất.
3. Nhận xét từng giai đoạn & giải thích.
4. Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng.
5. Sau khi xếp hạng tìm mối quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét.
6. Tìm những cực đại, cực tiểu.
7. Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỉ số mới & sử dụng tỉ số này để so sánh.
8. Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung.
(Trần Tuyển)


(*) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLÁT

1. Nắm, hiểu & sử dụng tốt các ký hiệu trong Atlat.
2. Đọc, hiểu khai thác tốt các loại biểu đồ trong atlat để bổ sung kiến thức & kiểm tra khi thi tốt nghiệp.
3. Nắm hiểu & khai thác tốt các kiến thức cơ bản từ các trang :
a. Nắm được các vấn đề chung.
b. Tìm nội dung chủ yếu của trang.
c. Phân tích & giải thích được nội dung chủ yếu của các trang.
d. Tìm ra mối liên hệ của các trang.
4 Biết cách trả lời các câu hỏi luyện tập & bài thi có hiệu quả nhất :
a. Đọc kỹ câu hỏi tìm ra yêu cầu chính của đề bài.
b. Tìm được mối liên quan giữa các yêu cầu của đề bài với các trang của atlat.
c. Sử dụng các nội dung cơ bản của atlát có liên quan để trả lời tốt các yêu cầu của chính của đề bài.
 
  • Like
Reactions: Mun2677
Y

yeuban123

phần nhận dạng biểu đồ thiếu nhiều .còn nguyên biểu đồ miền chưa nhắc tới .ỏ biểu đồ tròn nếu đè ra là "thể hiện cơ cấu qua giai đoạn 4năm trở đi" thì phải là miền , chứ ko phải cứ có chữ cơ cấu là tròn đâu!
 
D

daibanggoichimse_ngherogatgu

Cũng giúp được mình nhiều ^^. Thế có bao giờ thi đại học lại bắt vẽ lược đồ Việt Nam không nhỉ mình ớn nhất cái này, có bạn nào chỉ mình cách vẽ nhanh mà chính xác được không :D
 
I

ilovemyfriendforever

Cũng giúp được mình nhiều ^^. Thế có bao giờ thi đại học lại bắt vẽ lược đồ Việt Nam không nhỉ mình ớn nhất cái này, có bạn nào chỉ mình cách vẽ nhanh mà chính xác được không :D


Nếu mình nhớ ko nhầm thì có năm thi rồi,nhưg bây h người ta ít hỏi,vì việc vẽ khá khó,mà ngồi vẽ cái bản đồ ra thì có mà…hết cả thời gian làm bài.Cách vẽ sgk có nói(bài thực hành đầu tiên ấy ạ) nhưg thú thật h mình cũng nhớ ko rõ lắm. :D
 
H

hong_tb94

còn biểu đồ cột đường chưa đề cập thỳ phải ạ.nhận dạng bài đêý nữa
 
L

lunxinh_1609

Biểu đồ miền đây ạ:D

I,Nhận dạng biểu đồ:
-Là loại biểu đồ thể hiện được cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng.
-Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông,trong đó được chia thành các miền khác nhau
-Dấu hiệu:đề ra có cụm từ: "cơ cấu"và nhiều mốc thời gian (4 mốc thời gian trở lên)

II,Phương pháp vẽ biểu đồ:
-xử lí số liệu (chuyển sang % )
-Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật hoặc hình vuông.Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %.Cạnh ngang thể hiện khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối biểu đồ(khoảng cách các năm tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu)
-Vẽ ranh giới miền theo từng chỉ tiêu chứ không theo từng năm.
-Hoàn thành biểu đồ
 
L

lunxinh_1609

Biểu đồ đường +cột =biểu đồ kết hợp đây ạ:)

I,Nhận dạng biểu đồ:
-Thường kết hợp giữa cột và đường,được dùng để diễn tả mối tương quan về động thái phát triển giữa 2 đối tượng địa lí có thước đo khác nhau.
-Dấu hiệu:đề ra có nhiều đối tượng,nhiều đơn vị khác nhau.
*Lưu ý:
-Khi đề ra cho nhiều đối tượng,nhiều đơn vị khác nhau,ta cần xử lí số liệu để quy về 1 đơn vị để vẽ.
-Được sử dụng khi yêu cầu bài ra vừa thể hiện cơ cấu thành phần vừa thể hiện quy mô ở dạng số liệu tuyệt đối.

II,Phương pháp vẽ biểu đồ:
-Vẽ hệ trục tọa độ với 2 trục tung ở 2 bên biểu đồ,mỗi trục thể hiện 1 thước đo (đơn vị khác nhau),chia trục ngang tương ứng với khoảng cách.
-Vẽ biểu đồ cột và biểu đồ đường theo số liệu bài ra trên cùng hệ trục tọa độ.
-Hoàn thiện biểu đồ.
-Cần chọn thang đơn vị thích hợp trên 2 trục tung,sao cho biểu đồ cột và đường không tách rời xa nhau.

Báo cáo hết ạ:D
 
L

lunxinh_1609

Và đây là cách nhận xét bảng số liệu:
-Giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất - giá trị trung bình.
-Nhận xét sự thay đổi theo hàng dọc bảng số liệu.
-Nhận xét hàng ngang bảng số liệu.
-Các mốc thay đổi theo từng gia đoạn.
 
S

sudi_k51

Bổ sung thêm là khi nhận xét bảng số liệu bao giờ cũng nhận xét cái chung nhất,sau đó nhận xét tới cái biệt lệ.Đặc biệt là đề bài yêu cầu gì thì trả lời đó,ví dụ:dựa vào biểu đồ nhận xét mà biểu đồ đó vẽ sau khi xử lí số liệu thì phải nhận xét dựa vào số liệu đã xử lí và biểu đồ.
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

Và đây là cách nhận xét bảng số liệu:
-Giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất - giá trị trung bình.
-Nhận xét sự thay đổi theo hàng dọc bảng số liệu.
-Nhận xét hàng ngang bảng số liệu.
-Các mốc thay đổi theo từng gia đoạn.



Nhận xét biểu đồ có thể theo kiểu:
-Đầu tiên nêu tổng quát toàn biểu đồ:Ví dụ: Trong giai đoạn 1980->2010…nhìn chung…(hay chính là khái quát quy luật
-Sau đó đi vào nhận xét chi tiết,có thể theo các cách như lun_xinh nói hoặc:
+,chia ra các giai đoạn tương ứng vs sự thay đổi của số liệu để phân tích.
+,sau khi chia ra các giai đoạn,đi vào nhận xét riêng cho các giai đoạn.
+,Chú ý,nếu có nhữug năm hay giai đoạn nằm ngoài nhận xét chung ở bên trên(tức cái biệt lệ) thì phải nêu riêng ra 1 ý...
-Cuối cùng đánh giá lại toàn bài nhận xét.


Chú ý:Nhận xét cần dẫn chứng cụ thể như:tăng giảm bao nhiêu lần,bao nhiêu %,..nếu ko sẽ bị trừ điểm
 
T

thuy_078

Đây là toàn bộ những điều em được học về kĩ năng nhận xét và giải thích biểu đồ,bảng số liêu

- Kĩ năng nhận xét:
Khi phân tích biểu đồ,ta căn cứ vào số liệu ở bảng thống kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ,không thoát li khỏi dữ liệu trên bảng số liệu,không nhận xét chung chung.Khi nhận xét cần có số liệu làm dẫn chứng kèm theo để tăng sức thuyết phục.

- Ở phần giải thích,cần dựa vào kiến thức đã học để giải thích đúng vấn đề trọng tâm.
Chú ý:
+, Phải đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu,phạm vi cần nhận xét và phân tích:Đề bài yêu cầu phân tích hay nhận xét;hay cả phân tích và nhận xét.
+, Nếu đề bài yêu cầu phân tích thì ta vừa nhận xét vừa giải thích.
+, Nếu đề bài yêu cầu dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ để nhận xét và giải thích thì ta phải sử dụng cả 2 (cả bảng và biểu đồ)
+, Khi đề bào yêu cầu chỉ dựa vào biểu đồ để nhận xét thì ta chỉ cần dựa vào biểu đồ mà không cần dựa vào bảng số liệu

- Nhận xét biểu đồ,ta vận dụng nguyên tắc phân tích bảng số liệu thống kê,phân tích biểu đồ gồm 2 phần:
+, Phần nhận xét,diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu--->Ta phải sử dụng và lựa chọn ngôn ngữ để nhận xét.VD:Trong biểu đồ cơ cấu,số liệu đã được xử lí ra % thì ta cần sử dụng từ "tỉ trọng" trong cơ cấu thay cho từ "giá trị" mới đảm bảo độ chính xác.Khi nhận xét tổng quát,ta dùng các cụm từ "phát triển nhanh,phát triển chậm,phát triển ổn định,phát triển đều".Nhận xét tìn hình tăng trọng "Tăng nhanh,tăng chậm,tăng liên tục,tăng đột biến....
--->Từ và những cụm từ trên phải sử dụng gọn rõ ràng,có cấp độ.
+, Giải thích biểu đồ:
VD:Giải thích sản lượng lúa nước ta tăng nhanh và liên tục trong thời gian quan đặc biệt là từ 1990 đến nay--->ta dựa vào bài vấn đề phát triển nông nghiệp đặc biệt là vấn đề sản xuất lương thực,nắm được sản lượng lương thực tăng trước hết là do tăng diện tích và tăng năng suất.
--->Muốn giải thích tốt,bên cạnh nắm vững kiến thức cần bám sát yeu cầu đề bài,gắn với nội dung bài học để giải thích ngắn gọn và đúng đối tượng.
 
R

roll_witit

à các bạn cho hỏi : mình quên ghi các giá trị số trên trục tung nhưng mà trên các cột thì có ghi vậy có bị trừ điểm không ?
 
N

nguyentu94

à các bạn cho hỏi : mình quên ghi các giá trị số trên trục tung nhưng mà trên các cột thì có ghi vậy có bị trừ điểm không ?

Nếu bạn quên ko ghi thì sẽ bị trừ đó vì không ghi giá trị trên trục thì nguời ta bảo là bạn vẽ bừa khồn biết gì cả nên bạn cẩn thận ghi đủ là cách tốt nhất để ăn điểm tuyệt đối....:D
 
Top Bottom