[hoá 10]Giải các bài tập SGK và mở rộng kiến thức

J

jelly_nguy3n96tn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (69): 2, ;)) Tết sắp đến chắc bạn nào cũng hào hứng đón tết nhỉ, ;)) nhưng mà

sang học kì 2 rùi phải chú tâm vào thôi. Vì vậy mình lập pic này để các bạn

có thể cùng nhau trao đổi những bài tập trong SGK và cuối mỗi bài ta sẽ có

bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức cho mọi người. :khi (2):

p/s: :khi (4)::khi (4)::khi (4): đốt pháo cái cho nó rộn ràng cái pic ;)) Hép pi niu year mọi người nha, đừng quên lì xì em ;))



 
Last edited by a moderator:
J

jelly_nguy3n96tn

Mở đầu là : Chương halogen.

Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

- Bài tập SGK nì, mọi người cùng nhau giải hen:

1, Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe
B Zn
C. Cu
D.Ag

2, Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen ( F, Cl, Br, I)?
A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hidro
C, Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron

3, Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen ( F2, Cl2 , Br2, I2 )
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Có tính oxi hoá mạnh
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
D. Tác dụng mạnh với nước

4, So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:
a, Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử
b, Tính chất vật lí
c, Tính chất hoá học

5, Hãy cho biết tính quy luật sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của các nguyên tố halogen.

6, Nêu tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hoá học cơ bản đó.

7, Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên.

8, Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên.

 
A

anhtraj_no1

bài 8 : Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên

X2 + Mg---->MgX2
a.......a...........a
3X2+ 2Al ----> 2AlX3
a.......[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX] .......[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX]

mMgX2= (24+2X)a = 19 g (1)
mAlX3= (27+3X).[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX] =17,8 g (2)

từ (1) và (2) ta có HPT :
[tex]\left\{ \begin{array}{l} 24a+2aX=19 \\ 18a+2aX=17,8 \end{array} \right.[/tex]
=> a = 0,2 , b = 7,1 , aX= 7,1
X = [TEX]\frac{7,1}{0,2}[/TEX] = 35,5 => Cl2

mCl2=0,2 . 71=14,2g
 
J

jelly_nguy3n96tn

bài 8 : Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên

X2 + Mg---->MgX2
a.......a...........a
3X2+ 2Al ----> 2AlX3
a.......[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX] .......[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX]

mMgX2= (24+2X)a = 19 g (1)
mAlX3= (27+3X).[TEX]\frac{2a}{3}[/TEX] =17,8 g (2)

từ (1) và (2) ta có HPT :
[tex]\left\{ \begin{array}{l} 24a+2aX=19 \\ 18a+2aX=17,8 \end{array} \right.[/tex]
=> a = 0,2 , b = 7,1 , aX= 7,1
X = [TEX]\frac{7,1}{0,2}[/TEX] = 35,5 => Cl2

mCl2=0,2 . 71=14,2g

Bài toán chưa hề cho hoá trị của halogen đó là bằng 1 vì vậy ko thể viết pt là MgX2 hay là AlX3 như thế được mà phải thế này

- Gọi hoá trị của X là n

ta có :

X2 + nMg ----> MgnX2 (1)

3X2 + 2nAl ----> 2AlnX3 (2)

nMgnX2 = 19/ ( 24n + 2X) (mol) => nX (1) = 19/( 24n + 2X)(mol)

nAlnX3 = 17,8/ ( 27n + 3X) (mol) => nX (2) = 53,4/( 54n + 6X) (mol)

- Vì lấy khối lượng ở cả 2 TN nì đều là = nhau nên ta có

19/( 24n + 2X) = 53,4/( 54n + 6X)

\Leftrightarrow X = 35,5n

Biện luận X theo n ta có:

- Với n = 1 => X = 35,5 ( Cl)

- Với n = 2 => X = 71 (loại)

- Với n = 3 => X = 106,5(loại)

- Với n = 4 => X = 142(loại)

- Vậy halogen đó là Cl2

Rồi tính được số gam muối theo pt ;))

@ anhtraj: đề nghị ông ra ngay YH


 
A

anhtraj_no1

câu 7 :
vì chúng có tính oxi hóa mạnh nên rất dễ kết hợp với những nguyên tố khác tạo ra hợp chất vì vậy ko tồn tại ở trạng thái tự do

câu 4 :
tinhchatvatlihalogen.png
 
Last edited by a moderator:
N

niemkieuloveahbu

6, Nêu tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hoá học cơ bản đó.
giải

- Halogen là những phi kim điển hình. Có tính oxi hoá mạnh.
- Từ F đến I tính oxi hoá giảm dần. Do bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dần.
 
