{Văn 8}Ca dao tục ngữ có từ ngữ địa phương

Q

quinhmei

>>> Trả lời hoangngan27

Phương ngữ Nam Bộ
trong ca dao về tình yêu



Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam Bộ là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình.

1. Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràm bạt ngàn và một vùng sông nước bao la cho nên trong lời ăn tiếng nói của con người ở đây không khỏi ảnh hưởng của các hình tượng thiên nhiên này. Cho nên, có thể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của ca dao Nam Bộ:

Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.


“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên” nhau. Với các từ trên, người Nam Bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ “đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

2. Giàu tính so sánh và cụ thể cũng là một đặc điểm của ca dao Nam Bộ. Nam Bộ là một vùng sông nước, có hệ thông sông ngòi chằng chịt nên hình ảnh chiếc ghe, con đò, con cá, con tôm, cần câu, cái lờ... là những vật rất quen thuộc đối với người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của họ và được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, cũng như đã âm thầm đi vào ca dao:

Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.


“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.

3. Một đặc điểm nữa trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong ca dao Nam Bộ là tính giàu cường điệu, khuếch đại. Đây là cách nói thể hiện rõ nét sự lạc quan và tính cởi mở của con người Nam Bộ. Tính giàu cường điệu, khuếch đại này được con người Nam Bộ sử dụng mang tính chất phác, mộc mạc, độc đáo, gây được ít nhiều cảm xúc cho người đọc:

Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương


4. Giàu tính dí dỏm, hài hước cũng là một trong những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ, ngoài những cách nói cường điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con người Nam Bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói dí dỏm, hài hước nhưng không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình. Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:

Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.


5. Có cách nói hài hước, dí dỏm, lại có cách nói cường điệu, khuếch đại, ca dao Nam Bộ cũng có những cách nói rất giản dị, chân tình. Trong hoàn cảnh tự tình với nhau, đôi khi họ không dùng những từ hoa mỹ, không nói những từ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, mà chỉ nói một cách mộc mạc, bình dân, cốt sao bày tỏ được lòng mình:

Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:
Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.


Trần Phỏng Diều
Giảng viên Khoa Ngữ văn,
Trường Cao Đẳng Sư phạm cần Thơ
 
  • Like
Reactions: hoan0911
Q

quinhmei

Nếu chưa đủ thì chị post cho những câu ca dao lẻ tẻ ra đây nhá:
---------------------------

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trọng nghĩa dày bằng ta

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Chàng đi mô đã mấy hôm rày
Phòng văn vắng vẻ, sách bày cho ai ?


Đời mô cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu

Ai mô mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn (duyên) ra về

Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng

Anh nói với em
Như rựa chém xuống đá
Như rựa cắt xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri

Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
Em có chồng rồi một cảnh hai quê
Nói ra cam khổ nhiều bề bạn ơi
Phải răng chịu rứa cho rồi
Gạo trút vô nồi không lẽ trút ra
Xcưa kia quyền mẹ với cha
Bây giờ có lẽ người ta nắm quyền
Vợ với chồng là nghĩa bá niên
Bạn biểu ta phân chiếc đũa, đồng tiền sao nên

.....


 
N

nang_ha

quinhmei ơi! Cho Nắng hỏi trong mỗi câu trên thì từ nào là từ ngữ địa phương ? từ toàn dân của từ địa phương đó là gì?????:D
 
Q

quinhmei

quinhmei <<Con người xinh đẹp>> Hehe... said:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi ơn trọng nghĩa dày bằng ta

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Chàng đi đã mấy hôm rày
Phòng văn vắng vẻ, sách bày cho ai ?


Đời cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu

Ai mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn (duyên) ra về

Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng

Anh nói với em
Như rựa chém xuống đá
Như rựa cắt xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri

Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
Em có chồng rồi một cảnh hai quê
Nói ra cam khổ nhiều bề bạn ơi
Phải răng chịu rứa cho rồi
Gạo trút vô nồi không lẽ trút ra
Xưa kia quyền mẹ với cha
Bây giờ có lẽ người ta nắm quyền
Vợ với chồng là nghĩa bá niên
Bạn biểu ta phân chiếc đũa, đồng tiền sao nên

.....

