[Ngữ văn 8] tức nước vỡ bờ

N

nhok_kjno

Last edited by a moderator:
O

omega619dragon

Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - Hiểu văn bản
Đọc: Cần làm rõ không khí truyện hồi hộp khẩn trương căng thẳng.
Chị Dậu: Đoạn 1 đọc giọng dịu dàng, ân cần. Đoạn 2 giọng lúc đầu tha thiết nài nỉ van xin, về sau giọng thách thức căm giận .
- Cai lệ : Giọng hống hách, dữ tợn.

Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Chị Dậu chăm sóc chồng
*Hoàn cảnh gia đình:
- Nghèo "Nhất nhì trong hạng cùng đinh"
- Thiếu tiền nộp sưu cho em chồng(đã chết năm ngoái).
- Bán con, bán chó, bán cả gánh khoai cuối cùng mới đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu .
- Anh Dậu được khiêng về, mới tỉnh, có nguy cơ bị bắt trói lại
Khốn khổ, khó khăn và bế tắc vô cùng.
Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Chị Dậu chăm sóc chồng
*Cảnh chăm sóc chồng:
+ "Cháo chín.ngả mâm bát múc ra la liệt.quạt cho chóng nguội ".
+ "Chị Dậu rón rén bưng.chỗ chồng nằm: - Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột".
+ ".ngồi xuống. có ý chờ.ăn có ngon miệng không".
Người phụ nữ dịu dàng, người vợ đảm đang, rất mực thương yêu chồng.
* Cai lệ
* Chị Dậu
- Tình cảnh: Thiếu sưu thuế
-Run run: "Nhà cháu..khất"
- Tha thiết: "********.lại"
- Túm tóc lẳng.nhào ra thềm
Tức nước vỡ bờ- Có áp bức có đấu tranh.
Người phụ nữ có sức sống mạnh mẽ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Nhiệm vụ: Tróc lã sưu thuế.
.Sầm sập tiến vào.Gõ.thét
- Trợn ngược hai mắt.quát.
- Giọng hầm hè.giật phắt cái thừng.chạy .anh Dậu
-Xám mặt: "Cháu van ông."
- Bịch.Chị Dậu mấy bịch.
- Liều cự lại: "Chồng tôi.ông"
- Nghiến răng: "Mày.bà.xem"
- Túm lấy cổ.ấn dúi ra cửa
- Tát. chị.nhảy vào anh Dậu
- Ngã . miệng nham nham thét
Kẻ hống hách thô bạo không có nhân tính
Xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn ác vô nhân đạo.
2 - Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung
*Nghệ thuật
* Nội dung
- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Xong
:khi (189): :khi (189): :khi (189): :khi (189): :khi (189):
Nhớ cảm ơn mình nha.:Mloa_loa:
:M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012::M012:
 
C

congchuabuongbinh201_166

Anh Dậu ngất xỉu ở ngoài đình thì không có đủ tiền nộp sưu. Và rồi người ta cõng anh một cái xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Chị Dậu được một bà lão hàng xóm cho chị một bát gạo nấu cháo cho anh Dậu ăn để lấy lại sức rồi tính chuyện chạy trốn. Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số tiền sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị, nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ khôngnghe lời van xin của chị, hắn đánh chị và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để trói. Chị liều mạng cự lại đánh tên cai lệ với cơn giận không nguôi "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mái thế, tôi không chịu được..." Sức mạnh của tình thương yêu, lòng căm thù đã tiếp thêm nghị lực để cho chị chiến thắng kẻ thù.
 
M

mi.1310

Tóm tắt :
- Chuyện xảy ra ở làng Đông Xá, vào mùa sưu thuế, anh Dậu đượn trả từ đình về như một cái xác không hồn sau khi bị đáh trói vì không nộp tiền sưu. Chị Dậu thấy vậy, vội vã đưõ lấy chồng và nấu cháo cho anh, nhưng anh chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xồng xộc xông vào đòi tiền sưu. Lúc đầu, chị Dậu nhẫn nhục xin khất nhưng cai lệ không những không nghe mà còn dọa đánh trói anh Dậu. Không thể nhịn thêm, chị Dậu liều mạng cự lại. Tức điên, tên cai lệ đánh chị và sấn đến đòi trói anh Dậu. Sự tức giận đã lên tới đỉnh điểm, chị Dậu không chỉ cự lại bằng lời lẽ đanh thép mà còn bằng những hành động quyết liệt. Cuối cùng, tên cai lệ thất bại thảm hại.
 
T

thedarkmoon

1/ KHI BỌN TAY SAI XÔNG VÀO NHÀ CHỊ DẬU, TÌNH THẾ CỦA CHỊ NHƯ THẾ NÀO ?

- Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu , bọn chúng hăm he đòi bắt chồng chị Dậu làm thịt thui. Lúc đầu, chi Dậu còn van xin, nài nỉ bằng danh xưng cháu . Lúc sau, bọn chúng chửi chị ghê quá, chị chửi lại: ********, Đ... ********, ..... rồi chị cũng phải xưng bằng tôi. Lần cuối, bọn cai lệ dám sờ lên mặt chị Dậu, chị Dậu khùng lên, núm lấy cổ hắn, chị tung môn Karate (môn mà chị học lén từ Sư Phụ). Chị đá một cái, bọn chúng bay vèo ra cửa. Lúc đó chị đã đổi danh xưng bằng mày với tao .

2/ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CAI LỆ. EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ TÍNH CÁCH CỦA NHÂN VẬT NÀY VÀ VỀ SỰ MIÊU TẢ CỦA TÁC GIẢ?

- Nhân vật cai lệ có chức danh: Những tên xã hội đen của làng Đông Xá . Bọn cai lệ ở làng Đông Xá với vai trò kiến mony cho ông Đại. Hắn và tên người nhà Lí Đực xông vào nhà anh Dậu với ý định :

_Một là bắt anh Dậu về để làm thịt thui.

_Hai là kiếm girl friend là chị Dậu.

_Ba là thu thuế cho ông Đại.

(VÌ SAO HẮN CHỈ LÀ MỘT TÊN TAY SAI MẠT HẠNG LẠI CÓ QUYỀN DÁNH TRÓI NGƯỜI VÔ TỘI ?)

Hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ , vì ..... vì bọn chúng chua muốn sử dụng tuyệt chiêu Cửu Âm Thập Cẩm Chưởng của mình , bọn chúng muốn bắt sống nhân dân để làm Osin cho bọn chúng.

(QUA ĐÓ EM HIỂU GÌ VỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI?)

_ Qua đó em nghĩ xã hội đương thời có quá nhiêu cao thủ Võ Lâm , nên chết bớt đi cho rộng chỗ .

(EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT CỦA TÁC GIẢ)

_ Tác giả khắc họa nhân vật quá đẹp

3/ THEO EM SỰ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA CHỊ DẬU CÓ ĐƯỢC MIÊU TẢ CHÂN THỰC KHÔNG?

_ Miêu tả chị Dậu rất chân thực và hợp lí .

(QUA ĐOẠN TRÍCH EM NHÂN XÉT VỀ TÍNH CÁCH CỦA CHI RA SAO?)

_ qua đoạn trích em có nhận xét về tính cách của chị Dậu như sau :

_ Chị Dậu là một người sống ngầm, vì khi gặp đúng lúc chồng mình bị bắt bỏ bú thì mới giở võ ra. Chị còn là người có trí nhớ siêu phàm, vì khi thấy Sư Phụ luyện Karate, một lần thì đã nhớ tuốt .


4/ EM HIỂU THẾ NÀO VỀ NHAN ĐỀ TỨC NƯỚC VỠ BỜ ĐẶT CHO ĐOẠN TRÍCH ? THEO EM ĐẶT TÊN NHƯ VẬY CÓ THỎA ĐÁNG KHÔNG? VÌ SAO?

_ Nhan đề Tức nước vỡ bờ ý nói lên sự tức giận của nhân dân , nhưng giận đến 1 lúc nào đó rồi cũng phải bộc phát như câu tục ngữ :

Con giun xéo lắm cũng Die.

5/HÃY CHỨNG MINH NHẬN XÉT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC VŨ NGỌC PHAN : CÁI ĐOẠN ĐÁNH NHAU VỚI TÊN CAI LỆ LÀ MỘT ĐOẠN TUYỆT KHÉO

_ Cái chữ tuyệt khéo của thằng cha Vũ Ngọc Phan ý nói chị Dậu đánh Karate đẹp thôi đó mờ, hay là ổng kết chị Dậu rồi hay sao ấy, như vậy ổng mới khen tuyệt khéo chứ .

6/NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN CHO RẰNG, VỚI TÁC PHẨM TẮT ĐÈN , NGHO TẤT TỐ ĐÃ XÚI NGƯỜI NÔNG DÂN NỖI LOẠN. EM HIỂU THẾ NÀO VỀ NHẬN XÉT ĐÓ ? QUA ĐOẠN TRÍCH TỨC NƯỚC VỠ BỜ, HÃY LÀM SÁNG RÕ Ý KIẾN CỦA NGUYỄN TUÂN .

_Thằng cha Ngô Tất Tố xúi người nông dân nổi loạn kệ cha ổng ........... Miễn đừng xúi em là được rồi .
Tôi đã đọc qua bài bạn vừa trích dẫn rồi.Đây không phải bài mà bạn làm cũng không nên đữa những thứ vô bổ vớ vẩn này vào trong 1 topic học tập đc.
The Dark Moon:)
 
T

tunkute123

Chị Dậu phải “ dứt tình” bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cao cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng ném trả anh cho chị Dậu trong tình trạng “ thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Lúc đầu chị Dậu còn cố van nài, nhưng đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ “ tức nước vỡ bờ”, chị đã chống cự lại. Sức mạnh của lòng căm thù, tình thương yêu chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực để chị chiến thắng kẻ thù.


 
P

p3b3o_091098

Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - Hiểu văn bản
Đọc: Cần làm rõ không khí truyện hồi hộp khẩn trương căng thẳng.
Chị Dậu: Đoạn 1 đọc giọng dịu dàng, ân cần. Đoạn 2 giọng lúc đầu tha thiết nài nỉ van xin, về sau giọng thách thức căm giận .
- Cai lệ : Giọng hống hách, dữ tợn.

Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Chị Dậu chăm sóc chồng
*Hoàn cảnh gia đình:
- Nghèo "Nhất nhì trong hạng cùng đinh"
- Thiếu tiền nộp sưu cho em chồng(đã chết năm ngoái).
- Bán con, bán chó, bán cả gánh khoai cuối cùng mới đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu .
- Anh Dậu được khiêng về, mới tỉnh, có nguy cơ bị bắt trói lại
Khốn khổ, khó khăn và bế tắc vô cùng.
Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Chị Dậu chăm sóc chồng
*Cảnh chăm sóc chồng:
+ "Cháo chín.ngả mâm bát múc ra la liệt.quạt cho chóng nguội ".
+ "Chị Dậu rón rén bưng.chỗ chồng nằm: - Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột".
+ ".ngồi xuống. có ý chờ.ăn có ngon miệng không".
Người phụ nữ dịu dàng, người vợ đảm đang, rất mực thương yêu chồng.
* Cai lệ
* Chị Dậu
- Tình cảnh: Thiếu sưu thuế
-Run run: "Nhà cháu..khất"
- Tha thiết: "********.lại"
- Túm tóc lẳng.nhào ra thềm
Tức nước vỡ bờ- Có áp bức có đấu tranh.
Người phụ nữ có sức sống mạnh mẽ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Nhiệm vụ: Tróc lã sưu thuế.
.Sầm sập tiến vào.Gõ.thét
- Trợn ngược hai mắt.quát.
- Giọng hầm hè.giật phắt cái thừng.chạy .anh Dậu
-Xám mặt: "Cháu van ông."
- Bịch.Chị Dậu mấy bịch.
- Liều cự lại: "Chồng tôi.ông"
- Nghiến răng: "Mày.bà.xem"
- Túm lấy cổ.ấn dúi ra cửa
- Tát. chị.nhảy vào anh Dậu
- Ngã . miệng nham nham thét
Kẻ hống hách thô bạo không có nhân tính
Xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn ác vô nhân đạo.
2 - Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
Ngữ văn - Tiết 9
Văn bản : Tức nước vỡ bờ ( Trích: Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung
*Nghệ thuật
* Nội dung
- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Nguồn: Học mãi
3/Kết bài
NGô Tất Tố đã góp phần vào văn học hiện thức nước nhà về một xã hội cực đoan khi đồng tiên bị được đẩy lên tất cả để áp bức nông dân . Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn, khi sự chèn ép đẩy lên cao độ, người thân họ được đặt ở nơi sự sống cái chết mong manh thì người nông dân thấp cổ bé họng quyết phá tan cường quyền để bảo vệ họ
 
