$\color{Teal}{\fbox{Casio} \text{Chuyên đề hàm số}}$

H

huynhbachkhoa23

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình sẽ đi ngay vào vấn đề.

Lưu ý: Vì là casio nên đạo hàm, khảo sát thoải mái, không giới hạn cách giải =))

Hàm số thường ký hiệu là $f(x); g(x);...$

Tập xác định của hàm số ký hiệu là $\mathbb{D}$ sao cho với mọi $x\in \mathbb{D}$ thì $f(x)$ có nghĩa.

Đồ thị là hình biểu diễn của hàm số.

1. Hàm số chẵn:

Hàm số $f(x)$ được gọi là hàm số chẵn nếu $f(x)$ có tập xác định $\mathbb{D}$ là tập đối xứng và $f(-x)=f(x)$

Tính chất: Nhận trục tung làm trục đối xứng.

Ví dụ: $f(x)=3x^2+5$ là hàm số chẵn.

Nếu hàm $y=f(x)$ không chẵn nhưng có $y=f(X)$ chẵn với $X=x-n$ thì $y=f(x)$ đối xứng qua trục $(d): x=n$.

Hàm $y=f(x)=x^2+6x+2$ không phải là hàm số chẵn nhưng hàm $y=f(x)=(x-3)^2+6(x-3)+2$ là hàm số chẵn (bung ra là thấy =))) nên $y=f(x)=x^2+6x+2$ đối xứng qua trục $(d): x=-3$

2. Hàm số lẻ:

Hàm số $f(x)$ được gọi là hàm số lẻ nếu $f(x)$ có tập xác định $\mathbb{D}$ là tập đối xứng và $f(-x)=-f(x)$

Tính chất: Nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.

Ví dụ: $f(x)=x^3$

Nếu hàm $y=f(x)$ không lẻ nhưng có $Y=f(X)$ lẻ với $Y=y-y_0; X=x-x_0$ thì hàm $y=f(x)$ nhận $I(x_0; y_0)$ làm tâm đối xứng.

Hàm $y=f(x)=x^3+3x^2+3$ không là hàm số lẻ nhưng $y+5=(x-1)^3+3(x-1)^2+3$ là hàm số lẻ nên $y=f(x)=x^3+3x^2+3$ nhận $I(5;-1)$ làm tâm đối xứng.

3. Hàm đồng biến:

Hàm số $f(x)$ được cho là đồng biến trên $[a;b]$ nếu với mọi $x_1; x_2 \in [a;b]$ và $x_1>x_2$ thì $f(x_1)-f(x_2)>0$

Ví dụ: $f(x)=3x+2$ đồng biến trên $\mathbb{R}$

4. Hàm nghịch biến:

Hàm số $f(x)$ được cho là nghịch biến trên $[a;b]$ nếu với mọi $x_1; x_2 \in [a;b]$ và $x_1>x_2$ thì $f(x_1)-f(x_2)<0$

Ví dụ: $f(x)=-3x$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Tổng quát: Cho hàm $f(x)$ và $x_1; x_2 \in \mathbb{I}$:
a) $\dfrac{f(x_1)-f(x_2)}{x_1-x_2}>0$ thì $f(x)$ đồng biến trên $\mathbb{I}$
b) $\dfrac{f(x_1)-f(x_2)}{x_1-x_2}<0$ thì $f(x)$ nghịch biến trên $\mathbb{I}$
c) Cho những bạn đã học đạo hàm:
- Hàm số $f(x)$ đồng biến trên $\mathbb{I}$ khi và chỉ khi $f'(x)>0$ với mọi $x\in \mathbb{I}$
- Hàm số $f(x)$ nghịch biến trên $\mathbb{I}$ khi và chỉ khi $f'(x)<0$ với mọi $x\in \mathbb{I}$

5. Hàm số liên tục:

$f(x)$ không phải là hàm lắp ghép.

Hàm số $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{I}$ nếu với mọi $x\in \mathbb{I}$ thì $f(x)$ có nghĩa.

Nếu $f(x)$ không có nghĩa tại $x=x_0$ thì $f(x)$ gián đoạn tại $x_0$

Ví dụ:
$f(x)=x^2+3x+4$ liên tục trên $\mathbb{R}$
$f(x)=\dfrac{x+2}{x-1}$ gián đoạn tại $x=1$

Nếu $f(x)$ liên tục trên $[a;b]$ và $f(a).f(b)<0$ thì $f(x)$ có ít nhất một nghiệm thuộc $[a;b]$

Ví dụ: $f(x)=x^3+3x+5$ có tập xác định $\mathbb{D=R}$ và có $f(0)=5; f(-2)=-9$ nên $f(x)=0$ có 1 nghiệm thuộc $[-2;0]$

Nếu hàm $f(x)$ đồng biến hoặc nghịch trên tập xác định $\mathbb{D}$ và $f(a\in \mathbb{D}).f(b\in \mathbb{D})<0$ thì $f(x)$ có $1$ nghiệm.

Mình sẽ cho vài bài tập cơ bản.

Bài 1:
a) Chứng minh $f(x)=x^4+|3x|+2$ là hàm số chẵn.
b) Xét tính chẵn lẻ của hàm số $f(x)=\dfrac{1}{x}-x$
c) Tìm trục đối xứng của đồ thị $(P): y= x^2+4x+6$
d) Tìm tâm đối xứng của đồ thị $(T): y=x^3+2$

Bài 2:
a) Giải phương trình: $\sqrt{x+2}-\sqrt{4-x}=0$
Gợi ý: Chứng minh hàm $f(x)=\sqrt{x+2}-\sqrt{4-x}$ đồng biến trên tập xác định của nó, nhẩm nghiệm và áp dụng lý thuyết.

b) Hàm $f(x)=\dfrac{1}{x^2}-x$ đồng biến hay nghịch biến khi $x> 0$

c) Chứng minh rằng hàm số $f(x)=x^4+3x^3+4x+2$ có 2 nghiệm.

d) Giải phương trình: $x^3+4x+5=0$

Bài 3: Cho hàm số $f(x)=|x-1|+|x-2|+|x-3|$

a) Tìm trục đối xứng của đồ thị $(T): y=f(x)$

b) Tìm GTNN của $f(x)$

c) Giải phương trình $f(x)=6$

Các lý thuyết trên chỉ là bổ đề thôi. Nếu muốn học hàm số thì phải nhớ hết các lý thuyết đó, và còn nhiều lắm =))

Và xin nói trước, mang danh nghĩa Casio chứ không là Casio đâu nhá =))
 
Last edited by a moderator:
T

tahoangthaovy

Mòn con mắt ra vẫn chưa thấy chỗ chỉ bí kíp sử dụng Casio giải mấy bài này :3
Thế anh trai giật tít à :v Và giải các bài này theo bấm máy hay giải tự luận bình thường ạ :v
 
H

huynhbachkhoa23

Mòn con mắt ra vẫn chưa thấy chỗ chỉ bí kíp sử dụng Casio giải mấy bài này :3
Thế anh trai giật tít à :v Và giải các bài này theo bấm máy hay giải tự luận bình thường ạ :v

Em đã nói chỉ là mở đầu thôi mà =))

Mấy bài sau Casio sướng tay luôn =))

Nói chung lý thuyết trước đã.

Và câu kết cũng đã nói trên danh nghĩa Casio chứ thật ra pic này đấp ứng nhu cầu học đồ thị của vài bác =))
 
H

huynhbachkhoa23

Bài 1:

a) $\mathbb{D}=\mathbb{R}$

$f(-x)=(-x)^4+|-3x|+2=x^4+|3x|+2 = f(x)$ nên $f(x)$ là hàm số chẵn.

b) Đặt $f(x)=\dfrac{1}{x}-x$

$\mathbb{D}=x\in${$ \mathbb{R} / x\ne 0$}

$f(-x)=\dfrac{1}{-x}+x=-(\dfrac{1}{x}-x)=-f(x)$ nên $f(x)$ là hàm số lẻ.

c) Ở trên nhầm lý thuyết một chút :D

$y=x^2+4x+6=(x+2)^2+2$

Ta đặt $x=t-2$

$y=(t-2)^2+4(t-2)+6=t^2-4t+4+4t-8+6=t^2+2$ nên đồ thị có trục đối xứng là $x=-2$

d) Ta có $y=x^3$ là hàm số lẻ

Đặt $y=Y+2$

$Y=x^3$ là hàm lẻ nên $y=x^3+2$ có tâm đối xứng là $I(0;2)$
 
H

huynhbachkhoa23

Để mấy bài trên từ từ giải.

Một số ứng dụng:

* Giải phương trình bằng tính đồng biến, nghịch biến:

Tác dụng: Tránh trường hợp thiếu nghiệm.

Ví dụ 1: $\sqrt{x+1}-\sqrt{4-x}=1$

Có $a>b \rightarrow \sqrt{a+1}>\sqrt{b+1}$ và $-\sqrt{4-a}>-\sqrt{4-b}$

Hàm $f(x)=\sqrt{x+1}-\sqrt{4-x}=1$ có nhiều nhất 1 nghiệm.

Giờ lấy máy bấm.

Ví dụ 2: $x^3+2x=(5-3x)\sqrt{5-3x}+2\sqrt{5-3x}$

Hàm $f(t)=t^3+2t$ đồng biến. (Giả sử $a>b$ và chứng minh $f(a)-f(b)>0$)

Suy ra: $VP=f(\sqrt{5-3x})=k$ có nhiều nhất 1 nghiệm.
$VT=f(x)=k$ có nhiều nhất 1 nghiệm. ($k$ tuỳ ý, đặt cho đẹp thôi =)) không cần bước này)

$\rightarrow x=\sqrt{5-3x}$

Bấm máy.

Ví dụ 3: $\sqrt{2x^3-3x^2+6x+11}-\sqrt{5-x}=2\sqrt{3}$

Lấy đạo hàm $(2x^3-3x^2+6x+11)'=6x^2-3x+6 > 0$ nên $g(x)=\sqrt{2x^3-3x^2+6x+11}$ đồng biến.

$r(x)=-\sqrt{5-x}$ đồng biến (Giả sử $a>b$ và chứng minh $f(a)>f(b)$)

Vậy $VT=f(x)=g(x)+r(x)=2\sqrt{3}$ có nhiều nhất 1 nghiệm.

Bấm máy.

Ví dụ 4: Giải phương trình: $\sqrt{\dfrac{6}{3-x}}+\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}=6$

Chứng minh hàm số $f(x)=\sqrt{\dfrac{6}{3-x}}+\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}$ đồng biến và bấm máy.

Bài tập:

Giải các phương trình sau:

a) $x^5+x^3-\sqrt{1-3x}+4=0$

b) $2x+1+x\sqrt{x^2+2}+(x+1)\sqrt{x^2+2x+3}=0$

c) $x^3+3x^2+4x+2=(3x+2)\sqrt{3x+1}$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom