Bí quyết làm văn Nghị luận xã hội

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Vài năm trở lại đây Nghị luận xã hội là một dạng bài không thể thiếu trong các kỳ thi Tốt nghiệp và Đại học. Để hiểu được các vấn đề về hiện tượng xã hội hay tư tưởng, đạo lí trong đề bài không phải là khó nhưng làm thế nào để viết ra một cách đầy đủ và logic, hợp lý thì lại không hề đơn giản.
Trong topic này chị muốn các em chia sẻ những điểm khó trong quá trình làm một bài văn nghị luận xã hội, từ đó chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết. Và thật tuyệt nếu như có bạn nào tự tin để nói thế mạnh của em là Văn nghị luận xã hội thì hãy chia sẻ bí quyết cho các bạn khác nhé!
Chị cũng sẽ chia sẻ chút bí quyết của bản thân.
Nhưng trước hết hãy tìm các vấn đề nan giải đã nào!
Come on!
 
L

louisyun

Đối với em khi phân tích một bài văn nghị luận Xã hội thì học sinh phải thường xuyên coi thời sự tin tức để nắm rõ các vấn đề về xã hội.Lấy ví dụ như đề thi Đại học khối D 2012 : Sự mê muội của thần tượng ,vấn đề này cũng đã lên án trên kênh thời sự của đài truyền hình Việt nam, nếu học sinh có coi thời sự thì đề văn này sẽ không khó biết cách phân tích đưa ra ví dụ...vv
Ngoài ra theo em để làm tốt văn nghị luận thì nên đọc nhiều sách hay tấm lòng cao thượng, những sách nói về xã hội, cách sống của con người, đạo đức,những thực tiễn có trong cuộc sống.Từ những nền tảng này sẽ giúp cho chúng ta phát huy tốt kĩ năng làm văn của mình và không lo lắng trươc thể loại văn nghị luận xã hội nữa :) Em chỉ có bí quyết vậy thuj ^^
 
H

hocmai.nguvan

Em nói đúng đó. Thường các thầy khi ra đề văn nghị luận sẽ có liên quan đến những vấn đề nỏng hổi của xã hội, mang tính cấp thiết. Việc em thường xuyên theo dõi thời sự, hay đọc sách sẽ bổ trợ cho em rất nhiều kiến thức xã hội để viết văn nghị luận. Tin tức thời sự sẽ là tư liệu để em viết bài về hiện tượng trong đs, còn đọc sách báo (Hạt giống tâm hồn...) sẽ giúp em đắc lực khi viết bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí.
Kinh nghiệm này rất hay,cảm ơn em louisyun!
 
T

thuyhoa17

Em nghĩ ngoài kiến thức về nội dung làm thì những kỹ năng để làm bài cũng rất quan trọng ạ! Người có kiến thức là người biết trình bày kiến thức của mình một cách đúng đắn nhất - dàn bài chung, cái này chị hocmai.nguvan có thể giúp các bạn đc ko ạ. :)

Và đặc biệt trong văn nghị luận xã hội đó là biết tìm ra tính 2 mặt của một vấn đề.
Giả sử như đề khối D năm 2012 vừa trên thì phải chỉ ra được 2 mặt: tích cực của việc có cho mình 1 thần tượng và mặt tiêu cực khi việc thần tượng quá mức.

Hơn thế nữa là phần liên hệ bản thân. Em nghĩ và em được truyền đạt lại thì phần đó khi trình bày trong bài làm nên tách ra thành 1 phần riêng, một đoạn văn riêng. Vì các bạn thường đưa nó vào phần kết luận, khi đưa chung vào phần kết luận thì chỉ có điểm phần kết đó thôi, mất điểm khi nó được nằm riêng. Rất là phí!
 
D

dohuyen123

Em nghĩ ngoài kiến thức về nội dung làm thì những kỹ năng để làm bài cũng rất quan trọng ạ! Người có kiến thức là người biết trình bày kiến thức của mình một cách đúng đắn nhất - dàn bài chung, cái này chị hocmai.nguvan có thể giúp các bạn đc ko ạ. :)

Và đặc biệt trong văn nghị luận xã hội đó là biết tìm ra tính 2 mặt của một vấn đề.
Giả sử như đề khối D năm 2012 vừa trên thì phải chỉ ra được 2 mặt: tích cực của việc có cho mình 1 thần tượng và mặt tiêu cực khi việc thần tượng quá mức.

Hơn thế nữa là phần liên hệ bản thân. Em nghĩ và em được truyền đạt lại thì phần đó khi trình bày trong bài làm nên tách ra thành 1 phần riêng, một đoạn văn riêng. Vì các bạn thường đưa nó vào phần kết luận, khi đưa chung vào phần kết luận thì chỉ có điểm phần kết đó thôi, mất điểm khi nó được nằm riêng. Rất là phí!
@ chị hocmai.nguvan: chị có thể làm 1 cái dang ý chung để giúp chúng em ko ạ?
@ thuyhoa17: uh, t thấy ý kiến đóng góp của cậu đúng đấy. Đôi khi chúng ta phải lật ngược lại vấn đề.
Tớ được nghe cô giáo kể, có những câu nói tưởng chừng là đúng và chỉ có 1 đáp án, nhưng khi chấm bài của học sinh thì ban giám khảo phải giật mình vì cách lật ngược vấn dề, lí luận sắc bén của học sinh đó. Đó là điều tại sao chúng ta phải xem xét mọi sự vật ở 2 mặt của vấn đề.
 
H

hocmai.nguvan

Chào các em!
Vấn đề dàn ý cho một bài văn nghị luận xã hội, chị cũng đã từng chia sẻ trong mục Hỏi - đáp thắc mắc thi ĐH.
Chị sẽ trình bày lại vấn đề đó trong topic này để các em có thể tham khảo và đóng góp thêm để vấn đề được triệt để hơn nhé:
Đối với phần nghị luận:
Đề nào cũng được, nghĩ luận về 1 hiện tg xã hội hay nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí, nếu các em có thể trình bày theo các luận điểm sau đây thì chị tin chắc, các em sẽ không bị thiếu và sót ý:
Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng hoặc tư tưởng, đạo lí ( phần này thường là câu nói của ai đó nên các em phải trích dẫn được lời nói đó)
Thân bài:
1. Giải thích/ trình bày cách hiểu
- Giải thích/trình bày cách hiểu về tất cả các khái niệm, các phạm trù có trong yêu cầu đề bài (tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng)
- Khái quát chung ý của vấn đề mà đề bài đặt ra
Phần này, các em có thể nêu những cách hiểu khác nhau, và cuối cùng nêu cách hiểu của mình
2. Bàn luận
Trong phần này: nếu trong đề bài có chứa nhiều phạm trù các em phải nêu được mối quan hệ giữa các phạm trù đó và những pham trù đó thể hiện trong cuộc sống như thế nào.
Chị lấy ví dụ:
Nghị luận về thành công và thất bại trong cuộc sống:
- Thành công thể hiện trong cuộc sống qua những khía cạnh gì? Lấy ví dụ
- Thất bại thể hiện trong cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ
- Nêu được mối quan hệ giữa thành công và thất bại
Lưu ý:
Về dẫn chứng trong phần thân bài: dẫn chứng phải tiêu biểu và có độ khái quát, độ "nổi tiếng" cao. Tại sao chị lại nói là "nổi tiếng" như thế để các em dễ hình dung.
Có nghĩa là: những dẫn chứng mà các em đưa ra phải mang tính chọn lọc, tính đại chúng, tiêu biểu.
Tránh: lấy dẫn chứng về những người bạn, người thân, những dẫn chứng chỉ có mình em mới biết.
Dẫn chứng là luận cứ để thuyết phục người đọc nếu như em lấy dẫn chứng mà chỉ mình em biết, mang tính chủ quan thì người đọc sẽ ko có căn cứ để tin, cho rằng em bịa. Nhưng nếu những dẫn chứng đó được dư luận thừa nhận thì nó lại khác.
Đó là điểm mà chị muốn lưu ý cho các em về dẫn chứng
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động
- Phần này chính là các em liên hệ tới bản thân (thế hệ mình, nhân loại...) với vấn đề đặt ra trong đề bài
Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc có thể trình bày cảm nghĩ
Nhìn chung phần kết bài khá linh hoạt.
Hi vọng những gợi ý trên có thể giúp các em trong quá trình làm bài văn nghị luận xã hội
Thân ái!
 
B

bich0702

Chị ơi!
Làm thế nào để có thể giải thích 1 câu nói đúng nghĩa của nó ạ?
Và khi viết bài, nếu suy nghĩ của chúng ta ko giống với câu nói đó (có tính chủ quan cá nhân nhiều) thì mình có nên viết hết những gì mình nghĩ không ạ?
Em cảm ơn chị!
 
H

hocmai.nguvan

Chào em bich0702!
Để giải thích đúng nghĩa 1 câu thì em phải hiểu được câu nói đó.
Thực ra đề thi không quá đánh đố các em đâu. Nếu các em đọc kỹ câu nói thì các em sẽ hiểu được nội dung của câu nói đó.
Khi giải thích các em chú ý: giải thích các khái niệm, phạm trù xuất hiện trong câu nói đó, sau đó giải thích ý nghĩa của cả câu.
Một câu nói khi đưa ra chưa chắc đã đúng hoàn toàn. Do đó điều quan trọng là các em phải hiểu đúng nghĩa câu nói đó, sau đó sẽ phải xét đến tính hai mặt của câu đó.
Thông thường bài viết NLXH chúng ta hay đưa ra ý kiến cá nhân của mình.
Nếu như những suy nghĩ của em có lý, em tìm được cách chứng minh thì tất nhiên là em nên trình bày vào, còn trong trường hợp em nghĩ như thế nhưng em không thể chứng minh được mình nghĩ là có lý, là đúng thì trường hợp này phải xem xét lại cách nhìn của mình đã đúng chưa? Nếu em nghĩ không đúng thì tốt nhất em không nên đưa vào, như thế người đọc bài sẽ cho rằng em nói mà không có căn cứ, là phi lý.
Em hiểu ý chị không? Chúc em sáng suốt trong quá trình làm bài nhé! Em hãy đọc thêm những bài văn nghị luận đạt điểm cao hoặc những bài luận nổi tiếng để học hỏi thêm cách lập luận, trình bày vấn đề nhé!
Thân ái!
 
D

dohuyen123

Chị ơi, chị có thủ thuật gì khi làm bài văn NLXH không ạ?
Chị chia sẻ cho bọn em được không chị?
Thanks c nhiều ạ!
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, thực ra, năm chị thi ĐH thì Bộ chưa đưa câu 3 điểm NLXH vào trong đề thi ĐH, nên những kinh nghiệm mà chị có được ở phần này chủ yếu là do đọc nhiều, nghe nhiều và kinh nghiệm "tự tạo" của bản thân. Hi
Theo chị, học văn NLXH điều cơ bản là vốn sống của mỗi người em à. Tất nhiên, sẽ có những cái có trong quá trình học của các em nhưng điều quan trọng còn là vốn hiểu biết, vốn sống ngoài xã hội. Muốn có được điều này, các em nên đọc nhiều sách về đời sống chẳng hạn như Hạt giống tâm hồn, hay đọc báo mạng XH, các em có thể biết được những thông tin đang được dư luận quan tâm. Có thể nói đây sẽ là một kho dẫn chứng vô tận và lí tưởng để cho các em sử dụng trong quá trình làm bài.
Còn nữa, đọc, sưu tầm và thuộc nhiều câu danh ngôn cũng sẽ là 1 lợi thế cho các em khi làm bài văn NLXH bởi các em sẽ có 1 vốn kiến thức liên hệ, mở rộng, như thế bài làm của các em sẽ sâu sắc hơn.
 
D

dohuyen123

Thỉnh thoảng e cũng hay đọc mấy cái của Hạt giống tâm hồn, đại loại như: Bí mật của Hạnh phúc hay Thành công; Cách gia quyết định Yes ỏ No...
Cũng thấy hay chị ạ, mình có thể nhớ vài câu trong đó, hay những câu chuyện để là dẫn chứng trong quá trình viết bài văn nghị luận xã hội. Khá bổ ích.
 
T

takisa

Em chào chị, chị có thể giúp em phân loại ra những dạng đề và cách làm trong văn nghị luận không. Em chả biết bài nào nên vận dụng thực nguyên hậu biện và bài nào vận dụng cách nêu định nghĩa và mở rộng ra nữa.
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, chào em!
Văn nghị luận xã hội sẽ có 2 dạng cơ bản như các em đã được học trong chương trình: Nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội.
Về cách làm thì 2 dạng này không khác nhau là mấy, trong những lần trao đổi ở phần trước chị cũng đã nêu dàn ý chung cho dạng bài NLXH, em có thể về trang đầu của topic này để theo dõi.
Chị thấy e có viết: " Em chả biết bài nào nên vận dụng thực nguyên hậu biện và bài nào vận dụng cách nêu định nghĩa và mở rộng ra nữa."
Thực nguyên hậu biện là gì? Chị chưa nghe từ này bao giờ.
Đối việc nêu định nghĩa và mở rộng thì cũng ko phải là khó.
+ Nêu định nghĩa: cái này thường gọi là thao tác giải thích:thông thường trong yêu cầu của đề bài sẽ có những khái niệm, những phạm trù, chúng ta phải giải thích những khái niệm, phạm trù đó. Sau cùng nêu nghĩa của cả câu nói/ vấn đề đó.
Ví dụ: Nêu suy nghĩ của Anh (Chị) về câu nói: "Thất bại là mẹ đẻ của thành công"
Chúng ta cần giải thích: thất bại là gì? thành công là gì? tại sao nói thật bại là mẹ đẻ của thành công? câu này hiểu như thế nào?
+ Mở rộng: Liên hệ: bài học nhận thức và hành động dành cho bản thân và mọi người
Trong phần mở rộng, ngoài việc liên hệ tới bản thân, mọi ng, trong quá trình bàn luận về tư tưởng/ hiện tượng đó thì em có thể liên hệ tới những câu nói, những tư tưởng của một ai đó (nổi tiếng) mà giống, có nghĩa tương tự hoặc nếu trái ngược thì em cần giải thích....
Nhìn chung muốn viết bài văn NLXH sâu sắc e hãy chịu khó đọc nhiều, học nhiều để tích luỹ thêm kinh nghiệm sống.
Chúc em thành công!
 
D

ductran95

Chị ơi, thế có khi nào nghị luận về một hiện tượng nhưng xuất hiện dưới một câu nói không ạ?
 
B

bich0702

Theo tớ là có đấy bạn ductran95 à, chẳng hạn như người ta ra một câu nói về một vấn đề gì đó trong xã hội rồi cho mình nêu suy nghĩ về vấn đề đó trong xã hội hiện nay.
Ví dụ nhé:
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" thế nhưng trong xã hội ngày nay không ít những con người không hiểu được điều đó. Vẫn còn nạn bạo hành trẻ em diễn ra. Anh (Chị) hãy viết bài viết ko quá 600 từ nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này.
@@
 
T

takisa

Em cảm ơn chị!
Thật ra thực_ nguyên_ hậu_ biện, là cách gọi tắt của các bước triển khai luận điểm đấy chị. Nó chính là thực trạng, nguyên nhân. hậu quả, biện pháp của vấn đề. Teo em được biết thì là như vậy, níu em có dùng sai từ xin chị thông cảm, em ngu văn lắm.
Mà sẵn đây xin cho hỏi một câu, làm sao để nâng cao trình độ viết văn của mình hả chị?
 
H

hocmai.nguvan

Ah, cái thực -nguyên-hậu-biện em nói như thế là đúng rồi.
Hi, còn làm thế nào để nâng cao trình độ viết văn thì không có cách nào khác ngoài việc viết nhiều em à.
Giống như học toán ấy, làm nhiều bài tập sẽ thành thói quen, cứ đến dạng đề đó là mình biết phương pháp làm thôi.
Với môn văn, em nên đọc nhiều để nâng cao hiểu biết, viết văn mà bí từ, bí câu thì văn hay bị phê là tối nghĩa, nói chung chung. Việc đọc nhiều thu lại cho em nhiều thứ lắm! Chẳng hạn như, đọc văn của người khác em có thể học được cách hành văn của họ; thứ hai là lượng kiến thức mà e thu được rất nhiều, ko chỉ về văn học mà còn về xã hội.
Đọc tài liệu ở đây không chỉ đọc tài liệu văn học mà e nên đọc tài liệu về lịch sử, địa lý để phục vụ cho các bài văn nghị luận văn học, còn nghị luận xã hội e nên đọc những tài liệu về xã hội, có thể đọc các sách về hạt giống tâm hồn...chú ý xem thời sự...Rất hữu ích đó em!
Muốn diễn đạt tốt, hành văn trong sáng thì em phải luyện viết nhiều, viết nhiều, sai thì sẽ sửa, sửa đi sửa lại thành nhớ, và lần sau không phạm cái lỗi ấy nữa; hơn nữa viết nhiều sẽ tăng sức viết văn của mình đấy.
Ngoài kỹ năng đó ra thì kỹ năng phân tích đề khá quan trọng, nếu định hướng sai yêu cầu của đề thì là lạc đề rồi, có viết hay mấy cũng không được điểm cao.
Hi, đó là một vài kinh nghiệm của chị. Hi vọng có thể giúp được em!
 
L

louisyun

em xin góp ý bạn tasaki chút ngoài những vấn đề mà chị Họcmai nói để nâng cao trình độ viết văn thì bạn phải dùng cảm xúc của mình một tí để cho bài văn thêm sinh động gây chú ý đến người đọc hơn ^^
 
T

takisa

hihi... thank chị nhiều...
Mà lỡ giúp ùi thì chị giúp dùm em câu cuối luôn nha.
Theo chị có nên đọc tham khảo những bài viết rồi lấy những ý hay của những bài viết đó thành bài của mình không chị?
 
Top Bottom