Sinh $\color{red}{\fbox{Sinh Học 12} \text{♥ Chuyên đề sinh học phân tử (LT) ♥ (New)}}$

T

tsukushi493

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SINH HỌC PHÂN TỬ
(ADN, ARN, PROTEIN)

I.ADN
1.cấu trúc ADN

a) cấu trúc hoá học của ADN

- ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, cũng có mặt ở ti thể, lạp thể.

-ADN là một loại axit hữu cơ có chứa các nguyên tố chủ yếu C, H, O, N và P (hàm lượng P có từ 8 ->10%)

- ADN là đại phân tử:, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể dài đến hàng trăm micromet, khôi lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu đvc.

- ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là 1 loại nucleotit, mỗi nu có có 3 thành phần trong đó thành phân cơ bản là bazơ – nitric. 4 loại nuclêôtit mang tên gọi của các bazơ – nitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.

-Trên mạch đơn của các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (= liên kết photphodieste là liên kết đc hình thành đường C5H10O4 của nu này với phân tử axit H3PO4 của nu bên cạnh ), là liên kết rất bền nên đảm bảo thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi nhân đôi và phiên mã.

-ADN đặc trưng, đặc thù về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nu và tỉ lệ A+T/ G+X

b, cấu trúc không gian của ADN

-Oatxon và Cric là người xây dựng mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

-mô hình ADN theo Oatxon và Cric có đặc trưng sau:

+ là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang pải như một thang dây xoắn, mà 2 tay thang là các phân tử đường (C5H10O4) và axit phôtphoric sắp xếp xen kẽ nhau, còn mỗi bậc thang là mộtt cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên kêt với nhau bằng các liên kêt hidro theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là một bazo lớn (A hoac G) đc bù bằng một bazơ bé ( T hoặc X) hay ngược lại. Do đặc điểm cấu trúc, A chỉ liên kết với T = 2 lk hidro, G chỉ lk với X =3 lk hidro và ngươc lại.

+ do các cặp nuclêôtit liên kêt với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép = 20 å , khoảng cách giữa các bậc thang trên chuỗi xoắn bằng 3,4å, phân tử adn xoắn theo chu kỳ xoắn, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34å .

-ở 1 số loài virut và thể ăn khuẩn adn chỉ gồm 1 mạch polinu. ADNcủa vi khuẩn, ti thể, lạp thể lại có vòng khép kín.

2. Cơ chế và ý nghĩa tổng hợp ADN.

a, sự tổng hợp ADN

-vào kì trung gian của phân bào nguyên phân, giảm phân adn trở về trạng thái ổn định.

- dưới tác dụng của enzim aDN-polimeraza, các liên kêt hidro bị cắt, 2 mạch đơn của adn tách nhau ra, trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit lân lượt liên kêt với các nuclêôtit tựdo của môi trường theo nguyên tắc bổ sung (ntbs) (A liên kêt với T bang 2 liên kêt hidrô, G liên kêt với X bằng 3 liên kêt hidrô, và ngươc lại).

-kết quả : là từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADNcon, trong mỗi ADN con có một mạch là nguyên liệu cũ, 1 mạch là nguyên lieu mới đc xây dựng nên theo nguyên tắc bán bảo toàn.

- enzim ADN-polimeraza chỉ có tác dụng tổng hợp các mạch đơn mới theo chiêu 5’ – 3’ lên trên phân tử ADN mẹ chiều (3’ – 5’) tạo mạch mới đc tổng hợp liên tục. Còn trên mạch đơn mẹ(5’ – 3’) đc tổng hợp theo chiều ngược lại tạo nên từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki. Sau đó nhờ enzim nối ligaza các đoạn ngắn tạo mạch tổng hợp liên tục.


b, Ý nghĩa tổng hợp ADN

sự tổng hợp ADN là cơ sở hình thành NST, đảm bảo cho quá trình phân bào nguyên phân, giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài đc ổn định qua các thế hệ ở cấp độ phân tử và tế bào. Nhờ đó con sinh ra giống với bố mẹ, ông bà tổ tiên.



