[Cờ vua] Hướng dẫn chơi cờ vua cơ bản

Nguyễn Thánh Tiền

Mr Favoirite 2012
Thành viên
2 Tháng mười 2010
1,931
782
324
Hà Nội
cO VUA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC KÝ HIỆU TRONG CỜ VUA


Quân Vua :V , K


Quân Hậu H, Q

Quân Xe X, R

Quân Tượng T, B

Quân Mã M, N

Quân Tốt Không có ký hiệu, mà ký hiệu chính là ô quân Tốt đó đứng, ví dụ: e4, f5....



CÁCH THỨC GHI CHÉP BIÊN BẢN TRONG CỜ VUA.

Là chỉ ghi thứ tự nước đi cùng với vị trí mà quân cờ nào đó dịch chuyển tới. Trong trường hợp nhiều quân tới được vị trí đó, thì cần thiết phải sử dụng thêm hàng ngang hoặc cột dọc của quân cờ đó ở vị trí ban đầu để làm sáng tỏ nước đi. Ví dụ:

- Tốt Trắng ở ô e2 đi lên ô e4 và đen từ e7 lên e5 ở nước đi thứ nhất thì ghi là 1. e4 e5

- Mã từ ô g1 lên ô f3 ở nước đi thứ hai của Trắng được ghi là: 2. Mf3

Hai quân Mã, một ở ô f3, một ở b1 cùng đến được ô d2, thì phải ghi rõ Mfd2, hoặc Mbd2. Tương tự như vậy, nếu nó cùng nằm ở trên một cột thì dùng hàng ngang để biểu thị nước đi: M1d2 hoặc M3d2 ...



GIAI ĐOẠN KHAI CUỘC






1 . Khái niệm khai cuộc.



Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc.



Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ván cờ ra làm 3 giai đoạn: Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Vì khai cuộc là giai đoạn mở đầu của mỗi ván cờ, nên cách bố trí lực lượng trong khai cuộc là nền tảng cho những thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Kết quả của ván cờ thường phụ thuộc rất nhiều vào những nước đi ở giai đoạn khai cuộc. Chính vì thế mà hàng nghìn, hàng vạn cuốn sách khai cuộc ra đời để chỉ dẫn cho người chơi ở giai đoạn này.


Tuy nhiên, không cần thiết phải tìm hiểu quá sâu vào tất cả các phương án khai cuộc chi tiết, mà chỉ cần làm quen và nắm vững những nguyên lý và ý đồ cơ bản nhất, và một số hệ thống khai cuộc cần thiết. Còn những cuốn sách đặc biệt về vấn đề khai cuộc, chỉ giành cho những VĐV đã được trải qua giai đoạn huấn luyện nào đó.


Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến Tốt lên chiếm giữ trung tâm và tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi các quân nhẹ như Tượng và Mã phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn), đưa Xe ra các cột mở. Đến đây, về cơ bản thì lực lượng hai bên đã phát triển xong.


Những người chơi Cờ Vua thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc kéo dài trong bao nhiêu nước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn trung cuộc? Nếu xét mối liên hệ giữa khai cuộc với giai đoạn khác của ván đấu, thì việc phân chia rõ ràng như vậy không thể thực hiện được. Giai đoạn khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 - 15 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển khai thật nhanh lực lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực hiện chính ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước đối phương thì nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. Đây chính là ý đồ cơ bản nhất mà người mới chơi cờ cần phải nắm vững ở giai đoạn này. Tất cả các điều vừa trình bày ở trên, đã được tổng kết thành một số nguyên tắc mà người mới học chơi cờ phải tuân thủ để tránh xảy ra những sơ xuất ngay từ những nước đi đầu tiên. Nếu tuân thủ triệt để những nguyên tắc này thì sẽ nhận được những thế cờ tốt, ngay cả trong những phương án không quen biết.
 

Nguyễn Thánh Tiền

Mr Favoirite 2012
Thành viên
2 Tháng mười 2010
1,931
782
324
Hà Nội
cO VUA
2. Các nguyên tắc khai cuộc.


Các nguyên tắc này là những lý luận đã được đúc rút ra từ thực tiễn thi đấu. Nếu không tuân thủ chúng thì sẽ dễ dàng bị thất bại.


Dù ý đồ chiến lược có khác nhau như thế nào trong mỗi dạng thức, nhưng trong giai đoạn khai cuộc những người chơi cờ đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:


- Nguyên tắc 1: Nhanh chóng khống chế khu trung tâm.


Trong khai cuộc, việc tranh giành quyền kiểm soát trung tâm đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, ở trung tâm các quân có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Từ trung tâm, lực lượng có thể huy động tới tất cả các hướng nhanh nhất và khống chế được các ô cờ ở mức tối đa. Quân Hậu đứng ở trung tâm sẽ khống chế được 27 ô cờ, còn ở góc chỉ khống chế được 23 ô. Mã ở trung tâm khống chế được 8 ô cờ, còn ở góc chỉ khống chế được 2 ô cờ. Vì vậy, trung tâm chính là điểm xuất phát để tấn công hay phòng thủ. Trong cuộc chiến giành khu trung tâm, các Tốt đóng vai trò đặc biệt. Tiến Tốt vào trung tâm sẽ dồn các quân đối phương vào các vị trí bất lợi, tạo điều kiện cho các quân của mình chiếm giữ những vị trí tích cực. Từ đó, cho phép chúng tự do cơ động ở bất cứ khu vực nào của bàn cờ dù ở chính trung tâm hay các cánh. Đó chính là lý do tại sao các ván cờ thường bắt đầu bằng các nước tiến Tốt vào trung tâm: 1. e4; 1. d4 hoặc 1. c 4


Ví dụ: 1. e4 e5 2. Mf3 f6? Nuớc đi yếu! Tốt Đen đã chiếm một vị trí kiểm soát trung tâm rất mạnh của Mã g8, thêm vào đó là làm yếu mặt Vua và cản trở các quân phát triển. Sau nước đi này, Trắng có ưu thế lớn.


3. Me5 Trắng thí Mã 3...ef 4. Hh5+. Bây giờ nếu 4...g6 thì 5.He5+ và 6.Hh8

4...Ve7 5.He5+ Vf7 6.Tc 4+ Vg6 7.Hf5+ Vh6 8.d4+ g5 9.h4 Te7 10.hg+ Vg7 11.Hf7 ´.



- Nguyên tắc 2: Triển khai nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực lượng.


Để đảm bảo nguyên tắc này, người chơi cần tiến hành phát triển lực lượng của mình theo trình tự sau:


+ Tiến Tốt (cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế trung tâm. Mở đường cho Hậu và Tượng triển khai.

+ Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm(Tượng và Mã).

+ Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).

+ Đưa các quân nặng (Hậu và Xe) ra những vị trí thuận lợi để tham chiến.


Người mới học chơi cờ, hay coi thường việc phát triển lực lượng theo nguyên tắc. Thực hiện nhiều nước đi bằng một quân, hoặc tham ăn Tốt đối phương... Như vậy, rất dễ thất bại. Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ điều đó:


1.e4 e5 2.Mf3 Mc 6 3.Tb5 Mf6 4.0-0 ...


Trắng thí Tốt nhằm phát triển lực lượng thật nhanh (nuớc thí là tình nguyện bỏ Tốt hoặc quân cho đối phương nhằm phát triển nhanh lực lượng để tổ chức tấn công hoặc làm mạnh hơn thế cờ của mình). Lối chơi này, ở giai đoạn đầu của ván cờ được gọi là: "Gambít".


4...Me4? Đáng lẽ Đen phải nhanh chóng phát triển quân bằng cách lên Tượng để chuẩn bị nhập thành.

5.d4... Trắng vừa kết hợp phát triển vừa khống chế đối phương triển khai lực lượng của mình. Bằng nước đi này, Trắng buộc Đen phải tiếp tục đi một quân, nói cách khác là dậm chân tại chỗ.

5...Md6 6.Tb6 bc 7.de Mb7. Sau 7 nước đi, bên Đen đã đi Mã tới 4 lần, lực lượng còn lại triển khai quá chậm.

8. Md4 Te7 9. Mf5 Tf8? Nuớc đi quá yếu! Sau 9 nước đi, Đen chỉ đưa được Mã đến ô b7. Trong khi bên Trắng đã có đủ lực lượng để tấn công.

10.Xe1 g6? 11.Md6! Td6 12.ed+ Vf8 134.Th6+ Vg8 14.Hd4 f6 15.Hc 4 ´.

Càng có nhiều quân tham gia vào cuộc chiến, vị trí đứng của các quân tích cực, hài hòa, thì khả năng tổ chức tấn công vào đối phương càng có hiệu quả. Ngược lại, khi chưa phát triển đủ lực lượng đã ham tấn công sớm sẽ gặp thất bại.


Một trong những sai lầm thường gặp khi phát triển quân là đưa Hậu lên tham gia tấn công quá sớm. Hậu là quân rất mạnh, vì thế việc đưa Hậu tham gia tấn công thiếu suy nghĩ, rất dễ bị các quân yếu hơn của đối phương tấn công. Hậu sẽ mất thời gian (temp) chạy, tạo điều kiện cho đối phương triển khai lực lượng của mình.

- Nguyên tắc 3: Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc.

Tuy là quân cờ yếu nhất và kém cơ động nhất, nhưng Tốt có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của thế cờ. Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động quân, chưa nói đến khả năng phong cấp của chúng. Khi di chuyển về phía trước,Tốt hạn chế sự cơ động của các quân đối phương, nhất là ở trung tâm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của ván cờ, điều quan trọng là phải bố trí cấu trúc Tốt như thế nào cho hợp lý, vừa chiếm được không gian, vừa mở đường cho các quân khác triển khai. Nếu đi Tốt thiếu suy nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn.


Ví dụ: 1. d4 c5 2. dc Đen tạm thời hy sinh Tốt để phá vỡ áp lực của Tốt Trắng ở trung tâm. 2... e6, một trong những cách bắt lại Tốt. 3. b4? Nước đi yếu, trái với nguyên tắc xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc. Bởi vì, Tốt dâng quá cao sẽ là mục tiêu cho đối phương tấn công và làm suy yếu thế trận của mình. Mạnh nhất là nên chơi 3.Mf3 hoặc 3.Mc3 hay 3.e4. Ván cờ tiếp diễn như sau: 3...a5 4.c3 Trắng tìm mọi cách giữ Tốt. 4... ab 5. cb Hf6! Hậu xuất trận sớm trong trường hợp này là chính xác vì có mục tiêu rõ ràng. Xe yếu trên đường chéo a1 - h8, Trắng mất Tượng hoặc Mã và xin thua.



Trong thế cờ ban đầu, điểm yếu nhất của cả 2 bên là Tốt f2 và Tốt f7, bởi lẽ chúng chỉ được bảo vệ bằng Vua, nên khi chưa kịp nhập thành sẽ rất dễ bị tấn công.

Trong ván đấu với Lixuxin năm 1944, nhà vô địch thế giới M. Bốtvinnhích cầm quân Đen đã bố trí các Tốt của mình rất hoàn hảo (Hình 1).

Các Tốt Đen khống chế các ô trung tâm, các quân ở sau được bố trí rất thuận lợi. Còn các quân của bên Trắng thì rất gò bó. Và Bốtvinnhích đã giành được thắng lợi không mấy khó khăn.

clip_image002.jpg
19274799_1549416131776891_5524346326696624433_n.jpg


Hình 1
 
Last edited:

Nguyễn Thánh Tiền

Mr Favoirite 2012
Thành viên
2 Tháng mười 2010
1,931
782
324
Hà Nội
cO VUA
3. Phân loại khai cuộc.

Thuật ngữ "Khai cuộc" dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các kiểu ra quân với tên gọi khác nhau như phòng thủ Ấn Độ, phòng thủ Xixilia, phòng thủ Alêkhin... Và mỗi loại khai cuộc trên đều có nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của nó.

Người ta chia khai cuộc ra thành 3 hệ thống: Hệ thống khai cuộc thoáng, hệ thống khai cuộc nửa thoáng và hệ thống khai cuộc kín.

+ Hệ thống khai cuộc thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bằng nước đi 1.e4 e5.

+ Hệ thống khai cuộc nửa thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bởi Trắng đi 1. e4 nhưng Đen đáp lại khác e5 (1. e4 # e5).

+ Hệ thống khai cuộc kín là những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu bằng nước đi không phải là 1.e4 (1.# e4 ...).
 
  • Like
Reactions: Lục Diệp Vũ
Top Bottom