[địa 9]đề cương ôn tập học kì 2

P

p3nh0ctapy3u

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên của vùng đông nam bộ (hình 31.1 sgk)hãy phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng
Câu 2:Những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế ở đông nam bộ
Câu3:Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ ?Giải thích vì sao công nghiệp của vùng tập chung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh
Câu 4: Dựa vào hình 35.2 sgk hãy nêu thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông cửu long để sản xuất lương thực
Câu 5:Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp đồng bằng sông cửu long.Ý nghĩa?
Cau 6: Dựa vào bảng 38.1 và 38.2 và kiến thức đã học hãy trình bày khái quát biển đảo nước ta ?Giới hạn từng bộ phận vùng biển nước ta?
Câu 7: Nêu các ngành kinh tế biển?vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển
Câu 8;Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển nước ta?phương hướng giải quyết ô nhiễm môi trường biển
 
L

lovely_witch

1/

Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển của vùng:

- Nằm gần các vùng:

  • Đồng bằng sông Cử Long: là vùng trọng điểm lúa gạo, vùng chuyên canh lúa của cả nước.
  • Tây Nguyên: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

  • Duyên hải Nam Trung Bộ: vùng có thế mạnh về thủy sản
==> Cung cấp hàng hóa,nguyên vật liệu cho Đông Nam Bộ ( caay công nghiệp, lương thực,.v.v..) đồng thời cũng sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa,sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.
- Có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, giao lưu giữa các vùng trong nước và các nước khác trong khu vực. (do nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế)

2/
Thế mạnh về tự nhiên:
- Đất: gồm đất feralit trên đá bazan và đất xám trên phù sa cổ, phân bố trên diện tích rộng lớn ==> thuận lợi cho việc hình thành nên các chuyên canh cây công nghiệp (cao su). Đất phù sa chiếm dịch nhỏ, phân bố dọc theo sông. Ven biển có đất phèn.
- Địa hình thoải, bề mặt tương đói bằng phẳng, độ cao ko quá 200m ==> có mặt bằng thuận lợi
- Khí hậu: cận xích đạo,nền nhiệt cao, có 2 mùa trong năm (mùa mưa và mùa khô). Không bị ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc ==> thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Nước: có nguồn nước dồi dào, có giá trị lớn đối với vùng là hệ thống sông Đồng Nai và các phụ lưu ( sông Sài Gòn, sông Bé,..) ==> có ý nghĩa quan trọng (cung cấp nước vào mùa khô, tiềm năng thủy điện, giao thông,...)
- Rừng: diện tích thấp nhưng cũng đem lại nhiều giá trị về mặt kinh tế:

  • Cung cấp gỗ
  • Bảo vệ môi trường sống của các sinh vật
  • Du lịch ( thông qua các vườn quốc gia )
Hạn chế:
- Khoáng sản trên đất liền ít, nghèo, chủ yếu thuận lợi phát triển về công nghiệp vật liệu xây dựng (bô xít, sét cao lanh,...)
- Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm ( do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh)

4/

-Địa hình : đồng bằng, được phù sa của các sông bồi đắp.
- Đất: có nhiều loại đất (dất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn,...) ==> có đất phù sa thuận lợi cho phát triển nông ngiee5p ( chiếm 1,2 triệu hecta), phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
-Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, mưa dồi dào ==> thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
- Nước: có nguồn nước dồi dào, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
 
Last edited by a moderator:
M

mr_b00m

Câu 5
* Về điều kiện tự nhiên:
- Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2.
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
- Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển............

* Về kinh tế - xã hội:
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
- Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.
===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.
 
N

nuna_devil

bạn nào rảnh thì làm giúp mình mấy câu hỏi ôn tập này nha! Thanks
1, vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa vai trò quan trọng nhất?
2, trình bày những thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
3, vì sao hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản nước ta còn nhiều điều bất hợp lí?
 
P

pety_ngu

bạn nào rảnh thì làm giúp mình mấy câu hỏi ôn tập này nha! Thanks
1, vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa vai trò quan trọng nhất?
2, trình bày những thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
3, vì sao hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản nước ta còn nhiều điều bất hợp lí?


Công nhiệp chế biến lương thực của vùng đồng bằng Sông Cửu Long giữa vai trò quan trọng nhất vì :
+ Vùng có sản lượng lúa gạo chiếm tới 50 % cả nước
+Bình quân lương thực đầu người cao , gấp 2,3 lần trung bình cả nước (khoảng 1066,3 kg/ng)
+ Vùng đóng góp tới 80% tổng sảng lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước
+ CÁc vùng trồng lúa chính : Kiên Giân , An Giang , Long Giang
Thuận lợi cua vùng Đông Nam Bộ để vùng trơ thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước :
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
+Vùng có khí hậu cận xích đạo ẩm , ít thiên tai ; có diện tích đất xám , đất ba dan lớn thích hợp với việc trồng cây công nghiệp
+Vùng có hệ thống sông ngòi dày , nguồn nước phong phú , nguồn thủy năng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
Nhân tố xã hội
+ Vùng có nguồn nhân lực dồi dào , có truyền thống , kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc , canh tác và chế biến cây công nghiệp
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất tương đối tốt
 
T

tinasuco96

địa

Câu 7: Nêu các ngành kinh tế biển?vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển
Câu 8;Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển nước ta?phương hướng giải quyết ô nhiễm môi trường biển
Trả lời
Câu 7:
*Các ngành kinh tế biển nước ta:
- Khai thác ,Nuôi trồng và chế biến hải sản
- Du lịch biển – đảo
- Khai thác và chế biến Khoáng sản
- Giao thông vận tải biển
* Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác
- Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thoái, nếu không khai thác tổng hợp sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại
VD: Nếu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển sẽ lfm tổn hại đến ngành nuôi trồng thủy hải sản và du lịch biển đảo...
Câu 8:
* Phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển nước ta vì trong những năm gần đây:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm, môi trường ở một số biển đảo và vùng biển bị suy thoái
- Nguồn lợi hải sản gần bờ giảm sút, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng tăng, làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các khu du lịch biển
* Phương pháp giải quyết:
- Chuyển hướng khai thác thủy sản từ vùng biển ven bờ sang các vùng biển xa bờ
- Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản
- bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng ven biển, bảo vệ các rạn san hô
- Bảo vệ tốt chủ quyền biển- đảo
 

Ray Kevin

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng năm 2017
462
348
81
Quảng Trị
...
[Địa 9] Trình bày các đặc điểm công nghiệp vùng Đông Nam bộ ?
 
Top Bottom