[vật lý 9]Chương 3: Quang học

  • Thread starter thienthandethuong_minigirl
  • Ngày gửi
  • Replies 41
  • Views 17,683

T

thienthandethuong_minigirl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng – quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
I / Lí thuyết
1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- định nghĩa : tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
- tính chất : tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng tới và nằm phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ khi tia sáng truyền từ ko khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
+ khi tia sáng truyền từ ko khí sang nước thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
picture.php

. SI là tia tới
. IK là tia khúc xạ
. I là điểm tới
. NN’ là pháp tuyến
. i là góc tới
. r là góc khúc xạ
. mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến là mặt phẳng tới.
2 .Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Khi tia sáng truyền từ ko khí sang các môi trường trong suốt rắn,lỏng khác nhau thì :
+ góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
+ khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng ko bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
 
M

minhvu_94

kiến thức cơ bản mà bạn

Đây là kiến thức cơ bản mà bạn.
Mà mình bổ xung thêm: Không chỉ Khi tia sáng truyền từ ko khí sang các môi trường trong suốt rắn,lỏng mà khái quát hơn là khi tia sáng truyền từ môi trường ít đậm đặc sang môi trường trong suốt đậm đặc hơn thì ta đều có :
+ góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
+ khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng ko bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt đậm đặc hơn sang môi trường ít đậm đặc thì ta đều có :
+Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
+ khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
+ khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng ko bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
 
H

Help_physics

Mình có một câu hỏi khá hay đây: tại sao khi truyền ánh sáng từ không khí vào nước ta lại thấy góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
 
T

thienthandethuong_minigirl

@helpphysic: chả bik nói thế nào nữa
Thấu kính hội tụ - Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ
I / Lí thuyết
1. Thấu kính hội tụ (tkht)
a) Đặc điểm của tkht
- Tkht được làm bằng vật liệt trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt cầu (1 trong 2 mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.
- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự
b) Đường truyền của một tia sáng qua tkht
- Một chùm tia tới song song với trục chính của tkht cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của tk.
- Đường truyền của 1 số tia sáng đặc biệt:
+ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
+ Tia tới đi qua tiêu điểm F’ cho tia ló song song với trục chính
2. Ảnh của một vật tạo bởi tkht tạo bởi tkht
a) Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi tkht
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa tk thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật
b) Cách dựng ảnh của vật qua tkht
* Dựng ảnh tạo bởi điểm sáng S tạo bởi tkht
- Từ S dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến tk, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi tk.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu 2 tia ló ko cắt nhau thực sự mà đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua tk
* Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi tkht
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua tkht (AB vuông góc với tk, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A’ của A. Nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của AB.
 
X

xilaxilo

Mình có một câu hỏi khá hay đây: tại sao khi truyền ánh sáng từ không khí vào nước ta lại thấy góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

Không chỉ Khi tia sáng truyền từ ko khí sang các môi trường trong suốt rắn,lỏng mà khái quát hơn là khi tia sáng truyền từ môi trường ít đậm đặc sang môi trường trong suốt đậm đặc hơn thì ta đều có :
+ góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

lớp 11 Xi học chiết quang

nhưng hồi lớp 9 Xi trả lời câu hỏi theo cách # mà chả ai bảo đúng hay sai cả (để Xi nhớ lại xem)
 
N

nguyenvuling

các bạn
cho mình hỏi về mấy ấu trong thấu kính
mấy cái khoảng cách từ ảnh ảo -->gương mang giá trị âm j` đó :-s
 
X

xilaxilo

các bạn
cho mình hỏi về mấy ấu trong thấu kính
mấy cái khoảng cách từ ảnh ảo -->gương mang giá trị âm j` đó :-s

lớp 9 đâu có học cái âm dương này

lên lớp 11 mới học mà

bạn có thể vào mục lí 11 để hỏi

nói qua chút: cứ là ảnh ảo thì khoảng cách từ ảnh đến thấu kính âm vì chọn chiều đi của ảnh. có tất cả 2 loại ảnh ảo (lớn hơn vật và bé hơn vật)
 