Từ ngữ địa phương chủ yếu trong đoạn trên là các từ phương ngữ Trung Bộ : "mô", "tê", "răng"," rứa"....

Về nghĩa:

Mô - Tê - Răng - Rứa
Đâu - Kia - Sao - Thế
Bạn đã biết chưa ?

Với những từ địa phương này, tùy trường hợp mà bạn có thể có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, nghĩa thông thường của những từ này là:
mô=đâu, nào
tê=kia
răng=sao
rứa=vậy, thế
Ví dụ:
"Anh đi mô rứa?" có thể hiểu là "Anh đi đâu vậy?"
"Khi mô thì về rứa?" có thể hiểu là "Khi nào thì về vậy?" hoặc "Khi nào thì về thế?"
"Răng rứa?" có thể hiểu là "Sao vậy?"
"ngày tê" có thể hiểu là "ngày kia"
...


Mình là người Bắc nên cũng chỉ hiểu đến vậy. Có bạn nào ở xứ Huế không vào giải thích tưởng tận và rõ hơn giúp mình?
 
  • Like
Reactions: hoan0911
T

thekingsky22

chị ơi cho em hỏi có ca dao, tục ngữ hoặc bài hát nào sử dụng từ ngữ chỉ ngườicó quan hệ ruột thịt thân thích của Nam Bộ K0 ạ???
 
H

hichibaby

ai giúp em tìm 30 câu ca dao, tục ngữ ở Nam Bộ đi, yêu cầu là có tên danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hoá, di tích lịch sử, từ địa phương, tất cả cái đó đều ở Nam Bộ
 
K

khanhvy1215

Mẹ Suốt (Tố Hữu)


Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa
Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây giờ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn "xuất quân"
Tui nay cũng được chân "sẵn sàng"
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò...
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
"Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!"
Vui sao, câu chuyện ơn tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say...
Cái này ở miền Trung!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hoan0911
K

khanhvy1215

Nói đến tính cách của người Nam bộ, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu những nét riêng trong cử chỉ, tính tình của người Nam bộ được thể hiện qua các mối quan hệ trong xã hội. Thực ra, người Nam bộ là một trong những bộ phận cấu thành của dân tộc Việt nam cho nên dù người Nam bộ hay Bắc bộ cũng đều có những đặc tính chung nhất định của người Việt Nam. Nhưng do điều kiện địa lý, nét văn hóa khác nhau của từng vùng, miền mà tính cách của con người cũng có khác nhau...


Vùng đất Nam bộ trước khi có sự khai phá của những lưu dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì vùng đất này chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu thú dữ tràn đầy, tứ bề hiu quạnh. Cảnh tượng ban đầu quá xa lạ với những gì họ biết, họ nghĩ khi còn ở quê nhà, đã làm cho họ lo sợ:

Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.


Họ lo sợ trước cảnh tượng lạ lùng chẳng bao lâu, họ lại lo sợ đến thú rừng, nào là cọp um, sấu lội, đỉa đeo:

Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um
.

Rồi họ bắt đầu lo sợ đến thiên nhiên vô cùng bi ẩn của những buổi đầu khai phá:

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma.


Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ với nhau. Trước cảnh tượng rừng hoang cỏ rậm, đồng ruộng hoang vu nên họ cần phải sống nương tựa vào nhau, tất cả hết lòng vì việc nghĩa. Điều này đã hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài ở trong họ. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, họ chia rẽ là chết. Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp cho họ sẻ chia công việc với nhau, hợp sức đánh đuổi các loài ác thú mà còn là để cho có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau:

Ví dầu cá bóng xích đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.