A

anhthu_98

ai co the giup m vs.tk nhiu
viet doan van dien dich trinh bay luan diem vb tuc nuoc vo bo da phan anh sau sac cuoc song co cuc cua nguoi nong dan truoc cach mang t8 nam 1945
 
K

khoctrongmua1999

bạn tham khảo nha hjhj

Bỗng dưng mấy hôm nay tôi chợt nhớ đến đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ (được trích từ quyển tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Việt Nữ vào năm 1937) mà tôi đã được học hồi năm lớp Chín, bậc phổ thông. Dẫu đã hơn hai mươi năm trôi qua rồi, mà đoạn trích ấy, và cả tác phẩm ấy, như vẫn còn hằn sâu trong tâm trí tôi.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại nhớ đến đoạn trích này. Đọc và xem tin về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tôi đã thấy đau và thấy xót lắm. Ngoài lý do đó, còn có một lý do khác có liên quan đến ký ức – ký ức của tôi về một người thầy. Đó là ông thầy dạy Văn năm lớp Chín phổ thông của tôi. Tôi là thằng học trò cưng của thầy. Không có lần phát bài luận văn nào mà thầy lại không giữ bài của tôi lại để đọc cho cả lớp cùng nghe, với một giọng điệu vừa tự hào, vừa rất đỗi trìu mến. Thầy luôn cho các bài luận của tôi chín điểm và thầy nói thầy chẳng cho ai mười điểm bao giờ, trong suốt cuộc đời đi dạy học của thầy.

Đã có nhiều lần phát bài như thế trong suốt một năm học, nhưng tôi nhớ rõ nhất là ngày phát bài luận với chủ đề “Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn Tức Nước Vỡ Bờ”. Đọc bài của tôi, mắt thầy ngân ngấn nước, giọng thầy hơi rung. Thầy nói phân tích của tôi đã chạm được vào trái tim của người đọc, làm họ cảm thấy thương nhân vật chị Dậu này quá. Thương và tội cho chị. Tội chung cho cả những người nông dân Việt Nam của đầu thế kỷ hai mươi.

Nhớ lại, đúng là tội thật. Bọn cường hào, ác bá ngày đó lộng hành quá, chúng hạch sách, sách nhiễu người dân đủ điều. Sưu cao thuế nặng và bao nhiêu thứ oan khiên khác cứ mặc tình mà đổ xuống đầu những người nông dân hiền lành, chất phác, và nghèo đến cực cùng. Ca dao Việt Nam có câu:

Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Không có gì ******** hơn và đáng lên án hơn khi mà chính chúng - những tên quan tham ô lại - thay vì làm nhiệm vụ “dân chi phụ mẫu” (đối xử với dân như bậc cha mẹ lo cho con cái) thì chúng lại lợi dụng chức quyền của mình để bòn rút những đồng tiền vốn đã còm cõi của những người nông dân chân lấm, tay bùn, suốt tháng quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất.

Cướp! Chúng cướp hết! Bằng đủ mọi hình thức. Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán tất cả mọi thứ mới đủ nộp suất thuế thân cho chồng, lại bị chúng buộc đóng thêm suất thuế cho người chết. Chết rồi mà vẫn phải đóng thuế! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo. Chị quay về mái nhà tranh nhìn người chồng đã bị bọn chúng đánh đập dã man đến mang bệnh mà cảm thấy bất lực, không biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời mình.

Và đấy là đoạn mà giọng thầy đã nghẹn lại, gần như khóc: Đến người bệnh chúng cũng chẳng tha, nhà chị đã trống quơ, trống hoác, chẳng còn lại gì, mà một lũ ác ôn đầu trâu, mặt ngựa vẫn cứ nhất quyết xông vào để vơ vét. Cái hình ảnh cả một bọn cai lệ hung hãn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một chị nông dân cô lẻ đã làm bật lên những tiếng thét gào cùng cực cho những phận người quá rẻ rúng, đã trót sống phải nhằm thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường quyền gian ác cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại.

Con giun xéo mãi cũng quằn. “Tức nước” ắt “vỡ bờ”. Người đàn bà lực điền ấy, cuối cùng, nghiến chặt hai hàm răng lại và bật lên tiếng thách thức đầy phẫn nộ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn giúi ra phía cửa. “Đó là một kết cuộc tất yếu cho mọi đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời này.” Tôi vẫn còn nhớ đó là câu nói sau cùng thầy nói trước khi trao trả bài luận viết lại cho tôi. Sự bất mãn và tức giận vẫn còn hằn sâu trên gương mặt thầy. Thầy tôi vốn nhân hậu. Thầy nói thầy không chịu đựng nỗi khi phải nghe, phải nhìn thấy cảnh con người cùng chung nguồn cội lại nỡ lòng nào ức hiếp lẫn nhau.

Lâu quá rồi tôi đã không còn biết tin gì về thầy nữa, không biết thầy còn sống hay đã chết. Lần gặp thầy lần cuối là một kỷ niệm buồn. Lần đó, tôi trở về thăm quê khi vừa hoàn thành xong chương trình đại học và trở thành một đồng nghiệp của thầy. Vừa bước vào một quán cà phê, tôi ngỡ ngàng nhận ra thầy đang ngồi ở một góc quán với một bàn vé số kế bên: thầy đang bán vé số. Trên người thầy vẫn là bộ quần áo thầy đã mặc khi đứng trên bục giảng hơn bảy năm về trước, giờ đây đã sờn vai, bạc màu. Thầy tôi đó sao? Tôi như không tin vào mắt mình. Chưa kịp bật lên hai tiếng “thầy ơi”, tôi đã bắt gặp ánh mắt thầy ngượng ngùng lẫn tránh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Một vài năm sau, tôi có việc gấp, phải rời quê hương.

Ngày ấy thầy có dạy chúng tôi: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mới mà mọi thứ đều là của chung, mọi thứ đều phải được sung vào công quĩ.” Nhớ lại lời thầy dạy, tôi bỗng đâm lo cho thầy: Không biết sau khi tôi đi rồi, cái bàn vé số kiếm sống qua ngày của thầy có được sung vào công quĩ không? Nếu có thì rồi thầy lấy gì mà sống. Càng nghĩ tôi càng đâm lo và tự trách mình đã không thể liên lạc được với thầy trong chừng ấy năm.

Đã hơn hai mươi năm qua trôi qua, bất chợt nhớ thầy, tôi lại nhớ về chị Dậu, nhớ về “Tức Nước Vỡ Bờ”.

Người ta nói: “Con người không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng nước chảy”. Câu ấy có nghĩa là lịch sử thường không lặp lại. Thế mà, sao tôi lại nhìn thấy bóng dáng của những người nông dân khốn khổ, đáng thương của một thế kỷ trước lại mơ hồ vương vất trên những cánh đồng hôm nay của Văn Giang, của những vùng đất trải dài từ Nam ra Bắc? Những oan hồn nào đã không thể siêu sinh? Định mệnh nào lại nghiệt ngã đến thế với những người con dân Việt?

Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một dòng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, còn ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của dòng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những gì thầy đã dạy: “Con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nhìn lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
 
D

doizai99

Tóm Tắt nè
Không khí ngột ngạt căng thẳng của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc hạng "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán cả con lẫn chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị lôi ra đình đánh cho một trận thừa sống, thiếu chết. Được bà hàng xóm cho ít gạo. Anh Dậu chưa kịp húp thì ten cai lệ và người nhà lí trưởng đã xồng xộc tiến vào thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Chị Dâu hết lời van xin năn nỉ nhưng cai lệ vẫn tiến tới toan đánh anh Dậu. Chị Dậu liều mình cự lại, ấn dúi ra cửa. Người nhà lí trưởng giơ gậy định đánh thì bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
 
D

doizai99

Về phía đầu làng, nghe có tiếng còi ô tô toe toẹ Rồi đến tù và tu tu đổ hồi. Rồi đến trống cáithong thả điểm từng tiếng một.Bà lão láng giềng lật đật chạy sang, hớt hơ hớt hải nói với chị Dậu.- Nhà bác chạy đủ sửu chưa?Chị Dậu vậm vội :- Thưa cụ, nhà cháu mới nộp một suất, còn một suất nữa ạ!- Sao lại phải đóng hai suất?- Thưa cụ, một suất của thầy con cháu và một suất của chú Hợi nó.- Anh Hợi chết rồi, còn phải đóng sưu nữa à?- Vâng, cháu thấy các ông ấy bảo chú nó chết dở năn tây, nên còn phải đóng xuất sưu nămnaỵ Nếu nó chết chẵn năm tây thì mới được trừ - ********! Người ta chết đã sắp giỗ đầu, anh em còn phải đóng đậy tiền sưu! Sao lại có lệthế nhỉ?Bây giờ nhà bác chưa có thì làm thế nào? Nghe như quan đã về đấy!- Phải, cháu cũng đoán chừng quan Phủ đã về. Nhưng không có tiền thì phải khất vậy. Cụbảo làm thế nào được?Bà lão ái ngại trở ra.Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt chochóngnguội.Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đưa nhau từ phía đầu làng đến đình.Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :- Bác trai đã khá rồi chứ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừngnhư vẫn mỏi mệt lắm- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, khôngcó, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấytháng cho hoàn hồn?- Vâng, cháu cũng đã nghỉ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húpcái đã.Nhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa keo vào rồi đấy!Rồi bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.Cháo đã hơi nguội.Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt.Chị Dậu đón dén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:- Thầy hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng haykhông.Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏngđầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng. Cai lệ và người nhà lý trưởng đãsầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.Gõ đầu roi xuống đất, Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ;- Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp nốt tiền sưu! Mau!Hoảng quá anh Dậu vội để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được một câu


gì. Người nhà lý trưởng cười cách mỉa mai:- Anh ta sắp phải gió như đêm qua đấy!Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu :- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy chị hãy nói với ông Cai, để ông ấy rađình kêu với quan cho! Chứ ông Lý tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nàonữa.Chị Dậu run run :- Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông Lý hãy chocháu khất...Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát;- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước, mà dám mở mồm xin khấtChị Dậu vẫn cố thiết tha :- ********! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lạiCai lệ vẫn giọng hằm hè :- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi àRồi hắn quay ra bảo anh người nhà Lý trưởng :- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia Người nhà Lýtrưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóngngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, Cai lệ giật phắt cái thừng trongtay anh này và chạy sầm sập đến chỗ Anh DậuChị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho- Tha này, tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu, mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh DậuHình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhẩy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến haihàm răng :- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịpvới sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫnnham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậunắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buônggậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ôngLý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừarên :- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tùphải tội.Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được
 
K

khoangkhackidieu

mọi người giúp mình phân tích doạn,nêu ý nghĩa của từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong sách

thạks nhiều nha
 
P

phonghotboy

Văn bản “tức nước vỡ bờ” nhân vật chính là ai? Hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về đặc điểm , tính cánh của nhân vật ấy?
minh dang can gap. cac ban giup minh voi. thank truoc.
 
H

huuminh312

T_T ai chĩ tui soạn bài tức nước vỡ bờ đi
chứ mấy ông kia ghi gì mà sũa rồi kiếm bạn gái tùm lùm ghi zo tập ......... à ~~~~~
vs lại hỏi soạn bài mà mấy ông kia toàn ghi bài học ~~
 
C

cachua333

Tóm tắ văn bản tức nước vỡ bờ

cháo chín,chi dậu múc một bat bưng đến cho ah dậu.Ah dậu vừa ngồi dậy thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến với roi song tay thước và dây thừng .Chúng quát tháo chửi mắng vợ chồng chị thậm tệ ,bắt vợ chồng chị Dậu phải nộp tiền sưu còn thiếu.Chị Dậu cố vang xin nhưng cai lệ đã đánh chị và chưc trói ah Dậu.Tức quá ,chị liền cự lại đánh cho tên cai lệ và người nhà lý trưởng một trận vì ức hiếp người kháco
 
T

thth6112001

Bạn ơi cho mình hỏi câu 5 bai này có phải phân tích nhều không? Mình thấy dài quá :)
 
T

thth6112001

Bạn ơi cho mình hỏi câu 5 bai này có phải phân tích nhều không? Mình thấy dài quá :) @};-@};-@};-@};-@};-:)|
 
L

linhchihatinh

III. Tức nước vỡ bờ :
- Tóm tắt văn bản :
Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thỡ cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số tiền sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa sả nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu liều cự lại đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng với cơn giận không nguôi "Thà ngồi tù. dể cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."
- Bố cục văn bản :
+ Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng
+ Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
• Đọc – hiểu văn bản :
Câu 1 : Bọn thống trị ra sức bắt thuế .
-- Anh Dậu thiếu 1 suất thuế của người em đã chết�.
Câu 2 :
Cai lệ là viên cai chỉ huy 1 tốp lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha chỉ là chức quan thấp nhất trong quân đội chế độ Td Pháp .
-- Hắn là tên tay sai đến để tróc thuế người dân .
-- Anh Dậu còn thiếu suất thuế của người em đã chết từ năm ngoái .
-- Hắn sầm sập tiến vào, trợn ngược 2 mắt chửi chị Dậu : Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? ...rồi hầm hè đe doạ : Nếu ko có tiền nộp sưu cho ông , ông dở cả nhà mày đi ...
-- Hắn sai trói anh Dậu , khi tên kia còn lóng ngóng thì hắn đùng
đùng giật phắt cái thừng, chạy đến bịch vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh, bị chị ngăn cản, hắn tát vào mặt chị đánh bốp ...
-- Hắn ko cần biết anh Dậu là người ốm nặng, chị Dậu là phụ nữ yếu đuối .
-- Hắn hung dữ, đánh trói người là nghề của hắn, hắn lại nhân danh nhà nước phép nước để hành động nên ko hề ngần ngại .
Câu 3 :
Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.
Câu 4 : Tức nước vỡ bờ là đoạn trích của tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy sự can đảm của chị dậu, vì bảo vệ chồng nên chị đã dám chống lại bọn tay sai,ý nghĩa của câu tức nước vỡ bờ là(ví dụ nhu 1 li nước gần đầy mà lại thêm nhiều giọt nước nữa thì nước trong li sẽ tràn ra ngoài và đó cũng chính là lòng căm thù giặc của chi Dậu, khiến cho chị Dậu phải đứng lên chống lại)tức nước vỡ bờ là như vậy
"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bn muốn giải thik nó à? CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé
"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy
Câu 6 : Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).
Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.
Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.
Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.
Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.
Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lame.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng ******** thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.
May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.
Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ.
 
Top Bottom