[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

Bạn rancaheo bị sai mất câu 4 rồi nhé! :p

Vậy là số tks bạn nhận sẽ là 10tks ! :p

Mọi người cùng tiếp tục trả lời câu đó nhé! Đồng thời chúng ta sẽ cùng làm chùm câu sau:

1. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới quang hợp
2. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
3. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên TĐ, điều đó có đúng không? Tại sao?
4. Mỗi chúng ta có thể làm gì để tham gia bảo vệ phát triển cây xanh ở địa phương?

Ps: 4 câu 8tks :p
 
T

thongoc_97977

câu 1: ánh sáng,hàm lượng CO2,nước, và nhiệt độ

câu2 :Gieo trồng cây đúng thời vụ cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thỏa mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài,giúp cho sự quang hợp của cây.

CÂU 3:Đúng.Vì cây xanh là lá phổi của thế giới

câu 4:[]tham gia trồng cây tại địa phương, chăm sóc cây ngay tại gia đình mình, tham gia các cuộc tuyền truyền vận động bảo vệ và phát triên cây xanh vì lợi ích to lớn của chúng,tuyên truyền vận động bà con cùng tham gia,hưởng ứng,..
 
R

rancanheo

Bạn rancaheo bị sai mất câu 4 rồi nhé! :p

Vậy là số tks bạn nhận sẽ là 10tks ! :p

Mọi người cùng tiếp tục trả lời câu đó nhé! Đồng thời chúng ta sẽ cùng làm chùm câu sau:

1. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới quang hợp
2. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
3. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên TĐ, điều đó có đúng không? Tại sao?
4. Mỗi chúng ta có thể làm gì để tham gia bảo vệ phát triển cây xanh ở địa phương?

Ps: 4 câu 8tks :p
Câu 1: - Ánh sáng
- Nước
- Hàm lượng Cacbônic
- Nhiệt độ
Câu 2: Gieo trồng đúng thời vụ cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây
Câu 3: Đúng! Vì cây xanh mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho con người ;
- Nguồn cung cấp Oxy chủ yếu cho cho con người. Ở những nơi cây cối phủ xanh tươi tốt, ở đó con người luôn khỏe mạnh và sống lâu
- Có thể tạo cho khung cảnh thiên nhiên đẹp càng nên thơ mộng và sống động .
- Là tặng vật thiên nhiên cho nhân loại, nuôi sống vạn vật bằng cả chính nó, và nhờ vậy mà con người mới có nguồn động vật phong phú và vô tận, nếu biết giữ gìn và phát triển nó .
- Làm giảm nhiệt năng tỏa ra từ mặt trời xuống đất, tán cây có thể là nơi mát lành trong những chiều hè oi ả. Cây cối cũng làm giảm những tác nhân gây hại cho con người như : Giảm ô nhiễm, giảm sự sụt lở đất, giảm ảnh hưởng của những cơn bão từ, hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai bão lũ .
- Là nguồn thuốc thiên nhiên vô tận giúp cho con người bảo tồn sức khỏe, chữa trị bệnh tật ..
- Là nguồn nhiên liệu ôn hòa cho con người dùng, là nguồn vật liệu dựng nên những công trình kiến trúc cổ kính, những căn nhà thoáng mát .
.... và còn nhiều những lợi ích khác nữa. Nếu hôm nay chúng ta không biết bảo bảo vệ và gìn giữ mầu xanh của thiên nhiên, đó là chúng ta đang tự hủy hoại mình ngày mai .
Câu 4: Trồng cây xanh, tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ cây xanh và cùng trồng cây xanh, trồng cây xanh là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và ngày mai. Ngăn chặn việc phá rừng làm nương rẫy!
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Chị thongoc_97977 và bạn rancaheo mỗi người được 8tks nhé ! :x

Bây giờ chúng ta cùng qua bài mới nào ! :x

Ps: Mình xin lỗi, muộn quá ! :-S có lỡ so với nhịp học trên trường của các bạn không ? :D Mình sẽ dạy đè 4 bài để bù cho tuần trước vậy :D
 
S

saklovesyao

Bài 23: Cây có hô hấp không ?​


Con người, động vật đều thở. Vậy cây có thở không?

1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
- Ta đã biết nếu để cốc nước vôi trong một thời gian thì trên mặt cốc đó sẽ xuất hiện một lớp váng trắng đục mỏng vì trong không khí có cacbonic. Lợi dụng điều này, ta sẽ làm thí nghiệm sau:
+ Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. Sau khoảng 6h, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng
\Rightarrow Thí nghiệm được thực hiện để chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
\Rightarrow Không khó trong 2 chuông đều có khí cacbonnic (từ nay về sau sẽ được viết tắt là $CO_2$). Sở dĩ biết điều này vì trên mặt cả 2 cốc nước vôi đều xuất hiện một lớp váng trắng đục
\Rightarrow Trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng dày hơn cốc nước vôi trong chuông B vì trong chuông A có nhiều $CO_2$ hơn (tất nhiên!). Mà lượng khí trong cả 2 chuông đều đã được cố định giống nhau (nhờ úp chuông), vậy tại sao $CO_2$ trong chuông A lại nhiều hơn chuông B? Chắc chắn phải có 1 nguồn nào đó sản sinh ra $CO_2$ trong chuông. Cốc nước vôi, 2 tấm kính ướt và chuông không có khả năng làm điều đó vì chúng không phải vật sống (xem lại bài 1), vậy thì chỉ có cây đã nhả ra chất khí đó
\Rightarrow\Rightarrow Từ kết quả trên và các kiến thức đã được học ở Tiểu học, ta rút ra được kết luận: cây có hô hấp, và hô hấp suốt ngày đêm (quá trình hô hấp vào ban ngày khó nhận biết hơn vào ban đêm do đi đôi với quá trình quang hợp)

2. Hô hấp ở cây
- Cây cũng lấy khí oxi ($O_2$) và thải $CO_2$ như người và động vật. Cây đã lấy khí $O_2$ để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí $CO_2$ và hơi nước. Hiện tượng đó gọi là hô hấp, được tóm tắt bằng sơ đồ sau

Chất hữu cơ + $O_2$ -----------------> Năng lượng + $CO_2$ + Hơi nước
- Cây hô hấp suốt ngày đêm, khi không có ánh sáng (khi quá trình quang hợp ngừng), ta dễ phát hiện. Mọi cơ quan của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngời
- Các cơ quan của cây có hô hấp thì cây mới phát triển bình thường. Hô hấp củ các cơ quan không tiếp xúc trực tiếp với không khí thường gặp nhiều khó khăn (VD: hạt cây mới gieo, rễ cây, vì thế người ta đã có nhiều biện pháp làm đất thoáng hơn, giúp hạt và rễ hô hấp thuận lợi...)

3. Ghi nhớ:
- Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều hô hấp
- Chất hữu cơ + $O_2$ -----------------> Năng lượng + $CO_2$ + Hơi nước
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi bộ phận của cây hô hấp mới giúp cây phát triển tốt
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

BÀI 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?​

Chúng ta đều biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động sống khác, nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa hoạc, cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?

1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?

- Chọn 2 cây tốt. Vặt hết lá của 1 cây, sau đó bịt cả hai cây bằng 1 túi nilon kín
\Rightarrow Thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu nước đã thoát đi đâu
\Rightarrow Sau khoảng 1 tiếng, thành túi của cây không có lá vẫn trong suốt, còn thành túi của cây có lá đã bị mờ, gần như không nhìn thấy lá
\Rightarrow\Rightarrow Điều này cho thấy nước đã được thải qua lá
- Hơi nước được thoát ra nhờ lỗ khí ở lá. Khi lỗ khí mở, không khí và hơi nước trong các khoang nằm giữa các TB thịt lá sẽ được thoát ra ngoài

2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
- Sự thoát hơi nước qua lá tạo ra sức hút góp phần làm nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá
- Sự thoát hơi nước qua lá còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát, tránh cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng

3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?

- Nhiệt độ (sự thoát hơi nước nhanh/chậm hơn)
- Độ ẩm không khí (lượng nước thoát hơi lớn/nhỏ hơn)
- Trong những khi 2 điều kiện trên không đáp ứng, ta cần tưới đủ nước cho cây, để
+ Làm mát cây
+ Cung cấp đủ nước cho cây (để cây không bị chết khô vì thiếu nước do sự thoát nước diễn ra quá nhanh)

4. Ghi nhớ:
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá
- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho viện vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá không bị đốt nóng dưới ánh mặt trời
- Cần tưới nước đủ cho cây nhất là vào thời kỳ khô hạn, nắng nóng, gió mạnh
 
S

saklovesyao

Bài 25: Biến dạng của lá​

Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của chúng là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở một số cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị biến dạng. Vậy thì chúng biến dạng như thế nào và những biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây?

- Chúng ta cùng quan sát & phân tích những hình ảnh sau

images

- Lá của cây xương rồng đã biến dạng thành gai

\Rightarrow Ta đã biết, cây xương rồng sống trong điều kiện khô hạn, khắc nghiệt, rất nóng, vì thế lượng nước & tốc độ bốc hơi nước của cây rất cao. Lá xương rồng biến đổi thành gai nhằm giúp làm giảm sự thoát hơi nước, kết hợp với thân mọng nước và rễ dài, cắm sâu xuống lòng đất (đã học ở các bài trước) giúp cho cây có đủ lượng nước cần thiết để sinh sống

anti-flu-diet-af.jpg

- Lá cuả củ hành đã phình to thành củ, nhằm giúp dự trữ chất dinh dưỡng trong cây

1245918524-chuottrunui_03.jpg

- Lá của cây nắp ấm biến thành bình, giúp bắt mồi

Sinhhoc6SGKhinh256jpg.jpg

- Lá cây bèo đất có nhiều lông tuyến, tiết ra chất dính bắt sâu bọ

\Leftrightarrow Có rất nhiều kiểu lá biến dạng khác nhau, nhưng mục đích chung của sự biến dạng đó đều là để thích nghi với những hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau. VD: Lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn, tay móc... lá vảy, lá dự trũ chất, lá bắt mồi, v.v..

 
S

saklovesyao

Sau bài 25, chúng ta sẽ cùng nhau bước sang một chương học mới.

CHƯƠNG V. SINH SẢN SINH DƯỠNG​


Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên​


Ở một số cây có rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuoi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy những cây mới đó dược hình thành như thế nào?

1. Ví dụ

Sinhhoc6SGKhinh261jpg.jpg
Sinhhoc6SGKhinh262jpg.jpg
Sinhhoc6SGKhinh263jpg.jpg
Sinhhoc6SGKhinh264jpg.jpg

- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân xuất hiện rễ mới, cắm xuống đất, phát triển tạo 1 cá thể mới. Mỗi mấu thân đó khi tách ra có thể tạo thành 1 cây mới
- Củ gừng, củ khoai lang để ở nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới do đủ điều kiện để mầm cây mọc lên từ củ
- Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm, gặp điều kiện thích hợp, từ các mấu lá sẽ mọc ra rễ mới cắm xuống đất, phát triển, tạo thành cá thể mới. Tách phần mấu thân có rễ ra có thể tạo thành 1 cây mới

2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

- Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như rễ, củ, thân (bò), lá, thân rễ... có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tọa thành cây mới từ các cơ quan tinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

3. Ghi nhớ:
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần thân của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá...)
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa lkaf: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá...
 
S

saklovesyao

Bây giờ chúng ta cùng luyện tập nhé! :x

1. Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những ta phải làm những thí nghiệm gì?
2. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây?
3. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây, hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa?
4*. Vì sao hô hấp và quang hợp trái nguợc nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

Ps: Mỗi câu 2tks. Riêng câu 4 3tks :p
 
H

hate.math01

Câu 4 : -Vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
-Cùng chung nhiều sản phẩm trung gian, nhiều hệ enzim.
-Nguồn năng lượng ở dạng ATP tạo ra trong quá trình này được sử dụng cho quá trình kia.
 
R

rancanheo

Câu 1: Ta sẽ làm thí nghiệm sau:
+ Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. Sau khoảng 6h, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng
Thí nghiệm được thực hiện để chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
Không khó trong 2 chuông đều có khí cacbonnic (từ nay về sau sẽ được viết tắt là CO2). Sở dĩ biết điều này vì trên mặt cả 2 cốc nước vôi đều xuất hiện một lớp váng trắng đục
Trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng dày hơn cốc nước vôi trong chuông B vì trong chuông A có nhiều CO2 hơn (tất nhiên!). Mà lượng khí trong cả 2 chuông đều đã được cố định giống nhau (nhờ úp chuông), vậy tại sao CO2 trong chuông A lại nhiều hơn chuông B? Chắc chắn phải có 1 nguồn nào đó sản sinh ra CO2 trong chuông. Cốc nước vôi, 2 tấm kính ướt và chuông không có khả năng làm điều đó vì chúng không phải vật sống (xem lại bài 1), vậy thì chỉ có cây đã nhả ra chất khí đó
Từ kết quả trên và các kiến thức đã được học ở Tiểu học, ta rút ra được kết luận: cây có hô hấp, và hô hấp suốt ngày đêm (quá trình hô hấp vào ban ngày khó nhận biết hơn vào ban đêm do đi đôi với quá trình quang hợp)
Câu 2: Hô hấp là cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 và nước.
Hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây vì hô hấp lấy oxi phân giải chất hữu cơ cung cấp cho cây.
Câu 3: Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện, cây sẽ lấy khí Oxi của không khí trong phòng và thải ra nhiều khí cácbôníc. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ thiếu khí Oxi và có nhiều khí cácbôníc nên người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.
Câu 4: Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và khí ôxi) là ngyuên liệu của hô hấp, và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp.
Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra.
Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó.
 
S

saklovesyao

Bạn hate.math01 được 3tks (mình nợ bạn 2tks nhé! :p) và bạn rancaheo được 9tks nhé! :p

Tiếp tục nào ! :x

1. Vì sao sự thoát nơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
2. Tại sao khi đánh cây đi tồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
3. Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai có ý nghĩa gì?
4. Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại lá là gì?

Ps: Mỗi câu 2tks :p
 
T

thongoc_97977

1/Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

2/Người ta cắt bớt lá hay ngọn đi là vì khi mới trồng, rễ cây chưa hoạt động ổn định và chưa có khả năng hút nước tốt nên cắt bớt lá hay ngọn để giảm sự thoát hơi nước, giúp cây ko bị khô, đồng thời cây ko phải mất dinh dưỡng nuôi lá, ngọn mà tập trung cho phát triển rễ mới trước (bén rễ).

3/ một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong những hoàn cảnh sống khác nhau,
ví dụ: xương rồng: biến đổi thành lá gai nhon~~>giảm thoát hơi nước
đậu Hà Lan: biến đổi lá có dạng tua cuốn~~>giúp cây leo lên cao

4/biến đổi thành lá gai nhon~~>giảm thoát hơi nước
biến đổi lá có dạng tua cuốn~~>giúp cây leo lên cao
lá ngọn có dạng tay móc~~> giúp cây bám leo lên cao
lá phủ trên thân rễ,có dạng vẩy mỏng~~>che chở bảo vệ chồi của rễ
lá dự trữ chất hữu cơ
lá bắt mồi
 
S

saklovesyao

Chị thongoc_97977 trả lời đúng hết rồi đó! :x

Tiếp nhé ! :p

1. Củ khoai tây sinh sản bằng gì?
2. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?

Ps: 2 câu 10tks luôn ;;)
 
L

lolem_theki_xxi

1 Khoai tây sinh sản bằng thân củ. Củ khoai tây là 1 phần thân của cây nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ.

Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì thường ta phải tránh ẩm, tức là để nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiêp với mặt đất hay những nơi có ẩm độ cao.

Người ta trồng khoai lang bằng dây hoặc bằng củ nhưng thường trồng bằng dây là phổ biến. Dây khoai lang được cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 30 - 40 cm sau đó rạch hàng, dải dây khoai đã cắt dọc theo hàng vừa rạch với khoảng cách hợp lý rồi lấp đất lên, để hở khoảng 5 - 10cm.
+ người ta không trồng bằng củ vì một số lý do sau:
* Hệ số nhân không cao do số mắt trên củ khoai lang là không nhiều.
* Chi phí nguồn giống ban đầu thường cao hơn trồng bằng dây
* Củ khi đưa vào trong đất dễ bị thối, từ đó làm khuyết mật độ trên đồng ruộng.
* Công giữ giống và để cho củ mọc mầm là tương đối tốn kém và tốn diện tích.
 
S

saklovesyao

Chị lolem_theki_xxi được 10tks nhé! :x Câu trả lời rất chính xác! :x

Bây giờ chúng ta sẽ cùng sang bài mới nghen :p
 
S

saklovesyao

BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI​

Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con ngưòi chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng

1. Giâm cành: Là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới

CachGiamCanh_9.jpg


Giâm cành lan

2. Chiết cành: Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới

(*) Khi chiết cây, rễ chỉ mọc ra từ mép vở ở phía trên vết cắt. Điều này đã được giải thích rõ ở bài 17. Các bạn có thể giở lại để tham khảo

chiet%20canh.jpg


3. Ghép cây: dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển

ghepcay.jpg


ghepcay_5.jpg

4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Là biện pháp nhân giống nhanh, tiết kiệm giống nhất
- Lấy một phần rất nhỏ của mô phân sinh ở cây, nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc vô trùng để tạo thành một mô non có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần liên tiếp. Sau đó dùng chất kích thích thực vật các mô non này phân hóa thành vô số cây con có đủ mọi đặc tính của cây gốc ban đầu.

DSC01462.jpg

(*) Tại sao lại gọi là nhân giống "vô tính''?

Sinh sản vô tính là sự hình thành cá thể mới từ bố hoặc mẹ không có sự tạo giao tử hoặc những cấu trúc sinh sản đặc biệt khác. Hiện tư­ợng này xảy ra ở nhiều thực vật và động vật bậc thấp, trong đó ở thực vật thường bằng nhân giống sinh dư­ỡng (chiết, ghép, giâm cành, nuôi cấy mô - tế bào) hoặc sự hình thành bào tử. Đối với sinh vật đơn bào thư­ờng bằng sự phân đôi và ở động vật không xư­ơng sống đa bào thư­ờng bằng hình thức phân đôi, nảy chồi hoặc phân đốt.


Như vậy, nhân giống vô tính chính là phương pháp nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới dựa theo sinh sản vô tính, nghĩa là phương pháp tạo nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới từ tế bào, mô, cơ quan của cơ thể bố hoặc mẹ.

5. Tập giâm cành, chiết cành

a. Giâm cành

*Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Dao sắc, cuốc, thùng tưới
- Cành để giâm: thân cây sắn, cành dâu, cành rau ngót, ngọn mía, ngọn rau muống hoặc dây khoai lang...
*Cách tiến hành
- Cắt cành thành từng đoạn ngắn có từ 3-4 mắt và dài khoảng 15-20cm
- Đặt các đoạn cành đó theo hướng nghiêng vào những luống đất đã chuẩn bị trước, phần gốc ở dưới
- Lấp đất che kín khoảng 2/3 cành
- Tưới nước vào đất cho đủ ẩm

b. Chiết cành

* Chuẩn bị
- Dụng cụ: dao sắc, bẹ chuối khô hoặc mảnh nilong dài 30cm, rộng 25cm, dây buộc
- Các cây chiết: chanh, nhãn, bưởi, cam trong vườn hoặc bất kỳ cây gỗ nào đó (chú ý chọn cành có đường kính từ 2-3cm)
- Bồ hóng hoặc nước vôi, đất mùn tơi có trộn rơm, rạ mục hoặc trộn lông gà, lông vịt
* Tiến hành
- Chọn cành để chiết: cành khỏe, không bị sâu bệnh, đã có quả vài lần
- Tiện một khoanh vỏ gồm cả phần mạch rây cho sát đến phần gỗ non của cành, rộng độ 3cm. Lột bỏ vỏ, lau thật sạch nhựa ở chỗ cắt rồi dùng bồ hóng hoặc nước vôi bôi vào để sát trùng. Nếu có điều kiện thì cắt bỏ vỏ tước một ngày để khô nhựa
- Làm bầu đất: Lấy đất mùn tơi trộn thêm nước cho đủ ẩm rồi đắp lên chỗ vết cắt thành một bầu dài độ 15cm, đường kính khoảng 8-10cm. Dùng bẹ chuối hoặc mảnh nilong bọc kín bầu đất, chọch các lỗ cho bầu được thoáng. Sau đó buộc chặt 2 đầu
- Thằng tuần tưới nước vào bầu đất cho đủ ẩm
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiếp theo sẽ là một chương học mới rất thú vị :p

CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH

Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa​

Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào?

Để dễ quan sát, hãy cùng quan sát một bông hoa ly và 1 bông hoa hồng

HOA-LY.jpg
Hoa-H%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-Hoa-H%E1%BB%93ng-%C4%90%E1%BA%B9p-hoa-H%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-hh_Ni329025.jpg

- Dễ thấy và nổi bật nhất đó chính là cánh hoa. Cánh hoa to, có màu sắc sặc sỡ, 1 phần giúp thu hút côn trùng đến thụ phấn, 1 phần bao bọc, bảo vệ nhị và nhụy
- Ở dưới các cánh hoa (hoa ly khó thấy, có thể quan sát hoa hồng), ta thấy có những chiếc "cánh" màu xanh, nhỏ hơn cánh hoa. Đó là lá đài. Lá đài có nhiệm vụ bao bọc, che chở cho cánh hoa khi hoa còn ở giai đoạn nụ
- Lá đài "xuất phát" từ 1 điểm, đó là đế hoa
- Đối với hoa lưỡng tính (hoa không phân biệt đực/cái), tại một bông hoa nở hoàn toàn (có thể xem trên hoa ly), có các nhánh nhỏ xuất phát từ chính giữa bông hoa. Đó là nhị và nhụy. Nhị và nhụy đảm nhiệm chức năng sinh sản
+ Nhị là những nhánh có bao phấn ở đỉnh nhánh. Trong & ngoài bao phấn có rất nhiều hạt phấn. "Nhánh" của nhị được gọi là chỉ nhị. Bên trong nhị có chưa TB sinh dục đực Đây là cơ quan sinh dục đực của hoa (lưỡng tính)
+ Nhụy là những nhánh có "chỉ nhị" (theo cách gọi đối với nhị) phình to thành bầu (gọi là bầu nhụy, xuất hiện ở tùy từng loài hoa, không có đối với hoa ly) ở phía dưới và đầu nhụy có nhầy, tẽ thành hình bông hoa. Bên trong nhụy có chứa noãn, trong noãn có TB sinh dục cái. Đây là cơ quan sinh dục cái của hoa (lưỡng tính)

Hình sau đây sẽ giúp bạn hình dung dễ hơn về các bộ phận của hoa

13260023262028212793_574_574.jpg

Bài 28 chỉ có thế =))
 
S

saklovesyao

Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần bài tập nhé! :x

1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
3. Cho vì ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?
4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?

Ps: 4 câu 8tks :p
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
Cành giâm phải có đủ mắt đủ chồi để có thể phát triển thành cây mới nhanh và tỉ lệ sống cao
2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
-Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới đem trồng thành cây mới.Cây ra rễ phụ chậm.
-Giâm cành là cắm một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi xuống đất cho ra rễ phát triển thành cây mới.Cây ra rễ phụ nhanh
-Người ta thường chiết cành với những loại cây có khả năng ra rễ chậm
3. Cho ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?
VD:Cam, chanh, bưởi, mận, nhãn, chôm chôm, mãng cầu, ca cao, mít, cao su .
4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất.
Vì: từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây giống cung cấp cho sản xuất

p.s:Lâu không ghé qua đây ;))
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom