Mã Giám Sinh mua Kiều..Giúp mình với

0

0912592111

câu hỏi nè mấy bạn:

1.Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của MGS.
2.Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều?
3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích.

Giúp mình cái nha.
 
N

ngocthinhdan

1/ Chân tướng của Mã giám sinh :
Xuất hiện trong vai một chàng sinh viên đi lấy vợ lẻ. Mã giám sinh đến nhà Kiều đển dạm hỏi Kiều qua lễ “vấn danh”. Hắn là người phương xa, cả quê quán, lí lịch đều không rõ ràng. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng hình thức diện mạo vẫn như trai lơ, bảnh chọe (Quá niên tạc ngoại tứ tuần. Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao).
Ngoài ra còn có một đám tôi tớ lao xao nhâng nháo đi theo. Tất cả đều được mời vào nhà một cách trang trọng . Thế nhưng ngay từ phút đầu tiên, Mã đã không dấu được bộ mặt thật của mình. Đặc biệ với cử chỉ thô lỗ, không văn hoá “Ghế trên ngồi tót sổ sàng”. Chỉ với từ “ngồi tót, tác giả đã vạch mặt gã cho mọi người thấy rõ đó không phải là “giám sinh” gì cả mà chỉ là một tên vô học, thiếu lịch sự, thiếu văn hoá, một tên con buôn đúng nghĩa “buôn thịt bán người” .
Tiếp đến là cách Mã nhìn, ngắm Kiều. Không phải là cách thức, tâm trạng của người đi “xem mặt vợ” mà là cách nhìn, xem xét và đánh giá một một mòn hàng “đặc biệt”. Hắn đã “đắn đo cân sắc cân tài. Ép cung đàn nguyệt, thử bài quạt thơ”. Hắn đã nhấc lên, đặt xuống, xoay sở đủ điều với Thuý Kiều. Khi đã tạm hài lòng với “món hàng”, Mã lại che đậy bản chất của mình bằng những lời khách sáo, mỹ miều, giả dối:
“Rằng mua ngọc đến Lam Kiều. Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”
Nhưng nói là nói vậy chứ không phải vậy. Bởi ngay sau đó gã lại bộc lộ tính “con buôn” của mình bằng cách thức “mua bán”, thách giá – trả giá như ngoài chợ trước “món hàng”
“Cò kè bớt một thêm hai. Giờ lâu ngả giá vàng ngoài bốn trăm”. Trong khi người ra giá (mụ mối) “ thách” đến “ Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” (!!)
Lúc này Mã giám sinh đã hiện nguyên hình là một “con buôn thứ thiệt”, ghê tởm và đê tiện.

2/ Tâm trạng đau thương tủi hổ của Kiều:
Trong đoạn này, nếu hình ảnh Mã giám sinh càng xấu xa, đê tiện bao nhiêu thì hình ảnh Kiều càng tội nghiệp bấy nhiêu.
Là một tiểu thư đài các “phong lưu rất mực hồng quần”. Kiều đang sống yên vui trong cảnh “Êm đềm trướng rũ màn che” , lại đang say men hạnh phúc với mối tình đầu vừa chớm nở, trong sạch nhưng cũng nồng ấm và mãnh liệt thì tai hoạ bất ngờ đổ xuống biến nàng thành món hàng cho bọn “buôn người” trao tay “cò kè bớt một thêm hai” mua bàn, bán mua. Vốn là một người con gái thông minh và nhạy cảm, kiều cảm nhận rất sâu sắc tình cảnh của mình trong lúc này là đáng hổ thẹn , nhục nhã tột cùng.
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà. Thềm hoa một bước lệ sa mấy hàng.
Ngại ngùng rợn gió e sương. Nhìn hoa thẹn bóng, soi guơng mặt dầy”
Trong màn kịch “lễ vấn danh” , dưới tay đạo diễn của mụ mối. Kiều đã nhất cử nhất động làm theo : đánh đàn, làm thơ như những việc làm máy móc, vô cảm , trơ lì chịu đựng, đành chấp nhận tất cả, miễn sao đạt được mục đích là “có tiền” đễ chuộc cha và em ra khỏi vòng lao lý, để gia đình không tan nát. Với dáng vẻ “Nét buồn như cúc, dáng gầy như mai”, hình ảnh của Kiều hiện ra thật đáng thương, tội nghiệp. Tuy nín lặng rất mực nhưng cô gái nàuy đã không sao giấu được nỗi niềm cay đắng , xót xa và tủi nhục tột bực của mình.

Qua đoạn trích này ta càng thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua thái độ đau đớn, xót xa trước thực trạng thân phận và nhân phẩm con người, cụ thể ở đây là Kiều, bị chà đạp, bị hạ thấp. Ngòi bút bất bình của tác giả phẩn nộ trong từng câu, từng chữ khi phải nói đến tên “buôn nguời” Mã giám sinh. Cũng có thể nói đây là một lời tố cáo thực trạng xã hội xấu xa, lời lên án thế lực đồng tiền thật mạnh mẽ.
 
T

thanmattroi95

Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý m** mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy nhiên, ca7u thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể.
Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn l\không thứ tự: tớ thầy cùng nói, không ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ trọn vẹn.
thấy hay thì thanks nhé
 
V

vampire_knight_1710

1.Những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của MGS:
_Về ngoại hình:mày râu nhẵn nhuị áo quần bảnh bao
_Cử chỉ,hành động,cách nói năng:đắn đo cân sắc cân tài,cò kè bớt 1 thêm hai
_Tính cách: xem con người như 1 món hàng để ngã giá
2.Hình ảnh Thuý Kiều
Tình cảnh tội nghiệp: phải hy sinh tình cảm của mình.Kiều là 1 người tài sắc nhưng phải chịu cảm giác đau đớn khi trở thành 1 món hàng để người khác mua bán
3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích: ông đã cảm thương cho số phận của con người bị chà đạp.Ông lên án thế lực phong kiến đen tối đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn
 
K

khangkhahaohjhjhj

hix_hix có bạn nào giúp mình hum bà cô ác wa' hà kêu mình làm 1 bài văn viết về tâm trạng của Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều y là người hàng xóm chứng kiến hoặc giả làm nhân va kiều cũng được
 
M

meocon2x

câu hỏi nè mấy bạn:

1.Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của MGS.
2.Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều?
3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích.

Giúp mình cái nha.
mã giám sing; tuổi đã tứ tuần nhưng , mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, cho thấy mã ghiám sinh là tay làng chơi có tiếng hơn thế nữa dù tuổi đã ngã ngũ nhưng mã giám sinh lại có 1 bộ dạng như chàng trai thanh niên trai tráng điều này càng chứng tỏ mã giám sinh rất độ địa và có tâm hồn quỷ dữ.
tính cách; kì kèo, ghế trên ngồi toát phủ phàng: cho thấy mã giám sinh là kẻ vô học, không có chút ý thức và văn hoá, hơn thế nữa mã giám sinh luôn trả giá điều này càng thấy rõ bản chất con buôn của mã giám sinh
2: thuý kiều : là hình tượng liễu yếu đào thơ, mong manh và đang buồn trong thất vọng, nàng vô cùng vui sướng khi biết có người đến chuộc thân=>> tâm hồn ngây thơ của thuý kiều , nàng ngây thơ 1 cách đáng trách khi tin tưởng tuyệt đối vào mã giám sinh
3. nguyễn du vô cùng nhân đạo khi cho thuý kiều được mã giám sinh chuộc về nhưng ông không để cho mã giám sinh vùi hoa dập liễu , ông vẫn cho kiều sống cuộc sống tự do như xưa , không phải chịu khổ đau và cô dơn như lúc ở lầu xanh
 
Top Bottom