Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trihoa2112_yds

Cho mình hỏi mấy câu nha:
1. Đốt nóng 2 lát đá hoa lên cùng 1 nhiệt độ. Sau đó thả vào 1 cốc đựng 100ml rượu và 1 cốc đựng 100ml nước. Hỏi nhiệt độ rượu tăng cao hơn hay bên nước tăng cao hơn, vì sao?
3) Tại sao tế bào "gác" kiểm soát tốc độ mất nước từ cây trong một ngày trời nóng khô.? Hiện tượng này có lợi hay có hại cho cây trồng? Tại sao?
4) Người ta cắm 1 cây đậu xanh còn nguyên rễ, thân, cành, lá vào trong 1 chai nước. Bịt kín miệng chai quanh gốc cây rồi đánh dấu mực nước trong chai và để vào chỗ râm, thoáng khí trong 3h thì thấy mực nước trong chai giảm.
a) Tn trên nhằm mục đích gì?
b) Giải thích cơ chế dẫn đến hiện tượng đó?
c) Nếu đặt cây ở nơi có nắng trong 3h thì kq sẽ ntn? Giải thích?
1, Vì nước có độ hidrat hóa và độ phân cực cao nên nhiệt độ hấp thu của nước cao hơn so với rượu.

3, Mình không rõ câu hỏi cho lắm, mình chưa nghe tới khái niệm này, nếu có thể bạn hãy gợi cho mình một phần nào đó để mình có hướng suy nghĩ.
4, Mình không biết mục đích của thí nghiệm này làm gì khi để cả rễ, thân và lá. Với kiến thức lớp 11, thí nghiệm này chứng mình điều gì thì chịu.

(Những câu còn lại các bạn khác có thể làm giúp bạn, thử sức hen)
 
T

tranquyen_bmt

theo mình thì thực vật CAM có năng suất thấp hơn thực vật C4 vì : CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm chất tái tạo nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây => năng suất thấp. ngoài ra còn do thực vật CAM có diện tích quang hợp nhỏ hơn ( lá tiêu giảm hoặc biến thành gai)
 
T

trihoa2112_yds

theo mình thì thực vật CAM có năng suất thấp hơn thực vật C4 vì : CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm chất tái tạo nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây => năng suất thấp. ngoài ra còn do thực vật CAM có diện tích quang hợp nhỏ hơn ( lá tiêu giảm hoặc biến thành gai)

Phần đầu thì có ý đúng (nó là photphoenol pyruvat), tuy nhiên phần sau thì chưa thuyết phục lắm, CAM là họ cây thuốc bỏng, chỉ một phần nó thuộc họ xương rồng thôi, còn lại đa phần các loài thuốc bỏng đều có lá bình thường.
Tuy nhiên đó là một câu bổ sung khá hay, mở ra nhiều kiến thức hơn.

18301109.jpg

Gợi ý câu trả lời cho câu 6 - photphoril hóa.
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Tại sao tế bào "gác" kiểm soát tốc độ mất nước từ cây trong một ngày trời nóng khô.? Hiện tượng này có lợi hay có hại cho cây trồng? Tại sao?

Nếu mình không hiểu lầm ý của câu hỏi thì mình sẽ trả lời như sau;))
Tế bào "gác" kiểm soát tốc độ mất nước từ cây trong một ngày trời nóng khô vì nếu trười nóng mà tốc độ thoát hơi nước cao \Rightarrow cây thiếu nước \Rightarrow cây chết

Vậy đương nhiên hiện tượng này có lợi cho cây rồi;));;)

Ví dụ nha: Khi bào buổi trưa trời nắng to \Rightarrow khí khổng đóng lại;)
 
G

girlbuon10594

Trích đề thi HSG (Tỉnh Quảng Bình) :
(*)
a. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 ?

- C4 quá trình quang hợp thực hiện chuyên hóa hơn; có sự phân công rõ ràng trong việc thực hiện chức năng quang hợp ( Ở tế bào mô giậu chuyên cố định CO2; tế bào bao bó mạch chuyên khử CO2 tạo thành các hợp chất hữu cơ ).
- C4 quang hợp được ở điều kiện nồng độ CO2 thấp
- C4 không xảy ra hô hấp sáng (hô hấp được ở cường độ ánh sáng cao)
- Sử dụng nước ít; chỉ bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] so với C3
- Quá trình thoát hơi nước ở thực vật C4 ít hơn
 
1

1281994

Về câu 3 thì mình cũng không biết TB "gác" là gì.
Các câu còn lại mong mọi người giúp đỡ!
Cho mình hỏi thêm vài câu nữa nha!
1. Các yếu tố làm khí khổng đóng trong những ngày nắng nóng? Các yếu tố có thể gây nên khí khổng đóng trong những ngày nắng nóng?
2.Sức hút của TB thực vật lớn nhất trong trường hợp nào? Tại sao những ngày nắng to thực vật thường bị héo ở phần ngọn?
3. TB có bao giờ bị vỡ do sức hút nước không? Vì sao?
4. Vì sao nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột tươi lại thấp hơn MT 1-2 độ.
 
