[văn 8] Bàn luận về các câu hỏi nâng cao

M

minh_minh1996

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 27 : Đi Bộ Ngao Du
Câu 1 :trong đoạn văn tác giả nói đến mấy nhân vật ? vấn đề cơ bản nhất được tác giả đề cập đến là gì ?
Câu 2 :hãy xác định bố cục của bài văn và đặt tên cho từng phần . Theo em , trong các lợi ích mà việc đi bộ đem đến , lợi ích nào quan trọng hơn ?
Câu 3 : Phân tích hợp lý trong cách lập luận cảu tác giả qua các phần
Còn nữa cứ thảo luận các câu này đã nhe các bạn !
 
M

mia_kul

Câu 3 :|
Cách lập luận theo trình tự:
+Đi bộ ngao du tự do thưởng ngoạn.
+Đi bộ ngao du tích lũy tri thức
+Đi bộ ngao du tương cường sức khỏe, hài lòng với mọi thứ.
Tác giả là một người coi trọng sự tự do, cả đời ông đấu tranh cho tự do đất nước, vì vậy luận điểm này được tác giả xếp đầu tiên. Kiến thức là quan trọng với tất cả mọi người, nhất là kiến thức thực, ko có trong sách vở. Và luận điểm cuối cùng ~ Sức khỏe là sự hài lòng. [Cô phân tích thế :\">]
 
T

tiendat_no.1

1.-Tôi: (ngôi thứ nhất) là nhà văn đang đảm nhiệm vai trò gia sư.
-Em: là Ê-min , nhân vật do Ru-xô tương tượng ra
vấn đề cơ bản nhất được tác giả đề cập đến là : Vai trò của đi bộ
2.
3 phần:
- Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do ; đầu -->>nghỉ ngơi
- Đi bộ ngao du có dịp trau dồi tri thức ;tiếp -->>tốt hơn
- Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe và tinh thần -->> còn lại
3. Phép lập luận so sánh kết hợp với lời văn giàu cảm xúc ....
Nhiều thao tác lập luận: so sánh,tương phản,liệt kê…
 
M

minh_minh1996

Tiếp nhe !
Vẫn là bài " Đi bộ ngao du "
Câu 4 :trong đoạn văn có lúc tác giả sử dụng đại từ nhân xưng tôi
, có khi lại xưng ta . Điều đó khiên ta thấy đặc điểm gì trong văn bản nghị luận của Ru-Xo
câu 5 :Em có nhận xét gì về chân dung của nhà văn xuất hiện lên trong đoạn văn này !
 
H

huongmot

Câu 4: Trong vb, có khi tác giả dùng "ta" nhưng có khi lại dùng "tôi" vì:
-"Ta": dùng khi nêu lên các nhận định khái quát, các lý luận chung mang tính triết học
-"Tôi": dùng khi nêu lên những trải nghiệm thật của nhân vật "thầy giáo"( thực chất là nhà văn Ru-xô)
=> Từ đó ta thấy đặc điểm trong văn nghị luận của Ru-xô là: kết hợp hài hoà giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của bản thân-> bài văn hấp dẫn, dễ hiểu chứ không mơ hồ trừu tượng dù có nhiều triết lý được đưa ra trong bài
Câu 5: Ru-xô là một người giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên và đặc biệt là ông có những tư tưởng tiến bộ về giáo dục
 
M

minh_minh1996

Bài 29 Ông Giốc-Đanh mặc lễ phục
Câu 1 :Nêu nhận xét xơ bộ về nhân vật ông Giốc -Đanh
Câu 2 : Hãy cho biết lớp kịch này gồm mấy cảnh .Ông Giốc-Đanh đi may áo nhằm mục đích gì ?Chỉ ra tính phát triển tính kịch giữa các cảnh
 
M

minh_minh1996

Bài 29 Ông Giốc-Đanh mặc lễ phục
Câu 1 :Nêu nhận xét xơ bộ về nhân vật ông Giốc -Đanh
Câu 2 : Hãy cho biết lớp kịch này gồm mấy cảnh .Ông Giốc-Đanh đi may áo nhằm mục đích gì ?Chỉ ra tính phát triển tính kịch giữa các cảnh

Có vẻ khó quá với các bạn nên không ai trả lời vì các bạn chưa học chứ gì !
thì chúng ta sẽ quay lại ngay từ bài đầu nhe !

