Địa Đia 11- Cơ hội và thách Thức!

T

trangto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị chỉ giúp em làm bài này với, e làm bì này sơ sài quá, với lại em không biết lấy ví dụ nữa. Mong mọi người giúp đỡ ghen, đây là bài thực hành lớp 11 địa áh! Giúp em nhanh nha! Chiều mai em phải nộp rùi. thank!
Hãy chỉ rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: ( lấy ví dụ minh hoạ):

1.Cơ hội hoá thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi.

2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hoá dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,....

3.các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hoá của mình đối với các nước khác.các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

4.Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn câu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

5. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
 
S

study_and_play

Cơ hội: 1+2+5
Thách thức: 3+4

1. VN gia nhập WTO để tự do hoá thương mại, mở rộng thị trường.
2. Các nước có công nghệ cao \Rightarrow sản xuất hàng hoá với số luwongj và chất lượng lớn \Rightarrow thu nhiều lợi nhuận!!!
3. Sống theo kiểu phương Tây, mất dần các giá trị Văn hoá vốn có...
4. TCH \Rightarrow nhà máy nhiều \Rightarrow ô nhiễm MT (VD: Vụ Vedan)
5. TCH \Rightarrow chuyển giao công nghệ dễ dàng hơn \Rightarrow nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Gợi ý sơ thế, cụ thể thì vất vả lắm ;)
 
  • Like
Reactions: vantrang2712
A

arxenlupin

Theo mình thì cơ hội là 1 và 5. Thách thức là 3 và 4. Riêng cái thứ 2 vừa là thách thức vừa là cơ hội

1. TCH cho phép các nc có cơ hội và điều kiện để mở rộng thị trường, hàng hoá dc dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ thuế quan, xâm nhập dễ dàng hơn các thị trường lớn...

3. TCH đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm thêm hậu quả khốc hại về môi trường xã hôi, mất đi bản sắc dân tộc, đối với lớp trẻ sính ngoại, vọng ngoại, Âu hoá, Mỹ hoá trên chính quê hương mình, phổ biến văn hoá ngoại lai, lối sống trái với thuần phong mỹ tục vốn có

4. TCH đem đến thách thức đối với mỗi quốc gia về vấn đề môi trường sống. Yêu cầu đặt ra là phát triển các công nghệ tiên tiến, " sạch " hơn cho môi trường. Những công nghệ đã cũ và lỗi thời đc các nc phát triển loại thải lại đc các nc đang phát triển áp dụng trong các nhà máy, xí nghiệp cũng là một vấn đề cần giải quyết

5. TCH truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh nghiệm và kiến thức đến với các dân tộc ở nhiều nc, đến từng gia đình đến từng ng dân, góp phần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2. Với việc hội nhập, kỹ thuật công nghệ hiện đại đc du nhập tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động -> đây là cơ hội. Nhưng đi kèm với nó là việc cácd òng hàng hoá - dịchv ụ của các nc phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nảy sinh cạnh tranh gay gắt, nảy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội -> đây là một thách thức

...
 
A

aqnacm

Nếu thế thì 1 cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức, các nước không còn sự dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa trong nước vô hình chung sẽ bóp chết một số ngành sản suất trong nước do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập
Đương nhiên cơ hội là mở rộng thị trường và khả năng suất khẩu.

Thậm chí 5 đôi khi cũng tạo ra thách thức khi có thể tiêu diệt các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống một phần của bản sắc văn hóa
 
M

manu7892

theo tôi là trong mỗi kaj 1,2,3,... ấy đều có cơ hội và thạck thức bây giờ mình phải chỉ ra cơ hội tháck thức trong đó. bài đó bọn tôi được làm oy nên bít cô giáo bảo thía.bây giờ bạn phải chỉ ra được như mình nói.tin hay ko tuỳ bạn
 
A

aqnacm

cái thứ 4 mà cô giáo bạn bảo là cơ hội thì chắc là cơ hội làm bãi rác cho các nước phát triển à =))
 
S

study_and_play

:)|:)| Thực tình nếu tính đúng ra cái nào cũng có 2 mặt của nó cả, vì thế chỉ nên xét chung chung thôi. Chứ 5 ý trên nói là thách thức hết cũng được, quan trọng là giải thik sao thôi, chứ chọn thì ai mà chẳng chọn được. Vấn đề là nắm được mặt nào tác động nhiều hơn ấy, rồi dựa vào đó mà xét! Bây giờ học sang Hoa Kỳ rồi, mấy bài này còn gì nữa...@-)@-)
 
X

xilaxilo

:) Nếu tớ nói cả 5 ý trên điều liên quan vs nhau thì sao??? Cái này là cơ sở của cái kia, là mục đích của cái khác nữa. Chứ ko riêng gì 1 vs 3 đâu. :)>-:)>-

đúng là cả 5 ý kiến liên quan đến nhau nhưng chả nhẽ cậu định gộp tất cả lại để thành 1 đoạn văn? :p:p:p
tớ nghĩ làm bài này thì bạn nên đưa ra vấn đề rồi chia vấn đề đó ra thành 2 phần: cơ hộ, thách thức ( khó khăn, thuận lợi )
tớ ghép 1 vs 3 vì 2 cái này có thể tạo thành cặp bổ sung cho nhau luôn
 
B

buithuhuyen

câu một:
- cơ hội: nước ta là thành viên thứ 150 của WTO,đó là một cơ hội lớn cho chúng ta
.Như bạn đã nói thì hàng hoá được lưu thông rộng rãi,thuế giảm cũng đồng thời sức mua của người dân tăng lên -> nguồn lợi lớn....
- Thách thức: khi mà ra nhập WTO như vậy thì thuế giảm nên các sản phẩm từ các nước ngoài trở nên ồ ạt,chúng ta phải cạnh tranh với họ về các mặt như mẫu mã,chất lượng....
còn các câu trên thì tớ đồng ý với ý kiến của các bạn :D
 
G

greenlight911

Cơ hội:
1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
==> Các quốc gia có điều kiện phát triển ngoại thương, tạo nhiều điều hiện cho các công ti xuyên quốc gia xuất hiện, tạo lập những thị trường rộng lớn ---> tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thề giới.

5. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
==> Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi phải phát triển tri thức cao, có nhiều thành tựu khoa học mới và áp dụng thành tựu đó vào phát triển kinh tế xã hội; các quốc gia trên thế giới có điều kiện nâng cao trình độ, tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất...

6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
==> Kham khảo ý (7)

7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ chương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của các nước khác.
==> Các nước liên kết với nhau cùng nhau phát triển, các nước có thể học hỏi lẫn nhau, khai thác thành tựu khoa học kĩ thuật của nước khác để phát triển nền kinh tế nước mình.

Thách thức:
2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt... công nghệ sinh học...
==> Đây là một thách thức quan trọng. Các nước khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sẽ đòi hỏi phải quan tâm giải quyết các vấn đề như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia... Khi thị trường mở rộng, hàng hóa nước ngoài sẽ nhập vào và được tiêu dùng trong nước. Các thương hiệu lớn của nước ngoài sẽ có vai trò lớn và nắm trong tay nhiều nguồn của cải vật chất và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Bởi vậy đòi hỏi quốc gia đó phải tự chủ.
3. Các siêu cường kinh tế áp đặt lối sống... bị xói mòn.
==> Vì văn hóa phương Tây và Phương Đông khác nhau, cụ thể là văn hóa phương Tây thoải mái hơn, ít cổ tục, tập quán hơn. Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước liên kết với nhau (người nước ngoài du nhập vào) sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhất là Châu Á rất hay bị ảnh hưởng bởi Châu Âu, vậy nên các giá trị đạo đức sẽ bị xói mòn...
4. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên... đang phát triển.
==> Toàn cầu hóa đã gây ô nhiễm môi trường cực kì nghiêm trọng ở các nước phát triển, và sẽ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển (Cụ thể đã nêu: các nước phát triển đổi mới công nghệ, chuyển công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển)
 
L

lunxinh_1609

Bài thực hành còn 2 vấn đề nữa là:
6,Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ,về tổ chức và quản lí,về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
7,Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.


Mọi người cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cho bài thực hành nhé:D
 
T

thanhhuyenbaby99

Cơ hội và thách thức

Toàn cầu hóa là quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới.Nó là một cơ hội tốt cho các nước đang phát triển nhưng bên cạnh đó cũng là không ít những khó khăn thách thức buộc các nước này phải đối mặt.Cơ hội đầu tiên mà toàn cầu hóa mang lại cho các nước đang phát triển là cơ hội mở cửa thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.Các nước đang phát triển có thể được tiếp nhận những công nghệ máy móc , hiện đại hóa cơ sở vật chất và đặc biệt là có thể tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.Hiện nay, tập đoàn Kumho của Hàn Quốc đang mở rộng chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.Đây là nhà máy sản xuất lốp ô tô, xe máy lớn nhất Đông Nam á được đặt tại Việt Nam.Từ đó, nước ta có thể được tiếp nhận những dây chuyền sản xuất lốp ô tô hiện đại nhất, đồng thời ngành công nghệ ô tô, xe máy sẽ giảm bớt phần nào nỗi lo phải đi nhập khẩu các măt hàng này từ nước ngoài.Đây sẽ là một cơ hội tốt giúp ngành sản xuất ô tô,xe máy của Việt Nam tiến xa hơn.Nhưng bên cạnh cơ hội mở cửa thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất thì các nước đang phát triển lại trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các cường quốc kinh tế lớn.Trong tương lai không xa, các nước đang phát triển có thể là bãi rác thải của những nước phát triển.Hiện nay, trên thị trường hàng điện tử của nước ta, để tìm được những sản phẩm điện tử như : máy giặt, tủ lạnh, điều hòa......do Việt Nam sản xuất là rất khó,đa phần đều là hàng điện tử của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sản xuất với giá thành rất cao.Ngoài ra, toàn cầu hóa còn giúp các nước đang phát triển tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Làn sóng Hàn Quốc là một ví dụ điển hình trong khoảng một thập kỉ trở lại đây.Từ đầu tóc, quần áo, giày dép, ăn nói đều mang "phong cách Hàn Quốc".Hay một hiện tượng đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay là phong cách truyện tranh Nhật Bản.Chúng ta không thể phủ nhận mặt tốt đẹp của quá trình này. Tuy nhiên,, những mặt hạn chế của nó thực sự đáng lo ngại.Thanh, thiếu niên biết nhiều mà không thể hiểu bản chất thật sự của nó. A dua, chạy theo những phong cách thời trang mà họ cho là rất 'mốt' nhưng thật sự lại vô cùng lố bịch hay lối ăn nói cộc lốc, việc sống thử, sống chung theo phong cách của người phương Tây.Sự tôn trọng về các giá trị truyền thống đã bị coi nhẹ. Bản lĩnh, đạo đức thế hệ trẻ ở các nước đang phát triển hiện nay đáng báo động. Cơ hội tiếp theo mà toàn cầu hóa mang lại là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (gạo, trái cây như thanh long), các mặt hàng thủy sản, và kể cả xuất khẩu lao động đi nước ngoài. Nhưng đối mặt với đó là thách thức không nhỏ. Các nước dang phát triển phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn VSTP đối với các hàng hóa xuất sang EU hay Mỹ và các nước. Thường phải đối mặt với Luật chống bán phá giá của Mỹ và EU (như sản phẩm cá da trơn, tôm, giày da...). Hàng rào thuế quan sẽ dần dần được dỡ bỏ tuy nhiên đây vừa là cơ hội để xuất khẩu nhưng vừa là thách thức vì hàng ngoại sẽ dễ dàng tràn ngập nội địa (nhất là hàng TQ)
 

nguyễn vân anh 1022002

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng chín 2018
2
0
1
22
Hà Nội
thpt quốc oai
Lợi ích
Khi tham gia vào WTO, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả cấp vĩ mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Do VN được hưởng qui chế MFN vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa (Hiện nay, thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm tới 90% khối lượng thương mại thế giới). Từ đó sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
– Hiệp định đa sợi MFA qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng đối với hàng dệt may.
– WTO qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng thay thế bằng thuế đối với sản phẩm gạo.
– WTO qui định mức thuế thấp đối với sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
– Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.
– Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó, thị trường cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Và do vậy, lợi ích từ thương mại quốc tế của chúng ta sẽ tăng.
– Tự do hóa giá cả nông sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp. Bảo hộ giá nông sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị trường nông sản của Việt Nam.
– Chi phí kinh doanh sẽ giảm vì hiện tại lĩnh vực dịch vụ là khu vực được Nhà nước bảo hộ nhiều nhất. Hậu quả là năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ kém và giá cao. Khi gia nhập vào WTO, độc quyền của những ngành này sẽ phải bãi bỏ, buộc các doanh nghiệp này phải cải cách, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hạ giá dịch vụ, hiệu quả cho toàn nền kinh tế sẽ lớn hơn.
– Với hiệp định những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS) đã tạo thêm sự đảm bảo quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
– Đời sống nhân dân được cải thiện.
Thách thức
Như vậy, lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO khá rõ: “Việt Nam không thể tự bảo vệ mình trước sự bảo hộ của các nước khác khi nằm ngoài WTO”. Tuy nhiên gia nhập WTO không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho mình mà doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức:
– Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải trao qui chế tối huệ quốc, qui chế đối xử quốc gia cho các quốc gia thành viên khác của WTO, nghĩa là tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc tất cả các dòng thuế, đồng thời phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế trong một thời gian nhất định. Mức độ cam kết giảm thuế phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán đa phương và song phương đối với các mặt hàng cụ thể. Vì vậy cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn ở thị trường nội địa.
– Toàn bộ thể chế kinh tế phải chuyển đổi nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại đầu tư, chuyển giao công nghệ, nếu không sẽ gặp khó khăn trước những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại.
– Thách thức thứ hai là những vấn đề nảy sinh từ việc thúc đẩy nhanh chóng tiến trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục suy giảm, trong khi việc thực hiện và các biện pháp thực hiện mục tiêu đó lại mang tính xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp xã hội có liên quan. Mặt khác, cải cách sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp quốc doanh chậm lại trong một thời gian, một phần do đầu tư vào khu vực này giảm, phần nữa là các xí nghiệp yếu kém sẽ thu hẹp sản xuất, đóng cửa hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới. Nguy cơ phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp tăng lên. Công nghệ và trình độ dân trí có chuyển biến lớn, nhưng khoảng cách tụt hậu còn xa so với phần lớn các nước trên thế giới.
– Những thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp thậm chí còn lớn hơn, do trên 75% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, trong khi đó diện tích canh tác bình quân trên một lao động thấp, phương thức canh tác lạc hậu nên giá thành nông sản nhìn chung sẽ cao hơn mặt bằng giá thế giới. Khi những rào cản thương mại được bãi bỏ hoặc giảm thiểu, nông sản nhập khẩu từ các nước phát triển với giá thấp sẽ gây sức ép lớn cho kinh tế nông thôn, nhiều đơn vị kinh doanh nông nghiệp có thể sẽ bị phá sản. Số người này sẽ di chuyển về thành phố, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.
– Hiện tại, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, chúng ta sẽ không được hưởng lợi khi gia nhập WTO, khi quy định qui tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi là trị giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tại nước được hưởng phải thấp hơn 65%.
Có thể nói khi gia nhập vào WTO, Việt Nam nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng đối mặt với nhiều thách đố . Nhưng về tổng thể những lợi ích dài hạn cho quốc gia chiếm ưu thế

Nguồn: Sưu tầm.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom