Chứng minh tình yêu thương của Bác Hồ đối với nhi đồng.

T

tep1999

T

tvxqfighting

Tham khảo bài này em nhé:
Đã 42 năm trôi qua kể từ ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác gửi thư. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta. Các thế hệ thiếu nhi Việt Nam vẫn luôn cất cao lời hát:

"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"...

Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ” và “Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”... Đúng thật vậy, dù luôn bận bịu với những công việc quốc gia đại sự, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc cho các thế hệ măng non của đất nước, bởi theo Bác, chính thế hệ măng non sẽ là những chủ nhân của đất nước sau này. Bác Hồ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng yêu thương trẻ em Việt Nam. Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung Thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã nói nên nỗi lòng của mình đối với thiếu nhi, bằng lời lẽ rất giản dị “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”.

Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng...”. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”.

Những vần thơ bát ngát tình mà Bác Hồ đã riêng dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...

Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam cũng luôn cồn cào trong tim của Bác Hồ. Bác ao ước:

“Bắc Nam sẽ xum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”.
(Gửi các cháu miền Nam, 1965)

Thơ Người chính là lời tỏ bày tình cảm, là lòng mong mỏi lớn lao của vị Cha già, vị lãnh tụ cách mạng đối với lớp trẻ:

"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình”...

Người luôn luôn dành những lời dạy chí tình cho thiếu nhi, luôn quan tâm giáo dục các cháu. Bác coi thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Nhiều lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc cốt ghi tâm. Nổi bật là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và đó đã trở thành nội dung rèn luyện và phấn đấu của mỗi thiếu nhi Việt Nam.

Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải "khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức". Người yêu cầu "đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy". Lời dạy "Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người" của Bác Hồ đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo.

Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”

Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Bác từng mong đợi.
 
Last edited by a moderator:
T

tholauthongminh99

ai yeu .....

Khi sắp đi xa, trong Di chúc, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.Những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi 1-6, Tết Trung thu, Ngày khai trường hoặc mỗi khi các cháu làm được những việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác thường có thư khen ngợi, tặng quà, tặng danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, Bác gửi lời thăm hỏi ân cần và gửi quà động viên. Riêng về thơ, Bác có tới 16 bài thơ viết cho thiếu nhi, cả chữ Việt và chữ Hán.

Thơ viết cho thiếu nhi của Bác Hồ là những lời tâm huyết, là tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết đối với các cháu, là vẻ đẹp của một tâm hồn rộng mở, cao cả, nhân văn tìm đến lớp người trong trắng, non trẻ nhạy cảm để mở hướng đi. Năm 1941, 1942 sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác viết một loạt bài thơ kêu gọi các tầng lớp, trong đó có thiếu nhi, tùy theo sức của mình, cùng toàn dân cứu nước, cứu nhà.

Trẻ em như búp trên cành...

Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhi và Trẻ chăn trâu là hai bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi bằng thể thơ lục bát truyền thống. Các cháu thiếu nhi và ngay cả người lớn đọc, ai cũng hiểu, thấm thía và xúc động. Mở đầu bài Kêu gọi thiếu nhi là những lời lẽ giản dị, thực tế và chan hoà tình yêu thương “Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan / Chẳng may vận nước gian nan / Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng / Học hành giáo dục đã không / Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa / Sức còn yếu, tuổi còn thơ / Mà đã khó nhọc cũng như người già / Có khi lìa mẹ, lìa cha / Để làm tôi tớ người ta bên ngoài" thì rõ là những lời từ trái tim đến với những trái tim, những lời cho thiếu nhi mà cũng cho tất cả mọi người.

Bác nói những điều mắt thấy tai nghe, một thực tế hiển nhiên về cảnh cơ cực lầm than của trẻ em khi vận nước gian nan. Từ đó, Bác đặt câu hỏi: Vì ai? "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ đích thị: “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn / Khiến ta mất nước nhà tan / Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”, “Ấy là vì Nhật, vì Tây / Ra tay vơ vét đọa đầy chúng ta / Làm cho tan cửa nát nhà / Trẻ con vất vả người già đắng cay”.

Bác gợi mở, dắt dẫn cụ thể đi sâu vào lòng con trẻ, từng bước mở rộng nhận thức, suy nghĩ, cắt nghĩa nguyên nhân để đi đến vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải làm gì: "Vậy nên trẻ em nước ta / Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh / Người lớn cứu nước đã đành / Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh “Nhi đồng cứu quốc hội ta / Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh / Ấy là bộ phận Việt Minh / Dân mình khắc cứu dân mình mới xong". Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhi và Trẻ chăn Trâu đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ, thức tỉnh mọi người, nó thực sự đem đến nội dung mới mẻ thiết thực, một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ.

Thương yêu thiếu niên, nhi đồng là tình cảm thường trực trong Bác. Trong gian khổ và anh dũng của hai cuộc trường kỳ kháng chiến, trung thu trăng sáng, Bác bộc bạch chân thành tình cảm của Bác đối với các cháu: Trung thu trăng sáng như gương /Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng / Sau đây Bác viết mấy dòng / Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Năm 1956, Bác cùng Bác Tôn Gửi các cháu thiếu nhi Trường Hoàng Lệ Kha và tất cả các cháu niềm Nam lòng thương nhớ, mong mỏi: Bắc Nam sẽ sum họp một nhà / Bác cháu ta gặp mặt; trẻ già vui chung / Nhớ thương các cháu vô cùng / Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi. Đây là lời thắm thiết chân tình của người ông đối với các cháu, của người trên đối với trẻ nhỏ, của người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai. Với tất cả tấm lòng nhân ái bao la và sự tin cậy cao độ, Bác tự nhận, tự khẳng định quả quyết Ai yêu nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh (Thư Trung thu – 1952).

Qua thơ Bác đặt niềm tin, ân cần khuyên nhủ, nhẹ nhàng chỉ bảo “tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”; biểu dương, khen ngợi kịp thời khi các cháu đạt thành tích xuất sắc, một hình thức giáo dục nêu gương, một cách nhân điển hình hiệu quả nhất. Bác chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do” (2)…

Năm điều Bác dạy khắc cốt, ghi tâm

Sau này, Bác kết lại thành thơ “Mong các cháu cố gắng / Thi đua học và hành / Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tuỳ theo sức của mình / Đi tham gia kháng chiến / Để gìn giữ hòa bình / Các cháu hãy xứng đáng / Cháu Bác Hồ Chí Minh” (Thư Trung Thu – 1952). Những bức thư, những bài thơ Bác gửi cho các cháu đều có những yêu cầu cụ thể, phù hợp với yêu cầu cách mạng, gắn chặt với tình hình đất nước, đúng với hoàn cảnh, việc làm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nội dung giáo dục rất sâu mà lại dễ hiểu, thuộc ngay, làm ngay được. Vào những năm 1960, 1961, xuất phát từ tình hình mới và trên cơ sở tổng kết các điều đã dạy, đã khuyên, Bác đúc kết thành năm điều: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức của trẻ em Việt Nam phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

Những lời dạy bảo, những bức thư, những bài thơ của Bác không chỉ có tác dụng đối với các cháu mà còn giúp cho các nhà giáo dục trẻ em rút ra được phương pháp giáo dục thế nào để đem lại kết quả tốt nhất. Bác nói: “Giáo dục thiếu nhi là một vấn đề khoa học”, Bác khuyên người lớn và các nhà giáo dục trẻ em phải nắm được tâm lý trẻ em, những điều cần dạy và cách dạy trẻ em “cách dạy phải nhẹ nhàng, đừng dạy các em trở thành những ông cụ non. Đối với trẻ em phải giáo dục như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”.

Bác đặc biệt nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: “Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Bác chỉ thị công việc giáo dục trẻ em là công việc không phải chỉ một số người trực tiếp giáo dục trẻ em mà phải là công việc của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.

Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác thực sự gương mẫu thực hiện hai lợi ích trồng cây và trồng người. Mỗi khi các cháu đạt thành tích xuất sắc, dù bận trăm công nghìn việc của cách mạng, của Đảng, của Nhà nước, Bác vẫn không quên biểu dương, khen ngợi các cháu kịp thời. Bác tặng vở học cho cháu Nông Thị Trưng, một cháu bé dân tộc thiểu số chăm học, chăm làm, Bác lại còn có thơ nữa: “Vở này ta tặng cháu yêu ta / Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là / Mong cháu ra công mà học tập / Mai sau cháu giúp nước non nhà”. Bác mong muốn các cháu trước nhất là học tập tốt. Hầu như thư nào Bác cũng nhắc điều này “Mong các cháu cố gắng / Thi đua học và hành”, “Thi đua học hành / Tiến bộ mau lẹ”.