Bài 1 : Tôi đi học
Câu 1 : Đọc xong chuyện ngắn tôi đi học , em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của chuyện ngắn này ?
Câu 2 : Cách tổ chức bố cục truyện ngắn tôi đi học có gì độc đáo .
Câu 3 Em có nhận xét gì về tình cảm của người lơn dành cho trẻ nhỏ ? tình cảm cao đẹp cảu ông đốc khiên em suy nghĩ gì về tình cảm của thầy trò ?
Câu 4 : hãy chỉ ra các hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn này !
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

Bài 1 : Tôi đi học
Câu 1 : Đọc xong chuyện ngắn tôi đi học , em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của chuyện ngắn này ?
Câu 2 : Cách tổ chức bố cục truyện ngắn tôi đi học có gì độc đáo .
Câu 3 Em có nhận xét gì về tình cảm của người lơn dành cho trẻ nhỏ ? tình cảm cao đẹp cảu ông đốc khiên em suy nghĩ gì về tình cảm của thầy trò ?
Câu 4 : hãy chỉ ra các hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn này !
1..tình huống nhẹ nhàng đậm chất thơ
2.bố cục truyện đk kể theo trình tự thời gian xen lẫn không gian
câu chuyện hầu như k có sự việc==>mạch chảy của dòng cảm xúc nhân vật tôi trở nên mãnh liệt,lan tỏa dễ dàng mà tự nhiên vào tâm hồn ng đọc
3.tình cảm ng lớn cho trẻ nhỏ:nâng niu trân trọng và yêu thương
tình cảm thầy trò:thực sự rất đỗi thân thương.ông đốc biểu hiện cho lớp lớp ng thầy cô đang ngày đêm ngồi trên ghế nhà trường đem từng chút sức lực và tri tuệ của mình dành trọn cho học sinh.....
==>tc đáng trân trọng
@@:bài này học lâu lắm rồi nên chị không còn nhớ gì nứa
nhớ sơ qua thế thôi b-(
giờ k nhớ cái chỗ so sánh ở đâu nên cũng ứ biết câu 4
:(
.
 
M

minh_minh1996

Bài 2 : Trong lòng mẹ
câu 1 : Đọc đoạn văn em hiểu gì về hoàn đau khổ và chớ trêu của cậu bé Hồng? Có thể chia văn bản này thành mấy phần ? hãy đặt tên cho từng phần ?
Câu 2 :nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào ? hãy phân tích thái độ , lời nói cử chỉ của bà cô với cậu bé ?tại sao bà cô lại nói với cháu mình như thế ?
Câu 3 : phân tích thái độ của cậu bé khi nghe những lời mà bà cô nói !
 
M

meoconnhinhanh97

Bài 2 : Trong lòng mẹ
câu 1 : Đọc đoạn văn em hiểu gì về hoàn đau khổ và chớ trêu của cậu bé Hồng? Có thể chia văn bản này thành mấy phần ? hãy đặt tên cho từng phần ?
Câu 2 :nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào ? hãy phân tích thái độ , lời nói cử chỉ của bà cô với cậu bé ?tại sao bà cô lại nói với cháu mình như thế ?
Câu 3 : phân tích thái độ của cậu bé khi nghe những lời mà bà cô nói !
[FONT="Courier New"cấu:
hoàn cảnh:
-mồ côi cha
-mẹ đi tha hương cầu thực
-sống trong không khí thiếu vắng tình thương gia đình
==>éo le bất hạnh đáng thương
bố cục:2 phần
chị k nhớ rõ nhưng hình như phần 1 nội dung là những hành động cử chỉ hắt hủi của bà cô
còn đoạn 2 là tâm trạng của bé hồng
câu 2:
bà cô:bộ mặt gian xảo giả dối tàn nhẫn vô tâm lạnh lùng và độc ác
giọng nói mỉa mai,ngoài miệng tưởng chừng như đang dỗ dành 1 đứa con nít nhưng thật ra từng lời nói như con dao đâm sâu vào trái tim bé hồng
(phần phân tích các em dựa vào bài nhé)
mục đích:gieo vào tâm hồn bé những suy nghĩ và cái nhìn k tốt về mẹ
==>hả hê
câu 3:tâm trạng:đau đớn tủi nhục phẫn uất
từng lời nói của bà cô k hề khiến bé hồng ghét mẹ mà ngược lại bé càng thương mẹ và xót xa hơn
==>tình yêu mẹ vô bòe bến,bản lĩnh kiên cường
@@: :( .
[/FONT]
 
M

minh_minh1996

Bài 2 : Trong lòng mẹ
câu 1 : Đọc đoạn văn em hiểu gì về hoàn đau khổ và chớ trêu của cậu bé Hồng? Có thể chia văn bản này thành mấy phần ? hãy đặt tên cho từng phần ?
Câu 2 :nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào ? hãy phân tích thái độ , lời nói cử chỉ của bà cô với cậu bé ?tại sao bà cô lại nói với cháu mình như thế ?
Câu 3 : phân tích thái độ của cậu bé khi nghe những lời mà bà cô nói !
Tiếp
Câu 4 Phân tích niềm vui sướng của cậu bé khi gặp lại mẹ minh ?Qua lần gặp gỡ này em có nhận xét gì về tình mẫu tử ?
Câu 5 Văn Nguyên Hồng dạt dào cảm xác , thấm đậm chất chữ tình . Hãy tìm và làm sáng tỏ vấn đề trên ?
 
M

mia_kul

Mod lạm dụng chữ đỏ quá :-j
Câu 4 Phân tích niềm vui sướng của cậu bé khi gặp lại mẹ minh ?Qua lần gặp gỡ này em có nhận xét gì về tình mẫu tử ?
Câu 5 Văn Nguyên Hồng dạt dào cảm xác , thấm đậm chất chữ tình . Hãy tìm và làm sáng tỏ vấn đề trên ?
4. Niềm vui sướng: ~Nhận ra mợ từ xa, rối rít chạy theo và gọi.
~Muốn được bé lại để lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng,...
~Lời mỉa mai của bà cô Hồng đã quên hết.
 
M

minh_minh1996

Đáp án câu 4,5
Bài làm
Câu 4 :Niềm hạnh phúc vô bờ khi được gặp mẹ :
-Chạy theo mẹ vội vàng lập cập -> Khát khao được gặp mẹ
-Cậu bé khóc . Nhưng đây là những giọt nước mặt bị dồn nén , những giọt nước mặt vừa hạnh phúc chứ không phải là những giọt nước mắt đau xót như khi nghe những lời mà bà cô nói !
-Niềm hạnh phúc lơn lao khi ở trong lòng mẹ .Đây là đoạn viết trong niềm say mê .
Câu 5:Màu sắc chữ tình trong đoạn trích thể hiện ở những đoạn cơ bản sau :
-Tình huống thương tâm , đau xót , xúc động :Một cậu bé sớm mồ côi cha , sống xa mẹ nhưng lại bị họ hàng ghẻ lạnh trong khi lẽ ra cậu phải được những người thân che chơ , giúp đỡ . Đây là thủ pháp quen thuộc trong văn của Nguyên Hồng : nhân vật chính của tác phẩm của ông thường là những người bất hạnh , chịu nhiều đau khổ .......................................................
 
M

minh_minh1996

Bài 3 : Tức nước vỡ bờ
Câu hỏi :
Câu 1 : Đoạn văn có mấy tuyến nhân vật ?Cách xây dựng đoạn văn trên có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào ?
Câu 2 :Hãy xác định bố cục của đoạn văn . Có người cho rằng , đây là một đoạn văn giàu kịch tính .Em có đồng ý với ý kiến trên không ?Vì sao ?
Câu 3 Phân tích nhân vật Cai Lệ
Câu 4 :Tinh thần phản kháng của chị Dậu được miêu tả qua mấy chặng ?Theo em , cách miêu tả đó có hợp lý không ?
Mình sẽ post câu chả lời luôn vì sắp thi học kì rồi
Nếu mà sai thì các bạn góp ý ngay tại topic này nhe !
 
M

minh_minh1996

Trả lời
Câu 1 :
Đoạn văn có 2 tuyến nhân vật :Loại nhân vật thấp cổ bé họng và loại nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị
Ý nghĩa nghệ thuật
-Làm nổi bật mâu thuẫn hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
-Vừa tố cáo bộ mặt tàn ác của giai cấp thông trị vừa nêu lên được vẻ đẹp của người nông dân lương thiện và giàu tính phản kháng
Câu 2 :
Có thể chia đoạn văn thành 2 phần :
Phần 1 : tình cảnh của chị Dậu chước bọn cai lệ xông vào
Phần 2 : Sự tàn ác của bọn đầu trâu mặt ngựa và sự phản kháng của chị Dậu .
Đây là văn bản giàu kịch tính nhất trong tiểu thuyết tắt đèn.Mâu thuẫn giữa những người nông dân và giai cấp thông trị được đẩy tới đỉnh cao đến mức "vỡ bờ"
Câu 3
Nhân vật Cai Lệ
-Nghề Nghiệp :Tay sai
-Chuyên Môn: Đánh ,trói đàn áp người một cách chuyên nghiệp
-Ngôn ngữ : hét , quát , hầm , hè
-Hành động :Trợn ngược 2 mắt từ chối đề nghị của chị Dậu .....................................
Tóm lại , bản chất của cai lệ là tàn bạo , không có nhân tinh
Các bạn thấy chỗ nào không đúng thì bào mình nhe !
Câu 4 tối mình post tiếp
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

Trả lời
Câu 1 :
Đoạn văn có 2 tuyến nhân vật :Loại nhân vật thấp cổ bé họng và loại nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị
Ý nghĩa nghệ thuật
-Làm nổi bật mâu thuẫn hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
-Vừa tố cáo bộ mặt tàn ác của giai cấp thông trị vừa nêu lên được vẻ đẹp của người nông dân lương thiện và giàu tính phản kháng
Câu 2 :
Có thể chia đoạn văn thành 2 phần :
Phần 1 : tình cảnh của chị Dậu chước bọn cai lệ xông vào
Phần 2 : Sự tàn ác của bọn đầu trâu mặt ngựa và sự phản kháng của chị Dậu .
Đây là văn bản giàu kịch tính nhất trong tiểu thuyết tắt đèn.Mâu thuẫn giữa những người nông dân và giai cấp thông trị được đẩy tới đỉnh cao đến mức "vỡ bờ"
Câu 3
Nhân vật Cai Lệ
-Nghề Nghiệp :Tay sai
-Chuyên Môn: Đánh ,trói đàn áp người một cách chuyên nghiệp
-Ngôn ngữ : hét , quát , hầm , hè
-Hành động :Trợn ngược 2 mắt từ chối đề nghị của chị Dậu .....................................
Tóm lại , bản chất của cai lệ là tàn bạo , không có nhân tinh
Các bạn thấy chỗ nào không đúng thì bào mình nhe !
Câu 4 tối mình post tiếp
Chả lời Tiếp
Câu 4
Sức mạnh phản kháng của chị Dậu được thế hiện qua những chặng sau :
-Lúc đầu , chị thiết tha van xin vơi hy vọng những kẻ nha dịch sẽ tha tình .Đó là tư thế của kẻ dưới
-Trước sự đểu giả và tàn bạo của bọn cai lệ , chị liều mạng cự lại
-Biết là không thể van xin chị Dậu chuyển sang đấu lý :"chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !"Cách xưng hô tôi-ông chị không còn kẻ dưới mà ngang hàng
-Đỉnh cao của tinh thần phản kháng là màn đâu lực :"Mày trói chồng bà đi rồi bà cho mày xem !".Cách xưng hô cho thấy chị Dậu đang ở tư thế khác , tư thế của kẻ bề trên .Trong cuộc đấu phần thắng đã thuộc về người đàn bà Lực Điền


 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Mình là minh_minh1996 mình post tiếp nhe các bạn :
Bài 4 :Lão Hạc​
Câu 1:Truyện có mấy nhân vật ?Ai là người đóng vai kể chuyện ?Hiệu quả nghệ thuật của việc lưạ chọn ngôi kể ?
Câu 2 phân tích tình cảm của Lão Hạc đối với con chó .Thái độ của Lão sau khi bán cậu vàng nói với ta điều gì về nhân cách của lão
Câu 3 Nơi khốn cùng của Lão Hạc được miêu tả theo trình tự nào ?Tại sao lão phải chết một cái chết bi thảm là ăn bả chó?
Câu 4 :phân tích suy nghĩ của nhân vật "Tôi " về cái chết của Lão Hạc
Câu 5 Trong Lão Hạc có nhiều giọng điệu khác nhau của các nhân vật khác nhau .Em hãy chỉ ra giọng điệu cơ bản của tác phẩm này ?
Câu 6 Nếu bỏ chi tiết Lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị nghệ thuật cảu tác phẩm có bị sút giảm không ?Vì sao ?
 
A

anhtraj_no1

Trả lời :
Câu 1 :
Truyện có nhiều nhân vật :lão Hạc , ông Giáo , cậu Vàng,Binh Tư và cả người con trai thấp thoáng trong lời kể của lão Hạc
.Tuy nhiên nhân vật chính là Lão Hạc và ông Giáo
"Tôi"(ông giáo)Đóng vai người kể chuyện
Hiệu quả nghệ thuật :
-Là người gần gũi , chứng kiến toàn bộ cảnh đời của Lão Hạc .Cho nên câu chuyện sẽ mang tính khách quan trung thực
-Việc trần thuật từ ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt , có thể kết hợp nhiều thủ pháp kể với nhau
-Với sự lựa chọn ngôi kể như trên , nhà văn có thể sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau khiến cho câu chuyện diễn ra tự nhiên và sâu sắc
Câu 2
Tình cảm cảu Lão Hạc đối với con chó :
-Vợ chết , con ở xa ,lão Hạc dồn tình cảm vào con chó .Thái độ yêu mến của lão được thể hiện quá các chi tiết :
-Chăm sóc cậu Vàng chu đáo :cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu
-Trò chuyện với cậu Vàng mắng yêu cậu Vàng
-Lão Hạc bán cậu Vàng vì lão không còn sự lựa chọn nào khác.Việc bán con chó lão đã nói nhiều lần với ông Giáo chửng tỏ lão rất băn khoăn , đắn đo
-SAu khi bán cậu Vàng , lão ân hận day dứt .Lão tự kể tội mình là đánh lừa con chó .Trong cuộc sống đầy men Bạc, người ta có thể lừa lạc nhau về tình , về tiền về các ham muốn khác nhau nhưng lão lại ăn năn vì đã lừa một con chó .Điều này chứng tỏ sự ngay thẳng và cao đẹp trong nhân cách của lão
Các bạn cứ kiểm tra đi !
Các câu sau mình post tiếp
 
M

minh_minh1996

Chả lời tiếp :
Câu 3 : Nỗi khốn cùng cảu lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến :
-Nghèo đến mức không đủ tiền cưới vợ cho con khiến con phẫn chí bỏ nhà đi kiếm ăn .

-Thu vén được chút tiền hao lợi định để dành cho con
-Vắng con , lão có cậu Vàng làm bạn. Nhưng cậu vàng làm lão tốn kém quá.Không còn cách nào khác , Lão phải bán cậu Vàng đi .
-Không làm ra tiền , lão Hạc không dám tiêu vào tiền của con , lão quyết định chỉ ăn khoai , hết khoai ăn củ chuối rồi ăn sung luộc,rau má , củ ráy.....Lão cứ vớ được thứ gì thì lão ăn thứ ấy .
-Quyết định cuối dùng :Tự tử
Trình tự miêu tả này đã cho thấy nét đẹp trong nhân cách cảu lão Hạc:Lão sẵn sàng chấp nhận cái chết vì con
Câu 4 Suy nghĩ của nhân vật "tôi"
-Thoạt đầu, nhân vật "tôi"cũng giống như mọi người:Ngạc nhiên vì lão Hạc theo gót Binh Tư để kiếm ăn .Ông giáo chán nản
-Nhưng khi hiểu ra , ông Giáo hiểu ra .Buồn vì tại sao những người tốt như lão phái sống một cuộc sống khốn khổ như thế , phải chết một cách thê tham như thế .
-Từ đó ông Giáo suy ngẫm về cuộc đời , tự nghiệm ra con đường chính thức.Phải nhìn sâu vào bản chất cảu mỗi con người , phải đặt họ trong tình huống cụ thể để hiểu họ chứ không nên nhìn bản chất bề ngoài
Câu 5 Giọng điệu chủ yếu là giọng đau đớn ,xót xa
Câu 6 Đây là chi tiết quan trọng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm .Nếu không có chi tiết này thì kết chuyện sẽ thiếu tính bất ngờ và không thành một sự kiện để ông giáo suy ngẫm .Hơn nữa cái chết của lão khiến cho người ta xót thương chước thân phận của con người ,
kính trọng những nhân cách cao đẹp như của lão Hạc
 
M

minh_minh1996

Bài 6 :Cô bé bán diêm​
Câu 1 : hãy tìm những chi tiết về hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm .
Câu 2 : để tô đậm nỗi khổ cực của cô bé , tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ?Hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp này là gì ?
Câu 3 :Trong truyện, cô bé bán diêm quẹt diêm mấy lần ? những mộng tượng của cô bé được sắp xếp theo trình tự nào ? Nếu tác giả để cô bé thắp nên hoặc thắp đèn thì truyện có mất đi sự hấp dẫn không ?vì sao?
Câu 4 : Sự xen cài giữa hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm đã đem lại những hiệu nghệ thuật gì ?
Câu 5 :Tại sao trong câu chuyện , hình ảnh của người bà lại được nhắc đến nhiều nhất trong suy nghĩ của cô bé ?
Câu 6 : Theo em , cách kết thức câu chuyện có hợp lý không ? qua cô bé bán diêm em có suy nghĩ gì về tấm lòng của tác giả dành cho lứa tuổi trẻ thơ
 
Top Bottom