N

nguyenvuling

nhưng để chứng minh công thức 1/f=1/d + 1/d' thì xét dấu mới được mà tớ thấy hình như đề thi nào cung ra câu đó hết :(
 
T

thienthandethuong_minigirl

nhưng để chứng minh công thức 1/f=1/d + 1/d' thì xét dấu mới được mà tớ thấy hình như đề thi nào cung ra câu đó hết :(
c/m công thức này đâu phải xét dấu??
mình c/m cho nhé!
công thức này chỉ đúng với ảnh thật tạo bởi tk hội tụ
picture.php

trên hình vẽ ta có: [TEX]\large\Delta OA'B' \sim \large\Delta OAB \Rightarrow \frac{OA'}{OA} = \frac{A'B'}{AB}[/TEX] (ko tìm thấy dấu đồng dạng dùng tạm dấu này :p)
[TEX]\large\Delta F'OI \sim \large\Delta F'A'B' \Rightarrow \frac{A'B'}{OI} = \frac{F'A'}{F'O}[/TEX]
mà [TEX]OI = AB \Leftrightarrow \frac{OA'}{OA} = \frac{F'A}{F'O} = \frac{OA' - OF'}{F'O} \Leftrightarrow \frac{d'}{d} = \frac{d' - f}{f} \Leftrightarrow d'.f = d.d' - d.f[/TEX]
chia 2 vế cho dd'f:
[TEX]\frac{d'f}{dd'f} = \frac{dd'}{dd'f} - \frac{df}{dd'f} \Leftrightarrow \frac{1}{d} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d'}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}[/TEX]
 
X

xilaxilo

nhưng để chứng minh công thức 1/f=1/d + 1/d' thì xét dấu mới được mà tớ thấy hình như đề thi nào cung ra câu đó hết

c/m công thức này đâu phải xét dấu??
mình c/m cho nhé!
công thức này chỉ đúng với ảnh thật tạo bởi tk hội tụ
picture.php

trên hình vẽ ta có: [TEX]\large\Delta OA'B' \sim \large\Delta OAB \Rightarrow \frac{OA'}{OA} = \frac{A'B'}{AB}[/TEX] (ko tìm thấy dấu đồng dạng dùng tạm dấu này :p)
[TEX]\large\Delta F'OI \sim \large\Delta F'A'B' \Rightarrow \frac{A'B'}{OI} = \frac{F'A'}{F'O}[/TEX]
mà [TEX]OI = AB \Leftrightarrow \frac{OA'}{OA} = \frac{F'A}{F'O} = \frac{OA' - OF'}{F'O} \Leftrightarrow \frac{d'}{d} = \frac{d' - f}{f} \Leftrightarrow d'.f = d.d' - d.f[/TEX]
chia 2 vế cho dd'f:
[TEX]\frac{d'f}{dd'f} = \frac{dd'}{dd'f} - \frac{df}{dd'f} \Leftrightarrow \frac{1}{d} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d'}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}[/TEX]

khực khực

CM thế này là đúng

nhưng ở 11 có f âm và f dương nữa

bài tập về cái mà nguyenvulinh nói thì chờ chút tớ post lên oy làm thử naz

chú ý xét dấu thui
 
N

nguyenvuling

như bạn biết thì công thức 1/f=1/d+1/d' áp dụng cho cả thấu kình phân kì mà để chứng minh ở tk pk thì phải xét dầu mà
 
X

xilaxilo

như bạn biết thì công thức 1/f=1/d+1/d' áp dụng cho cả thấu kình phân kì mà để chứng minh ở tk pk thì phải xét dầu mà

đúng

công thức đó đúng cho mọi TH

ko chỉ áp dụng cho thấu kính phân kì mà áp dụng cho TH ảnh ảo hoặc vật ảo đều ok

(lớp 9 hok có học phần này nên đừng nói đến phần xét dấu ở đây kẻo các em ý hoang mang :):):) )
 
T

thienthandethuong_minigirl

như bạn biết thì công thức 1/f=1/d+1/d' áp dụng cho cả thấu kình phân kì mà để chứng minh ở tk pk thì phải xét dầu mà
ở mình học thì CT đó chỉ áp dụng đúng với tk hội tụ
còn tk phân kì thì phải là [TEX]\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{d'}[/TEX]
còn cái xét dấu thì lớp 9 chưa học đâu, bạn lên lớp trên hỏi nhá :)!
 
1

1246

umh
cái âm dương đó ở lớp 9 tụi mình cũng chưa có học tới.....................
 
T

thienthandethuong_minigirl

làm 1 số bài tập nha ^^
1. Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng.
2. Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì góc tới và góc khúc xạ có độ lớn khác nhau. Có ý kiến cho rằng nếu góc tới tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Theo em ý kiến như vậy có chính xác ko? Tại sao?
3. Chiếu một tia sáng từ nước sang ko khí, có khi nào ko có tia khúc xạ ko? Hãy giải thích.
4. Quan sát chiếc thìa trong một cái cốc đựng nước, ta thấy thìa dường như bị gãy khúc tại điểm giao của nó với mặt nước. Hãy giải thích tại sao?
 
N

nguyenvuling

bài 1 chỉ cần áp dụng dịnh nghĩa ra xong đung ko
bài 2 thì hệ thức của hai góc này phụ thuộc vào sin i/sinr chứ ko phụ thuộc vào số góc
bài 3 ko có tic khúc xạ khi tia tới trùng với pháp tuyến
bài 4do hiện tượng khúc xạ ánh sang
 
T

thienthandethuong_minigirl

câu 2 và câu 4 ko đúng rùi
khi tia tới trùng với pháp tuyến thì vẫn có tia khúc xạ chớ (câu 4)
còn câu 1 bạn phải nêu rõ ra để các bạn cùng bik ^^
 
L

lapblock

2. Không có tia khúc xạ trong trường hợp góc tới lớn hơn 48o30';.
1.Ht phản xạ ánh sáng khác với ht khúc xạ ánh sáng ở điểm tia tới đi đến mặt phân cách của mp thì bị hất ngược lại môi trường cũ, góc tới = góc phản xạ i=i'. Còn ở ht khúc xạ as thì khi tia sáng truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì tiếp tục truyền tạo thành 1 đường gãy khúc, góc khúc xạ bằng góc tới i=r.
4.Nếu vấn đề bạn đưa ra là ở mặt phân cách giữa nước và kkhí thì câu trả lời là: tại mặt phân cách, tia sang truyền từ chiếc đũa bị gãy khúc, do đó ta nhìn thấy chiếc đũa đã gãy!!!!!!!!!
Nhân tiện xin... chia buồn cùng everyone rằng đặc điểm của ảnh khi đặt một vật AB tại tiêu cự của thấu kính hội tụ?@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
Trán thiệt!1!!!!!!!!! tại sao trong chương trình VẬT LÍ 9, nhà biên soạn sách lại không cho các kiến thức như : công thức thấu kính, CT qh góc kx và góc tới, tiêu diện, trục phụ, tia sáng đặc biệt thứ 3 của tk phân kì.v.v..ai có thể trả lời dùm tui!!!!b-(b-(b-(b-(b-(b-(:)|:)|:)|:)|

2. ngoài ra hiện tượng ko có tia kx í (nói cách khác là ht phản xạ) xảy ra khi môi trường chứa tia kx chiết quang hơn mt chứa tia tới(nói nhỏ thui kẻo sai best)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvuling

cho tớ hỏi : theo định nghĩa góc khúc xạ thì tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách nhưng khi góc tới bằng 0độ thì tia sáng k bi gãy khúc tại mặt phân cách vậy có phải là ht phản xạ ánh sáng k???
 
T

thienthandethuong_minigirl

hì, tia sáng ko bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường nhưng nó vẫn khúc xạ bạn ạ
lapblock: câu 1 & 4 ổn rùi
câu 3 thì ko đúng đâu, câu 2 bạn chưa trả lời :p
 
Top Bottom