Văn 7 Cảm nghĩ về bài thơ "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch.

Narika_Sono

Học sinh
Thành viên
27 Tháng một 2020
16
17
21
16
Nam Định
THCS Lê Đức Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Mở bài :
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, được mệnh danh là "tiên thơ". Bài thơ "Tĩnh dạ tứ" là bài thơ đặc sắc của ông viết về tình yêu thiên nhiên hòa trong tình yêu quê hương, đất nước.
" Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương ."

b) Thân bài :
** Hai câu thơ đầu tiên, tác giả miêu tả một không gian yên lặng trong một đêm khuya thanh tĩnh. Nhà thơ chợt tỉnh giấc, thấy mình nằm dưới ánh trăng, cả một không gian ngập tràn ánh trăng. Ánh trăng ấy sáng rọi cả vào đầu giường - nơi nhà thơ đang ngủ. Trăng đánh thức tác giả dậy, trăng là cội nguồn cảm hứng của nhà thơ. Nhà thơ đưa mắt nhìn ra không gian và thấy :
" Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương".
Không gian như đầy ánh trăng khiến nhà thơ ngỡ như mặt đất phủ một lớp sương dày đặc. Trong căn phòng chỉ có trăng và nhà thơ. Vì vậy, nhà thơ đã gửi gắm bao tâm trạng, nỗi niềm vào trăng. Trăng là người bạn và cũng là điểm tựa gợi nỗi niềm nhớ quê hương cho nhà thơ.

** Nếu như ở hai câu đầu, nhà thơ chỉ đơn thuần cảm nhận ánh trăng đẹp cùa tâm hồn thi sĩ thì hai câu thơ cuối là tâm trạng nhớ quê hương da diết của tác giả.
" Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương ".
Trăng đẹp nên tâm hồn thi sĩ không thể bỏ qua cơ hội ngắm trăng. Thế nhưng, khi nhà thơ vừa chạm vào ánh trăng, chạm vào cái đẹp thì cũng chính là chạm vào nỗi niềm nhớ quê hương. Nghệ thuật đối lập ở câu thơ thứ ba và thứ tư : "cử đầu - đê đầu" là sự đối lập giữa hai tư thế, hai tâm trạng "nhìn" và "nhớ". Trăng đêm ấy càng sáng thì nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả càng da diết. Nhà thơ không nhớ quê hương sao được ? Quê hương mà ông xa cách mấy chục năm chưa một lần trở về, đó cũng là quê hương mà ông có tuổi thơ êm đềm bên dãy núi Nga Mi, nên trăng mang cả kí ức tuổi thơ nơi quê nhà.

c) Kết bài :
" Tĩnh dạ tứ " là một bài thơ hay với ngôn ngữ giản dị đã vẽ lên bức tranh đẹp nhưng chứa chan đầy tình yêu thiên nhiên và lòng nhớ quê hương của tác giả.
 
Top Bottom