[văn 7]cần bài văn giải thích câu lá lành đùm lá rách

K

kieuoanh2009

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói"lá lành đùm lá rách" là nói đén thái đọ nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đòng, trên cung một đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành đọng lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, , trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiếm sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình bớt chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ỹ nghĩa lớn.
Lá lành đùm lá rách thát là một cách nói đày sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
 
Y

youch

Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành đùm lá rách” ?

Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.

Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.

Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn,gieo neo.

Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn truyền đời các câu :

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.

Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.


Bạn xem rồi tự rút ra ý chính nhé.
 
M

muttay04

Thanks

DÀN Ý
I. Mở bài
!Mục đích, xuất xứ của vấn đề
!Giới thiệu vấn đề cần giải thích
II. Thân bài
Ü Giải thích nghĩa đen
Có cơ sở thực tế từ việc gói bánh (bánh chưng, các loại bánh gói bằng lá,…) è Một nếp nghĩ, thói quen tiết kiệm của người VN vốn cần cù, lam lũ.
Ü Giải thích nghĩa bóng
Lá lành: Những người may mắn, khá giả, hạnh phúc
Lá rách: Những người kém may mắn, khổ cực, bất hạnh
è Cả câu: Tình yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.
Ü Mở rộng
Nêu những câu tục ngữ gần nghĩa, đồng nghĩa để làm rõ thêm ý nghĩa è Bài học về cách sống, lòng nhân ái.
Đã là người, sẽ có kẻ bần hàn túng quẫn, lẫn với người hạnh phúc giàu sang. Một xã hội tạp nham là thế, nhưng ai biết được ẩn sau cái vẻ ngoài lẫn lộn của nó là một sự kết hợp bền chặt đã hàng trăm năm nay, ngay từ khi những ngày đầu thời Văn Lang – Âu Lạc đến lúc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và thậm chí là đến tận bây giờ. Tôi nhớ có một truyền thống đã có từ rất lâu: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam ta. Điều đó thể hiện qua từng cử chỉ, hành động, từng lời nói, từng ánh mắt, từng nụ cười. Rồi khi Tết đến, ngồi gói bánh chưng, những chiếc lá rách bà ngoại cần kiệm không dám bỏ đi, liền sử dụng để gói lớp bên trong rồi bọc những chiếc lá đẹp đẽ bên ngoài, cuối cùng tạo thành một chiếc bánh chưng chắc chắn đầy đẹp mắt – hình ảnh đó chợt làm tôi hiểu ra câu tục ngữ vốn đã vô cùng thân quen “Lá lành đùm lá rách”, một câu nói đại diện cho tình nhân ái của người VN ta.
Đời sống mỗi người có lúc lên, lúc xuống, tràn ngập khó khăn. Có một điều tôi chắc chắn có thể khẳng định, rằng không có bất cứ ai đủ sức bước đi trên đường đời một mình mà không có sự giúp sức của bất cứ ai. Khi gục ngã, họ cần người đỡ họ lên, động viên họ đi tiếp. Những người đó sẽ chỉ họ những cái họ đã làm sai để họ rút ra kinh nghiệm, hay làm những tấm gương cho họ noi theo.
Đơn giản mà nói, ‘lá lành’ chính là những người may mắn và hạnh phúc ấy. Họ - bằng sức lực, bằng ý chí, hay có thể là số trời – gây dựng cho mình một sự nghiệp thành công, một gia đình êm ấm. Họ không phải lo toan vất vả, họ có quyền hưởng thụ những ngày tháng êm đềm sau những gì họ trải qua. Nhưng ‘lá rách’ lại không được như vậy. Họ khổ sở, khó khăn hơn, họ có quá nhiều việc chồng chất trên đôi vai của mình mặc dù gánh không nổi. Họ nghèo túng và bất hạnh, bữa cơm ăn không no, mặc không đủ ấm, luôn buồn bực và mệt mỏi.
Sự đối lập giữa ‘lá lành’ và ‘lá rách’ thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ trên. Ở đâu có khó khăn, ở đó sẽ có người cưu mang, giúp đỡ - đó là điều câu tục ngữ muốn truyền tải đến cho chúng ta, cũng giống như câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một đạo lý sống của dân tộc ta, có phải chăng nhờ vậy mà cả dân tộc vẫn tồn tại vững mạnh sau mấy ngàn năm bị đô hộ. Mỗi lần có bão, có lũ lụt, mỗi khi một địa phương nào thiệt hại thì cả triệu ánh mắt sẽ đổ dồn vào đó, cả triệu trái tim hướng đến một nơi, cả triệu cánh tay cùng nhau quyên góp. Người giàu góp, người khá giả góp, thậm chí những người không mấy hạnh phúc cũng góp – có bao nhiêu góp bấy nhiêu, có thể không nhiều, nhưng điều ý nghĩa chính là thành ý của họ. Họ biết cho dù họ không tiền, nhưng khi người khác khó khăn hơn, họ vẫn sẽ dốc hết sức mình ra giúp đỡ, có áo tặng áo, có cơm giao cơm.
Nhờ tình thương người như thế mà con người mới thoát khỏi những cuộc cãi vã, xích mích nhau trong xã hội ngày nay, nhờ “Lá lành đùm lá rách” mà dân tộc Việt Nam vượt qua và lật đổ thời Bắc thuộc, Mĩ thuộc, Pháp thuộc đầy khốn đốn, khó khăn. Nhưng không phải giúp đỡ và ‘bố thí ‘ bằng nghĩa nhau. Mọi điều chúng ta làm phải xuất phát từ cái tâm, không phải để mọi người biết ta đây là người hào phóng, tốt bụng. Cũng như những người được nhận một lần không phải sẽ được nhận mãi mãi, họ không nên ý lại sự thương hai của kẻ khác để trở nên thụ động, lười biếng, nếu như vậy thì vẻ đẹp của tình nhân ái đã mất hết đi.
Biết yêu thương, biết chia sẻ; những hành động, lời nói đó sẽ phần nào giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta, 54 dân tộc anh em, đều là con nở ra trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ, cho dù có khác văn hoá, khác tín ngưỡng, lời ăn tiếng nói khác nhau, ngôn ngữ riêng, nhưng đều là một dòng máu đậm chất Việt Nam chảy trong huyết quản, đều mang cái danh: “Tôi là người Việt Nam.”. Khi đồng bào miền Trung gặp lũ lụt, chúng ta có ngồi yên không? Không! Chúng ta tuyên truyền, đóng góp mỗi người một tay, chẳng quan tâm mình là người Kinh hay người Mông, người Tày hay người Mùng, chỉ biết rằng những người anh em khác máu mủ của mình đang gặp nạn, giống như câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng như trong trường lớp, phát động các phong trào “Ngày chủ nhật hồng” , dành số tiền quyên góp được cho các cụ già neo đơn, những anh chị học sinh có ý chí vươn lên dù mắc bệnh hiểm nghèo, các chú thương binh liệt sĩ,… Người đời có câu:” Một miếng khi đói bằng gói khi no” Ai cũng biết học sinh chúng ta không phải ai cũng có nhiều tiền, có bạn mỗi ngày chỉ được vài ngàn mua nước uống. Nhưng khi các bạn ấy chịu khó nhịn một ly nước trà để bỏ số tiền ít ỏi ấy vào heo đất, cả trường gộp lại sẽ ra một số tiền khổng lồ không ai có thể hình dung. Số tiền ấy không chỉ đơn giản là tiền, mà nó còn chứa đựng bao nhiêu tấm lòng thiết tha tình cảm muốn sẻ chia giúp đỡ của các bạn học sinh, cùng những lời cầu chúc sức khoẻ, hạnh phúc gửi đến cho những người bất hạnh.
Nhờ những nghĩa cử cao đẹp ấy, những người kém may mắn trong cuộc sống đã có thêm phần nào ý chí và nghị lực để vươn lên. Để rồi sau đó, họ lại sẽ có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình, cứ như thế, chúng ta hình thành nên một xã hội đầy tình thương và lòng nhân ái…
III. Kết bài
!Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: “Lá lành đùm lá rách” là 1 cách sống đẹp của người Việt

:D:D:D:D:D
 
G

gakon_3by

dàn bài ''uống nước nhớ nguồn''

Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
 
G

gakon_3by

dàn bài ''học, học nữa, học mãi''
1. mb: _giời thiệu
_trích dẫn câu nói
2. tb:
a. giải nghĩa câu nói:
''học'' là gì? -> là quá trình tiếp thu, trau dồi kiến thức cho bản thân bằng cách tự tìm hiểu hoặc do người khác truyền đạt lại. Học là việc không thể thiếu trong cuộc sống
''học nữa'' là gì? -> quá trình con người đào sâu kiến thức chuyên môn sau khi rời ghế nhà trường
''học mãi'' là gì? -> con người tiếp thu những kinh nghiệm sống, cách đối nhân xử thế sau khi hoàn thành chương trình đào sâu chuyên môn (đại học)
=> Nghĩa cả câu: việc học theo ta suốt quá trình sống, phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân
b. Vì sao phải đi học?
_ Học để có nền tảng kiến thức... nếu không học thì sẽ trở thành một con người vô dụng, sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống
_Tri thức nhân loại thì vô hạn, trong khi khả năng kiểu biết của mỗi người thì hữu hạn, cần phải học, liên tục để trau dồi kiến thức cho bản thân
_Tri thức nhân loại được phát triển từng ngày, từng giờ. Nếu con người đã thỏa mãn vời kiền thức mình thì theo thời gian, dần trở nên lạc hậu.
c. Lợi ích của việc học
_giúp ta có thêm kiến thức
_đạt đén thành công: -nuôi bản thân
-báo hiếu cho gia đình
_được mọi người kính trọng
_đặc biệt, việc học những môn năng khiếu thuộc về sở thích con người sẽ giúp con người có những giây phút thư giãn, giải trí lành mạnh
d. phương pháp học tốt
_đặt ra mục tiêu
_học có phương pháp
_kiên trì trong việc học
_đi nhiều nơi để học nhiều điều mới lạ
e. phần mở rộng
_Dac-uyn ''bác học không phải là ngừng học''
_Kanlinin ''đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không có trang cuối cùng"
_học ăn, học nói, học gói, học mở
_học là việc phải tiếp tục suốt đời của Bác Hồ
3. Kb: khẳng định lại vấn đề
 
G

gakon_3by

Dàn bài: ''học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời''
l. Mở bài:
- Giới thiệu
- Trích dẫn câu nói
ll. Thân bài:
1. Học hỏi là gì?
- Tìm tòi hỏi han để học tập, có nhiều cách học, học trên ghế nhà trường, học từ cuộc sống, tự học nhờ nghiên cứu...
- ''Việc''-> 1 hoạt động của con người
- ''Suốt đời'' -> thời gian dài, cả 1 đời người
=> Bác muốn nhắn nhủ chúng ta phải xem trọng việc học và và tích cực học hỏi
2. Vì sao học tập là 1 công việc phải tiếp tục suốt đời?
- Ai trong chúng ta cũng phải học hỏi, từ khi chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay
- Kiến thức nhân loại thì vô tận, trong khi hiểu biết của mỗi cá nhân thì hữu hạn. Con người ngày càng tiến bộ, vì thế, chúng ta cần phải học
- Việc học rất có ích đối với chúng ta, giúp chúng ta tự tin, sống lạc quan, có ích cho xã hội
- Chúng ta không nên thỏa mãn với kiến thức của mình vì như thế chúng ta sẽ dần trở thành người lạc hậu, thiếu hiểu biết.
- Tấm gương chịu khó học tập:
+ Nguyễn Ngọc Ký
+ Bác Hồ
=> Vì vậy chúng ta phải học hỏi suốt đời.
3. Nếu ta không tích cực học tập thì hậu quả sẽ ra sao?
- Lạc hậu, không có tiến thủ
- Không có khả năng thích nghi với cuộc sống ngày càng hiện đại
- Không có năng lực, cống hiến không nhiều cho gia đình, xã hội
=> Là một lời khuyên dạy bảo chân thành, hãy nỗ lực học hỏi từng ngày, từng giờ để đem tài năng công hiến cho đất nước.
lll. Kết bài: khẳng định lại vấn đề
 
T

tiny3009

lá lành đùm lá rách

Cho dàn bài nhé

M.Bài:
Giới Thiệu về câu tục ngđó
T.Bài
:

Giới Thiệu hình ảnh Nghĩa đen
Gii thiệu hình ảnh nghĩa bóng
Giới Thiệu nhĩa sâu xa

K.Bài
Khẳng địng giá trị của câu tục ngữ:
"Lá lành đùm lá rách''
 
V

vuphilong113

#2 08-05-2010
kieuoanh2009
Thành viên
Tổ trưởng Tham gia : 01-09-2009
Đến từ: đến từ xứ sở của những viên pha lê
Bài viết: 314
Điểm học tập:15
Đã cảm ơn: 225
Được cảm ơn 244 lần

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói"lá lành đùm lá rách" là nói đén thái đọ nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đòng, trên cung một đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành đọng lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, , trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây
 
V

vuphilong113

tiếp nè
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn truyền đời các câu :

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.

Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
V

vuphilong113

#2 08-05-2010
kieuoanh2009
Thành viên
Tổ trưởng Tham gia : 01-09-2009
Đến từ: đến từ xứ sở của những viên pha lê
Bài viết: 314
Điểm học tập:15
Đã cảm ơn: 225
Được cảm ơn 244 lần

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói"lá lành đùm lá rách" là nói đén thái đọ nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đòng, trên cung một đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành đọng lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, , trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây
tiếp nè
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn truyền đời các câu :

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.

Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
Top Bottom