Câu ca dao tuy nói về động vật, nhưng nó phản ánh một tập thể có tổ chức. Tất cả cùng làm, cùng vui đùa bên nhau. Làm thì làm hết mình, chơi thì cũng chơi “tới bến". Đó là những lúc cùng làm, cùng chơi. Còn khi hữu sự, họ chẳng màng đến gian khổ, hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:

Dấn mình vô chốn chông gai
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân
Lao xao sóng bủa dưới lùm
Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.


Bởi, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng:

Có câu: kiến nghĩa bất vi
Làm người như thế cũng phi anh hùng.

Đó là trong lúc hữu sự, còn trong lúc bình thường họ cũng qúy mến bạn bè. Bởi phần lớn, họ đều là những người xa gốc gác, cội nguồn, họ phải sống nương nhờ bè bạn, tất cả cùng hoạn nạn có nhau - "Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Với tâm lý của cư dân Bắc bộ "Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên khi có bạn bè đến chơi, khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn đến đâu, họ cũng cố gắng đãi đằng bạn một cách cho tươm tất:

Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.


Cũng chính tâm lý này mà người Nam bộ thường được mọi người cho rằng: Họ có tính hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì nghèo, lo cho bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có xá gì, nhân nghĩa mới là điều trọng. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại bằng nhân nghĩa:

Tiền tài như phấn thổ
Nhân nghĩa tựa thiên kim.
Bởi đứt dây nên gỗ mới chìm
Tại ai ở bạc nên mới tìm nơi xa.


Còn nếu sống có tình, có nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ mấy họ cũng sẵn sàng chấp nhận:

Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.


Ngoài tính cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, người Nam bộ còn thể hiện một khí phách hiên ngang, tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã hứa thì phải làm. Nói một là một, hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi có khi đem lại điều lợi cho họ:

Thuyền dời mà bến chẳng dời
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn.


Lợi lộc thì họ ham, nhưng họ không vì danh lợi mà phải làm những công việc không tương xứng với công sức mình bỏ ra, và nhất là trong quyền lợi đó ẩn chứa bao điều phi nghĩa, trái với tinh thần nghĩa khí hào hiệp của họ:

Đừng ham hốt bạc ghe chài
Cột buồm cao bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi


Và ta hãy xem đây, một lời đề nghị của cô gái có phần dí dỏm, mỉa mai, chứa đựng một sự phản đối đối với một người đàn ông đang chọc ghẹo mình:

Anh có thương em thì cho em một đồng
Để em mua gan công, mật cóc thuốc chồng em theo anh.


Trước lời đề nghị độc ác, trái với luân thường đạo lý như thế, anh con trai hết sức nổi giận một sự nổi giận rất cương trực.

Nghe hò tao bắt nổi xung
Tao cho một phảng chết chung cho rồi.

Nổi bật trong tính cách của người Nam bộ mà người ta thường nhắc đến là tính hiên ngang, dân gian quen gọi là tính "ngang tàng". "Ngang tàng" ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng, mà "ngang tàng" ở đây chính là tính nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất là điệu nghệ, sẵn sàng vi nghĩa khinh sinh. Bằng ngược lại, trái với đạo nghĩa, họ nhất định không làm, dù phải trả giá bằng sinh mạng, họ vẫn một lòng phản đối:

Trời sinh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều.


Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng đồng, cùng chung sức khẩn hoang lập ấp. Và với sự nỗ lực không ngừng, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy, cánh đồng bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ thêm tự hào và yêu qúy mảnh đất này hơn. Vì vậy, cảm nghĩ về quê hương đất nước cũng là một trong những tính cách của con người Nam bộ. Đây thật sự là tính cách bao trùm. Nó vừa mang nét chung về lòng yêu quê hương đất nước của tất cả con người Việt Nam, nhưng lại vừa thể hiện nét riêng của con người Nam bộ. Nét riêng ở đây là cách thể hiện, cách biểu hiện tấm lòng của mình đối với quê hương đất nước. Thật ra, lòng yêu nước của mỗi con người đều như nhau, nhưng cách thể hiện của mỗi con người không phải lúc nào cũng giống nhau. Điều này, ngoài tính cách của từng người, nó còn do đặc điểm văn hóa, địa lý của một vùng đất quy định nên.

Sau những vất vả, gian lao của buổi đầu khai phá, vùng đất Nam bộ càng ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi về tự nhiên. Điều này càng làm cho người Nam bộ thêm yêu qúy mảnh đất mình hơn. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao ở Nam bộ có nội dung về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.


Hoặc:

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn.
Bình Đại biển lúa sông tôm
Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng.


Hay

Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.


Nhưng cuộc sống sung túc, thanh bình của người dân nơi đây bỗng dưng bị đảo lớn khi thực dân Pháp đến xâm lược. Được hun đúc bởi tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của người dân Nam bộ được phát huy một cách mãnh liệt. Ca dao Nam bộ đã kịp thời phản ánh thực tế đau xót đó:

Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
Dầu ngọt thế mấy cũng tiếng cam sành
Giặc Lang Sa đánh tới châu thành
Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em.

Trước thực tế đau xót đó, họ kêu gọi mọi người đứng lên làm cuộc khởi nghĩa, đánh giặc cứu nước:

Làm trai đứng ở trên đời
Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.


Và người phụ nữ Nam bộ ở nhà chăm lo sản xuất để chồng yên tâm đi chiến đấu:

Anh đi đánh giặc Lang Sa
Để thiếp ở nhà, lo tần lo tảo
Chén cơm manh áo, nhà cửa ruộng vườn
Để anh lên ngựa đề thương
Thiếp về mặc thiếp liệu lường nuôi con.


Ca dao Nam bộ còn góp phần phân tích cho mọi người rõ đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà:

Có chồng đi lính nghĩa binh
Dầu nghèo dầu cực vẫn thương mình ai ơi.
Lấy chi cái lũ báo đời
Chuyên nghề bán nước phá đời hại dân.

Nhắc nhở moi người không nên vì tham danh lợi mà đi làm tôi tớ cho Pháp:

Đừng tham đồng bạc con cò
Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang Sa…


Trở lên là tính cách của con người Nam bộ được thể hiện qua ca dao. Nói đến tính cách con người của một vùng, miền, một quốc gia dân tộc là điêu tế nhi. Hơn nữa tính cách con người lại rất phong phú và đa dạng, có thể sẽ thay đổi qua thời gian. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra tất cả những tính cách của con người Nam bộ. Bởi đó là điều không thể, mà chúng tôi chỉ chọn khảo sát một số tính cách của con người ở đây được phản ánh qua ca dao cũng của xứ này, để xem những người Nam bô nói về tính cách của con người Nam bô ra sao. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn đặc tính của vùng đất và con người Nam bộ, và cũng là để thêm yêu mảnh đất này hơn.
 
L

lethanhtrung95

da xin phep cho em co y kien.
Cac anh chi co the giup em nghi luan ve cau ca dao tuc ngu"co cong mai sat co ngay nen kim" duoc khong a?
 
B

betocngo95

Ở Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, người Sán Chí chiếm 10,2% dân số toàn huyện và là tộc người còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống nói chung, trong tập tục cưới xin nói riêng.

Khi đến tuổi trưởng thành, những tư chất của cô gái như tính tình, khả năng lao động, sức khỏe, việc quản lý công việc trong nhà, biết xe chỉ, dệt vải, có giáo dục, khéo léo, tháo vát... được đánh giá cao. Ngược lại, khi chọn chàng rể, người ta cũng đặc biệt lưu ý đến sức khỏe, khả năng lao động, biết làm nhiều việc, làm chủ gia đình sau này... Sau khi tìm được cô gái vừa ý, nhà trai chọn người làm mối. Đó là người am hiểu phong tục - tập quán, ngoại giao khéo, được mọi người kính nể, vợ chồng song toàn, có con cái, gia đình hòa thuận. Sau đám cưới, vợ chồng người làm mối được cô dâu, chú rể coi là bố mẹ nuôi (bố mẹ thứ hai). Trong cuộc sống hàng ngày, đôi vợ chồng luôn được sự quan tâm giúp đỡ về kinh tế, tình cảm... của bố mẹ nuôi. Và ngược lại, họ cũng có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ nuôi khi về già và lúc lâm chung, có nghĩa vụ cùng lo toan việc ma chay và chịu tang như đối với bố mẹ đẻ của mình.

Để tổ chức một đám cưới, người Sán Chí tuân thủ các nghi lễ: dạm hỏi, ăn hỏi, hẹn ngày cưới, tổ chức lễ cưới và lại mặt.


Tục lệ cưới xin của người Sán Chí cũng như các tộc người khác phải trải qua nhiều bước và mang những sắc thái riêng. Ngày nay trong nghi thức có những nội dung đã được giản lược, nhưng những nghi lễ vẫn được duy trì đầy dủ.

Cưới xin không chỉ là sự kiện hệ trọng của gia đình mà còn có cả sự lo liệu, giúp đỡ và là niềm vui chung của cả họ hàng, làng bản.

Trong đám cưới của người Sán Chí không thiếu được lời ca tiếng hát của đại diện hai họ, của các nhóm nam nữ thanh niên làm tăng thêm sự vui mừng của buổi lễ. Đây là nét văn hóa lành mạnh cần được bảo tồn trong các làng bản.




:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
C

conquy111

cho minh` hoi ? co' ai bit' ca dao tuc ngu noi' ve^` thien nhien hok giup' minh` zoi' nha thank nhju`
 
X

xiuthuong

mọi người ơi!!!!!!!!!! Giúp em với
"Hãy nêu đặc điểm của thơ lục bát".

>>> Quinhmei: nhắc nhở em nhé, lần sau đừng phá quấy post một topic chẳng liên quan đến cadao tục ngữ có từ địa phương như thế chứ?
 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

>>> Trả lời em xiuthuong

Lục bát là thể thơ dân tộc, vì thế những tài liệu về nó search trên Google không thiếu. Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ cổ từng nói "Dễ đến tận cùng là khó đến tận cùng", lục bát càng phổ biến và lâu đời bao nhiêu thì việc nghiên cứu nó lại như lạc bước vào một thế giới mênh mông với sự sáng tạo đến vô cùng của những nguời Việt Nam rất đỗi tài hoa. Trong khuôn khổ một bài reply mem hocmai như thế này, chị chỉ xin trích dẫn những khái niệm đầu tiên của thơ lục bát, giúp em có cái nhìn căn bản về thể loại này.

Bài viết học thuật về Thơ Lục bát của wikipemedia:

Lục bát


Theo Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Can Mộng, người viết cuốn Ngạn ngữ phong dao, đã từng viết:

Văn vần nước ta phô thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điều, thành chương, có thể ngâm nga được. Văn lục bát, hay song thất sau này đều từ ở đấy cả.

Lịch sử sưu tập và biên soạn tục ngữ, ca dao, và dân ca chỉ mới được bắt đầu từ khoảng hai trăm năm trở lại đây. Vào nửa cuối thế kỷ 18, Trần Danh Án (hiệu Liễu Am) đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi. Các soạn giả trên đã ghi ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ nôm, rồi dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ Quốc Phong trong Kinh thi của Trung Quốc.

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thấy xuất hiện những sách chữ nôm sưu tập tục ngữ, ca dao. Sang đầu thế kỷ 20, Việt Nam mới có những sách sưu tập những di sản này bằng chữ quốc ngữ.

Như vậy có thể nói, lục bát bắt nguồn từ trong tục ngữ và ca dao mà ra.

