Đề UPU : Tại sao nước là rất quý

C

comclovely

Last edited by a moderator:
H

hailixiro142

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng tuyết…

Nước là nguồn tài nguyên quý giá

Tại sao nguồn nước là quý? Nước có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, với công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng.

Vai trò của nước đối với con người

Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

Vai trò của nước đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.

Vai trò của nước đối với các ngành công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu nước

Nguồn nước sẽ càng quý hơn bởi tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thiết nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia và gây thiệt hại về con người và kinh tế. Tình trạng thiết nước này cũng gây ra những xung đột giữa các khu vực, quốc gia dẫn đến mất an ninh khu vực và an ninh thế giới. Vấn đề xung đột nguồn nước hay mất an ninh nguồn nước sẽ được TVMT trình bày ở một bài viết khác.

Theo Liên Hiệp Quốc thì các nguyên nhân bao gồm:

Do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều. Chẳng hạn, châu Á với 60% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 30% trữ lượng nước trên toàn cầu..
Do dân số thế giới gia tăng nhanh, nhưng nguồn nước lại giảm.
Do xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn và người dân ngày càng tập trung vào các thành phố lớn.
Sự lãng phí nước sẽ tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên so sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng.
Nước bị thất thoát nghiêm trọng, chỉ 55% lượng nước khai thác được sử dụng một cách thực sự, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong các hệ thống phân phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu…
Do tình trạng trái đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước

Theo Liên Hiệp Quốc

Cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu.
Đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch.
Bảo vệ các nguồn tài nguyên nước và chống ô nhiễm.
Giải pháp khử mặn nước biển (chỉ có tác động hạn chế).
Để thực hiện các biện pháp nói trên, thế giới sẽ phải đầu tư 180 tỷ USD/năm so với 75 tỷ USD/năm hiện nay trong vòng 25 năm tới.

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%. Đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả nước từ bên ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.


nguồn: google
 
H

hienxs

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Nước chiếm tới hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lại chỉ có 3% là nước ngọt mà con người có thể sự dụng. Trong cơ thể con người, nước chiếm tới ¾ và là thành tố quan trọng cho sự sống. Con người có thể nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở quá 5 phút. Từ hàng ngàn đời nay, dòng nước nuôi lớn những tâm hồn, những xóm làng và xây dựng nên nhiều nền văn minh của thể giới như nền văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ; văn minh sông Nile, Ai Cập…
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế nóng trong hàng trăm năm qua của con người đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng tới nguồn nước, nguồn sống của con người. Điều quan trọng là không phải ai cũng nhận ra ô nhiễm nguồn nước là thảm họa. Sự ô nhiễm ngày một tăng khiến người ta quen dần và nhiều khi không cảm nhận được nó nữa kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tới sức khỏe và tới tương lai của chính những con người đang bị đầu độc bởi nguồn nước ô nhiễm.

Trong khi ở một số nơi, nguồn nước đang bị lãng phí, đang ô nhiễm thì ở một nơi nào đó trên thế giới vẫn còn tới 900.000 người đang khao khát nước sạch, 2,3 triệu người đang rất khó khăn vì thiếu thốn nước sạch. Ngay tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng thiếu nước sạch vẫn đang xảy ra hàng ngày.

Thực trạng đó là sự cảnh tỉnh đối với con người trong việc bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước bởi nước không vô tận. Bảo vệ nguồn nước cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
Làm thế nào để mỗi người dân hiểu được vai trò quan trọng của bảo vệ nước, để nhận thức được nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không vô tận” Làm thế nào để con người nhận thức được nếu không bảo vệ nguồn nước thì chính con người sẽ bị trừng phạt? Đó thực sự không phải là vấn đề đơn giản và cần sự đổi mới trong tư duy của những nhà lãnh đạo và cả cộng đồng, đặc biệt là với các em thiếu nhi, những chủ nhân tương lai của đất nước.
 
