[vật lí 11]Từ trường

M

muatrongmatem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ trường


1. Từ trường
2. Đường cảm ứng từ.


3. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
4. Từ trường của dòng điện trong các mạch có dạng khác nhau.


5. Tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện. Định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện.
6. Lực từ tác dụng lên một khung dây dẫn mang dòng điện.


7. Lực Lorenz
8. Một vài ứng dụng của lực từ
Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

[size=18pt]1. Từ trường[/size]

Tương tác từ

a) Tương tác giữa hai nam châm: Từ lâu người ta đã biết các nam châm tương tác với nhau: các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau (H.46.1). Tương tác giữa hai nam châm với nhau gọi là tương tác từ.

l74cj6.jpg


l75ef3.jpg


b) Tác dụng của dòng điện lên nam châm. Đến đầu thế kỉ 19, ơcxtet, nhà vật lí người Đan mạch (1777-1851), đã phát hiện dòng điện cùng tác dụng lên một kim nam châm đặt gần nó (H.46.2). Thí nghiệm này có ý nghĩa rất lớn. Nó chứng tỏ rằng chẳng những nam châm tác dụng lên nam châm mà dòng điện cũng có khả năng tác dụng lên nam châm. Điều đó có nghĩa là nam châm (từ) và dòng điện (điện) có mối liênquan với nhau.

l76hv8.jpg



c) Tương tác giữa hai dòng điện. Ta hãy làm thí nghiệm như trên hình 46.3. Khi không có dòng điện chạy trong các dây dẫn AB và CD thì các dây dẫn này ở vị trí như các đường rời nét. Nhưng khi cho dòng điện chạy qua thì chúng ở vị trí như các đường liền nét trênhình46.3. Điều đó có nghãi là khi hay dây dẫn mang dòng điện đặt gần nhau chúng sẽ tương tác với nhau (hai dây dẫn mang hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau (H.46.3a), hai dòng điện cùng chiều thì hai dây dẫn đó hut nhau (H.46.3b).

Thí nghiệm này chứng tỏ khôngphải dòng điện chỉ tác dụng lên nam châm mà nó còn có thể tác dụng lên một dòng điện khác. Điều đó một lần nữa lại chứng tỏ rằng hiện tượng từ và hiện tượng điện có liên quan với nhau.

d) Khái niệm tương tác từ. Trước kia người ta nghĩ rằng các hiện tượng điện và hiện tượng từ là những hiện tượng độc lập với nhau, có bản chất khác hẳn nhau. Nhưng sau thí nghiệm Ơcxtet người ta đã thay đổi quan niệm. Hiện nay vật lí học cho rằng tương tác giữa nam châm với nam châm, giã namchâm với dòng điện và giữa dòng điện với dòng điện là có cùng bản chất. Vì vậy các tương tác nói trên đều được gọi chung là tương tác từ vàlực tương tác trong các trường hợp trên được gọi là lực từ.

e) Tương tác điện và tương tác từ. Hai hạt mang điện gần nhau thì giữa chúng bao giờ cũng có tương tác điện nhưng không phải bao giờ cũng có tương tác từ. Ta hãy làm thí nghiệm sau đây. Bỏ đoạn dây nối AC trong hình 46.3b để cho dây AB có dòng điện còn dây CD chỉ có điện tích đứng yên (H.46.3c). Khi đó không có lực từ tác dụng lên các dây dẫn. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi cả hai dây dẫn AB và CD cùng có dòng điện, nghĩa là có dòng êlectrôn tự do di chuyển trong dây dẫn thì giữa chúng mới có tương tác từ. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ tương tác từ chỉ xẩy ra giữa các hạt mang điện chuyển động và không có liên quan đến điện trường của các điện tích.

Khái niệm từ trường

a) Khi khảo sát tơng tác từ giữa hai dòng điện cũng nảy sinh câu hỏi tương tự như khikhảo sát tương tác điện. Các dòng điện hay nói chính xác hơn là các hạt mang điện chuyển động tương tác với nhau như thế nào?

Ngày nay người ta cho rằng tác dụng từ của dòng điện thứ nhất lên dòng điện thứ hai đặt gần nó là nhờ một dạng vật chất phân bố liên tục, tồn tại xung quanh dòng điện thứ nhất. Dạng vật chất đó gọi là từ trường. Từ trưòng luôn luôn gắn liền với dòng điện, cũng như điện trường luôn luôn gắn liền với điện tích.

Tính chất cơ bản của từ trường là nó tác dụng lực (lực từ) lên dòng điện, lên nam châm, hay nói tổng quát là lên các hạt mang điện chuyển động trong nó. Dựa vào tính chất này mà người ta nhận biết được sự có mặt của từ trường và khảo sát các đặc trưng của nó.

Dựa vào những điều vừa nói ta có thể trả lời câu hỏi nêu ở trên như sau: đòng điện thứ hai đặt trong từ trường của dòng điện thứ nhất và từ trường này đã tác dụng lực từ lên dòng điện thứ hai.

Từ trường của dòng điệnthws hai cũng tác dụng lên dòng điện thứ nhất, vì dòng điện thứ nhất đặt trong từ trường của nó.

b) Nguồn gốc gây ra từ trường của dòng điện là các hạt mang điện chuyển động. Từ trường của nam châm cũng có cùng nguồn gốc như trên.

c) Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động và tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong đó.

Điện tích đứng yên là nguồn gốc của điện trường tĩnh. Các điện tích chuyển động vừa là nguồn gốc của điện trường vừa là nguồn gốc của từ trường.



Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

2. Đường cảm ứng từ
Tác dụng của từ trường lên nam châm thử. Đường cảm ứng từ

Một trong những phương pháp mô tả từ trường một cách trực quan, cụ thể,là phương pháp hình học. Phương pháp đó được rút ra từ sự quan sát tác dụng của từ trường lên các nam châm thử và sự định hướng của các namchâm thử trong từ trường.



Một nam châm thử là một kim nam châm nhỏ và ngắn có thể quay tự do xung quanhmột đường thẳng đứng, chẳng hạn kimnam châm trongla bàn hay đơng iản hơn là một kim nam châm nhỏ được treo bằng một sợi chỉ không xoắn.

Thí nghiệm (H.47.1). Đặt lần lượt một số nam châm thử tại cùng một điểm gần một nam châm thẳng và ghi lại vị trí định hướng của các namchâm thử sau khi đã nằm cân bằng. Thí nghiệm cho biết ở một điểm nhất định, bất kì một nam châm thử nào nằm cân bằng tại đó cũng đều định hướng như nhau.

Đặt một nam châm thử ở nhiều điểm khác nhau gần một nam châm thẳng, ta nhận thấy nam châm thử định hướng khác nhau (H.47.1). Nếu quan sát sự định hướng của nam châm thử đặt ở những điểm rất gần nhau thì ta thấy rằng hướng của nó ở những điểm đó cũng gần giống nhau.

l78vw1.jpg


Từ nhận xét đó ta thấy rằng trong từ trường ta có thể vẽ được những đường cong sao cho tại bất kì điểm nào trên dường cong trục của nam châm thử nằm cân bằng cũng tiếp tuyến với đường cong ấy, chẳng hạn đường cong NABCS trên hình 47.2.

Ngoài ra nếu chú ý đến các vị trí của nam châm thử đặt tại nhiều điểm khác nhau trên cùng một đường cong vẽ được như trên thì sự định hướng của nam châm thử đều theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn trên hình 47.2 nếu di chuyển theo chiều NABCS trên dường cong đó thì bao giờ ta cũng đi từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử. Các đường cong vẽ được như trên còn có chiều xác định. Ta quy ước chiều của đường cong vẽ được là chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử đặt cân bằng tại bất kì điểm nào trên đường cong.

Ta gọi các đường cong vẽ đưdợc như vừa nói tren (kể cả chiều) là các đưòng cảm ứng từ.

Dưới đây trong §48-49 ta sẽ nói rõ lí do vì sao các đường cong vẽ được đó lại mang tên là các đờng cảm ứng từ.

Vậy ta hiểu các đường cảm ứng từ là đường cong mà tiếp tuyến với nó ở mỗi điểm trùng với trục nam châm thử đặt tại đó.

Đối với từ trường của một nam châm các đường cảm ứng từ bao giờ cũng đi ra từ cực bắc và đi vào ở cực nam của nam châm đó.

Tại bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ một và chỉ một đường cảm ứng từ qua điểm đó.

Từ phổ

l79vb1.jpg


Rắc mạt sắt trên một tấm bìa cứng và đặt tấm bìa trên một nam châm. Gõ nhẹ tấm bìa ta thấy các mạt sắt tự sắp xếplại thành các đoạn đường cong xác định. Hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt gọi là từ phổ của từ trường đang xét. Các “đường cong mạt sắt” cho ta hình ảnh các đường cảm ứng từ.

Dựa vào từ phổ thu được ta có thể biết gần đúng về dạng và sự phân bố các đường cảm ứng từ của từ trường.

l80wv0.jpg


Các hình 47.3 và 47.4 là từ phổ của một nam châm thẳng và một nam châm hình móng ngựa.

Trong trường hợp từ trường đều các đường cảm ứng từ là những đường thẳng song song cách đều nhau (§56-57). Nhìn vào từ phổ của nam châm hình móng ngựa ta có thể phán đoán rằng từ trường trong những phạm vi đủ nhỏ ở khoảng giữa hai cực nam châm là từ trường đều. Các thí nghiệm chính xác đã xác nhận điều đó.


Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

3. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ

Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện

Trong §46 ta đã biết dòng điện đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên nó. Bây giờ ta khảo sát vấn đề này một cách chi tiết hơn.

ly81jz4.jpg


Trước hết ta làm thí nghiệm như hình 48.1. Treo khung dây ABCD vào một đầu đòn cân, cạnh AB của khung nằm trong khoảng không gian giữa hai cực một nam châm móng ngựa. Trên đĩa ở đầu kia đòn cân ta đặt các quả cân cho cân thăng bằng (H.48.1a).

Sau đó cho dòng điện chạy qua khung (các dây nối khung với nguồn điện không vẽ trong hình, chiều của dòng điện được chỉ bằng mũi tên trên hình 48.1b). Ta thấy cân mất thăng bằng: bên trái đòn cân bị kéo xuống.

Hiện tượng mất thăng bằng của cân có thể giải thích dễ dàng. Như ta đã biết một dòng điện đặt trong từ trường (ở đây là từ trường của nam châm) sẽ có lực từ tác dụng lên nó. Vì vậy khi cho dòng điện qua khung thì ngoài trọng lượng của khung còn có thêm lực từ tác dụng lên nó. Vì vậy khi cho dòng điện qua khung thì ngoài trọng lượng của khung còn có thêm lực từ tác dụng lên khung. Vìlí do đó cân mất thăng bằng.

Lực từ tác dụng lên khung ABCD là tổng hợp của các lực từ tác dụng lên các cạnh của khung. Nhưng chỉ có lực từ tác dụng lên cạnh AB là đáng kể. Thí nghiệm sau đây chứng tỏ điều đó.

Ta rút ngắn dây treo, kéo khung lên hơi cao một chút, để cạnh AB nằm ngoài khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Khi đó ta thấy độ lệch của đòn cân giảm đi rõ rệt.

Từ nhận xét vừa nêu trên ta thấy thí nghiệm trên hình 48.1 thực chất có thể coi là thí nghiêmẹ về lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB mang dòng điện đặt trong từ trường.

Trong thí nghiệm trên hình 48/1b ta đặt nam châm sao cho các đờng cảm ứng từ trong khoảng không gian giữa hai cực là các đường nằm ngang. Khung dây được treo sao cho cạnh AB cũng nằm ngang và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Thínghiệm cho biết khi có dòng điện chạy qua, không không lệch ra khỏi mặt phẳng thẳng đứng chứa khung ở hình 48.1a mà chỉ bị kéo xuống. Điều đó chứng stỏ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương thẳng đứng.

Từ đó ta có thể rút ra: trong trường hợp này lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây dẫn và đưòng cảm ứng từ.


Chiều của lực từ. Quy tắc bàn tay trái. Thí nghiệm trên hình 48.1b cho biết lực từ tác dụng lên đoạn dây AB có chiều hướng xuống dưới.

Nếu đổi chiều dòng điện hay quay thanh nam châm để đổi chiều các đường cảm ứng từ thì đầu bên trái của đòn cân lại được nâng lên. Điều đó chứng tỏ khi đó lực từ tác dụng lên AB cũng đổi chiều.

Vậy chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có liên quan với chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có liên quan với chiều của dòng điện trong đoạn dây đó và chiều đường cảm ứng từ của từ trường gây ra lực từ.

Từ thí nghiệm hình 48/1b ta thấy chiều của lực từ, chiều dòng điện và chiều đường cảm ứng từ hợp với nhau theo quy tắc sau đây, gọi là qui tắc bàn tay trái:

l82bf2.jpg


Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chri chiều lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

[size=15pt]Cảm ứng từ[/size]

Độ lớn của lực từ tác đụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện. Hãy trở lại thí nghiệm trên hình 48.1b. Muốn cho cân trở lại thăng bằng ta cần đặt thêm các quả cân lên đĩa bên phải. Trọng lượng các quả cân đặt thêm cho ta biết độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB.

Bây giờ ta thay đổi cường độ dòng điện trong khung. Nếu i là cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây và n là số vòng dây của khung thì I = ni là cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn AB. Thí nghiệm cho biết độ lớn của lực từ F tác dụng lên đoạn dây dẫn AB tỉ lệ với cường độ dòng điện I.

Sau đó treo khung theo chiều dọc để giảm độ dài đoạn dây dẫn chịu tác dụng của lực từ. Thí nghiệm cho biết lực từ giảm, tỉ lệ với độ dài của đoạn dây.

Nhiều thí nghiệm khác cũng đi đến kết luận tương tự: lực từ tác đụng lên một đoạn dây dẫn mang đòng điện vừa tỉ lệ với cường độ dòng điện I trong đoạn dây, vừa tỉ lệ với độ dài l của đoạn dây đó.

Phối hợp cả hai kết quả trên ta có thể nói độ lớn của lực từ F tác đụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện tỉ lệ với tích Il. Nói cách khác, nếu ta lập thương số giữa F và tích Il thì thương số đó không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và độ dài l đoạn dây dẫn mang dòng điện.

Ta gặp lại thí nghiệm mô tả ở trên bằng cách đặt cạnh AB của khung ở những vị trí khác nhau trong từ trường của nam châm hay đối với các nam châm khác nhau và xét thương số [tex]\frac{F}{Il}[/tex] trong các trường hợp đó. Thínghiệm cho biết thương số [tex]\frac{F}{Il}[/tex]có giá trị khác nhau khi đặt cạnh AB ở trong khoảng giữa hai cực và ngoài khoảng đó. Thương số [tex]\frac{F}{Il}[/tex] cũng có giá trị khác nhau đối với các nam châm khác nhau, nghĩa là đối với các từ trường khác nhau.

Từ những nhận xét trên ta thấy có thể lấy thương số [tex]\frac{F}{Il}[/tex] làm đại lượng đặc trưng cho từ tường về mặt tác dụng lực lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện tại một điểm xác định.

Trong trường hợp chung nếu làm thí nghiệm với nhữgn đoạn dây dẫn dài mang dòng điện thì ở những điểm khác nhau của đoạn dây dẫn, cảm ứng từ có thể có các giá trị khác nhau. Vì vậy trong những trường hợp đó ta cần dùng đoạn dây dẫn có độ dài đủ nhỏ.

Vậy: cảm ứng từ tại một điểm là đại lượng đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có độ dài đủ nhỏ mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm khảo sát và tích của cường độ dòng điện với độ dài đoạn dây dẫn đó.

[tex]B= \frac{F}{Il}[/tex]

Vectơ cảm ứng từ. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ. Phương của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trùng với trục của nam châm thử, còn chiều của vectơ cảm ứng từ là chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó.

Độ lớn của vectơ cảm ứng từ, do thói quen ta thường nói gọn là cảm ứng từ.

Vectơ cảm ứng từ được kí hiệu là B.

Từ khía niệm vectơ cảm ứng từ ta có thể phát biểu một cách chính xác về phương của lực từ như sau: lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây và vectơ cảm ứng từ (tại điểm đặt đoạn dây.

Ngoài ra đường cảm ứng từ nói ở §47 ta cũng có thể phát biểu lại như sau: đường cảm ứng từ là những đường mà tiếp tuyến với nó ở mỗi điểm trùng với phương của vectơ cảm ứng từ, chiều của nó trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.

Điều này giải thích lí do tại sao những đường cong vẽ được theo phươngpháp đã nói trong §47 có tên là đường cảm ứng từ.

Đơn vị cảm ứng từ: Từ hệ thức [tex]B= \frac{F}{Il}[/tex] ta thấy trong hệ SI nếu F = 1N, I = 1A, l = 1m thì B = 1 đơn vị cảm ứng từ có tên gọi là tesla,kí hiệu là T.

[tex]1T= \frac{1N}{1A.1m}[/tex]



Cảm ứng từ 1 T là cảm ứng từ rất lớn. Những nam châm hình móng ngựa khá mạnh cũng chỉ có cảm ứng từ khoàng 0,01T-0,1T. Cảm ứng từ của từ trường Trái Đất vào cỡ 10-5T.

Chú thích:

- Nhiều khi người ta nói phương và chiều của từ trường. Ta cần hiểu đó là cách nói tắt cho tiện. Thực ra đó là phương và chiều của vectơ cảm ứng từ.

- Một từ trường mà vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm đều song song, cùng chiều và có độ lớn như nhau gọi là từ trường đều.

Từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châmhình móng ngựa là từ trường đều. Vì vậy lực từ tác dụng lên các điểm khác nhau của đoạn dây dẫn mang dòng điện trong thí nghiệm (H.48.1) là giống nhau. Do đó đoạn dây mang dòng điện trongthí nghiệm đó không cần phải có độ dài đủ nhỏ.

[size=15pt]Công thức Ampe[/size]

Trong trường hfợp cảm ứng từ là đại lượng cho biết thì từ hệ thức [tex]B= \frac{F}{Il}[/tex] ta rút ra công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều và vuông góc với đường cảm ứng từ:

[tex]F=B.I.l[/tex] (48.1)

l83et3.jpg


Nếu đoạn dây dẫn không vuông góc mà làm thành góc a với vectơ cảm ứng từ (H.48.3) thì độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây đó được xác định bằng công thức.

[tex]F=B.I.l.sin\alpha[/tex] (48.2)

Côgnthwcs này được gọi là công thức Ampe. Công thức (48.1) là trường hợp riêng của công thức (48.2) ứng với góc [tex]\alpha =\frac{\pi}{2}[/tex].

Nếu đoạn dây dẫn mang dòng điện được đặt song song với đường cảm ứng từ thì hoặc [tex]\alpha =0[/tex], hoặc [tex]\alpha =180^o[/tex] (cả hai trường hợp ta đều có [tex]sin \alpha =0[/tex]) và F = 0. Vậy khi đoạn dây dẫn đặt song song với đưòng cảm ứng từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.

Các công thức (48.1) và (48.2) còn có thể áp dụng cho trường hợp từ trường không đều, khi đó l là độ dài đủ nhỏ. Phương và chiều của lực từ trong trường hợp đó vẫn được xác định theo mục 1 của bài này.

Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

5. Tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện. Định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện.

Thí nghiệm

l87xj7.jpg


Hình 46.3a cho thấy hai dòng điện ngược chiều thì chúng dẩy nhau. Bây giờ ta sẽ giải thích hiện tượng đó.

Hãy xét trường hợp hai dòng điện ngược chiều nhau như hình 52.1, trong đó AB và CD cùng nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Khi đó vectơ cảm ứng từ B của đòng I1 tại các điểm trên đây CD vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng hình vẽ.

Như ta đã biết lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây và vectơ B. Vậy trong trường hợp đang xét, phương của lực từ tác dụng lên dây CD phải vuông góc với CD và nằm trong mặt phẳng hình vẽ.

Còn chiều thì theo quy tắc bàn tay trái ta thấy lực đó hướng từ trái sang phải, nghĩa là CD bị đẩy ra xa dây AB.

Nếu xét lực từ tác dụng lên dây AB ta cũng sẽ thấy nó đẩy dây AB ra xa dây CD.

Giải thích trường hợp hút nhau của hai dây dẫn mang hai dòng điện cùng chiều cũng tương tự.

Tính độ lớn của lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của dòng điện

Giả sử khoảng cách giữa hai dây dẫn là r. Cảm ứng từ của từ trường gây ra bởi dòng điện I[sub]1[/sub] tại những điểm đặt dây CD được xác định bằng công thức 50.1.

[tex]B=2.10^{-7}.\frac{I_1}{r}[/tex]


Mặt khác theo công thức 48.1 lực từ của từ trường B tác dụng lên đoạn dòng điện I[sub]2[/sub] có chiều dài là l được tính theo biểu thức.

[tex]F=B.I^2.l[/tex]

Suy ra lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của dòng điện I[sub]2[/sub] là:

[tex]F=2.10^{-7}.\frac{I_1.I_2}{r}[/tex]

Theo định luật 3 Niutơn thì lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của dòng điện I[sub]1[/sub] cũng có giá trị như trên.

Định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện

Định nghĩa ampe dựa vào lực tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện.

Theo công thức vừa tìm được.

[tex]F=2.10^{-7}.\frac{I_1.I_2}{r}[/tex]

Ta thấy nếu r = 1m, I[sub]1[/sub] = I[sub]2[/sub] = 1A thì F = 2.10[sup]-7[/sup]N

Vậy: Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn song song dài vô hạn, tiết diện ngang rất nhỏ đặt cách nhau 1 m trong chân khôgn thì mỗi mét chiều dài của mỗi dây có một lực từ tác dụng là 2.10[sup]-7[/sup]N.

Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

4. Từ trường của dòng điện trong các mạch có dạng khác nhau.

Từ trường của dòng điện

Trong §46 ta đã nói nguồn gốc của từ trường là các hạt mang điện chuyển động. Do đó mọi dòng điện đều gây ra từ trường trong khoảng khôngânhn xung quanh nó. Thí nghiệm cho biết từ trường của một dòng điện phụ thuộc vào dạng của mạch mang dòng điện.

Đối với một mạch điện nhất định cảm ứng từ tại một điểm phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Cường độ dòng điện trong mạch. Cảm ứng từ tại một điểm nhất định sẽ càng lớn nếu cường độ dòng điện trong mạch càng lớn.

- Môi trường xung quanh dòng điện. Giả sử kí hiệu cảm ứng từ của từ trường gây ra bởi dòng điện đặt trong chân không tại một điểm M nào đó là Bo. Nếu xuang quanh dòng điện có một môi trường đồng chất chiếm đầy khoảng không gian thì thực nghiệm cho biết lúc đó cảm ứng từ tại M có giá trị là .



[tex]B=\mu B_o[/tex].

Trong đó m là một hệ số, nói chung [tex]\mu #1[/tex]. Người ta gọi [tex]\mu[/tex] là độ từ thẩm của môi trường.

Thực nghiệm cho biết độ từ thẩm của không khí rất gần 1, nghĩa là B xấp xỉ Bo. Vì vậy ta coi cảm ứng từ trong không khí và trong chân không là giống nhau.

Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài

Một dây dẫn thằng, dài xuyên qua và vuông góc với một tấm bìa đã rắc sẵn các mạt sắt và cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Gõ nhẹ vào tấm bìa ta được từ phổ như hình 50.1a.

l84eb4.jpg


Nhìn vào từ phổ đó ta có thể thấy các đường cảm ứng từ là những đường tròn đồng tâm, tâm của những đường tròn này là giao điểm của dây dẫn và miếng bìa (H.50.1b)

Dùng nam châm thử và quy ước chiều của đường cảm ứng từ như đã nói trong mục 1, §47 ta xác định được chiều của đường cảm ứng từ như đã chỉ rõ trên hình 50.1b. Nếu đổi chiều dòng điện trong dây dẫn thì ta thấy chiều của đường cảm ứng từ cũng đổi ngược lại.

Từ hình 50.1b ta nhận thấy chiều của dòng điện và chiều của đường cảm ứng từ liên hệ với nhau theo quy tắc sau đây, gọi là quy tắc cái đinh ốc 1: đặt cái đinh ốc dọc theo dây dẫn và quay cái đinh ốc sao cho nó tiến theo chiều dòng điện, khi đó chiều quay của cái đinh ốc là chiều của các đường cảm ứng từ (H.50.1b)

Người ta đã chứng minh rằng cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đặt trong không khí được tính bằng công thức

[tex]B=2.10^{-7}.\frac{I}{r}[/tex]


trong đó I là cường độ dòng điện trong dây dẫn, r là khoảng cách từ điểm cần tính cảm ứng từ đến dây dẫn.

Trong thực tế khi điểm cần tính cảm ứng từ ở cách xa hai đầu dây, nhưng khoảng cách từ điểm đó đến dây rất nhỏ so với chiều dài của dây thì dây dẫn được coi là dài và có thể áp dụng công thức (50.1)

Từ trường của dòng điện trong khung dây tròn

Uốn một dây dẫn thành một vòng tròn và xuyên qua một tấm bìa. Tấm bìa đặt nằm ngang qua tâm O của vòng dây và cắt dây dẫn tại hai điểm A,B. Vòng dây nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua khung dây đó, dùng phương pháp rắc mạt sắt ta thu được từ phổ như hình 50.2a.

l85iz3.jpg


Nhìn vào từ phổ ta có thể thấy các đường cảm ứng từ đều là những đường cong. Càng gần tâm O độ cong của các đường cảm ứng từ càng giảm. Đường cảm ứng từ qua tâm O là đường thẳng (H.50,2b).

Dùng nam châm thử ta xác định được chiều của các đường cảm ứng từ như trên hình 50.2b. Khi dòng điện trong khung có chiều như hình 50.2 thì ta thấy trong phần mặt phẳng giới hạn bởi khung dây các đường cảm ứng từ hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng khung dây. Đổi chiều dòng điện trong khung thì chiều của các đường cảm ứng từ cũng đổi ngược lại.


Chiều của các đường cảm ứng từ và chiều của dòng điện trong khung liên hệ với nhau theoquy tắc sau đây, gọi là quy tắc cái đinh ốc 2: Đặt cái đinh ốc dọc theo trục vuông góc với mặt phẳng khung dây và quy theo chiều dòng điện trong khung, khi đó chiều tiến của cái đinh ốc là chiều của các đưòng cảm ứng từ xuyên qua phần mặt phẳng giới hạn bởi khung dây (H.50.2b).

Nếu nhìn phần mặt phẳng giới hạn bởi khung dây từ một phía xác định nào đó ta thấy ở một phía các đường cảm ứng từ đều đi vào và ở phía kia các đường cảm ứng từ đều đi ra. Trong §47 ta đã nói đối với một nam châm, các đường cảm ứng từ đi ra từ cực bắc và đi vào ở cực nam, Vì vậy ở đây người ta gọi phía mà các đường cảm ứng từ đi ra là mặt bắc (cũng kí hiệu bằng chữ N) còn phía các đường cảm ứng từ đi vào là mặt nam (kí hiệu bằng chữ S) của khung dây.

Người ta đã chứng minh rằng dòng điện chạy trong khung dây tròn chỉ có một vòng dây đặt trong không khí thì cảm ứng từ tại tâm của khung dây, trong hệ đơn vị SI, được tính bằng công thức.

[tex]B=2.\pi.10^{-7}.\frac{I}{R}[/tex]

trong đó I là cường độ dòng điện trong khung, R là bán kính của khung.

Từ trường của dòng điện trong ống dây dài

Xét một ống dây hình trụ có chiều dài lớn hơn đường kính của ống rất nhiều. Các vòng dây của ống được quấn gần nhau để có thể coi mỗi vòng dây đó là một vòng dây phẳng. ống dây như thế được gọi là ống dây dài.

l86rm6.jpg


Dùng cách rắc mạt sắt ra thu được từ phổ nhu hình 50.3a.

Ta nhận thấy phần từ phổ bên ngoài ống dây rất giống phân tử phổ bên ngoài một nam châm thẳng. Vì vậy trong nhiều trường hợp ta có thể dùng một ống dây mang dòng điện thay cho một nam châm thẳng.

Còn về chiều của các đường cảm ứng từ ta có thể xác định như sau. Một ống dây là gồm nhiều vòng dây nối tiếp với nhau. Dòng điện trong các vòng dây đó đều có chiều giống nhau. Vì vậy có thể áp dụng quy tắc cái đinh ốc 2 đối với với vòng dây mang dòng điện nói ở trên để xác định chiều những đường cảm ứng từ xuyên qua vòng. Nếu dòng điện trong ống dây có chiều như hình 50.3a thì quy tắc cái đinh ốc 2 cho biết các đường cảm ứng từ trong ống dây có chiều từ trái sang phải (H.50.3b). Điều đó có nghĩa là các đường cảm ứng từ đi vào ở một đầu (ta gọi là cực nam) và đid ra từ đầu kia (ta gọi là cực bắc) của ống dây.

Dựa vào từ phổ thu được ta có thể phán đoán rằng bên trong ống dây (và xa hai đầu ống dây) các đường cảm ứng từ là những đường thẳng song song cách đều. Điều đó có nghĩa rằng từ trường trong ống dây là từ trường đều.

Người ta đã chứng minh rằng nếu ống dây dài đặt trong không khí thì cảm ứng từ của từ trường bên trong ống dây được xác định bằng công thức (trong hệ SI).


[tex]B=4.\pi.10^{-7}nI[/tex] (50.3)

Trong đó I là cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây (sau này ta sẽ nói gọn là cường độ dòng điện trong ống dây), n là số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống.

Chú ý

Để rút ra công thức (50.3) người ta đã dựa trên nguyên lí chồng chất từ trường. Giả sử B[sub]1[/sub], B[sub]2[/sub] ... là cảm ứng từ “gây ra” bởi dòng điện thứ nhất, thứ hai. .. tại một điểm. Khi đó từ trường tổng hợp B tại điểm đó là tổng các vectơ B[sub]1[/sub], B[sub]2[/sub].

[tex]\vec{B} =\vec{B_1}+ \vec{B_2}+....[/tex]

Đó là nội dung của nguyên lí chồng chất từ trường.


Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

6. Lực từ tác dụng lên một khung dây dẫn mang dòng điện.

Trường hợp mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ

l88kj6.jpg


Hãy xét trường hợp đơn giản khung dây ABCD hình chữ nhật có thể quay xung quanh trục thẳng đứng OO’ đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. Giả sử mặt phẳng khung dây nằm trong mặt phẳng hình vẽ như hình 53.1. Trong trường hợp này phương của các lực từ tác dụng lên các đoạn dòng điện AB,BC,CD,DA đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ.

Áp dụng quy tắc bàn tay tría đối với hình 53.1a, ta thấy các lực từ F[sub]1[/sub], F[sub]2[/sub], F[sub]3[/sub], F[sub]4[/sub] đều hướng ra phía ngoài khung.

Đồng thời vì khung được đặt trong từ trường đều nên F[sub]1[/sub] = F[sub]2[/sub], F[sub]3[/sub] = F[sub]4[/sub].

Nói tóm lại bốn lực tác dụng lên khung dây tạo thành hai cặp F[sub]1[/sub] F[sub]2[/sub] cân bằng F[sub]3[/sub] , F[sub]4[/sub] cân bằng nhau. Vì vậy các lực tác dụng lên khung không làm quay khung mà chỉ có tác dụng làm cho khung dãn ra. Vị trí của khung dây mang dòng điện như hình 53.1a gọi là vị trí cân bằng bên.

Trong trường hợp chiều dòng điện hay chiều của vectơ cảm ứng từ B ngược với hình 53.1a thì các lực tác dụng lên khung cũng không làm quay khung nhưng trong trường hợp này các lực đó có tác dụng làm khung co lại (H.53.1b). Nếu khunghơi lệch khỏi vị trí 53.1b thì khung không trở về vị trí đó mà trở về vị trí 53.1a. Vị trí 53.1b gọi là vị trí cân bằng không bền.

Trường hợp mặt phẳng khung dây song song với đường cảm ứng từ

l89zs9.jpg


Trong trường hợp này các doạn dây dẫn AB và CD song song với đường cảm ứng từ nên lực từ tác dụng lên chúng bằng không (H.53.2), còn đối với các đoạn dây AB, BC thì theo công thức (48.1) ta tìm đườc lực từ tác đụng lên mỗi đoạn dây đó: [tex]F_{AD}=F_{BC}=Ibb[/tex]) b là chiều dài của AD hay BC).

Nếu khung dây nằm trong mặt phẳng hình vẽ thì phương của các lực F[sub]AD[/sub] và F[sub]BC[/sub] vuông góc với mặt phẳng hình vẽ nhưng có chiều ngược nhau như trên hình 53.2. Vì vậy hai lực FAD và F[sub]BC[/sub] tạo thành một ngẫu lực từ làm cho khung quay xung quanh trục OO’ (về vị trí cân bằng bền).

Qua việc khảo sát trên ta rút ra nhận xét: khi khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường đều thì nói chung có ngẫu lực từ tác dụng lên khung. Ngẫu lực này làm cho khung có xu hướng quay xung quanh một trục.

Mô men lực từ tác đụng lên khung dây mang dòng điện

Hãy tính mô men của ngẫu lực FAD, FBC, tác dụng lên khung dây. Biết răng F[sub]AD[/sub] = F[sub]BC[/sub] = Ibb. Vì vậy nếu gọi AB = DC = a thì mô men của ngẫu lực đó là M = Ibb.a...

Gọi S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung dây thì.

[tex]M=I.B.S[/tex] (53.1)

Đó chính là mômen của ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện I và song song với đường cảm ứng từ.


Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

7. Lực Lorenz
Lực Lorenxơ

Hãy trở lại thí nghiệm hình 48.1. Thí nghiệm đó cho biết khi có dòng điện qua đoạn dây AB thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây đó. Nhưng nếu ngắt dòng điện trong AB thì lực từ cũng lập tức bị triệt tiêu. Vậy lực từ chỉ tồn tại khi có dòng điện trong đoạn dây đang xét. Ta đã biết, dòng điện trong dây dẫn là dòng các êlectrôn tự do chuyển động dọc theo dây dẫn. Vì vậy người ta giải thích rằng lực từ tác đụng lên đoạn dây AB mang dòng điện chính là do lực từ tác đụng lên các êlectrôn tạo thành dòng điện trong đoạn dây ấy gây ra.

Nhiều thí nghiệm cho biết chẳng những các êlectrôn mà bất kì hạt mang điện chuyển động trong từ trường theo phương cắt các đường cảm ứng từ cũng đều chịu lực từ tác dụng lên chúng. Người ta gọi lực đó là lực Lorenz.

Phương của lực Lorenz

Phương của lực Lorenxơ tác dụng lên một hạt mang điện giống như phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện. Nói cụ thể, phương của lực Lorenxơ là phương vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ vận tốc v của hạt mang điện và vectơ cảm ứng từ B.

Chiều của lực Lorenz

Ta có thể áp dụng quy tắc bàn tay trái phát biểu trong §48-49 để xác định chiều của lực Lorenxơ. Nhưng cần chú ý rằng ở đây ta có cả các hạt mang điện dương và các hạt mang điện âm. Vì vậy quy tắc xác định chiều của lực Lorenz có thể phát biểu như sau: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay, chêìu từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều vectơ vận tốc của hạt, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực Lorenz nếu hạt mang điện dương và chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm.

Độ lớn của lực Lorenz

l90zb9.jpg


Ta đã biệt lực từ tác dụng lên đoạn dây AB trong thí nghiệm hình 48.1 được xác định bằng công thức (48.1).

[tex]F=I.b.l[/tex]

Để đơn giản ta giả sử đoạn dây AB có dạng hình trụ, tiết diện S. Gọi vận tốc của hạt tạo thành dòng điện là v. Theo định nghĩa cường độ dòng điện thì I có trị số bằng trị số của điện lượng chuyển qua tiết diện S của dây dẫn trong một giây. Hiện nhiên rằng điện lương đó nằm hoàn toàn trong hình trụ SS’ trên hình 54.1 mà chêìu dài của hìnhtrụ đó có trị số bằng v.

Gọi mật độ êlectrôn tự do tạo thành dòng điện trong đoạn dây AB là n và độ lớn điện tích của mỗi êlectrôn là e. Điện tích của tất cả các êlectrôn tạo thành dòng điện chứa trong hình trụ SS’ băng nSve.

Vậy ta có thể viết: [tex]I=n.S.v.e[/tex]

Suy ra: [tex]F=I.b.l=n.S.v.e.B.l[/tex]

Trong biểu thức trên tích [tex]S.l=V[/tex] là thể tích của đoạn dây AB. Do đó [tex]n.S.l=n.V= N[/tex] là tổng số các êlectrôn tạo thành dòng điện chứa trong đoạn dây AB. Từ đó ta suy ra lực từ tác dụng lên mỗi êlectrôn tạo thành dòng điện là:

[tex]f=\frac{F}{N}=e.v.B[/tex]



Kết quả trên cũng đúng đối với các hạt mang điện bất kì nào đó.

Vậy độ lớn của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện tích q chuyển động trong từ trường B với vận tốc v là.

[tex]f=a.v.B[/tex]

Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

muatrongmatem

8. Một vài ứng dụng của lực từ

Loa điện động

l91ef4.jpg


a) Cấu tạo: Loa điện động gồm một ống dây động L có thể di chuyển tự do trong khoảng giữa hai cực một nam châm có dạng đặc biệt (H.55.1). ống dây động này gắn với một màng M bằng kim loại hay bằng giấy.

Do có hình dạng đặc biệt nên trong khoảng giữa hai cực của nam châm các đường cảm ứng từ là các đường xuyên tâm.

b) Nguyên tắc hoạt động. Vì ống dây L được đặt trong từ trường nên khi có dòng điện qua ống dây thì sẽ xuất hiện lực từ tác dụng lên các vòng dây và do đó làm cho ống dây di động. Màng M được gắn với ống dây nên khi đó M cũng di dộng theo.

Khi nói trước micrô thì âm đến đập vào màng mic rô làm cho màng mi c rô bị rung. Do cách cấu tạo của mic rô (ở đây không nói đến) nên khi màng mic rô rung thì dòng điện trong mạch mic rô là dòng điện biến đổi. Dòng điện đó được khuếch đại và đưa vào ống dây động của loa. Vì dòng điện trong ống dây động là dòng biến đổi nên nó làm cho ống dây rung. Do đó màng M gắn liền với ống dây cũng bị rung theo và phát ra âm.

Sự lệch quỹ đạo của tia êlectrôn

Giả sử ta có một chùm hẹp các êlectrôn có vận tốc như nhau v (vectơ v nằm trong mặt phẳng hình vẽ 55.2). Ta gọi chùm êlectrôn đó là tia êlectrôn. Nếu trên đường đi tia êlectrôn không gặp từ trường thì nó sẽ đi thẳng và đến đập vào màn M tại điểm A1. Nhưng nếu nó gặp từ trường (vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng hình vẽ 55.2) thì lực Lorenz làm các êlectrôn của tia chuyển động trên cung tròn đến điểm C. Từ C trở đi không có từ trường nên chúng lại chuyển động thẳng và đến đập vào màn tại điểm A[sub]2[/sub]. Ta nói từ trường đã làm lệch quỹ đạo của tia êlec trôn.

Cách làm lêch tia êlectrôn bằng từ được sử dụng trong các ống phòng điện tử của máy thu hình (x.mục 3b, §43). ở đây từ trường được tạo ra bằng hai ống dây mang dòng điện. Trục của hai ống dây vuông góc với nhau và vuông góc với tia êlec trôn đi tới. Do đó các êlec trôn của tia sẽ chịu tác đụng bởi hai từ trường của hai ống dây. Một từ trường làm cho tia quét theo phương nằm ngang và một từ trường làm cho tia quét theo phương thẳng đứng. Dưới tác dụng đồng thời của cả hai từ trường của hai ống dây, tia êlec trôn có thể quét khắp màn ảnh.

Màn ảnh là một màn phủ một lớp huỳnh quang nên mỗi khi êlec trôn đập vào màn ảnh nó tạo nên một chấm sáng. Tia êlec trôn áưt hết toàn bộ màn ảnh trong một khoảng thời gian rất ngắn, 1.25 giây. Đó là khoảng thời gian cần thiết để ta có cảm giác về sự liên tục của các hình ảnh trên màn. Cảm giác này là do một đặc tính về mặt sinh lí của mắt gọi là hiện tượng lưu ảnh gây ra.


Nguồn: Mjss_LOnely / Box Vật Lý - 4r Olympiavn.org
 
M

mcdat

Ai biết tính lực từ tác dụng lên nửa cuộn dây tròn bán kính R , mang dòng điện I , tức là 1 cái dây dẫn được uốn cong thành nửa hình tròn thì chỉ giáo mình với.
Mình thấy trong sách không nói vấn đề này
 
N

nguyenminh44

Ai biết tính lực từ tác dụng lên nửa cuộn dây tròn bán kính R , mang dòng điện I , tức là 1 cái dây dẫn được uốn cong thành nửa hình tròn thì chỉ giáo mình với.
Mình thấy trong sách không nói vấn đề này

Đây là một bài toán phức tạp. Lên đại học sẽ được nghiên cứu về phần này (chỉ có khối kĩ thuật thôi nhá ;)) )
-Chia đoạn dây thành những phần tử rất nhỏ bé, coi mỗi phần tử là một đoạn dây dẫn thẳng.
-Tìm lực từ tác dụng lên mỗi phần tử
-Tìm tổng hợp lực tác dụng lên dây dẫn nửa hình tròn bằng phương pháp tích phân (ak ak)

Công thức cuối cùng: [TEX]F=2IBR[/TEX] với B là cảm ứng từ

Mấy bài toán dạng này các bạn không nên tìm hiểu sâu. Tặng mấy bạn câu này !

"Cái cần, tìm hiểu tới cùng;
Cái chưa cần, cứ ung dung, từ từ :) "​
 
X

xilaxilo

vì sao trong các bài tập ng ta phải cho dây dẫn dài vô hạn

để dễ tính toán

có vấn đề j khi dây dẫn chỉ là 1 đoạn dây ngắn

câu này ko có trong SGK nhưng trả lời dc

:D:D:D
 
M

mcdat

vì sao trong các bài tập ng ta phải cho dây dẫn dài vô hạn

để dễ tính toán

có vấn đề j khi dây dẫn chỉ là 1 đoạn dây ngắn

câu này ko có trong SGK nhưng trả lời dc

:D:D:D

tutruong.jpg

Cảm ứng từ do đoạn thẳng MN gây tại B là

[TEX]B = 10^{-7}\frac{I}{r}(sinA_1+sinA_2)[/TEX]

Khi dây rất dài ta có:

[TEX]B=10^{-7}\frac{2I}{r}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo



tutruong.jpg

Cảm ứng từ do đoạn thẳng MN gây tại B là

[TEX]B = 10^{-7}\frac{I}{r}(sinA_1-sinA_2)[/TEX]

Khi dây rất dài ta có:

[TEX]B=10^{-7}\frac{2I}{r}[/TEX]

rút cục

đáp án chỉ đơn giản là:

từ trường ở 2 đầu sợi dây phức tạp wa >>> tính hok nổi :D:D:D

mcdat ơi cậu thu nhỏ khung hình dc ko? :):):)

true: lâu lâu mới gặp, mừng wa :D:D:D
 
O

oack

Ai biết tính lực từ tác dụng lên nửa cuộn dây tròn bán kính R , mang dòng điện I , tức là 1 cái dây dẫn được uốn cong thành nửa hình tròn thì chỉ giáo mình với.
Mình thấy trong sách không nói vấn đề này

cái này tui cũng chưa đc biết đến :) và bài tập hình như là ko có :)
nhưng nếu có ài tập như thế thì tui nghĩ là coi nữa cuộn dây đó là 1 cuộn dây như bình thường rồi làm :)
----------------------------
lại là 4 tuần sao mọi ng học lí nhanh thế >''<
 
Top Bottom