Bài tập làm văn số 5 - Lớp 7

  • Thread starter bachduong_11
  • Ngày gửi
  • Replies 73
  • Views 325,631

N

nganlekim

sáng ra bờ suối tối vào hang
cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng
bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
cuộc đời cách mạng thật là sang
 
N

nganlekim

Dàn ý:
Mở bài
-Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống, đây là một công việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả những lúc sau này.
Thân bài
a)Lí lẻ:
*Lí lẻ 1:Tìm hiểu từ “học tập” vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập liên hệ với “học hỏi, học hành”.
*Lí lẻ 2:Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
*Lí lẻ 3: Mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh của chúng ta lại có một phát mình ra đời vì thế chúng ta không bao giờ học hết được
b)Dẫn chứng
- Những người có tinh thần học hỏi đều thành công
*Dẫn chứng 1: dẫn chứng thời xưa có Trần Minh Khố Chuối ( Anh có tên như vậy là do Ngày xưa, có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách.
Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cạ Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân.)
*Dẫn chứng 2: dẫn chứng thời nay thì có tấm gương của bác Hồ.
-Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn mà tưỡng chừng ta không thể nào vượt qua được
*Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay.
*Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn
“Học để làm người. biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”
“Thương con cho bạc cho tiền
Không bằng cho bút cho nghiên học hành”
-Ngoài ra Khổng Tử còn có câu:
“Học nhi bất yếm”
Hay
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
-Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .
Bài làm
Mở bài:
Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuyu dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thểhọc hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .
 
N

nganlekim

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

(phần gạch chân là câu bị động)
 
N

nganlekim

- Dẫn chững cụ thể và toàn diện nhất là

+ Bác đi thăm các cháu thiếu nhi, chia kẹo cho các cháu, hỏi han,....

+ Bác đi thăm nơi ở của các công nhân, động viên và chăm lo cho doìư sống của công nhân

+ Câu chuyện về đêm 30 Tết, Bác đi thăm những gia đình khó khăn, tặng quà, ân cần hỏi han và động viên...

+ Bác ôm hôn các cháu thiếu niên nhi đồng

+ Khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập, Bác hỏi ân cần : " Mọi ng có nge rõ k0? "

.....

--> giản dị trong lời nói và hành động

+ Trích dẫn 1 số câu từ trong các lá thư Bác viết cho thiếu nhi nhân dịp Trung Thu, khai trường...

+ Trong Bìa viết kêu gọi mọi người "Góp cơm cứu đói", Bản tuyên ngôn độc lập....

--> giản dị trong bài viết. ( tớ nghĩ cậu nên chú trọng về phần các bức thư viết cho thiếu nhi và công nhân, ở đó tình cảm và sự giản dị bộc lộ rõ nhất )

2,
Trích:
Nguyên văn bởi baomy_dn
Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.

Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"

Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi
 
N

nganlekim

Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này.
Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.
Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.
Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.
Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.
Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa.Đó là tất cả những gì mà tôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một trái đất xanh mãi mãi.
mình ko bít có fải như vậy ko ???đề của mình khác nhưng nó cũng tựa như bài này

thui thì bạn lấy nó tham khảo nha^_^
 
N

nganlekim

Tục ngữ là kho báu trí tuệ dân gian. Có biết bao bài học sâu sắc ta tìm thấy trong tục ngữ. Câu "Thất bại là mẹ thành công" vẫn được nhiều người nhắc đi nhắc lại trong cuộc đời để tự động viên mình vươn lên.
Hai chữ "thất bại" và "thành công" trong câu tục ngữ tương phản nhau. "Thất bại" được nhân hoá thành "mẹ"; người con ấy là "thành công" do người mẹ "thất bại" sinh ra. Ông cha ta đã có một cách nói quá thật sắc, thật gọn, thật hay để nêu lên một bài học kinh nghiệm quý báu, khuyên mọi người đừng ngả lòng nản chí mà phải kiên gan bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại: "Thất bại là mẹ thành công".
Trong cuộc sống, ta luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Bắt tay vào làm một công việc mới ai cũng cảm thấy: "Vạn sự khởi đầu nan". Trong học tập, lao động, chiến đấu... ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh, tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua, nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.
Có người bị thất bại thì nản chí, hoang mang, trở nên bi quan, tiêu cục. Nhưng cũng có người, sau mỗi lần thất bại, mỗi lần ngã đau, họ lại dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại, để hướng tới, khiến ý chí, quyết tâm được nâng cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại, không nên bi quan, dao động hoặc cay cú, nóng vội, mà phải bình tĩnh và thận trọng. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải kiên trì, sáng suốt đề tìm ra được biện pháp khắc phục tốt nhất mới mong giành được thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lí mà ta đã tìm được qua câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
Có thất bại trong chiến đấu phải trả giá bằng xương máu. Có thất bại trong làm ăn phải tốn nhiều tiền của. Có thất bại... làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian... Mỗi một thất bại là một quả đắng! Có thành công nào mà không hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít, nhiều thất bại? Phải đổ nhiều công sức, mồ hôi, tâm huyết, thời gian... ta mới làm nên trái hạnh phúc ngọt ngào. Câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công" dạy ta bài học làm người: phải làm người chân chính, có nghị lực, có bản lĩnh, có niềm tin...
Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng khó khăn, thử thách. Sau hơn một thế kỉ chiến đấu anh dũng và hi sinh to lớn, nhân dân ta mới làm nên Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30-4-1975 giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, bàik iểm tra, sau mỗi kì thi ai cũng cảm thấy mình "lớn lên" tự tin hơn, càng thấm thía lời dạy bảo của ông cha: "Thất bại là mẹ thành công".
Cụ Phan Bội Châu (1867 - 1940) là nàh cách mạng vĩ đại, là nhà thơ lỗi lạc của đất nước ta đầu thế kỉ XX đã có bài thơ "Thất bại là mẹ thành công" gồm có 30 câu thơ bốn chữ, viết năm 1926, giản dị mà sâu sắc vô cùng:

"... Càng nhiều thất bại,
Càng chắc thành công.
Xin chớ ngã lòng,
Xin càng bền chí
Ngã rồi liền dậy..."
(Trích "Nam quốc dân tu trì")
Trong cuộc sống, ta phải tỉnh táo để giảm bớt mọi thất bại. Nhưng phải dũng cảm trước mọi rủi ro, thất bại. Phải học tập để nâng cao tầm trí tuệ, phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh để khắc phục khó khăn thử thách, vươn lên giành nhiều thắng lợi. Câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công" không chỉ cổ vũ chúng ta dũng cảm đứng vững trước thử thách mà còn nhắc nhở mỗi người gần xa: "Thắng không kêu, bại không nản". Trên con đường học tập đi tới Ngày mai của tuổi trẻ, những câu tục ngữ ấy, bài học ấy là vô giá
 
N

nganlekim

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc . Họ không để ý tới xã hội hay tương lai , chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên , phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới . Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất , sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông . Kết quả là một trận lụt . Khi lụt lội xảy ra , nhiều nhà cửa bị tàn phá , mùa màng ngập nước , và kinh tế toàn cầu tổn hại . Trận lụt mới đây ở bên mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc , bây giờ hoa kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy . Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người .



Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta , thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác . Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người . Nhưng thực tế , họ không phải là duy nhất ; ngay cả những nhóm nhỏ , những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu . Họ làm mỗi ngày một chút . Sự phá hoại này xảy ra kinh niên . Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần , và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết . Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích , họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết , tu bổ . Tuy nhiên , sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được . Nó gây thiệt hại , tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh .



Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc . Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây , săn sóc cây cối , và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh . Cây cối đôi khi cũng bị bệnh . Sâu sống bên trong , ăn cây , rồi cây bị đổ . Thành ra , khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây . Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách . Hãy làm việc với nhau . Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây . Khi quả lớn thì chúng ta hái .



Ngụ ý của hành động tâm linh



mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu . địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền ; thật ra , làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu . đây chỉ là hành động tiêu biểu . Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới . Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm .



Khi người nào cũng phá hoại , không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định , hủy hoại , là thắng thế . Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình . Có thể số người chúng ta rất ít , nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh . Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi , kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta . Thành ra , đừng nói rằng : "ồ , chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao sư phụ lo dữ vậy ?" khi mỗi người làm một chút , tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều . Thế giới ngoài kia , mỗi người làm hại một chút . Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân . Thành thử , khi quý vị làm một hành vi tốt , hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu .



Khi làm như vậy , lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ , nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình . Nếu không , nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc . Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng ; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy . Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư . Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng . Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi . Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi , rậm rạp . Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách , thiền , hóng gió , nói chuyện , nghỉ ngơi , hay nằm võng . Nếu chúng ta không săn sóc nơi này , cây cối đã trở thành héo hon , bịnh tật , rồi cuối cùng sẽ chết . Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia . Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?



Nguy hiểm cho địa cầu và loài người



nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa , không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như hỏa tinh . Quý vị biết hỏa tinh không ? Tại sao gọi là hỏa tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa , và tinh cầu đó màu đỏ , không có sự sống , tối thiểu trên bề mặt . Tôi "nghe nói" là có sự sống dưới lòng đất . đó là vì trong quá khứ , tinh cầu này bị tàn phá nặng nề , và có chiến tranh với những chúng sinh khác . Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác , nhưng nghiệp chướng vẫn có . Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu . Hơn nữa , loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại . Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc , có khí oxy , thành ra chúng ta sống được . Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu ; chúng ta không thể trường thọ . Trên hỏa tinh , trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn , bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa . đầy khí độc , không oxygen , không sự sống nào tồn tại được .



Ngày nay , loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc . Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ , ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau . Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc , và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác . Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm .



Coi trọng ân điển của thượng đế



cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta . Thiếu cây , địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội , sẽ nóng và khô như sa mạc ; bầu không khí sẽ không cân bằng . Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa , nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta . Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh , mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng , tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu . Thành thử , cây cối rất thiết yếu đối với loài người . Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình , không liên quan gì tới tiền bạc .



đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu . Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó . đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết . Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả . đó là hành động tiêu biểu . Chúng ta làm vậy không phải vì tiền , cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị . Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc , nhưng ý nghĩa ở đây là khác . Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng . Vì thượng đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì ngài đã ban cho . Rồi ngài sẽ cho nữa . Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con , và đứa con biết xoay sở làm ăn . Khi công việc bành trướng , phát đạt , cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải . Nó càng làm ăn thịnh vượng . Nhưng nếu đứa con phung phí , xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! điều này rất giản dị và hợp lý .



Cho nên , khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó , chăm sóc nó , thậm chí còn làm cho nó tốt thêm . Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng , chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó . Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương , rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc . Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn , mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới . Thành thử , mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình . Nếu không , người tu hành không khác gì người không tu hành . Vậy tu hành , phí công sức để làm gì ? Quý vị có thấy tiến bộ khi đi cộng tu không ? Nếu thật sự thành tâm , quý vị sẽ cảm thấy mình tiến bộ , và quý vị sẽ tiến bộ .

>>>> Lấy ở đâu đấy
 
N

nganlekim

Đi một ngày đàng học một sàng khôn:
Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
2.Thân bài:
- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn.
- Nghĩa bóng:
+ Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều.
- Nghĩa sâu:
+ Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết
+ Thể hiện khát vọng hiểu biết
3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Bài làm:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
voiconrachan
23-04-2010, 20:08
Tục ngữ VN giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đã đúc rút bao kimnh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh,là cách ứng xử... nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ 1 chuyện học mà ND ta đã có bao câu tục ngữ mang tính giaóp dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu: ''Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Chúng ta cần hiểu cần hiểu câu tục gữ này NTN cho đúng và đầy đủ?
"Một ngày" so với 1 năm là ngắn, một ngày trong 1 đời người trăm năm lại vô cùng cực ngắn. "Đi 1 ngày đàng' đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được thì có là bao? Thế nhưmng ND ta lại khẳng định là'' học 1 sàng khôn''.'' Khôn là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đ/v mội người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách.''Sàng'' là công cụk LĐ đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo."SÀng khôn'' là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn,rất nhìu mà ng` bộ hành đã ''học'' dược sau khi ''đi 1 ngày đàng'' .
Tại sao'' ĐMNĐHMSK'' là hoàn toàn đúng? Học ở trường lớp, học trg sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta cần phải biết học trg cuộc sống rộng lớn of XH. ND là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trg thực tế cuộc sg^ là phương thức học tập khoa học Nhất: học đi đôi với hành, học tập gắng liền với LĐ SX & HĐ XH. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong 4 bức tường lópw học, cách học như thế đã xa rời cuộc sống, HS bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng đg^. , cá ko thể xa rời nước, chim ko thể thoát ly bầu trời, người đi học cũng vậy, HT cũng ko thể tách rời thực tế cuộc sóng Xh
Đi rộng biết nhiều, "ĐMNĐàng'' tầm mắt đc mở rộng, thấy đc bao cảnh lạ, tiếp xúc đc với nhiều người, nghe đc bao nhiêu điều hay lẽw phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, HT cái hay, noi gg ngừoi tốt việc tốt;''Học 1 sàng hôn" là như vậy
''ĐMNĐHMSK'' là cách hoc kết hợp giữa 3 MT:gia đình- nha trường-XH. kiến thức sách vở đc củng cố, khắc sâu.sự hiểu biết dc mở rộng và nang cao. Cùng với trang sách học đường ta có thêm pho sách muôn màu muôn vẻ.
Nhũng HĐ ngoại khóa, n~ chuyến dã ngoại, cắm trại hay đi tham wan của thầy và trò là rát bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trừong học.HS được đến với đồng wê, nhà máy, danh lam thắng cảnh... mà yêu thêm ND LĐ, tự hào với wê hưong Đ/nc'. Đi hội Lim, ta thấy đc cái hay của câu hát:'' Liền anh lièn chị...'', ''bèo dạt mây trôi...'' của làn điệu dân ca wan họ tuyệt vời.....(bạn tự lấy Vd thêm)
''ĐMNĐHMSK''là 1 bào học sắc đ/v mỗi người. Sau thời cắp sách dến trường là thời làm ăn, và tự học; học trg cg việc, học trg cuộc đời. có đi đg` , có sống nhiều, lăn lộn với đời mới biêt đg` đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có wuyết tâm vượt khó, có bãn lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình.....
( công mình đánh máy tính mệt lắm nhớ thanks cho mình nha)
( trg bài có mấy chữ mình viét tắt , viết nhầm mong bạn thông cảm _ ráng đọc nha) O
 
N

nganlekim

Đi một ngày đàng học một sàng khôn:
Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
2.Thân bài:
- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn.
- Nghĩa bóng:
+ Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều.
- Nghĩa sâu:
+ Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết
+ Thể hiện khát vọng hiểu biết
3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Bài làm:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
voiconrachan
23-04-2010, 20:08
Tục ngữ VN giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đã đúc rút bao kimnh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh,là cách ứng xử... nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ 1 chuyện học mà ND ta đã có bao câu tục ngữ mang tính giaóp dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu: ''Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Chúng ta cần hiểu cần hiểu câu tục gữ này NTN cho đúng và đầy đủ?
"Một ngày" so với 1 năm là ngắn, một ngày trong 1 đời người trăm năm lại vô cùng cực ngắn. "Đi 1 ngày đàng' đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được thì có là bao? Thế nhưmng ND ta lại khẳng định là'' học 1 sàng khôn''.'' Khôn là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đ/v mội người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách.''Sàng'' là công cụk LĐ đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo."SÀng khôn'' là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn,rất nhìu mà ng` bộ hành đã ''học'' dược sau khi ''đi 1 ngày đàng'' .
Tại sao'' ĐMNĐHMSK'' là hoàn toàn đúng? Học ở trường lớp, học trg sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta cần phải biết học trg cuộc sống rộng lớn of XH. ND là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trg thực tế cuộc sg^ là phương thức học tập khoa học Nhất: học đi đôi với hành, học tập gắng liền với LĐ SX & HĐ XH. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong 4 bức tường lópw học, cách học như thế đã xa rời cuộc sống, HS bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng đg^. , cá ko thể xa rời nước, chim ko thể thoát ly bầu trời, người đi học cũng vậy, HT cũng ko thể tách rời thực tế cuộc sóng Xh
Đi rộng biết nhiều, "ĐMNĐàng'' tầm mắt đc mở rộng, thấy đc bao cảnh lạ, tiếp xúc đc với nhiều người, nghe đc bao nhiêu điều hay lẽw phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, HT cái hay, noi gg ngừoi tốt việc tốt;''Học 1 sàng hôn" là như vậy
''ĐMNĐHMSK'' là cách hoc kết hợp giữa 3 MT:gia đình- nha trường-XH. kiến thức sách vở đc củng cố, khắc sâu.sự hiểu biết dc mở rộng và nang cao. Cùng với trang sách học đường ta có thêm pho sách muôn màu muôn vẻ.
Nhũng HĐ ngoại khóa, n~ chuyến dã ngoại, cắm trại hay đi tham wan của thầy và trò là rát bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trừong học.HS được đến với đồng wê, nhà máy, danh lam thắng cảnh... mà yêu thêm ND LĐ, tự hào với wê hưong Đ/nc'. Đi hội Lim, ta thấy đc cái hay của câu hát:'' Liền anh lièn chị...'', ''bèo dạt mây trôi...'' của làn điệu dân ca wan họ tuyệt vời.....(bạn tự lấy Vd thêm)
''ĐMNĐHMSK''là 1 bào học sắc đ/v mỗi người. Sau thời cắp sách dến trường là thời làm ăn, và tự học; học trg cg việc, học trg cuộc đời. có đi đg` , có sống nhiều, lăn lộn với đời mới biêt đg` đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có wuyết tâm vượt khó, có bãn lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình.....
( công mình đánh máy tính mệt lắm nhớ thanks cho mình nha)
( trg bài có mấy chữ mình viét tắt , viết nhầm mong bạn thông cảm _ ráng đọc nha) O
 
P

phat_cute

chà! ko bík đề nào ra đề nào nữa! từa lưa hột dưa hết! :D hj! đọc coi đã:p;)
 
T

thinhkhung123

Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh thì khi đến lớp ai mà không chú tâm nghe giảng cần chi phải nhắc hoài!". Không đâu bạn. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết quyển sách này.
Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?
Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn đã "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh quần vợt, bóng chuyền... các bạn nữ thì mơ tưởng đến cuộc họp mặt nào đó.v.v...
Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài".
Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì?
Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng nơi bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao?
Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội.
Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế.
Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội.
Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...
Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?
2. Nắm chắc bài giảng và cách ghi nhớ lâu.
Bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng.
Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu.
- Bạn phải hiểu bài trước khi học.
Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng.
- Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt".
Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng.
Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan.
Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng.
- Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng.
- Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý.
- Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi.
Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được.
Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác.
Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.
3. Cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn.
Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ.
Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh...) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy.
Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa
- Với môn Văn:
Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước.
- Môn Sử, Ðịa :
Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Nhớ thanks minh` nhe, minh` cam on nhiu`
 
Last edited by a moderator:
T

thinhkhung123

Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đề 2: Hãy chững minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bài làm
suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …
 
T

thinhkhung123

Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…
Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
 
T

thinhkhung123

Đề 5:
Từ năm 1924 khi Người còn ở Nga, Nhà thơ Nga Ôxip-Man-Đaxtan đã viết: "Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá không phải là văn hoá châu Âu mà là một nền văn hoá của tương lai".

Bác Hồ vĩ đại là vậy, Bác để lại cho mỗi chúng ta bao điều cần học tập. Nhưng đối với tôi, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất, là sự giản dị và khiêm tốn của Bác. Trong cuộc sống đời thường, Bác thanh bạch và giản dị từ cách ăn, mặc đến cách nói, cách viết, cách tiếp xúc với quần chúng.

Quần áo Bác mặc thường ngày là bộ ka ki màu vàng, bộ bà ba nâu với đôi dép cao su. Mùa đông, có lần Bác bận chiếc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: "Kính thưa Chủ tịch, vì sao Người là Chủ tịch nước mà lại mặc áo vá?" Người trả lời vui vẻ: "Đất nước còn nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc".

Hẳn nhiều người chúng ta đã được xem một bộ phim, tả cảnh trên đường công tác, Bác Hồ xuống suối tắm, tắm xong, Bác phơi quần áo trên mũ và chiếc gậy vác lên vai tiếp tục lên đường. Hình ảnh đó đã làm chúng ta xúc động đến rơi nước mắt.

Món ăn chính của Bác thường là quả cà giòn với món cá kho ngọt dầm tương quen thuộc của xứ Nghệ, quê nhà. Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...

Tôi ghi sâu ấn tượng về cách nói và cách viết của Bác. Bác không chỉ dạy các nhà báo về quan điểm viết báo là để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, mà còn phải viết thế nào cho người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, nhất là quần chúng lao động.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một bài viết có kể lại: Hồi ở Việt Bắc, Bác giao cho Đại tướng viết bài báo để ca ngợi phụ nữ. Đại tướng đã để công viết hai trang đánh máy, cho là hay và đem trình Bác. Bác đọc và nói, bài chú viết hay nhưng dân ở đây đọc sẽ không hiểu. Chú rút ngắn lại. Đại tướng đã rút ngắn dần, đem cho nhiều người đọc, đến lúc chỉ còn 200 chữ, đưa trình Bác, Bác đọc và cho đưa đăng.

Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Bác lấy sự học làm đầu và rất khiêm tốn học hỏi.

Chúng ta đã từng biết Bác đã học cách viết báo như thế nào! Từ tập viết ngắn đến viết dài rồi từ viết dài đến viết ngắn. Sau cùng dài ngắn đều viết được. Viết xong mỗi bài, Bác đều đưa cho người phục vụ ít chữ đọc. Chỗ nào không hiểu Bác chữa lại. Nhiều lần, Bác đã dặn các nhà báo là "viết cho ngắn gọn, dễ hiểu", "đừng lằng nhằng dây cà ra dây muống như đưa chắt chắt vào rừng xanh" và "chữ ta có thì dùng, không dùng chữ nước ngoài"...

Gần 2.000 bài báo Bác viết đăng trên báo Việt Nam Độc lập, Nhân Dân và một số báo khác, ít bài dài trên 1.000 chữ mà có sức mạnh giáo dục và chiến đấu như gươm súng. Sự khiêm tốn của Bác còn thể hiện, tự nhận mình là người "học trò nhỏ "của các bậc vĩ nhân đại diện cho nền văn minh nhân loại từ Đức Phật thích ca, Đức Chúa Giê su, Khổng tử, K.Mác, Lênin, đến Tôn Trung Sơn, thánh Gandhi, hay nhà văn L. Tônxtôi...

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Bác: "Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp".

Nhà thơ Cuba Ô-Tê-Rô đã viết:

Hồ Chí Minh, gốc của dân và cũng chính là dân
Vẫn hoà trong thác dân cuộn chảy
Là gió cuốn vượt muôn đèo dốc núi
Lại thu mình biến hoá trong muôn cây...

(Lê Xuân Quỳnh dịch)

Từ sự giản dị, khiêm tốn của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống đã có những đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua nhiều nước trên thế giới và khu vực, nguy cơ lạc hậu còn tiềm ẩn. Thế mà, một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng. Một số vừa lên chức lên quyền, chỉ cán bộ xã, phường thôi, cũng đã lên mặt, doạ nạt nhân dân. Báo chí chẳng thèm đọc, chỉ vụ thành tích, vụ lợi, thích nghe lời nịnh hót.

Một số quan chức lợi dụng những khe hở của cơ chế, tham ô, tham những, lãng phí, ăn chơi phè phỡn, đến thế giới cũng kinh ngạc. Một số nhà báo trẻ mới ra nghề cũng tham viết dài dòng, văn hoa, chất lượng thông tin kém. Thậm chí có nhà báo đã dùng nhiều chiêu vòi tiền, tham lợi lộc uốn cong ngòi bút. Có những quan chức nhà báo phải hầu toà. Đau đớn thay! Chính họ, đang cưỡi trên nhiều nỗi đau khổ, đói nghèo của nhân dân, làm chậm bước tiến của đất nước.

Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn trong thời hội nhập như Bác Hồ hằng mong muốn.
CAC BAN NHO CAM ON MINH NHA MINH CAM ON CAC BAN NHIEU
 
Last edited by a moderator:
D

dragonknight1147

Buồn làm gì cho tâm hôn đau khổ
Chán làm gì cho lý tưởng tiêu tan
Khóc làm gì cho lệ ướt hoa tàn
Hãy bình thản lạc quan trong c/s
Vũ ngọc nga .
 
P

peyeu123

Bài tập làm văn số 5

Các bạn ơi ngày mai là mình kiểm tra bài tập làm văn số 5 rồi các bạn giúp mình với, sau đây là 1 số đề văn mà mình có thể kiểm tra, ai biết thì giúp mình với nha:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta ko chịu khó hox tập thì khi lớn lên sẽ ko làm đc việc j có ích!
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 3:Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bào.Gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn thì chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất ớn nếu mỗi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 5:Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Các bạn có thể giúp mình đc ko càng ngắn càng tốt miễm đủ ý là đc rùi.Cô nói chủ yếu là đề 1 và đề 3. Bạn nào biết thì giúp mình zới.:confused::confused::confused::confused::confused:
 
P

peyeu123

Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích!
Bài làm
Mở bài:
Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đề 2: Hãy chững minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bài làm
suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …
 
P

peyeu123

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đèn, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy việt bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em
Bài làm
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
 
P

peyeu123

Đề 5: Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Bài làm
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…
Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng

Không viết mực đỏ
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
P

peyeu123

đề 2:

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc . Họ không để ý tới xã hội hay tương lai , chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên , phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới . Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất , sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông . Kết quả là một trận lụt . Khi lụt lội xảy ra , nhiều nhà cửa bị tàn phá , mùa màng ngập nước , và kinh tế toàn cầu tổn hại . Trận lụt mới đây ở bên mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc , bây giờ hoa kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy . Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người .



Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta , thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác . Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người . Nhưng thực tế , họ không phải là duy nhất ; ngay cả những nhóm nhỏ , những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu . Họ làm mỗi ngày một chút . Sự phá hoại này xảy ra kinh niên . Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần , và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết . Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích , họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết , tu bổ . Tuy nhiên , sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được . Nó gây thiệt hại , tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh .



Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc . Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây , săn sóc cây cối , và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh . Cây cối đôi khi cũng bị bệnh . Sâu sống bên trong , ăn cây , rồi cây bị đổ . Thành ra , khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây . Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách . Hãy làm việc với nhau . Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây . Khi quả lớn thì chúng ta hái .



Ngụ ý của hành động tâm linh



mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu . địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền ; thật ra , làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu . đây chỉ là hành động tiêu biểu . Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới . Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm .



Khi người nào cũng phá hoại , không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định , hủy hoại , là thắng thế . Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình . Có thể số người chúng ta rất ít , nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh . Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi , kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta . Thành ra , đừng nói rằng : "ồ , chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao sư phụ lo dữ vậy ?" khi mỗi người làm một chút , tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều . Thế giới ngoài kia , mỗi người làm hại một chút . Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân . Thành thử , khi quý vị làm một hành vi tốt , hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu .



Khi làm như vậy , lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ , nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình . Nếu không , nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc . Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng ; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy . Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư . Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng . Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi . Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi , rậm rạp . Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách , thiền , hóng gió , nói chuyện , nghỉ ngơi , hay nằm võng . Nếu chúng ta không săn sóc nơi này , cây cối đã trở thành héo hon , bịnh tật , rồi cuối cùng sẽ chết . Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia . Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?



Nguy hiểm cho địa cầu và loài người



nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa , không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như hỏa tinh . Quý vị biết hỏa tinh không ? Tại sao gọi là hỏa tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa , và tinh cầu đó màu đỏ , không có sự sống , tối thiểu trên bề mặt . Tôi "nghe nói" là có sự sống dưới lòng đất . đó là vì trong quá khứ , tinh cầu này bị tàn phá nặng nề , và có chiến tranh với những chúng sinh khác . Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác , nhưng nghiệp chướng vẫn có . Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu . Hơn nữa , loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại . Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc , có khí oxy , thành ra chúng ta sống được . Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu ; chúng ta không thể trường thọ . Trên hỏa tinh , trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn , bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa . đầy khí độc , không oxygen , không sự sống nào tồn tại được .



Ngày nay , loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc . Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ , ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau . Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc , và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác . Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm .



Coi trọng ân điển của thượng đế



cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta . Thiếu cây , địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội , sẽ nóng và khô như sa mạc ; bầu không khí sẽ không cân bằng . Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa , nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta . Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh , mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng , tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu . Thành thử , cây cối rất thiết yếu đối với loài người . Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình , không liên quan gì tới tiền bạc .



đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu . Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó . đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết . Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả . đó là hành động tiêu biểu . Chúng ta làm vậy không phải vì tiền , cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị . Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc , nhưng ý nghĩa ở đây là khác . Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng . Vì thượng đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì ngài đã ban cho . Rồi ngài sẽ cho nữa . Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con , và đứa con biết xoay sở làm ăn . Khi công việc bành trướng , phát đạt , cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải . Nó càng làm ăn thịnh vượng . Nhưng nếu đứa con phung phí , xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! điều này rất giản dị và hợp lý .



Cho nên , khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó , chăm sóc nó , thậm chí còn làm cho nó tốt thêm . Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng , chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó . Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương , rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc . Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn , mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới . Thành thử , mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình . Nếu không , người tu hành không khác gì người không tu hành . Vậy tu hành , phí công sức để làm gì ? Quý vị có thấy tiến bộ khi đi cộng tu không ? Nếu thật sự thành tâm , quý vị sẽ cảm thấy mình tiến bộ
 
Top Bottom