H

hoa_khoi

Sao câu: "Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp."Mọi người viết giống nhau vậy.:confused::confused::confused::confused::confused::confused:
 
C

cuong9991pholu

Nước không vô tận

Trên hành tinh vẫn còn 900.000 người đang khao khát nguồn nước sạch và an toàn để sử dụng. 2,3 triệu người khác đang rất khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, khi họ không có được và không biết bao giờ có đủ nguồn nước sạch và an toàn để sinh tồn. Một thống kê mới nhất cho biết, để cải thiện điều kiện vệ sinh nước sạch, cải thiện điều kiện sống cho những cộng đồng đang thiếu nước, phải cần đến nguồn kinh phí 1 tỷ USD.

Nước mang lại điều gì cho ta, nước không vô tận…, là những điều giới trẻ cần được thấm thía sâu sắc. Ở Việt Nam, việc quản lý, bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu luôn là mối quan tâm của Chính phủ. Từ cuộc thi viết thư giải thích tại sao nước lại là nguồn tài nguyên quý giá, dưới ngòi bút hồn nhiên, thông minh, sáng tạo và không kém phần sâu sắc, hy vọng mỗi bức thư của các em sẽ truyền đi những thông điệp hay nhất, chân thực nhất về bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ cuộc sống…, tạo nên một làn sóng truyền thông mạnh mẽ, hưởng ứng thập niên hành động "Nước với cuộc sống 2005 – 2015”.
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
:confused::confused:
 
N

ngoc_2001

Tại sao nước là quý nhất?

Gợi ý:
_ Nước rất cần thiết cho đời sống ính hoạt, sản xuất của con người. Nước là 1 tong những thành phần cơ bản cho cơ thể con người.
_ Ở những vùng khô hạn thì sẽ như thế nào?
_ Nước rất gần gũi, gắn bó với chúng ta giúp duy trì đời sống vật chất lẫn với tinh thần nhưng không phải ai cũng biết sử dụng nước mà còn có người thải nước ra môi trường làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng ta phải biết quý trọng và có ý thức bảo vệ nguồn nước-nguồn tài nguyên quý giá.
 
C

chynhcpnd

nuoc rat quan trong voi con nguoi va loai vat

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng tuyết…

Nước là nguồn tài nguyên quý giá

Tại sao nguồn nước là quý? Nước có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, với công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng.

Vai trò của nước đối với con người

Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

Vai trò của nước đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.

Vai trò của nước đối với các ngành công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu nước

Nguồn nước sẽ càng quý hơn bởi tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thiết nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia và gây thiệt hại về con người và kinh tế. Tình trạng thiết nước này cũng gây ra những xung đột giữa các khu vực, quốc gia dẫn đến mất an ninh khu vực và an ninh thế giới. Vấn đề xung đột nguồn nước hay mất an ninh nguồn nước sẽ được TVMT trình bày ở một bài viết khác.

Theo Liên Hiệp Quốc thì các nguyên nhân bao gồm:

Do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều. Chẳng hạn, châu Á với 60% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 30% trữ lượng nước trên toàn cầu..
Do dân số thế giới gia tăng nhanh, nhưng nguồn nước lại giảm.
Do xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn và người dân ngày càng tập trung vào các thành phố lớn.
Sự lãng phí nước sẽ tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên so sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng.
Nước bị thất thoát nghiêm trọng, chỉ 55% lượng nước khai thác được sử dụng một cách thực sự, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong các hệ thống phân phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu…
Do tình trạng trái đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước

Theo Liên Hiệp Quốc

Cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu.
Đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch.
Bảo vệ các nguồn tài nguyên nước và chống ô nhiễm.
Giải pháp khử mặn nước biển (chỉ có tác động hạn chế).
Để thực hiện các biện pháp nói trên, thế giới sẽ phải đầu tư 180 tỷ USD/năm so với 75 tỷ USD/năm hiện nay trong vòng 25 năm tới.

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%. Đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả nước từ bên ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom