nghi luan ve mot tư tưởng đạo lí

H

hoacucxinh91

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình"(Gớt)
giúp mình làm cái đề này nha. Cám ơn các bạn nhiều!:)
 
C

conu

:((
Toàn bộ bài viết gửi trả lời đề này cho bạn của mình mất hết rồi, bao nhiêu công sức suy nghĩ và đánh máy. Tức quá.
Mình chỉ xin nói ngắn gọn: Muốn tìm hiểu giá trị bản thân, ko nên ngồi 1 chỗ mà nghĩ xem nó ở đâu, nó là gì? mà phải biết hành động, khi đó giá trị bản thân sẽ lộ diện và được khẳng định, kiểm chứng. Thao tác nghị luận: CM, giải thích, bình luận, nhưng để nâng cao và mở rộng, thao tác chủ yếu là bình luận, chúc bạn làm bài hiệu quả.
Tức quá, mất bài cay đắng mà tốn bao nhiêu công diễn giải, cắt nghĩa. X(
 
H

hoacucxinh91

Bạn có thể giải thích cặn kẽ lại giúp mình không? Về những vấn đề mang tính sâu xa này mình không hiểu lắm.
 
C

conu

" Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình"(Gớt)
giúp mình làm cái đề này nha. Cám ơn các bạn nhiều!:)
Câu đầu tiên của danh ngôn trên là 1 câu hỏi: làm sao có thể tự nhận thức giá trị bản thân? ta là ai trong cuộc sống này?
Vaf câu trả lời ngay sau đó cho ta thấy câu hỏi trên kia chỉ là 1 câu hỏi tu từ, câu trả lời khẳng định: đó ko phải là việc của tư duy - tức là ko nằm trong suy nghĩ, đầu óc cuar mỗi chúng ta, mà là của thực tiễn - tức là của hành động, của cái biểu hiện ra bên ngoài.
-> Chúng ta ko thể ngồi tự nghĩ ra định mức giá trị bản thân ta đến đâu, mà "hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình" - tức là khi những giá trị còn tiềm ẩn đã được đánh thức bằng sự tự nguyện, ý thức trách nhiệm để đem ra = những hành động thiết thực để phục vụ cho cuộc sống -> "lúc đó bạn sẽ lập tức hiểu được giá trị của mình".
Gớt đã khẳng định: giá trị con người nằm ở những gì anh ta làm và cống hiến cho xã hội, cho cuộc đời, chứ nó ko tự nhiên mà có nếu anh ta chỉ biết tự huyễn hoặc hay ngồi tự ngẫm xem mình có giá trị ở đâu mà chưa hề đóng góp bổn phận của mình với cộng đồng.
Mình chỉ có thể giải thích như vây. Bạn ko hiểu cứ hỏi thêm, chúc bạn thành công. :)
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Theo như lời bạn haiquynh.710 đề nghị, mình sẽ đưa thêm dẫn chứng cho vấn đề này để nó dễ thấy hơn. Có gì mong các bạn cứ đóng góp thêm ý kiến.
Một người nhạc sĩ có tài, anh ta luôn tự hào, tự kiêu về cái tài của mình, khi học trong nhạc viện, anh luôn được khen ngợi rằng có năng khiếu. Sau khi tốt nghiệp, anh vẫn với cái tâm lý đó: đề cao cái tôi. Anh luôn tự nâng cao giá trị bản thân khi nói chuyện với bất cứ ai. Rồi thời gian trôi qua, khi chứng kiến nhiều người bạn thành danh, có tên tuổi, thậm chí những người trước kia tưởng như kém hơn mình cũng đã làm nên sự nghiệp, còn mình thì vẫn chưa có gì - tức là vẫn chưa tồn tại trong lòng công chúng. Anh bắt đầu hoang manh, đặt dấu hỏi mình là ai, mình có tài thực sự hay ko?
Nhưng có lẽ anh đã quên mất 1 điều: mình đã thực sự cống hiến với vai trò như 1 người nghệ sĩ có những tác phẩm có giá trị cho đời hay chưa, hay đó chỉ là sự lao động hời hợt của chính anh. Điều anh đang đi tìm, đang thắc mắc hoá ra ko nằm ở cái vốn tự có của anh, mà nó nằm ở những mồ hôi anh đáng nhẽ phải đổ ra để đánh đổi lấy 1 sự nghiệp vẻ vang, để được mọi người công nhận, để được khẳng định bản thân mình.
Nếu anh muốn có được những gì mà những người bạn anh đã đạt được, thì việc anh phải làm ko phải là lo âu, hoang mang về cái tài, cái giá trị của mình ở đâu, tại sao mình có tài mà mình ko = người, ko hơn người, mà anh hãy làm việc 1 cách thực sự để cho ra đời những tác phẩm âm nhạc. Những đứa con tinh thần ấy - cái thành quả thu được ấy đạt được kết quả thế nào, công chúng và giới chuyên môn đón nhận hay ko? nó có thành công hay ko? anh mới thấy được mình là ai? giá trị của mình đến đâu? Đó cũng chính là điều Gớt phần nào muốn nói.
Suy ra những trường hợp tương tự. ;)
 
Last edited by a moderator:
H

huongduong67

mong mọi người giúp mình nghị luận về : " mọi phẩm chất của đức hạnh đều ở hành động" , cảm ơn mọi người rất nhiều.
 
C

conu

mong mọi người giúp mình nghị luận về : " mọi phẩm chất của đức hạnh đều ở hành động" , cảm ơn mọi người rất nhiều.
Bạn à, đề bài này có nội dung cũng gần tương tự với đề trên kia (câu danh ngôn của đại thi hào Gớt) mà mình đã giải thích ở trên. Bạn có thể tham khảo và tự rút ra cho mình 1 số hướng suy nghĩ cho đề này. Bạn cũng có thể lấy câu danh ngôn trên để làm dẫn chứng cho bài văn của mình. Chúc bạn thành công. :)
 
T

tranngan1

trả lời cho câu hỏi sau :'' hạnh phúc là gì? ''
cả nhà giúp tớ nha tớ dân ban a học văn kém quá à!
 
Last edited by a moderator:
H

hiepsicophepmau_2508

gợi ý cho mình về đề "đạo đức và luân lí là bản chất của nhân đạo"
 
Y

yamd

mình không thể viết được bài văn nghị luận "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động" khó quá!!!!huhu. ai hướng dẫn chi tiết cho mình với.huhu cả nhà ơi giúp mình đi... thứ 2 - 15/9 mình phải nộp bài rùi...huhu
 
L

le_anh

nghị luận về câu nói của Tố Hữu:
"ôi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn"
Ngày xưa, ông bà ta có rất nhiều câu nói, câu danh ngôn, câu tục ngữ nhằm để răng đe, dạy bảo con cháu mình. Với mong muốn con cháu mình sẽ mang những đức tính tốt để làm đẹp cuộc sông. Điều mà mọi người vẫn quen gọi là “sống đẹp”, thế nhưng nhiều người hiện nay vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu đã từng hỏi rằng: “ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. Vậy theo bạn, bạn sẽ trả lời nhà thơ như thế nào?
Tùy vào suy nghĩ của từng người mà “ sống đẹp’ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Sống đẹp là sống có mục đích, sống có tình cảm, có lý tưởng, sống vì mọi người,…Sống đẹp là mang lại niềm vui cho người khác mà không phải vì một lợi ích cá nhân nào, cũng không phải để mọi người chú ý khen ngợi. Sống như thế chỉ với một mục đích sống tốt đẹp, giúp ích cho đời mang lại niềm vui cho mọi người.
Trong sạch, nhân hậu, vị tha là những phẩm chất tốt đã được hình thành để tạo nên những lối sống đẹp. Nhưng khi sinh ra con người ta không thể có được nó ngay mà phải trải qua những quá trình học tập, rèn luyện để hình thành nó trong mỗi con người. Ta thường bắt gặp ở những người ta tiếp xúc nhiều cái tốt, cái xấu không có ai là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Để chấp nhận được những cái tốt lẫn cái xấu của một ngừơi hẳn rất khó, nhưng ta hãy cố gắng tiếp nhận và chia sẻ với họ những khó khăn, vất vả trong đời sống. Đó lá một cách để cải thiện con người mình và góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Trong đời sống hằng ngày ta bắt gặp rất nhiều tấm gương tốt về lối sống đẹp như: Nguyễn Hữu Ân đã hết lòng thăm non, chăm sóc cho những bệnh nhân ung thư, một em học sinh vùng núi hằng ngày cõng bạn bị cụt hai chân đến trường…Không chỉ có vậy, ta còn thấy nó trong những câu chuyện như Lưu Bình Dương Lẽ, Người con hiếu thảo…Nhưng ngày nay không ít người chỉ biết sống cho riêng mình, không cần quan tâm đến mọi người, như ông bà hay nói “đèn nhà ai nấy rạng”, thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác để kiếm lợi ích cho bản thân mình. Đó là một trong những quan niệm sai lầm về lối sống, đó là một lối sống ích kỉ và nhỏ nhen, nếu như không sớm khắc phục thì hậu quả sẽ không tốt cho thế hệ con cháu sau này,nó biến mọi người trở nên vô cảm và khi đó cuộc sống sẻ rất tẻ nhạt , buồn chán…
Để cho xã hội tốt đẹp hơn, trước hết ta phải làm đẹp con người đã, làm đẹp ở đây không phải là đi thẩm mĩ để đẹp dung nhan mà là làm đẹp nhân cách con người.Ta phải rèn luyện tính tự lập hòa đồng biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình dù đó là một việc làm rất nhỏ.Suy nghĩ trong từng lời nói, cử chỉ sẽ giúp ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.
Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiên nay phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “ Lá lành đùm lá rách”,” Nhường cơm sẻ áo”….xứng đáng với nòi giống “con rồng cháu tiên”, góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp./.
 
N

ngan3012

ai giúp mình làm đề văn này vs:lênin đã từng tâm sự''tôi ko sợ khó,tôi không sợ khổ,tôi chỉ sợ những phút yếu lòng của chính mình.Đối vs tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất''.anh chị cam nhận j về ý kiến trên? Thanks
 
Top Bottom