Văn 12 CÁC ĐỀ BÀI LIÊN QUAN TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC ĐỀ BÀI LIÊN QUAN TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ
1.
Phân tích hình tượng nhân vật Mị để làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi làng Hông Ngài.
3. Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong việc phân tích, miêu tả nội tâm của nhân vật. Qua đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Hãy chứng minh điều đó.
4. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khi quyết định cắt dây trói để cứu A Phủ.
5. Có người nói rằng Mị là một cô gái nhẫn nhục, cam chịu trước nghịch cảnh nhưng cũng có người nói Mị là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ đã dũng cảm đứng lên đấu tranh để giải phóng cuộc đời mình. Hãy nêu ý kiến của anh chị về hai nhận định trên.
6. Phân tích các thành công nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
7. Ý nghĩa tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân.
8. Cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
9. Trong bức tranh mùa xuân ở Hồng Ngài của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết nào được nhà văn đặc tả nhiều lần? Chi tiết ấy có vai trò gì trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng nhân vật Mị?
10. Chỉ ra giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
11. Trong bài cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài có viết: “Những điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930-1975). Hãy phân tích nhân vật Mị của Tô Hoài để làm rõ nhận xét trên.
12. Phân tích và so sánh sự sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
13. Có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Hãy so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú.
14. Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong Vợ chồng A phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
15. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng MỊ thì đang sống về ngày trước… Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai làng đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi, Mị nín khóc. Mị lại bồi hồi.”
16. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ. Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Căn cứ vào những hiểu biết về tác phẩm, hãy làm rõ chủ kiến của mình.
17. Cảm nhận hình ảnh của giọt nước mắt của A Phủ trong đêm tình mùa xuân.
18. Phân tích đoạn văn miêu tả về sự hồi sinh nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.
 
  • Like
Reactions: hip2608
Top Bottom