G

girlbuon10594

1. Các yếu tố làm khí khổng đóng trong những ngày nắng nóng?

Vì khi vào thời điểm ấy axit Abixixic (AAB) nhiều kích thích các kênh ion mở ra \Rightarrowkhuyeechs tán từ trong tế bào khí khổng ra ngoài \Rightarrow khí khổng mất nước \Rightarrow khí khổng đóng lại

Câu 3: TB có bao giờ bị vỡ do sức hút nước không? Vì sao?

Tế bào động vật hay tế bào thực vật;)) Nhưng theo tớ là không:D
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Cho mình hỏi mấy câu nha:
2) Bố trí thí nghiệm đề chứng minh sự tồn tại của động cơ hút nước và khoáng bị động ở rễ. Vì sao không nên tưới nước cho cây khi trời nắng to?

Trong sách giáo khoa có trình bày câu này rồi, bạn có thể tham khảo thêm.
Cách làm là cắt một cây trừa gốc, sau đó nối chỗ cắt với ống thủy tinh có mức thủy ngân, sau một thời gian sẽ thấy mức thủy ngân thay đồi, chứng tỏ có sự đẩy bị động của rễ.
- Không nên tưới nước vào buổi trưa: Tưới nước không đủ nhiều làm tăng độ ẩm, giảm sức hô hấp của rễ cây, đồng thời kích thích rễ hút nước, làm cho nước nóng thâm nhập vào tế bào. Ngoài ra khi tưới, nước còn tạo nên một kính lúp khi đọng lại trên lá cũng như trên thân cây và mặt đất, đó là một điều kiện để ánh nắng đốt cháy các cấu trúc cây.
Tuy nhiên khi tưới thật nhiều sẽ làm xung quanh ảnh hưởng bởi lượng nước vừa tưới sẽ không có những ánh hưởng quá xấu. Tuy nhiên là không nên.
 
T

trihoa2112_yds

1. Các yếu tố làm khí khổng đóng trong những ngày nắng nóng?

3. TB có bao giờ bị vỡ do sức hút nước không? Vì sao?

1, Bổ sung thêm, bình thường thì AAB ở dạng ion AAB-, chúng liên kết với các cấu trúc của ti thể trong tế bào. Trong môi trường nắng nóng, tế bào sẽ hạn chế hô hấp sinh nhiệt, vì vậy tế bào sẽ thiếu năng lượng, và khi mà ion AAB- tách thoát ra khỏi liên kết, chúng không có năng lượng để bơm chủ động vào lại bên trong tế bào, và tiếp theo là quá trình làm mất nước TB khí khổng như trên.

3, Với tế bào động vật thì có, còn tế bào thực vật thì không.
TB thực vật có thành xenlulo bền chắc vì vậy luôn có một sức trương nhất định, còn ở tế bào với một môi trường quá trương sẽ có khả năng làm vỡ TB ( ví dụ TB hồng cầu ).

Tại sao những ngày nắng to thực vật thường bị héo ở phần ngọn?

Cấu trúc phần ngọn rất non và có lớp cutin mỏng, vì vậy các tế bào sẽ ít được bảo vệ bởi sức nóng và các tia mang năng lượng trong ánh nắng.
 
Last edited by a moderator:
1

1281994

Trong sách giáo khoa có trình bày câu này rồi, bạn có thể tham khảo thêm.
Cách làm là cắt một cây trừa gốc, sau đó nối chỗ cắt với ống thủy tinh có mức thủy ngân, sau một thời gian sẽ thấy mức thủy ngân thay đồi, chứng tỏ có sự đẩy bị động của rễ.


Anh à, anh có thể nói rõ hơn về thí nghiệm này không? Em không hiểu lắm, tại sao làm như vậy lại CM được có sự đẩy bị động ở rễ?
( thông cảm nha, em chậm tiêu lém, hjhj)
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Khi cắt cây trừa gốc như thế thì sẽ loại bỏ đc động cơ đầu trên là lực hút của lá-->như vậy thì chỉ có áp suất rễ là lực duy nhất đẩy nước từ rễ lên.
theo t thì là thế:p
 
T

trihoa2112_yds

16535100.png

Thông cảm nha, mình vẽ kém quá, nhưng hình như trong SGK có hình này thì phải.
Nguyên lí: khi đã cắt bỏ lá và phần trên, sau một thời gian, nước cùng những áp lực vẫn được tạo ra phía trên mặt cắt, chứng tỏ rễ có một áp lực đấy nước và khoáng thụ động lên phía trên.

Thí nghiệm: ( trình bày như hình vẽ trên).
Lúc đầu mức thủy ngân của ống thông nhau là bằng nhau, sau một thời áp lực đã đẩy mức thủy ngân thay đổi.

( Có thắc mắc mong hồi âm ).

hỏi tiếp nha^^
câu 6: trình bày sự khác nhau giữa photphorin hóa vòng và không vòng?

photphorin hóa không vòng
- Sử dụng 2 trung tâm quang hóalà P680 (PSII) và P700 (PSI)
- Điện tử không quay lại mà tiến đến NADP tạo thành NADPH.
- Có xảy ra quang phân li nước để bù điện tử cho trung tâm quang hóa PSII.
- Tạo ra nhiều ATP, NADPH, Oxi:
12H2O +18ADP + 18Pv + 12NADP => 18ATP + 12NADPH2 +6O2
- Diễn ra trong môi trường đủ nước.

photphorin hóa vòng
- Chỉ sử dụng một trung tâm quang hóa duy nhất là P700 (PSI)
- Điện tử sau khi loại bỏ trạng thái kích thích sẽ quay về trung tâm quang hóa.
- Không xảy ra hiện tượng quang phân li nước
- ATP tạo ra ít, không tạo ra NADPH, Oxi.
- Diễn ra trong môi trường cạn kiệt nước, khô hạn.


- Photphorin hóa không vòng là tiến hóa hơn, tuy nhiên cả 2 quá trình vẫn tồn tại song song nhằm bổ sung nhau trong những điều kiện khác nhau của quá trình sống, cung cấp ATP cho cơ thể trong trường hợp thiếu và đủ nước.

5. Cho 3 TB sống cùng loại vào: nước cất(A), dd KOH nhược trương B và dd Ca(OH)2 nhược trương C cùng nồng độ với KOH. Sau 1 thời gian cho cả 3 vào dd saccarozo ưu trương. Hỏi TB nào mất nước nhiều nhất, ít nhất? Giải thích?

Tế bào 1 cho vào nước là mội trường đẳng trương nên sẽ không có hiện tượng gì.
Tế bào 2 cho vào dd KOH aM nhược trương \Rightarrow tế bào căng lên do hút nước từ ngoài vào.
Tế bào 3 cho vào dd Ca(OH)2 nhược trương \Rightarrow tế bào cũng căng lên do áp suất thẩm thấu, tuy nhiên sẽ ít hơn so với tế bào 2, do áp suất thẩm thấu của Ca(OH)2 lớn hơndd KOH.

Vì vậy khi cho vào môi trường ưu trương ( sau một thời gian ngắn ):
Tế bào 1 sẽ mất nước nhiều nhất ( do không có lượng nước dư ).
Tế bào 2 sẽ mất nước ít nhất ( do hấp thu một lượng nước khá lớn).

Tuy nhiên lúc đầu trong môi trường nhược trương, các thành phần, ion trong tế bào đã ra môi trường một phần cho nên nếu để một lúc lâu sẽ có hiện tượng khác.
Tế bào 1 sẽ mât nước ít nhất ( do ít mất chất tan nội bào )
Tế bào 2 sẽ mất nước nhiều nhất ( do lượng chất tan hòa vào môi trường là nhiều ).

Đó là hướng suy luận của mình, không biết ý của bài toán và cũng không được tiếp xúc với giáo viên nên mình không thể đi theo ý đồ bài toán được, bạn nên tham khảo rồi đưa ra câu trả lời cho mình.
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

4. Vì sao nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột tươi lại thấp hơn MT 1-2 độ.

Còn câu cuối mà không ai trả lời thì mình xin trả lời luôn ha ( để còn những câu hỏi mới ).

Trong những giống dưa ( như dưa leo, dưa chuột ), thành phần của chúng chứa hơn 90% ( đôi khi tới 97% ) là nước, có thể coi chúng là loài mọng nước.
Với những dòng này, lớp vỏ bên ngoài của chúng khá mỏng. Vì vậy cấu trúc thành phần nhiều nước cộng với lớp vỏ mỏng làm cho quá trình thoát nước diễn ra trực tiếp trên vỏ quả, đồng thời tính chất mọng nước cũng là nguyên nhân là cho nhiệt độ bề mặt của dưa chuột.


Một số câu hỏi mới:
- Tại sao khi tiêm thuốc hay truyền nước biển, người ta lại truyền vào tĩnh mạch chứ không phải là động mạch ? ( Câu này khá hay nên đưa lại để mọi người thảo luận )
- Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó ?
- Tại sao khi bỏ các loại rau củ quả vào tủ lạnh thì phải bọc bằng bọc nilong ?
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Tại sao khi bỏ các loại rau củ quả vào tủ lạnh thì phải bọc bằng bọc nilong ?

Vì như thế làm cho rau đỡ bị héo , nhưng ko nên dùng loại túi quá kín sẽ làm cho rau nhanh bị thối, bạn nên mua các loại túi có đục lỗ nhỏ ở phía đáy, hoặc khi mua rau ở chợ về bạn nên dùng kéo cắt tạo vào 3 lỗ nhỏ, có đường kính khoảng 2 đến 4mm .Điều này sẽ làm cho rau của bạn ko bị quá khô, hoặc không bị quá ẩm dẫn đến thối.

P/S: Không biết đúng không nữa
:D
 
A

anhvodoi94

Một số câu hỏi mới:
1. Tại sao khi tiêm thuốc hay truyền nước biển, người ta lại truyền vào tĩnh mạch chứ không phải là động mạch ? ( Câu này khá hay nên đưa lại để mọi người thảo luận )
2. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó ?

Theo em nghĩ !
Câu 1 : Theo em vì động mạch có huyết áp cao nếu truyền vào thì sẽ làm máu bắn ra ngoài như vòi nước :p .
Câu 2 : Pepsin của dạ dày không phân hủy protein của chính nó vì:
Ở người bình thường, lớp trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất nhày này có bản chất là glicoprotein và mucopolisacarit do cá tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra.=> không phân hủy được !
 
T

trihoa2112_yds

Vì như thế làm cho rau đỡ bị héo , nhưng ko nên dùng loại túi quá kín sẽ làm cho rau nhanh bị thối, bạn nên mua các loại túi có đục lỗ nhỏ ở phía đáy, hoặc khi mua rau ở chợ về bạn nên dùng kéo cắt tạo vào 3 lỗ nhỏ, có đường kính khoảng 2 đến 4mm .Điều này sẽ làm cho rau của bạn ko bị quá khô, hoặc không bị quá ẩm dẫn đến thối.

Câu trả lời cũng khá tốt rồi đó. Bổ sung thêm hen:
Các loại rau củ quả của chúng ta khi di chuyển hay rửa sẽ làm cho một số tế bào bị va chạm và dẫn đến "hiện tượng bần". Vì vậy khi cho nó tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, một phần nước trên bề mặt, một phần là nước trong tế bào kết hợp với nhau sẽ tạo nên một môi trường càng đẩy nhanh quá trình bần hóa của các tế bào. Ngoài ra khi đó nước trong tế bào có khả năng bị đông lại, làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ.

Câu 1 : Theo em vì động mạch có huyết áp cao nếu truyền vào thì sẽ làm máu bắn ra ngoài như vòi nước :p .
Câu 2 : Pepsin của dạ dày không phân hủy protein của chính nó vì:
Ở người bình thường, lớp trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất nhày này có bản chất là glicoprotein và mucopolisacarit do cá tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra.=> không phân hủy được !

Câu 1 thì mình đưa ra được 1/4 lý do của nó rồi, đây là câu hỏi thực tế và khá hay, mong mọi người tìm hiểu thêm để bổ sung hen.

Câu 2: Cũng đã được một phần, tuy nhiên mọi người bổ sung thêm cho trọn vẹn hơn. Có một điểm đó là mặt trong dạ dày, có phải là mặt tiếp xúc với thức ăn không vậy nè, tại anh được biết người ta dùng khái niệm bề mặt, chứ trong ngoài thì hơi khó.:p
 
L

lananh_vy_vp

Chả bít đúng hok nhưng cứ bổ sung:">
Câu 1:
tiêm ở tĩnh mạch-->máu trở về tim-->đưa máu đó tới toàn bộ cơ thể,tiêm ở động mạch thì chỉ tới đc cơ quan nào đó thui.
 
1

1281994

1.Theo em vì động mạch có vận tốc vận chuyển máu cao, nếu truyền vào động mạch thì cơ thể không kịp phản ứng.......
Nói chung đoán mò, chẳng bik đung không, hjhj!
 
T

trihoa2112_yds

Chả bít đúng hok nhưng cứ bổ sung:">
Câu 1:
tiêm ở tĩnh mạch-->máu trở về tim-->đưa máu đó tới toàn bộ cơ thể,tiêm ở động mạch thì chỉ tới đc cơ quan nào đó thui.

Thêm một ý đúng cho câu trả lời. Còn thêm 2 ý nữa. Các bạn nên để ý đến cấu trúc của các loại mạch trên và cũng như là vị trí của chúng tại nơi tiêm.
 
H

herrycuong_boy94

Thêm một ý đúng cho câu trả lời. Còn thêm 2 ý nữa. Các bạn nên để ý đến cấu trúc của các loại mạch trên và cũng như là vị trí của chúng tại nơi tiêm.

Nếu truyền dịch vào động mạch thì tớ nghĩ là không những dịch không được truyền vào mà máu còn được truyền ra :))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom