|Văn 8| Lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó...

K

kellyvilbin_96pzo

Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:

Thành ngữ: Một đập ăn quan - hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.
Trích bài thơ "Chơi Ô ăn quan" của Lữ Huy Nguyên:
Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế...
Tán bàng nghiêng bóng xanh...
Trích bài thơ "Thời gian trắng" của Xuân Quỳnh:
Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...

FOREVER LOVE 8a1 - THCS NGUYỄN DU - BÌNH PHƯỚC
for_ever_and_ever29101996@yahoo.com
 
D

danghoangyennhi1998

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Trong số đó có trò chơi kéo co là trò chơi dân gian thông dụng nhất.
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được
Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 
D

danghoangyennhi1998

Mình post típ bài khác nà!!!!!!!!!
Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã , một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng ta.

Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ; không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.

Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:

- vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.
- cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.
- cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm.
- đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào.
- dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ phần gấp đó cho đến khi khô.
- dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.
- dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung.
- dán hai dải đuôi vào phía đuôi.

Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta.


Theo mình thì đó là những ý bạn nên đưa vào bài thuyết minh của mình. Chúc bạn thành công.
 
D

danghoangyennhi1998

Không rõ từ bao giờ, trò chơi dân gian được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa mỗi người.

Nhắc tới trò chơi dân gian, có lẽ trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất bởi đối với các em cuộc sống không thể thiếu những trò chơi. Ta vẫn hình dung tới hình ảnh bọn trẻ hay tụm năm tụm ba dưới gốc cây đa, trong sân đình hay ngoài triền đê để chơi trò trốn tìm, chơi bi, trận giả, rồng rắn lên mây... Đôi khi, chỉ với những hòn sỏi, que tre, quả bòng, cỏ bông lau... mà tạo nên những trò chơi thật thú vị và không kém phần hồi hộp
_______________Chơi chuyền_______________
Trong trò chơi của trẻ em, bao giờ cũng đi kèm với những bài đồng dao trong sáng, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Trẻ vừa chơi vừa hát theo câu ca, càng làm không khí của trò chơi thêm sôi nổi, náo nhiệt.

Đó là những câu ca trong trò Nu na nu nống, đám trẻ ngồi dàn thành hàng ngang hai chân duỗi ra phía trước. Một em lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ của bài hát: Nu na nu nống/ Cái trống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ khoai chấm mật/ Phật ngồi phật khóc/ Con cóc nhảy ra/ Con gà ú ụ/ Bà mụ thổi xôi/ Nhà tôi nấu chè/ Tè he chân rụt. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì em đó phải rụt nhanh, nếu không thì thua cuộc và phải chịu phạt như nhảy lò cò hay trồng cây chuối..
._______________Ô ăn quan_______________
Hay như trong trò Rồng rắn lên mây, bọn trẻ xếp hàng một, tay đứa sau nắm vạt áo đứa trước rồi tất cả lượn đi lượn lại như con rắn và bắt đầu hát: Rồng rắn lên mây/Có cây xúc xắc/Có nhà khiển binh/Hỏi thăm thầy thuốc/Có nhà hay không?

Còn trò Mèo đuổi chuột thì một em đóng làm mèo, một em đóng làm chuột còn tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay giơ cao quá đầu và hát: Mời bạn ra đây/Tay nắm chặt tay/ Đứng thành vòng rộng/ Chuột luồn lỗ hổng/ Mèo chạy đằng sau/ Thế rồi chú chuột/ Lại đóng vai mèo/ Co cẳng chạy theo/ Bác mèo hoá chuột.

Cứ thế, trò chơi càng trở nên cuốn hút và làm mọi người say mê bởi tính cộng đồng, yêu cầu xử lý nhanh nhạy, thông minh, vui nhộn.
_______________Rồng rắn lên mây_______________
Trò chơi dân gian không chỉ có những trò chơi phải vận động nhiều như: nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy ngựa... mà còn có rất nhiều trò đòi hỏi sự khéo léo như: đánh chuyền, đá cầu, bắn bi, thả diều..., sự dẻo dai như trong trò lộn cầu vồng, nhảy song phi... hay rèn luyện khả năng phán đoán, tính toán chính xác qua trò ô ăn quan, cơm canh rau muống... Có thể nói, mỗi trò chơi dân gian lại mang một sắc thái riêng, phù hợp với từng sở thích, tính cách khác nhau của mỗi người. Do vậy, trẻ em chơi suốt ngày cũng không thấy cháN
Với trẻ em, ngày Tết Trung thu cũng là một dịp để được tham gia vào những trò chơi dân gian. Vào đêm rằm Trung thu thì không gì sánh bằng trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn ***g, đèn cá chép... đẹp lộng lẫy và vô cùng huyền ảo. Đặc biệt nhất vẫn là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và vật lung linh. Còn vào ngày Tết Nguyên đán, trẻ em cũng được tham gia cùng người lớn các trò chơi dân gian khác như: nổ pháo đất, chọi gà,...

Có thể nói, trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện một nền văn hoá độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước
 
B

babie_98

có ai biết thuyết minh về một món ăn dân tộc được không?
(món ăn nào cũng được)
 
T

thongoc_97977

tham khảo nhé!
Thuyết minh về món ăn (Bánh chưng)


Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…
Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.
Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
 
T

thienprovip811998

hahahahh hay lam day thanks minh cai nha thiet do xin nho` nhan thank thi nguoi do la nguoi pr0
 
S

sorycass

Giúp em làm bài lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về trò chơi thả diều :(:(
Giúp em với ạ,mai em phải nộp rồi :):)

Chú ý viết tiếng việt có dấu trong bài viết
Đã sửa.Thân!
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Giúp em làm bài lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về trò chơi thả diều :(:(
Giúp em với ạ,mai em phải nộp rồi :):)
a. Mở bài: Giới thiệu chung về trò chơi thả diều
b. Thân bài: Thuyết minh cụ thể hơn về thú chơi diều:
- Vẻ gợi cảm của cánh diều
- Âm thanh trầm bổng, vi vu của
tiếng sáo diều
- Ý nghĩa của trò chơi thả diều.
c. Kết bài: Nét đặc sắc của trò chơi thả diều trong văn hoá vùng Nam Á
 
Last edited by a moderator:
Z

zingmeskygarden

Dàn bài:

MB: Giới thiệu khái quát về trò chơi kéo co

Tb:
- Trò chơi ấy hiện diện trong dân gian ntn?
+ Là một trò chơi dân gian, nên nó được ra đời và tồn tại nhiều trong nhân dân.
+ được trẻ em chơi là phổ biến nhưng vẫn được người lớn chơi nhiều trong các ngày lễ.
- Giới thiệu rõ hơn về trò chơi:
+ Kéo co : chia ra thành 2 nhóm, mỗi bên có thể có 1 hoặc nhiều hơn , dùng sức mạnh để kéo đội khác ngã.
trong các cuộc thi lướn thì dùng dây thừng làm công cụ hỗ trợ để 2 đội kéo.
trong trường hợp chơi giải trí trong trẻ em thì có thể có dây thừng hoặc là dùng tay, vòng qua nhau.
+ Các thành viên trong mỗi đội chơi: là những người có sức khỏe. Có thể là nam hoặc nữ.
+ có 1 cái mốc giữa 2 đội để xác định xem đội nào thắng: có thể dùng dây đỏ buộc vào dây, và có sự quan sát của trọng tài.
+ Để cỗ vũ cho 2 đội chơi thì những người cỗ vũ bên ngoài sẽ la hét , cổ vũ thật nhiều để ủng hộ tinh thần cho mỗi đội. <cái này nói sơ qua, tạo không khí ^^)
+ Khung cảnh chơi: là ở bãi đất rộng, đất ko lầy lội, để cho 2 đội chơi có thể thi đấu tốt nhất.
- Lịch sử hình thành của nó: trong dân gian < tìm hiểu thêm >
- Ảnh hưởng của trò chơi đến tinh thần và sức khỏe mỗi tham gia.
+ Đem lại sự thư giãn cho những người xem
+ Đem lại sức khỏe hơn cho người chơi.
- Ảnh hưởng của trò chơi đối với ngời dân Việt nam: là 1 trò chơi mà được nhiều người dân Việt yêu mến,....
- Ngày nay nó có còn tồn tại nhiều và sôi động như xưa hay không?
- Nếu ko thì làm cách nào để nó vẫn giữ được là một trò chơi dân gian, phổ biến, là món ăn tinh thân cho mỗi người dân Việt.
....

Kb: chốt lại vấn đề, suy nghĩ của em.[/COLOR][/FONT][/B][/I]
 
Top Bottom