3.chức năng cơ bản của ADN

+ chứa thông tin di truyền, thông tin di truyền đc truyền đạt dưới dạng bộ ba các nu trên phân tử ADN.

+ nhân đôi để truyền đạt các thông tin di truyền qua các thế hệ.

+ chứa các gen khác nhau, giữ chức năng khác nhau.

+ có khả năng đột biên tạo nên thông tin di truyền mớii.


Tạm dừng về ADN ....................................................
 
Last edited by a moderator:
T

tsukushi493

Tiếp ..................................

II. ARN

1. Cấu trúc ARN

- Là một đại phân tử có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là 1 ribonucleotit.

- Có 4 loại ribonuclêôtit tạo nên các phân tử ARN: ađenin, uraxin, xitozin, guanin, mỗi đơn phân gôm 3 thành phần: một bazơnitric, một phân tử đường ribozơ (C5H10O5), một phân tử axit H3PO4.

- Trên mạch phân tử các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị giữa đường C5H10O5 của ribonuclêôtit này với phân tử axit H3PO4 của ribônuclêôtit bên cạnh.

- Có 3 loai ARN: rARN chiếm 70-80%, tARN chiếm 10-20%, mARN ( =iARN) chiếm 5-10%.

- Mỗi phân tử mARN có khoảng từ 600 đến 1500 đơn phân, tARN gồm 80 đến 100 đơn phân, trong tARN ngoài 4 loại ribônuclêôtit kể trên còn có 1 số biến dạng của các bazơnitric (trên tARN có những đọan xoắn giống cấu trúc ADN, tại đó các ribônuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những đoạn không liên kêt được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các bazơnitric, những đọa n này tạo thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như vậy nên mỗi tARN có 2 bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã và đoạn mang axit amin có tận cùng là ađenin.

- Phân tử rARN có dạng mạch đơn, hoặc quấn lại tương tự tARN trong đó có tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. Trong tế bào có nhân có tới 4 loại rARN với số ribonuclêôtit 160 đến 13000.

- Ba loại ARN tồn tại trong các loài sinh vật mà vật chất di truyền là ADN. Ở những loài virut vật chất di truyền là ARN thì ARN của chúng cũng có dạng mạ ch đơn, một vài loài có ARN 2 mạch.


2. Cơ chế tổng hợp mARN

- Diễn ra trong nhân tế bào, tại các đọan NST vào kỳ trung gian, lúc NST đang tháo xoắn . Đa số các ARN đều được tổng hợp trên khuôn ADN, trừ ARN là bộ gen của một số virut.

- Dưới tác dụng của enzim ARN – pôlimeraza, các liên kêt hidrô trên mot đoạn phân tử ADN ứng với 1 hay một số gen lần lượt bị cắt đứt, quá trình lắp ráp các ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen (mạch 3’ – 5’) theo NTBS A-U, G-X .

-Kết quả tạo ra các mARN có chiều 5’ – 3’. Sau đó 2 mạch của gen liên kết với nhau theo NTBS. Sự tổng hợp tARN và rARN cũng theo cơ chế trên.

- Ở sinh vật nhân sơ,sự phiên mã cùng 1 lúc nhiều phân tử mARN, các mARN đc sử dụng thành phiên mã chính thức.

- Ở sinh vật nhân thực, sự phiên mã từng mARN riêng biệt, sau đó các mARN này đc cắt bỏ các đoạn vô nghĩa giữ lại các đoạn có nghĩa tạo thành mARN trưởng thành.

3. Ý nghĩa quá trình tổng hợp ARN

Sự tổng hợp ARN đảm bảo cho gen cấu trúc thực hiện chính xác quá trình dịch mã ở  tế bào chất. Cung cấp các prôtêin cần thiết cho tế bào.

4. Chức năng của các loại ARN.
- mARN: mang thông tin di truyền từ gen cấu trúc trực tiếp tham gia tổng hợp prôtêin dựa trên cấu trúc và trình tự các bộ ba trên mARN.

- tARN: vận chuyển lắp ráp chính xác các axit amin vào chuỗi pôlipeptit dựa trên nguyên tắc đối mã di truyền giữa bộ ba đối mã trên tARN với bộ ba mã phiên trên mARN.

- rARN: liên kết với các phân tử prôtêin tạo nên các ribôxôm tiếp xúc với mARN và chuyển dịch từng bước trên mARN, moi bước là một bộ ba nhờ đó mà lắp ráp chính xác các axit amin vào chuỗi polipeptit theo đúng thông tin di truyên được qui định từ gen cấu trúc.
 
T

tsukushi493

Tiếp --------------------------
III: PROTEIN
1, Cấu trúc protetin

a , Cấu trúc hóa học

-Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản là C, H, O, N thường có thêm S và đôi khi có P
( Cách nhớ : C- H-Ọ- N Sư Phạm :D)

-Là đại phân tử , phân tử lớn nhất dài 0,1 micromet , phân tử lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC.

-Có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là 1 axit amin.( a a)

-Có hơn 20 loại a a khác nhau tạo nên các loại protein, mỗi a a có 3 thành phần : gốc cacbon ( R ) nhóm amin( -NH2 ) và nhóm cacboxyl ( -COOH), mỗi a a khác nhau bởi gốc R.Mỗi a a có kích trung bình là 3Å.

-Trên phân tử các a a lien kết với nhau bằng lien kết peptit tạo nên chuỗi polypeptit. Liên kết peptit đc hình thành do sự lien kết của nhóm amin của phân tử này với nhóm cacboxyl của phân tử tiếp theo bằng cách tách ra 1 phân tử H2O. Mỗi phân tử protein có thể có 1 hay nhiều chuỗi polypeptit cùng loại hoặc khác loại.

-Từ 20 loại a a khác nhau kết hợp với những cách khác nhau tạo nên vô số loại protetin khác nhau ( trong cơ thể thực-động vật có đến 10^14-10^15 loại protein khác nhau ). Mỗi loại protein đc đặc trưng, đặc thù bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các a a trong phân tử.

b, Cấu trúc không gian

-Cấu trúc bậc 1 : Do các a a liên kết với nhau = lk peptit, đầu chuỗi polypeptit là nhóm amin, cuối chuỗi là nhóm cacboxyl.

-Cấu trúc bậc 2: có dạng xoắn trái, kiểu chuỗi anpha,chiều cao 1 vòng xoắn là 5,4Å với 3,7 a a / vòng xoắn còn ở chuỗi beta mỗi vòng xoắn lại có 5,1 a a. Có những protein k có cấu trúc xoắn hoặc chỉ cuộn xoắn ở 1 pần chuỗi polypeptit.

-Cấu trúc bậc 3 là hình dạng của phân tử pro trong k gian 3 chiều do xoắn bậc 2 cuốn theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại pro, tạo nên khối cầu.

-Cấu trúc bậc 4 là 2 hay nhiều chuỗi poly kết hợp kết hợp với nhau.

2,Chức năng của pro

-Là thành phần cấu tạo chủ yếu chất nguyên sinh,hợp phần quan trọng, tạo nên các bào quan, màng sinh chất….cấu trúc đa dạng của pro qui định đặc điểm,hình thái, giải phẫu của cơ thể.

-Tạo nên enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.

-Tạo nên các hooc môn điều chỉnh trong quá trình trao đổi chất trong tế bào, cơ thể.

-Tạo nên các loại kháng thể, bảo vệ, chống lại các bệnh tật.

-Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể.

-Phân giải pro tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Túm lại :protein đảm nhiệm nhiều chức năng sống của tế bào , qui định tính trạng của cơ thể sống.

3. Cơ chế tổng hợp protein.

-Giai đoạn 1: Tổng hợp ARN để chuyển thông tin di truyền từ gen sang pro.

-Giai đoạn 2: Tổng hợp pro ở tế bào chất :

+ B1 : Hoạt hóa a a. Các a a tự do đc hoạt hóa nhờ gắn hợp chất giàu năng lượng là ATP ( AdenozinTriPhotphat) dưới tác dụng của 1 số loại enzim. Sau đó nhờ 1 loại enzim đặc hiệu khác, a a đc hoạt hóa lien kết với tARN tạo nên phức hệ a a-tARN tương ứng.

+B2: Mở đầu chuỗi poly có sự tham gia của riboxom., bộ ba mở đầu AUG, a a-tARN đầu tiên tiến vào riboxom mang bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mở đầu trên mARN theo NTBS.

+B3: Kéo dài chuỗi poly, tARN vận chuyển a a thứ nhất tiến vào riboxom mang bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba trên mARN . aa1 –tARN tới vị trí bên cạnh,đối mã của nó khớp bổ sung với giữa a a mở đầu và a a thứ nhất. Riboxom dịch chuyển đi 1 bộ ba trên mARN làm cho tARN mở đầu rời khỏi riboxom. Tiếp theo aa2- tARN tiến vào riboxom, mang bộ ba đối mã khớp bổ sung mã của a a thứ 2 trên mARN theo NTBS. ->Liên kết peptit giữa a a 1 – a a2 đc hình thành. Sự dịch chuyển riboxom cứ thế tiếp diễn cho đến khi riboxom tiếp xúc với bộ ba giáp bộ ba mã kết thúc thì chuỗi poly lúc này có cấu trúc : a a MĐ – a a1 -….- aa n vẫn còn gắn tARN của aa thứ n.

+B4: Kết thúc chuỗi poly. Riboxom dịch chuyển sang bộ ba kết thúc ->Ngừng quá trình dịch mã thì 2 tiểu phân của riboxom tách ra khỏi mARN , aa cuối cùng tách khỏi chuỗi poly. Một enzim khác loại bỏ aaMĐ giải phóng khỏi chuỗi poly.
Trên mỗi mARN có thể cùng lúc tổng hợp nên nhiều pro cùng loại nhờ nhiều riboxom ( còn gọi là polyxom ) -> đảm bảo cho nhu cầu của cơ thể sống.
 
T

tuonghuy333_2010

Ôn Tập KT 1 tiết 15'

Câu61. Các dạng đột biến điểm là
A. Thay thế hay thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
B. Đảo hay thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
C.Thay thế hay thêm hoặc mất hai cặp nuclêôtit
D. Thay thế hay thêm hoặc mất một vài cặp nuclêôtit
Câu62. Loại đột biến ít gây hại nhất thường là dạng đột biến
A. Mất 1 cặp nuclêôtit khôngở ba mở đầu.
B. Thêm 1 căp nuclêôtit ở cuối gen.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit khôngở bộ ba mở đầu.
D. Đảo một cặp nuclêôtit ở vị trí đầu gen.
Câu63. Tác nhân hóa học như 5-brôm uraxin gây đột biến theo sơ đồ
A. A-T→A-5BU→G-5BU→X-G.
B. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X.
C. T-A→T-5BU→X-5BU→G-X.
D. A-T→T-5BU→X-5BU→XG.
Câu64. Vì sao 5BU cókhả năng gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X ?
A. Vì 5BU là chất đồng đẳng của ađênin, tinin.
B. Vì 5BU là chất đồng đẳng của guanin , ađênin.
C. Vì 5BU là chất đồng đẳng của xitôzin,guanin.
D. Vì 5BU là chất đồng đẳng của timim,xitôzin.
Câu65. Khi gen bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ .
A. Giảm1 B. Giảm 2 C. Tăng1 D. Tăng 2
Câu66. Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A. Đầu gen B. Giữa gen C. 2/3 gen D. Cuối gen
Câu67. Guanin dạng hiếm(G*) kết hợp với timin trong quá trình nhânđôi ADN gây ra
A. Đột biến thay thế cặp A-T→ G*- X
A. Đột biến thay thế cặp G*- X→ A-T
C. Đột biến mất cặp A- T
D. 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN gắn nối với nhau
Câu68. Dạng đột biến có thể không làm thay đổi chiều dài và số liên kết hiđro của gen là
A. Thay thế 1 cặp và đảo 1 căp nuclêôtit
8 B. Thêm 1 cặp và đảo 1 căp nuclêôtit
C. Thay thế 1 cặp và mất 1 căp nuclêôtit
D. Thay thế 1 cặp và thêm 1 căp nuclêôtit
Câu69. Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa là
A. Hình thành loài mới B. Có thể tuyệt chủng loài
C. Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc D. Tạo biến dị có lợi cho sinh vật
Câu70. Trong nông nghiệp, đột biến gen có vai trò
A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống
B. Tạo giống mới
C. Tạo kiểu hình thích nghi với nhu cầu của con người
D. Cải tạo giống tốt hơn
Câu71. Loại đột biến nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hidro của gen
A. Mất hoặc thêm 1 căp nuclêôtit
B. Thay thế 1 căp nuclêôtit
C. Thay thế cặp A- T→ T- A
D. Thay thế cặp A- T→ G-X
Câu72. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào
A. Tổ hợp gen
B. Điều kiện môi trường
C. Tổ hợp gen và điều kiện môi trường
D. Kiểu hình của cơ thể mang đột biến
Câu73. Gen A có 3900 liên kết hidro, bị đột biến ở 1 căp nuclêôtit thành alen a có 3899 liên kết hidro.
Vậy đó là dạng đột biến nào?
A. Mất hoặc thêm 1 căp nuclêôtit
B. Thay thế 1 căp nuclêôtit
C. Thay thế cặp A- T→ G- X
D. Thay thế cặp G- X→ A- T
Câu74. Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm
thay đổi số lượng lien kết hidro của gen?
A. Mất 1 căp nuclêôtit
B. Thêm 1 căp nuclêôtit
C. Thay thế cặp G- X→ X-G
D. Thay thế cặp G- X→ A- T
Câu75. Gen B 3600 liên kết hidro và tỉ lệ A: G = 3: 2 bị đột biến ở 1 căp nuclêôtit thành alen bcó 3599
liên kết hidro nhưng chiều dài không đổi. Số lượng từng loại nuclêôtit trong gen b là
A. A= T= 600; G = X = 900
B. A= T= 900; G = X = 600
C. A= T= 901; G = X = 599
D. A= T= 601; G = X = 899
* Một phân tử AND dài 1,02mm thực hiện nhân đôi 3 đợt. Sử dụng dự kiện này để trả lời từ câu 76
đến 81
Câu76. Số lượng các ADN con được hình thành là
A. 2 phân tử B. 4 phân tử
C. 6 phân tử D. 8 phân tử
Câu77. Số lượng các ADN con trong cấu trúc còn chứa mạch đơn của ADN mẹ là
A. 1 phân tử B. 2 phân tử
C. 3 phân tử D. 4 phân tử
Câu78. Tổng số ADN được cấu tạo hoàn toàn từ các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào cung cấp
cho các đợt nhân đôi là
A. 2 phân tử B. 4 phân tử
C. 6 phân tử D. 8 phân tử
Câu79. Số lượng đơn phân có trong mỗi phân tử ADN là
A. $3.10^3$ nuclêôtit B. $3.10^6$ nuclêôtit
C. $6.10^3$ nuclêôtit D. $6.10^6$ nuclêôtit
Câu80. Số lượng nuclêôtit tự do môi trường cung cấp khi ADN mẹ hoàn thành đợt nhân đôi lần thứ
nhất là
9 A. $6.10^3$ nuclêôtit B. $6.10^6$ nuclêôtit
C. $12.10^3$ nuclêôtit D. $12.10^6$ nuclêôtit
Câu 81. Tổng số nucleotit tự do môi trường nội bào cần cung cấp khi hoàn thành các đợt
nhân đôi là
A. $42.10^6$ nucleotit B. $42.10^3$ nucleotit
C. $48.10^6$ nucleotit D. $48.10^3$ nucleotit
* Cho biết một phần trình tự nucleotit của mạch mã gốc trong gen là
5 ' ...ATXXXGGAAGAXAXXXXT...3 ' . Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 82 đến câu 85.
Câu 82. Trình tự nucleotit của mạch bổ sung với mạch mã gốc trong gen là
A. 5 ' ...UAGGGXXUUXUGUGGGGA...3 '
B. 5 ' ...TAGGGXXTTXTGTGGGGA...3 '
C. 3 ' ...UAGGGXXUUXUGUGGGGA...5 '
D. 3 ' ...TAGGGXXTTXTGTGGGGA...5 '
Câu 83. Trình tự ribonucleotit của ARN được phiên mã từ gen là
A. 5 ' ...AGGGGUGUXUUXXGGGAU...3 '
B. 5 ' ...AGGGGTGTXTTXXGGGAT...3 '
C. 3 ' ...AGGGGUGUXUUXXGGGAU...5 '
D. 3 ' ...AGGGGTGTXTTXXGGGAT...5 '
Câu 84. Số lượng mã di truyền tương ứng trên mARN là
A. 5 côđon B. 6 côđon C. 18 côđon D. 36 côđon
Câu 85. Số lượng axit amin tương ứng có trong chuỗi polipeptit hình thành sau dịch mã là
A. 5 axit amin B. 6 axit amin
C. 19 axit amin D. 20 axit amin
*Một đoạn mARN chứa trình tự các ribônucleotit là
5 ' ...XAXUXAUXA
UAUGGG...3 '
Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 86 đến câu 89.
Câu 86. Trình tự các nucleotit của gen B đã tổng hợp đoạn mARN là
A. 3 ' ...XXXATAGTATGAGTG...5 '
5 ' ...GGGTATXATAXTXAX...3 '
B. 5 ’ ...XAXTXATAXTATGGG...3 ’
3 ’ ...GTGAGTATGATAXXX..5 ’
C. 5 ’ ...XXXATAGTATGAGTG...3 ’
3 ’ ...GGGTATXATAXTXAX...5 ’
D. 5 ’ ...GTGAGTATGATAXXX...3 ’
3 ’ ...XAXTXATAXTATGGG...5 ’
Câu 87. Cho rằng gen B khi đột biến ở một điểm tạo thành gen b không làm thay đổi thành
phần mỗi loại nucleotit của gen B. Dạng đột biến gen đã xảy ra là
A. mất một cặp nucleotit B. tăng một cặp nucleotit
C. thay thế một cặp nucleotit cùng loại D. thay thế một cặp nucleotit khác loại
Câu 88. Trình tự đoạn mARN được phiên mã từ gen b có khả năng thay đổi như sau.
A. 5 ’ ...XAXUXAUAXUAUGGG...3 ’
B. 5 ’ ...GGGUAUGAUAXUXAX...3 ’
C. 3 ’ ...XAXUXAUAXUAUGGG...5 ’
D. 3 ’ ...GGGUAUGAUAXUXAX...5 ’
Câu 89. Cấu trúc chuỗi polipeptit được dịch mã từ gen b không thể
A. giữ nguyên trình tự axit amin B. đổi mới một loại axit amin
C. giảm bớt nhiều axit amin D. đổi mới nhiều loại axit amin
Gen A gồm 1500 cặp nucleotit, trong đó có 600 nucleotit loại X. Sử dụng dữ kiện này để trả
lời từ câu 90 đến câu 98.
10 Câu 90. Chiều dài gen A là
A. 2550A 0 B. 3000A 0
C. 4500A 0 D. 5100A 0
Câu 91. Số lượng từng loại nucleotit trong gen A là
A. A = G = 900; T = X = 600 B. A = G = 450; T = X = 300
C. A = T = 900; G = X = 600 D. A = T = 450; G = X = 300
Câu 92. Số lượng liên kết hyđro hình thành giữa hai mạch đơn trong gen A là
A. 3900 liên kết B. 3600 liên kết
C. 1950 liên kết D. 1800 liên kết
Câu 93. Khi phân tử ADN có chứa gen A nhân đôi một lần. Số nucleôtit tự do được cung cấp
từ môi trường nội bào là
A. 600 nucleotit B. 750 nucleotit
C. 1500 nucleotit D. 3000 nucleotit
Câu 94. Số lượng từng loại nucleotit của các gen con là
A. A= T = 900; G = X = 600 B. A= T = 1800; G = X = 1200
C. A= T = 450; G = X = 300 D. A= T = 600; G = X = 900
Câu 95. Khi gen A phiên mã tạo mARN có chiều dài và số đơn phân là
A. 5100A 0 , 1500 ribônucleotit B. 5100A 0 , 3000 ribônucleotit
C. 10200A 0 , 1500 ribônucleotit D. 10200A 0 , 3000 ribônucleotit
Câu 96. Gen A phiên mã hình thành phân tử mARN có số lượng mã di truyền là
A. 1500 côđon B. 1000 côđon
C. 750 côđon D. 500 côđon
Câu 97. Số lượng tARRN tham gia dịch mã khi mỗi ribôxôm trượt qua mARN một lần là
A. 498 phân tử B. 998 phân tử
C. 499 phân tử D. 999 phân tử
Câu 98. Chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen A có số lượng đơn phân là
A. 498 axit amin B. 499 axit amin
C. 998 axit amin D. 999 axit amin
*/ Gen B dài 4080 A 0 xảy ra đột biến tạo thành gen b có 2400 nucleotit. Sử dụng dữ kiện này
để trả lời từ câu 99 đến câu 105.
Câu 99. Chiều dài của gen b là
A. 4080A 0 B. 4076A 0
C. 2040A 0 D. 2046A 0
Câu 100. Đột biến làm thay đổi cấu trúc gen b thuộc dạng
A.Tăng . nucleotit B. Thay thế 1 nucleotit
C.Giảm 1 cặp nucleotit D.Thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 101. Gen b phiên mã tạo ra mARN có số lượng mã di truyền là
A.400 codon B.800 codon
C.1306 codon D.2720 codon
Câu 102.Khi có 5 riboxom cùng tham gia trượt trên mARN được phiên mã từ gen b. Số lượng các
chuổi polypeptit được hình thành là
A. 1 polypeptit B.5 polypeptit
C.10 polypeptit D. 32 polypeptit
Câu103. Trình tự các axitamin của các chuổi polypeptit được dịch mã từ gen b gồm
A. 1 loại B. 2 loại C. 5 loại D 10 loại
Câu 104. Số lượng axitamin tụ do môi trường nội bào cần thiết cung cấp cho toàn bộ quá trình dịch
mã của polyxom là
A.398 B.1995 C.399 D.2000
Câu 105, Số lượng axitamin cấu trúc nên mỗi chuổi polypeptit hoàn chỉnh là
A.1900 B.990 C.399 D.398

P/s: Đề có gì thắc mắc cứ hỏi mình qua mục tin nhắn riêng nhé cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
T

trannhuphuc

61a
62c
63b
64d
65c
66a
67b
68a
69c
70a
71d
72c
73d
74d
75c
76d
77b
78c
79d
80b
81a
82d
83a
84b
85b
86c
87c
88d
89d
90d
91c
92b
93d
94b
95a
96d
97c
98a
99a
100d

HK LÀM NỔI NỮA ÒI T_T ................
 
Top Bottom