[Vật lý 10]

cucthiendangeu@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2016
7
0
26
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

17360609_154908275030743_125904208_n.jpg
,
Hai cái nêm có cùng khối lượng M, hình dạng khác nhau đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn, đủ dài, các mặt nêm nhẵn có chiều cao tương ứng là h
1 và h2. Ban đầu người ta giữ một vật nhỏ có khối lượng m=M/2 ở đỉnh nêm (1) sau đó thả nhẹ. Lấy gia tốc trọng trường là g.
1. Giữ chặt nêm (1). Xác định tốc độ cực đại của vật m.
2. Các nêm được thả tự do và cho rằng lúc m bắt đầu đi lên mặt nêm (2) không bị mất mát cơ năng.
a. Xác định độ ca cực đại mà m đạt được trên mặt nêm (2) nếu m không vượt qua được chiều cao h
2 của nêm (2)
b. Nếu h
2=h1/3 thì độ cao cực đại mà vật m đạt được sau khi trượt lên nêm (2) là bao nhiêu.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Bài này hay đây. Nhưng mình e đề bài thiếu dữ kiện bỏ qua ma sát.

Mình giải luôn câu 2 nhé.

a) Xét khi vật trượt xuống tới chân nêm 2. Khi đó nêm có vận tốc v, vật có vận tốc V.

Áp ụng bảo toàn động lượng ta sẽ có m.V = M.v hay V = 2v.

Áp dụng bảo toàn năng lượng cho trạng thái vật trên đỉnh nêm và vật xuống chân nêm.

mg.h1 = m.V^2/2 + M.v^2/2

Thay V = 2v vào là ta có thể tính được V.

- Khi vật lên được độ cao cực đại trên nêm 2, nó sẽ đừng yên so với nêm. Động năng ban đầu của nó chuyển thành: Động năng của vật và nêm + Thế năng của chính nó.

Gọi vận tốc chung của 2 vật theo phương ngang là v'. Áp dụng bảo toàn động lượng ta sẽ có:

m.V = (M + m) v', tính ra được v'

Áp dụng bảo toàn năng lượng: mV^2/2 = (m+M).v'^2 + mgh'

Tính ra được h' là chiều cao của vật trên nêm 2.

b) Mặt trên của nêm 2 gần như là mặt phẳng thẳng đứng đúng không bạn?

Khi lên tới đỉnh nêm 2, theo phương ngang vật coi như đứng yên so với nêm, theo phương thẳng đứng vật có thể còn vận tốc.

Ta áp dụng bảo toàn năng lượng như sau:

m.V^2/2 = (M + m).v'^2/2 + m.g.h2 + m.vy^2/2

Với Vy là vận tốc theo phương thẳng đứng. Vậy lúc này vật rời nêm 2 và chuyển động như 1 vật bị ném lên theo phương thẳng đứng, không khó để tìm chiều cao cực đại.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Câu 1 nêm được giữ chặt mà. Bạn không tự làm được câu 1 không thể hiểu được câu 2 đâu.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Vận tốc tối đa là khi thế năng của nó thấp nhất, vì khi đó toàn bộ thế năng đã chuyển thành động năng bạn ạ. Mà bài này, vị trí thấp nhất là???
 
  • Like
Reactions: thanhz2011

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Ý bạn là hỏi câu b à?

Vận tốc theo phương Ox so với nêm = 0, vì trên điểm cao nhất của nêm 2, vách nó thẳng đứng bạn ạ.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
1111945f6.jpg

Bạn chịu khó thức khuya để hỏi thì mình cũng sẽ cố giải thích vậy.

Đây là mình đang nói đối với nêm nhé. Tại vị trí bên dưới, vecto vận tốc của vật có phương thế, có thể tách thành 2 thành phần được. Vy và Vx.

Còn tại vị trí cao nhất, vât chỉ có thể chạy thẳng lên, vecto vận tốc của nó đối với nêm tất nhiên chỉ có Vy.

Mình chỉ xét Vy vì tính chiều cao thì không cần xét tới Vx so với đất bạn.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình chưa hiểu rõ ý hiểu của bạn lắm. Vât so với mặt đất thì là ném xiên, so với nêm 2 thì là ném thẳng lên với Vy.

Tại mình thấy tính chiều cao cực đại chỉ cần Vy thôi vì Vx (cùng chuyển động với nêm) không ảnh hưởng gì nên không xét vào.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Uhm, nếu có trao đổi gì nữa về bài này bạn vào hồ sơ của mình trao đổi cho thoải mái.
 

thanhz2011

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng ba 2017
35
0
1
22
ý mình là:vật cđg từ nêm 2-->1 ,mà nêm 1 là 1 tam giác vuông nên V sẽ song song vs cạnh huyền, vả lại ném xiên và ném thg đứng theo mình có bản chất khác nhau hoàn toàn mà??
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Haha, bạn bị cái hình vẽ lừa rồi. Đề ghi vật xuất phát ờ nêm 1.

Ném xiên với vận tốc V và góc a có thể phân tích thành 2 thành phần Vx và Vy

Trong đó Vx = V.cosa. ảnh hưởn đến tầm xa L.

Vy = V.sina ảnh hưởng đến tầm cao H.

Ở đây đề yêu cầu tính chiều cao cực đại, tức bảo tính H, mà mình đã có Vy nên mình không cần truy ra V và a.

Đó là ý tưởng của mình.
 
Last edited:
Top Bottom