Sử 11 [Lịch Sử 11] Thực Dân Anh

A

anhnd1102

Đế quốc Anh (Tiếng Anh: British Empire) bao gồm những lãnh thổ tự trị, những thuộc địa, những quốc gia tự trị và nhiều lãnh thổ khác được điều hành và quản lý bởi liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đế quốc Anh khởi nguồn với những thuộc địa ngoại quốc và cảng giao thương được thành lập bởi Anh cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17.
Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, Thực dân Anh là siêu cường hàng đầu trên thế giới.[1] Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới lúc đó[2] và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu.[3] Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".
Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá trình đó đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc thực dân này dành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á.[4] Những cuộc chiến tranh với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đã giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của Anh (và cả Pháp[5]) bị hạn chế ở châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.[6][7] Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đã giáng một đòn mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đã tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ý của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của Napoléon Bonaparte năm 1815, Anh Quốc đã tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.
Sự phát triển lớn mạnh của Đức và Hoa Kỳ đã làm sói mòi sự dẫn đầu về kinh tế của Anh Quốc cuối thế kỷ 19. Sau đó những căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Đức và Anh là những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Anh Quốc phải dựa chủ yếu vào đế chế của mình. Cuộc chiến đã tạo ra những khó khăn về tài chính cho Anh Quốc, và dù đế quốc Anh đã đạt được sự mở rộng lãnh thổ lớn nhất sau cuộc chiến, nhưng Anh Quốc không còn là một cường quốc số một về quân sự và công nghiệp. Chiến tranh thế giới lần hai chứng kiến việc các thuộc địa Anh ở Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm tổn thương uy tín của Anh Quốc và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của đế chế này. Trong vòng hai năm cuối cuộc chiến, Anh Quốc phải trao quyền độc lập cho thuộc địa đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ.
Trong những năm còn lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh dành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lãnh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lý của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lãnh thổ hải ngoại Anh Quốc.


390px-BritishEmpire1919.png
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Tại sao anh lại là thực dân giành được nhiều thuộc địa nhất?

vì nước Anh tiến hành cách mạng tư sản và chuyển mình sang chủ nghĩa tư bản sớm hơn các nước châu Âu còn lại. Các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có sớm thuộc địa, nhưng vì nội bộ triều đình lục đục và luôn có chiến tranh (lớn nhất là chiến tranh Bồ - Maroc thời Sebastian, 1578 và quân Tây Ban Nha xâm chiếm Bồ đào Nha một thời gian khá dài) và lực lượng cư dân mỏng nên không đủ sức giữ hết các thuộc địa, nhất là các thuộc địa xa chính quốc đến hàng nghìn km về phương Đông.
Anh lợi dụng mâu thuẫn giữa các cựu đế quốc, hơn nữa chính quyền nước này (từ thời Elizabeth I trở đi) chủ trương phát triển mạnh ngoại thương để phục vụ nhu cầu của quý tộc mới, dân số gia tăng chóng mặt (sức ép gia tăng dân cư) nên tìm mọi cách xâm lấn các "vùng đất mới" (chủ yếu là đất chưa khai phá do ít dân cư) để phục vụ sự phát triển của quốc gia. Anh thấy nhiều vùng đất xa chính quốc, ít dân nên đánh lấy trước như vùng Canada, một phần lớn Bắc Mĩ (tức nước Mĩ ngày nay). Ở châu Phi là vùng đất rộng lớn, dân cư bản địa không đông và nhiều hương liệu (nhất là khu vực xích đạo, Đông Phi) nên Anh dùng thủ đoạn dụ dỗ và hăm dọa vũ lực, kết quả là chúng có được đất đai rộng lớn. Anh cũng tiến hành chiến tranh với nhà nước phong kiến Myanmar để chiếm lấy đất này, gây chiến với Pháp để chiếm lấy Ấn Độ.....
 
Top Bottom