•..¤Chuyên đề : Phương pháp Giải Các dạng bài tập¤..•

T

tomandjerry789

___________Bài tập về oxit axit phản ứng với dung dịch bazo__________________
* phương pháp :
_ tính số mol chất đã cho
_ viết phương trình phản ứng.
_ dựa vào phương trình phản ứng lập tỉ lệ , tỉ số ... và tính toán
* lưu ý : để biết loại muối tạo thành thường phải lập tỉ lệ giữa số mol kiềm và oxit . chú ý lấy số mol của chất nào hok thay đôi ở 2 phương trình làm mãu số để xét bất đẳng thức.
a) phản ứng của co2 hoặc SO2 tác dụng với kiềm của kim loại hóa trị I
CO2 + NaOh >>NahCO3
CO2 + 2NaOh >>Na2CO3 + h20
có 3 trường hợp xảy ra :
(1) nếu 1<nNaOH/nCO2<2> tạo 2 muối
(2) nếu nNaOh/nCO2 \leq tạo muối NaHCO3
(3) nếu nNaOH/nCO2\geq2 > tạo muối Na2CO3
b) phản ứng của co2 và SO3 với dung dịch kiểm của kim loại hóa trị II
2CO2 + Ca(OH)2 >>Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 >>>CaCO3 + h20
có 3 trường hợp xảy ra :
(1) nếu 1<nCO2/nCa(OH)2<2 >> tạo 2 muối
(2) nếu nCO2/Ca(OH)2\leq1 >> tạo muối CaCO3
(3) nếu nCO2/nCa(OH)2\geq tạo muối Ca(HCO3)2
II) bài tập vận dụng
1) dẫn 5.6 lít khí CO2 (dktc) đi qua 150ml dung dịch NaOH 2M , tính khối lượng các chất sau phản ứng
2)dẫn 3.136 lít khí CO2 (dktc) vào 800ml dung dịch Ca(OH)2 0.1M .
a) viết các phương trình ohá học của phản ứng xảy ra .
b) tính số gam kết tủa tạo thành
c) tính nồng độ mol cua dung dịch sau phản ứng . cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800ml .

P/s : hehe đi dạo 1 vòng cuối cùng cũng phải về ngôi nhà củ ;))

Bài 1:
$n_{CO_2}=\frac{5,6}{22,4}=0,25 (mol) \\ n_{NaOH}=0,15.2=0,3(mol)$
Ta có tỉ lệ:
$1<\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}=\frac{0,3}{0,25}=1,2<2$
Suy ra tạo hh 2 muối.
Gọi x, y lần lượt là số mol $CO_2$ tham gia phản ứng (1) và (2)
PTHH:
$CO_2 + 2NaOH \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O (1) \\ x---2x-----x \\ CO_2 + NaOH \rightarrow NaHCO_3 (2) \\ y----y-----y$
Ta có hệ:
$\begin{cases} x + y = 0,25 \\ 2x + y = 0,3 \end{cases}$
Giải hệ ta được: x = 0,05 ; y = 0,2
$m_{Na_2CO_3}=0,05.106=5,3(g) \\ m_{NaHCO_3}=0,2.84=16,8(g)$

Bài 2:
$n_{CO_2}=\frac{3,136}{22,4}=0,14(mol) \\ n_{Ca(OH)_2}=0,8.0,1=0,08(mol)$
Ta có tỉ lệ:
$1<\frac{n_{CO_2}}{n_{Ca(OH)_2}}=\frac{0,14}{0,08}=1,75<2$
Suy ra: tạo muối hh 2 muối
Gọi x, y lần lượt là số mol $CO_2$ tham gia phản ứng (1) và (2)
PTHH:
$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O (1) \\x----x------x \\ 2CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow Ca(HCO_3)_2 (2)\\ y----0,5y------0,5y$
Ta có hệ:
$\begin{cases} x + y = 0,14 \\ x + 0,5y = 0,08 \end{cases}$
Giải hệ ta được: x = 0,02 ; y = 0,12
b)
$m_{CaCO_3}=0,02.100=2(g)$
c)
$C_{M\;dd\;Ca(HCO_3)_2}=\frac{0,06}{0,8}=0,075 (M)$
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

1)cho 22 gam dung dịch NaOh 10% tác dụng với 5g dung dịch H3PO4 39.2% . thành phần muối thu được là .....
2) thêm 0.15 mol NaOh vao dung dịch chứa 0.1 mol H3PO4 . sau khi phản ứng két thúc , trong dung dịch chứa muối nào ?????
3) cho dung dịch chứa 5.88g H3PO4 vào dung dịch chứa 8.4g KOH. dung dịch thu được chứa muối nào ???????????
4) số mol các chất phan ứng khi cho 200ml dung dịch H3PO4 0.5M tác dụng với 7.5 lít dung dịch Ca(OH)2 0.01M la ????
 
T

tomandjerry789

1)cho 22 gam dung dịch NaOh 10% tác dụng với 5g dung dịch H3PO4 39.2% . thành phần muối thu được là .....
2) thêm 0.15 mol NaOh vao dung dịch chứa 0.1 mol H3PO4 . sau khi phản ứng két thúc , trong dung dịch chứa muối nào ?????
3) cho dung dịch chứa 5.88g H3PO4 vào dung dịch chứa 8.4g KOH. dung dịch thu được chứa muối nào ???????????
4) số mol các chất phan ứng khi cho 200ml dung dịch H3PO4 0.5M tác dụng với 7.5 lít dung dịch Ca(OH)2 0.01M la ????

1.
$m_{NaOH}=\frac{22.10}{100}=2,2 (g) \\ n_{NaOH}=\frac{2,2}{40}=0,055 (mol) \\ m_{H_3PO_4}=\frac{5.39,2}{100}=1,96 (g) \\ n_{H_3PO_4}=\frac{1,96}{98}=0,02 (mol)$
Ta có tỉ lệ:
$2<\frac{n_{NaOH}}{n_{H_3PO_4}}=\frac{0,055}{0,02}=2,75<3$
Vậy: Thành phần muối thu được là $Na_2HPO_4$ và $Na_3PO_4$

2.
Ta có tỉ lệ:
$1<\frac{n_{NaOH}}{n_{H_3PO_4}}=\frac{0,15}{0,1}=1,5<2$
Vậy: Dd sau phản ứng gồm $NaH_2PO_4$ và $Na_2HPO_4$.

3.
$n_{KOH}=\frac{8,4}{56}=0,15 (mol) \\ n_{H_3PO_4}=\frac{5,88}{98}=0,06 (mol)$
Ta có tỉ lệ:
$2<\frac{n_{KOH}}{n_{H_3PO_4}}=\frac{0,15}{0,06}=2,5<3$
Vậy: Dd sau pư gồm $K_2HPO_4$, $K_3PO_4$

P/s: Chả biết cái tỉ lệ giữa $H_3PO_4$ với bazơ của KL hoá trị II
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Tiếp mấy bài nữa nhé. ;))
1. Hoà tan hết 20 gam hỗn hợp $MgCO_3$ và $RCO_3$ (tỉ lệ mol 1:1) bằng dd HCl dư. Lượng khí $CO_2$ thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 2,5M được dd A. Thêm $BaCl_2$ dư vào dd A thu được 39,4 gam kết tủa.
a) Tìm R
b) Tính phần trăm theo khối lượng của $MgCO_3$, $RCO_3$
2. Hoà tan hòn toàn 0,32 gam một kim loại hoá trị II vào dd $H_2SO_4$ đặc nóng, lượng khí $SO_2$ sinh ra hấp thụ hết bởi 40ml dd NaOH 0,2M cho dd chứa 0,608 gam muối. Tìm R
3. Nung 12 gam $CaCO_3$ nguyên chất sau một thời gian còn lại 7,6 gam chất rắn A.
a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A
b) Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ
c) Hoà tan hoàn toàn A trong dd HCl dư, cho toàn bộ khí thu được hấp thụ vào 125ml dd NaOH 1,2M được dd B. Tính nồng độ mol của dd B. Giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể.
 
D

doctor.zoll

Tiếp mấy bài nữa nhé. ;))
1. Hoà tan hết 20 gam hỗn hợp $MgCO_3$ và $RCO_3$ (tỉ lệ mol 1:1) bằng dd HCl dư. Lượng khí $CO_2$ thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 2,5M được dd A. Thêm $BaCl_2$ dư vào dd A thu được 39,4 gam kết tủa.
a) Tìm R
b) Tính phần trăm theo khối lượng của $MgCO_3$, $RCO_3$

- Gọi kí hiệu chung là $\overline{M}CO_3$

Ta có ptpu: $\overline{M}CO_3 + 2HCl \rightarrow MCl_2 + CO_2 + H_2O$

Vì sau khi cho $BaCl_2$ vào thấy tạo kết tủa nên sản phẩm khi sục $CO_2$ vào NaOH là muối trung hòa.

$CO_2 + 2NaOH \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O$

$Na_2CO_3 + BaCl_2 \rightarrow BaCO_3 + 2NaCl$

$n_{BaCO_3} = 0.2 \ mol \Rightarrow n_{CO_2} = 0.2 \ mol$

$ \Rightarrow n_{\overline{M}CO_3} = 0.2 \ mol \ \Rightarrow M_{\overline{M}CO_3} = \frac{20}{0.2} = 100$

Gọi a là số mol mỗi muối cacbonat:

$ \Leftrightarrow \frac{84a + 60a + Ra}{2a} = 100 \Leftrightarrow \frac{(144 + R)a}{2a} = 100 \Leftrightarrow R = 56$

Vậy R là Fe . Công thức muối là $FeCO_3$
 
D

doctor.zoll

Tiếp mấy bài nữa nhé. ;))
2. Hoà tan hòn toàn 0,32 gam một kim loại hoá trị II vào dd $H_2SO_4$ đặc nóng, lượng khí $SO_2$ sinh ra hấp thụ hết bởi 40ml dd NaOH 0,2M cho dd chứa 0,608 gam muối. Tìm R

- $n_{NaOH} = 0.008 \ mol \Rightarrow m_{NaOH} = 0.32 \ gam$

- Giả sử khối lượng muối chỉ gồm có $Na_2SO_3 \Rightarrow m_{Na_2SO_3} = 0.568$

- Giả sử khối lượng muối chỉ gồm có $NaHSO_3 \Rightarrow m_{NaHSO_3} = 0.832$

Theo đề bài cho m[muối] = 0.608 ( 0.568 < 0.608 < 0.832) Vậy phản ứng tạo 2 muối là $Na_2SO_3$ và $NaHSO_3$

$2NaOH + SO_2 \rightarrow Na_2SO_4 + H_2O$

$NaOH + SO_2 \rightarrow NaHSO_3$

Gọi x, y lần lượt là số mol của mỗi muối, ta có hệ phương trình:

$\begin{cases} & 126x + 104y = 0.608 \\ & 2x + y = 0.008 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} & x = \frac{14}{5125}\\ & y = \frac{13}{5125} \end{cases}$

$\Rightarrow \sum n_{SO_2} \approx 0.005$

Đến đây lười ghi pt thì có thể dùng pp bảo toàn e :D .

$R + 2H_2SO_4 \rightarrow RSO_4 + SO_2 + 2H_2O$

$ \Rightarrow R = \frac{0.32}{0.005} = 64$

Vậy kim loại đó là Cu.



 
D

doctor.zoll


3. Nung 12 gam $CaCO_3$ nguyên chất sau một thời gian còn lại 7,6 gam chất rắn A.
a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A
b) Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ
c) Hoà tan hoàn toàn A trong dd HCl dư, cho toàn bộ khí thu được hấp thụ vào 125ml dd NaOH 1,2M được dd B. Tính nồng độ mol của dd B. Giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể.

a) $CaCO_3 \rightarrow CaO + CO_2$

- $n_{CaCO_3} = 0.12 \ mol \Rightarrow n_{CaO} = 0.12 \ mol \Rightarrow m_{CaO} = 6.72 < 7.6$

Vậy $CaCO_3$ phản ứng chưa hết. Gọi số mol $CaCO_3$ đã phản ứng là a. Ta có:

$56a + 100(0.12 - a) = 7.6 \Leftrightarrow a = 0.1$

- Khối lượng $CaCO_3$ còn lại trong A là $12 - 10 = 2 \ gam \Rightarrow m_{CaO} = 7.6 - 2 = 5.6 \ gam$

$ \Rightarrow %CaCO_3 = $ $ \frac{2*100}{7.6}$ $ = 26.3 \% $ $\Rightarrow \%CaO = 73.7 \%$

b) $ \Rightarrow H\% = $ $\frac{10*100}{12}$ = $83.3 \%$

c)

$CaO + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + H_2O$

$CaCO_3 + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + H_2O + CO_2$

$n_{CaCO_3} = 0.02 \ mol \Rightarrow n_{CO_2} = 0.02 mol$

$T = $ $\frac{n_{CO_2}}{Ca(OH)_2} = \frac{0.02}{0.15} $ $= 0.133.. $

Vậy phản ứng chỉ tạo muối $CaCO_3$.

$CO_2 + Ca(OH)_2 \Rightarrow CaCO_3 + H_2O$

$n_{Ca(OH)_2} = 0.13 \Rightarrow C_M = 1.04 \ M$
 
D

doctor.zoll

Làm tiếp nhỉ :)

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và khí B, cô cạn dung dịch A thu được 5.71 gam muối khan, tính thể tích khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
 
N

nguyenminhduc2525

tiếp :
dẫn 1.344 lít khí NH3 vào bình có chứa 0.672 lít Cl2 (dktc)
1) tính % thể tích hỗn hợp khi sau phản ứng
2) tính khối lượng muối amoni sau phản ứng
P/s : !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
D

doctor.zoll

tiếp :
dẫn 1.344 lít khí NH3 vào bình có chứa 0.672 lít Cl2 (dktc)
1) tính % thể tích hỗn hợp khi sau phản ứng
2) tính khối lượng muối amoni sau phản ứng
P/s : !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

$n_{NH_3} = 0.06 \ mol ; \ n_{Cl_2} = 0.03 \ mol$ (1)

$3NH_3 + 2Cl_2 \rightarrow N_2 + 6H_2O$ (2)

$HCl + NH_3 \rightarrow NH_4Cl$

a)

Theo phương trình phản ứng (1) $\Rightarrow NH_3$ dư, vì vậy $NH_3$ sẽ tiếp tục phản ứng với HCl ở sản phẩm để tạo muối amoni. (2)

$n_{NH_3}$ dư = 0.06 - 0.045 = 0.015 mol $ \Rightarrow HCl$ đã tham gia ở phản ứng 2 = 0.015 mol.

$ \Rightarrow n_{HCl} $ [sau phản ứng] = 0.09 - 0.015 = 0.075 mol.

$ \Rightarrow n_{N_2} = 0.015$

$ \Rightarrow \% HCl = $ $ \frac{0.075*100}{0.075 + 0.015} $ $ = 83.3 \% $

$ \Rightarrow \% N_2 = 16.7 \% $

b)

$n_{NH_4Cl} = 0.015 \ mol \Rightarrow m_{NH_4Cl} = 0.8025 \ gam$

 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

tiếp :
1) có một hộn hợp gồm 4.8 lít khí N2 và 16.8 lít khí H2 . thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp ( dktc) . sau phản ứng thu được 19.68 lít hỗn hợp khí . chi biết các thể tích khí đó cùng điều điều kiện nhiệt độ và áp xuất , tính thể tích NH3 tạo thành . và tính hiệu xuất phản ứng
P/s : xong bài này mai chúng ta qua tiếp dạng mới ( chưa kiếm được lý thuyết ;)) !!!
 
N

nguyenso2

cái này thì làm bậy, không biết có đúng không:
nN2=0,21mol
nH2=0,75mol
Gọi số mol N2 phản ứng là x
N2+3H2---->2NH3
x__3x______2x(mol)
nN2 chưa phản ứng là: 0,21-x
nH2 chưa phản ứng là: 0,75-3x
ta có: (2x+0,21-x+0,75-3x)22.4=19,68
=>x=0,08
Quên mất cách tính hiệu suất phản ứng rồi, khổ quá. Nhờ giảng lại. Hi vọng bài giải trên đúng
 
N

nguyenminhduc2525

tăng giảm thể tích nhá !!!
nH2/nN2=16.8/4.8=3.5 >>> phản ứng xảy ra nếu hiệu xuất 100% thì N2 hết .
H2 dư. vì vậy tính hiệu xuất có thể tính theo N2 hay Nh3.
tính lượng N2 phản ứng . Nh3 tạo thành theo phản ứng .
N2 + 3H2 >>2NH3
1V___3V_____2V
>>>Vgiam = 1 + 3-2=2V
tổng V ban đầu = 16.8 + 4.8 = 21.6(lít)
V sau phản ứng = 19.68 >>V giảm = 21.6 - 19.68 = 1.92(lít)
>>>2V = 1.92
>>>VNH3=1.92 >>N2 thực tế phản ứng = 1.92/2=0.96(lít).
H% : 0.96X100%/4.8=20%
lưu ý : hiệu suất phản ứng có thể tính theo sản phẩm NH3 . nếu hiệu xuất 100% >>>VNH3=2VN2=2X4.8=9.6(lít)
thực tế ở trên là 1.92 lít
H%=1.92X100%/9.6=20% !!!!
P/s : bạn xem kỹ nhé !!! H%=lượng thực tế X100% / lượng lý thuyết !!!
 
N

nguyenminhduc2525

P/s : bây h chúng ta ôn tập lại kiến thức chương 2 đã học bằng 30 bài nâng cao !! xong chúng ta qua tiếp chương 3 , đi nhanh xong hoá vô cơ chúng ta bắt đầu hoá hữu cơ >>>tiến nào các bạn !!!
______________________________on tập chương _________________________
1 ) hoàn thành chuổi phản ứng :
a) 1. KClO3 >>>>A + B(thoát ra)
2. C + B + D >>>E
3. E >>>M + C
4. M + H2 >>>Fe + C
5. H2 + B >>> C
b) X + h20 >>>>Điện phân có màng ngăn>>>> A + B(khí) + C(khí)
A + B >>>X + Y + H20
Y + HCl >>> X + B + H20
C + B >>>D
biết X là muối ăn
2) cho 10 lít hỗn hợp khí ( ở dktc) gồm N2 , CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0.2M thu được 10g kết tủa . tính % về thể tích của mỗi khí
3) tính khối lượng quặng pirit sắt có chứa 75% FeS2 cần để điều chế 1kg dung dịch axit H2SO4 65% . biết rắng có 1.5% khối lương khí SO2 bị hao hụt trong nung quặng , hiệu suất quá trình oxit hoá lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh trioxit là 50% các quá trình còn lại là 100%
 
D

doctor.zoll


1 ) hoàn thành chuổi phản ứng :
a) 1. KClO3 >>>>A + B(thoát ra)
2. C + B + D >>>E
3. E >>>M + C
4. M + H2 >>>Fe + C
5. H2 + B >>> C

1) $KClO_3 \rightarrow KCl + \frac{3}{2}O_2$ (Nhiệt độ, xúc tác $MnO_2$)

2) $2H_2O + O_2 + 4Fe(OH)_2 \rightarrow 4Fe(OH)_3$

3) $2Fe(OH)_3 \rightarrow Fe_2O_3 + 3H_2O$

4) $Fe_2O_3 + 3H_2 \rightarrow 2Fe + 3H_2O$

5) $ 2H_2 + O_2 \rightarrow 2H_2O$

b) X + h20 >>>>Điện phân có màng ngăn>>>> A + B(khí) + C(khí)
A + B >>>X + Y + H20
Y + HCl >>> X + B + H20
C + B >>>D
biết X là muối ăn

1) $2NaCl + 2H_2O \xrightarrow[mnx]{dpdd} 2NaOH + Cl_2 + H_2$

2) $ NaOH + Cl_2 \rightarrow NaCl + NaClO + H_2O$

3) $NaClO + 2HCl \rightarrow NaCl + Cl_2 + H_2O$ (HCl đặc)

4) $H_2 + Cl_2 \overset{a/s}{\rightarrow} 2HCl$
.
 
D

doctor.zoll


2) cho 10 lít hỗn hợp khí ( ở dktc) gồm N2 , CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0.2M thu được 10g kết tủa . tính % về thể tích của mỗi khí

Khi sục hỗn hợp khí $N_2$ và $CO_2$ vào dung dịch $Ca(OH)_2$ thì chỉ có $CO_2$ phản ứng.

Trường hợp 1: Phản ứng giữa $CO_2$ và $Ca(OH)_2$ chỉ tạo kết tủa [nước vôi trong dư ]

$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O$

$ \Rightarrow n_{CO_2} = 0.1 \Rightarrow \% CO_2 = $ $ \frac{0.1*100}{\frac{10}{22.4}} $ $= 22.4 \% $

$ \Rightarrow \% N_2 = 100 - 22.4 = 77.6 \% $

Trường hợp 2: Phản ứng giữa $CO_2$ và $Ca(OH)_2$ có tạo thêm muối axit $Ca(HCO_3)_2$ do kết tủa bị hòa tan 1 phần:

$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O$

$CaCO_3 + CO_2 + H_2O \rightarrow Ca(HCO_3)_2$

$n_{Ca(OH)_2} = 0.4 \ mol$

Suy ra số mol kết tủa bị hòa tan = 0.4 - 0.1 = 0.3 mol.

l $ \Rightarrow CO_2$ = 0.3 + 0.4 = 0.7 mol $> n_{hh}$ (Loại)

Vậy $ \% CO_2 = 22.4 \%$ và $ \%N_2 = 77.6 \%$
 
N

nguyenminhduc2525

[SIZE="<font><font>5</font></font>"]4) viết các phương trình điều chế :
a) khí NH3 bằng 3 cách
b) khí SO2 bằng 7 cách
c) FeCl2 bằng 5 cách
5) trình bày cách tinh chế các dung dịch sau
a) HCL có lẫn H2SO4
b)FeCL2 có lẫn BaCl2
c) H2SO4 có lẫn HCL
d) NACl có lẫn NaOh , Na2CO3
e) NaOh có lẫn Na2CO3 , CaCO3
6) chỉ được dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch ở các lọ riêng biệt
a) H2SO4 , K2SO3 , Na2CO3 , MgCL2 , Ba(NO3)2 , K2S
b) HCl , H2SO4 , Ba(OH)2 , CuSO4 , Pb(NO3)2
[/SIZE]
 
T

tomandjerry789

4) viết các phương trình điều chế :
a) khí NH3 bằng 3 cách
b) khí SO2 bằng 7 cách
c) FeCl2 bằng 5 cách
5) trình bày cách tinh chế các dung dịch sau
a) HCL có lẫn H2SO4
b)FeCL2 có lẫn BaCl2
c) H2SO4 có lẫn HCL
d) NACl có lẫn NaOh , Na2CO3
e) NaOh có lẫn Na2CO3 , CaCO3
6) chỉ được dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch ở các lọ riêng biệt
a) H2SO4 , K2SO3 , Na2CO3 , MgCL2 , Ba(NO3)2 , K2S
b) HCl , H2SO4 , Ba(OH)2 , CuSO4 , Pb(NO3)2

4.
a)
$2NH_4Cl + Ca(OH)_2 \xrightarrow{t^o} CaCl_2 + 2NH_3 + 2H_2O \\ N_2 + 3H_2 \xrightarrow{t^o} 2NH_3 \\ NH_4Cl \xrightarrow{t^o} NH_3 + HCl$
b)
$4FeS_2 + 11O_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe_2O_3 + 8SO_2 \\ S + O_2 \xrightarrow{t^o} SO_2 \\ 2Fe + 6H_2SO_{4\;đ} \xrightarrow{t^o} Fe_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6H_2O \\ Na_2SO_3 + 2HCl \rightarrow 2NaCl + SO_2 + H_2O \\ 2H_2S + 3O_2 \xrightarrow{t^o} 2SO_2 + 2H_2O \\ C + 2H_2SO_{4\;đ} \xrightarrow{t^o} CO_2 + 2SO_2 + 2H_2O \\ CO + H2SO4 \xrightarrow CO2 + H_2O + SO2$
c)
$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2 \\ 2FeCl_3 + Fe \rightarrow 3FeCl_2 \\ FeSO_4 + BaCl_2 \rightarrow BaSO_4 + FeCl_2 \\ FeCO_3 + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + CO_2 + H_2O \\ Fe + CuCl_2 \rightarrow FeCl_2 + Cu$
 
Top Bottom