Trong một bài thơ viết năm 1946, Bác mong “Bác mong các cháu “cho ngoan” / Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng / Sao cho nổi tiếng tiên rồng / Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Để giáo dục và khích lệ các cháu, Bác thường nêu những tấm gương điển hình của thiếu nhi trong lịch sử và trong đời sống cụ thể hàng ngày. Bác nêu gương cậu bé Làng Gióng, nêu gương anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản (Lịch sử nước ta). Bác gửi lời khen bằng thơ đến cháu Phạm Đỗ Hải, một liên lạc viên bị giặc bắt đã dùng mưu trốn thoát, lại còn tuyên truyền, dụ được hai lính Tây ra hàng, Bác khen cháu Lê Văn Trực dũng cảm một mình bắt sống được giặc (tặng hai cháu liên lạc trong bộ đội quân khu II).

Bác khen cháu “Nguyễn Thị Tứ, 13 tuổi, cõng bạn đi học suốt ba năm. Cháu Đặng Văn Kiên, 7 tuổi, đã cứu hai bạn khỏi chết đuối. Cháu Nguyễn Trọng Thể, 6 tuổi, nhiều lần nhặt được của rơi trả lại…” (Bài nói tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, 25.3.1966). Trước ngày đi xa, Bác còn kịp viết thư khen ngợi, động viên các cháu thiếu nhi Hợp tác xã Măng non, thôn Phú Mẫm, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc về thành tích đóng góp cho hợp tác xã: “Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt, vừa tham gia sản xuất tốt… như thế là rất tốt. Các cháu tuy tuổi còn nhỏ, cũng có thể làm những việc ích nước, lợi dân. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà, của Hợp tác xã”.

Từ những bức thư, bài thơ của Bác gửi cho thiếu nhi, cho chúng ta thấy một điều hết sức lớn lao, Bác Hồ với một tình thương yêu bao la, một tầm nhìn sâu rộng, là người đầu tiên phát hiện và chỉ ra vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước và cũng là lần đầu tiên khẳng định thiếu nhi là lực lượng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ ngày Bác đi xa, lớp trước tiếp lớp sau, lớp này qua lớp khác, các cháu thiếu nhi tiếp tục phấn đấu theo Năm điều Bác Hồ dạy, noi theo tấm gương oanh liệt, anh hùng Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc…, hàng triệu các cháu trong phong trào nghìn việc tốt đã đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, các cháu rất xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh như Bác hằng mong muốn. Ở Việt Nam cặp từ Bác – cháu, Bác Hồ – thiếu nhi đi liền nhau, trở thành một cặp từ song hành. Sẽ còn mãi mãi tình thương yêu của Bác Hồ với thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh. Và, mãi mãi vang lên như một lời bài hát thiếu nhi Việt Nam kính yêu Bác Hồ: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh / Hơn chúng em nhi đồng / Ai yêu Bác Hồ Chí Minh / Hơn thiếu nhi Việt Nam”...
 
H

havanthanhembe

em chỉ có gợi ý về cách viết thôi!

em nghĩ về chủ đề này thì chị(anh) có thể đọc một số mẫu chuyện về bác hồ đối vs thiếu nhi. em nghĩ những câu chuyện đó rất hay và sẽ để lại trong chị(anh) một cái cảm nhận đặc biệt nào đó nên khi ấy có thể nêu ra cảm nhận của mình vê 2 những câu chuyện đó và suy ra những điều sâu xa hơn!
đấy chỉ là suy nghĩ của em. các chị(anh) có thể tham khảo!
chúc chị(anh thành công)
:)
 
C

chihieuhongthai

ai giup e lap dan y cu the cho de :chứng minh rằng bác hồ luôn thương yêu thiếu nhi
chứng minh rằng văn chương luyện những tình cảm sẵn có
chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
 
H

hongngam_29

Bác Hồ với tấm lòng
Yêu thương thiếu nhi
Trong kho tàng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hàng trăm bài nói, bài viết của Người dành cho thiếu niên, nhi đồng cũng như công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bác Hồ xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Người chỉ rõ kẻ thù:
Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa
Từ nỗi đau, xót xa ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động:
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
Tiếp đến Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong
Tình yêu thương vô hạn của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục.
Trong khi đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, chúng đã dùng chính sách “làm cho u mê để thống trị”, không mở trường học cho con em các thuộc địa, Bác đã gửi bài đăng trên báo L’Humanite’ ngày 5/2/1923, trong đó nêu rõ: “… Mỗi năm, cứ đến ngày khai trường, các bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ, thậm chí xin nộp gấp đôi tiền ăn học mà họ vẫn không gửi được con cái đến trường và những đứa trẻ này, có đến hàng nghìn, bị đày vào cảnh ngu *** chỉ vì không có đủ trường sở cho chúng đi học…”.
Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trong chiến lược con người “Vì lợi ích trăm năm”. Vì vậy, trước khi Đảng ta ra đời, Bác đã bồi dưỡng một nhóm thiếu nhi Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 22/7/1926, Người viết một bức thư gửi cho Ủy ban Trung ương Thiếu nhi Liên Xô và một bức gửi đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Pháp tại Quốc tế thanh niên Cộng sản để gửi các em đến Mátxcơva học tập.
Sinh thời, Bác Hồ đã dành tình cảm sâu đậm cho các cháu thiếu niên và nhi đồng - chủ nhân tương lai của đất nước và xem việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Mở đầu bài thơ "Trẻ con" của Bác viết năm 1941 thật cảm động:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Trẻ em như búp trên cành là quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là quan niệm của dân tộc ta về thiếu nhi, về việc chăm sóc cho thiếu nhi. Búp trên cành mơn mởn, xanh tơ, dễ bị chà đạp, ngược đãi. Nhưng búp trên cành cũng là phần tươi non, đẹp đẽ, là cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc thiếu nhi, chăm sóc, bảo vệ “búp trên cành” là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của tương lai chúng ta mai sau.
Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ, Bác Hồ dù bộn bề công việc nhưng vẫn không quên "những người tiểu quốc dân của một nước độc lập". Tết Trung thu độc lập đầu tiên năm 1945, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập.
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung.
Trong báo “Cứu quốc” số 49 ngày 22/9/1945, Bác gửi gắm muôn vàn tình yêu thương đối với thiếu nhi trong bài viết: “Trẻ em Việt Nam sung sướng. Việt Nam độc lập muôn năm”. Tiếp theo đó, ngày 1/10/1945, tờ báo “Thiếu sinh” - tờ báo đầu tiên viết về chủ đề trẻ em ra số đầu tiên theo sự chỉ đạo của Bác, Bác nhắn nhủ: “Báo trẻ em đã ra đời. Báo này là của trẻ em, vậy các em nên giúp báo phát triển, các em gửi tin tức, tranh vẽ và bài viết cho báo. Người lớn thì nên đọc cho trẻ em chưa biết chữ nghe. Tất cả mọi người nên làm cho tờ báo ngày càng phát triển hơn”.
Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng. Đối với bạn bầu phải yêu mến. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”.
Tết Trung thu năm 1952 tiếp theo, Bác Hồ lại viết thư gửi tới tất cả các cháu thiếu nhi trong và ngoài nước. Cuối thư Bác làm thơ, một bài thơ mà tất cả chúng ta đều không thể nào quên: Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh/ Tính các cháu ngoan ngoãn/ Mặt các cháu xinh xinh/ Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tuỳ theo sức của mình/ Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Tết Trung thu năm 1953, vui sướng về những chiến thắng vang dội của quân dân cả nước trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của trẻ em, bác lại làm thơ: Chín tết trung thu/ Tám năm kháng chiến/ Các cháu khôn lớn/ Bác rất vui lòng/ Thu này Bác gửi thư chung/ Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa/ Thu này hơn những thu qua/ Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần”...Và Bác kết luận: Các cháu vui thay/ Bác cũng vui thay/ Thu sau so với thu này vui hơn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra cho dân tộc Việt Nam một trang sử mới. Nhưng đất nước vẫn bị chia cắt hai miền.
Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng: “… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ hai lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.
Tình thương yêu trẻ luôn thường trực trong Bác. Xúc động biết bao khi đọc bài viết của Bác trước lúc từ biệt thế giới này để gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam càng cồn cào trong tấm lòng của Bác Hồ. Bác ao ước:
Đến ngày Nam Bắc một nhà các cháu xúm xít thì ta vui lòng
Bắc Nam sẽ sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi
(Gửi các cháu miền Nam năm 1965)
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...
Thấm nhuần tư tưởng của Bác “Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tình yêu thương vô hạn của Bác để lại cho nhi đồng Việt Nam của những ngày đã qua, bây giờ và mãi về sau là niềm tự hào mãnh liệt, lòng thành kính cao vời và niềm kiêu hãnh biết bao khi được hát về Người:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn chúng em nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn thiếu nhi Việt Nam...
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm nay, tất cả chúng ta hãy hướng về thiếu niên nhi đồng - chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc, giáo dục trẻ em thật tốt; hãy dành tấm lòng đối với các cháu thiếu niên nhi đồng thật sâu đậm, thật mênh mông như câu thơ Bác viết năm 1948 tặng báo Xung phong:
Bác yêu các cháu muôn vàn
Bác gửi các cháu một ngàn cái hôn
 
Top Bottom