Như trên đã nói, "lục" (sáu), "bát" (tám), hay còn gọi là thể thơ sáu tám (6, 8) ám chỉ đến chiều dài của hai câu thơ, một câu gồm 6 chữ và một câu gồm 8 chữ. Câu sáu chữ đi trước và câu tám chữ theo sau. Vần rơi vào những chữ in đậm. Chẳng hạn trong truyện Kiều, lúc Sở Khanh rủ Kiều chạy trốn khỏi lầu xanh của mụ Tú Bà:

Đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ nhợt mùi sương
Lòng quê[21] đi một bước đường một đau.

Thơ lục bát thường là nguồn cảm hứng thơ đầu tiên, gây ảnh hưởng nhiều cho những nhà thơ Việt Nam từ những ngày còn bé. Có thể qua những lời ru bằng ca dao, bằng các câu ca cửa miệng người lớn dùng. Chẳng hạn:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn

Do nhạc tính mềm mại của lục bát, loại thơ này còn thấy được dùng trong các bài thơ như một phần chuyển giọng, từ gồ ghề sang mượt mà, êm ái như trong trạng thái than thở hay ca ngợi. Chẳng hạn trong bài thơ Tiếng Hát Sông Hương của Tố Hữu:

Trên dòng Hương-giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương-giang
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Hay Trần Đăng Khoa trong trường ca Khúc hát người anh hùng

Cô Bưởi lắng nghe tiếng gà rừng rực
Thấy sức triệu người hồi sinh trong lồng ngực
Và cô đi
Bên đám cháy
Chưa tàn

Lửa hát rằng:
Quê tôi - những cánh rừng hoang
Chính trong cơn bão đại ngàn - tôi sinh
Nuôi tôi trong bếp nhà gianh
Ủ là một chấm - thổi thành biển khơi...

Lục bát biến thể: Biến thể trong thơ lục bát là những câu thơ bị đổi cách gieo vần.
 
Q

quinhmei

THƠ LỤC BÁT
Bài của Phạm Doanh
(Xin bổ túc thêm bài của Hàn Sĩ Nguyên- chú thích của tác giả/ Mei.)

Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chổ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), còn Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (Vần Yêu còn gọi là vần LƯNG).

Thơ Lục Bát đã thấm nhuần vào tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Thơ LB rất giản dị về quy luật, dễ làm nhưng hay hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào người viết, dùng lời hay đễ diễn dạt ý đẹp trong cung điệu êm đềm.

Thơ LB theo như tên gọi gồm các cặp hai câu có sáu chữ và tám chữ, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.

----------------------------------------------------------------------------------
Bài viết của tác giả TRẦN HÀ NAM

MẠN ĐÀM VỀ THƠ LỤC BÁT


Lục bát là thể thơ truyền thống gắn với tâm hồn dân Việt. Mỗi người làm thơ dường như không ai không từng thử sức mình qua thể thơ này. Hỏi rằng lục bát dễ làm không? Thưa: Dễ ! Nhưng điểm từ xưa đến nay, mấy ai dám vỗ ngực xưng tên rằng ta có bài lục bát để đời. Nhìn về quá khứ xa xăm, bóng cụ Tiên Điền sừng sững. Thời Thơ Mới, mấy ai qua mặt nhà thơ Nguyễn Bính?

Kể cũng lạ, thi ca có muôn vàn cách diễn đạt, ấy vậy mà lục bát quê mùa lại uyên bác đến không ngờ, như một dung hoà của văn chương bình dân và văn chương bác học. Nói về đề tài, dường như thể thơ này thường khép mình trong những khoảnh khắc tâm tình riêng tư, những hình ảnh, những cảm xúc gắn với nền văn hoá ngàn đời dân Việt. Thử đọc vài câu Nguyễn Bính:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn

Hay:
Nhà em có một giàn trầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?​

Ai mà không xúc động, không rưng rưng vì không gian làng quê đậm đà tình nghĩa. Còn nhớ thương, giận hờn, luyến tiếc có mấy vần thơ lắng sâu bằng lục bát:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

(Tố Hữu)
Bao xúc động, bao tâm tình của con người đều có thể diễn tả qua vần điệu lục bát:

Làng ta ở tận làng ta

Mấy năm một bận con xa về làng

Gốc cây hòn đá cũ càng

Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay​

(Nguyễn Duy)

Dường như giọng điệu lục bát thiên về thủ thỉ tâm tình, không thích hợp lắm với những vấn đề cần cao giọng, triết luận hùng hồn. Vì vậy, ta không lạ tại sao "Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam" hay cuộc thi thơ lục bát của các báo thường gặp những bài thơ với điệu ru. Ngay cả Tố Hữu - một bậc thầy về thơ lục bát, khi viết về những đề tài cách mạng, nhân dân cũng chọn giọng tâm tình:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em...

Hay :
Bác về tóc có bạc thêm

Năm canh bốn biển có đêm nghĩ nhiều?
Trong nhịp sống hiện đại hôm nay khi những biến đổi diễn ra từng ngày từng giờ với tốc độ tên lửa, một âm vang lục bát có thể làm lòng ta lắng lại ,ngẫm sâu hơn về thế thái nhân tình. Và đó là sức sống trường tồn của thể thơ dân tộc, để ta sống sâu sắc hơn với cuộc đời:

Ta đi khắp bốn phương trời

Để cha cuốc đất một đời chưa xong

(Nguyễn Duy)
Thơ lục bát phải chăng chỉ thích hợp khi nhắc lại những hoài niệm, những giá trị truyền thống? Phải chăng, lục bát trên hành trình ký thác những tâm tình cũng đã giẫm lên lối mòn khuôn sáo, khi ta gặp nhan nhản trên báo chí những bài thơ na ná ý tưởng giống nhau? Quả thật, nếu làm thơ thiếu tỉnh táo, ăn sẵn trên vần điệu dễ gieo của lục bát, nếu tình chưa chín, bút chưa tinh, ta dễ gặp những hình ảnh, cảm xúc được diễn tả từa tựa như một bản sao có tân trang những hối lỗi, mặc cảm mắc nợ quá khứ, buồn vẩn vơ cùng cỏ may, hương đồng cỏ nội... Là thể thơ dễ làm, nhưng lục bát lại khó tính khi kén tìm độc giả. Nếu non tay. lục bát sẽ thành vè hay diễn ca, kiểu như:

Hôm nay ngày Tám tháng Ba

Chị em phụ nữ đi ra đi vào​

Hay ép vần, thanh điệu theo trường phái ... Bút Tre:

Liên Xô rất đỗi tự hào

Anh Ga gà rỉn bay vào vũ tru​

Lục bát có những biến cách, những đặc trưng mà vào tay những nghệ sĩ bậc thầy đã thành bất tử. Khi Nguyễn Du vận dụng phép tiểu đối:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
thì ánh trăng bỗng đầy tâm trạng. Hay khi Nguyễn Bính sử dụng phép đảo nhịp chẵn thành nhịp lẻ:

Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
thì âm điệu lục bát đã chở nặng biết bao buồn thương nhung nhớ. Rõ ràng thể lục bát đâu chỉ bó gọn trong phép phối thanh "Bằng trắc bằng bằng trắc bằng bằng" đều đặn, hay ở lối gieo vần lưng vần chân cứng nhắc. Những biến thể linh hoạt của thể thơ này đã ký thác đầy đủ phong phú, sinh động bao tâm tình của kẻ làm thơ.

Biết rằng kiến văn có hạn, người viết chỉ mong được mạn đàm, phát biểu đôi dòng cảm tưởng , gọi là lời quê chấp nhặt dông dài... Mong được quí thi hữu, các bậc cao minh góp lời vàng ngọc để cùng được lắng hồn tìm chút hương xưa trong điệu vần sáu - tám.
T.H.N

Mei: Đấy, mới có sơ sơ mấy bài thôi mà đã bắt đầu hoa mắt lên rồi. Thôi dừng ở đây em nhé, chị nghĩ đủ rồi đấy, chúc em làm bài tốt.

 
Top Bottom