A

ahcanh95

câu 5 :
Đi từ F đến I:
- Trạng thái tập hợp: Khí - Lỏng - Rắn.
- Màu sắc: Đậm dần.
- t0s, t0n/c : Tăng dần.
- Tính tan: ít tan trong nước.
- Tính độc: Đều rất độc.

Độ âm điện tương đối lớn.
Đi từ F đến I độ âm điện giảm dần.
Trong mọi hợp chất F có số oxi hoá duy nhất: -1
Các nguyên tố Cl, Br, I có thể có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7

- Halogen là những phi kim điển hình. Có tính oxi hoá mạnh:
X0 + 1e X-
- Từ F đến I tính oxi hoá giảm dần.
 
Q

quynhan251102

năng lượng liên kết,ái lực e tăng từ F--->Cl giảm từ Cl---->I

chủ pic post tiếp đi nào
 
Last edited by a moderator:
J

jelly_nguy3n96tn

Giờ là vài bài nâng cao mở rộng kiến thức cho bài khái quát nì nha ;))

1:Chất KClO4 có tên là gì?
A. kali clorat
B. kali hipoclorit
C. kali clorit
D. kali peclorat


2: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI thì thấy:
A. cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa
B. có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa
C. có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa
D. có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa


[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]3: Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với[/FONT]
[FONT=&quot]A. Xút. [/FONT]
[FONT=&quot]B. Axit sunfuric đậm đặc. [/FONT]
[FONT=&quot]C. Nước. [/FONT]
[FONT=&quot]D. H2SO4 loãng.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]4:[/FONT][FONT=&quot] Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là[/FONT]
[FONT=&quot]A. 25%. [/FONT]
[FONT=&quot]B. 20%. [/FONT]
[FONT=&quot]C. 0.2%. [/FONT]
[FONT=&quot]D. kết quả khác.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] 5: [/FONT][FONT=&quot]Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng[/FONT]
[FONT=&quot]A. Cu(NO3)2 . [/FONT]
[FONT=&quot]B. Ba(NO3)2. [/FONT]
[FONT=&quot]C. AgNO3. [/FONT]
[FONT=&quot]D. Na2SO4.[/FONT]

p/s: tạm thời thế này đã, các bạn có bài nào hay thì post lên luôn nha. Rồi sau đó mình sẽ post bài tập của bài tiếp theo, giờ chủ pic đi thi olympic địa đây :)), ham hố
 
P

phuongbac98

1:Chất KClO4 có tên là gì?
D. kali peclorat

3: Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với
A. Xút.

5: Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
C. AgNO3.
 
B

binbon249

1:Chất KClO4 có tên là gì?
A. kali clorat
B. kali hipoclorit
C. kali clorit
D. kali peclorat


2: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI thì thấy:
A. cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa
B. có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa
C. có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa
D. có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa


3: Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với
A. Xút.
B. Axit sunfuric đậm đặc.
C. Nước.
D. H2SO4 loãng.


4: Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là
A. 25%.
B. 20%.
C. 0.2%.
D. kết quả khác.


5: Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
A. Cu(NO3)2 .
B. Ba(NO3)2.
C. AgNO3.
D. Na2SO4.
 
J

jelly_nguy3n96tn

ta làm thêm vài bài mở rộng về bài nì nha ;))

p/s: mấy bác làm xong mấy bài này thì mình sẽ post bài tập cảu bài mới nha ;))

Bài 1: Nhưng nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là [TEX]{ns}^2{np}^5[/TEX] ?

A. nhóm IV A
B, Nhóm V A
C, Nhóm VI A
D, Nhóm VII A

Bài 2: Các nguyên tử halogen đều có:

A, 3e ở lớp electron ngoài cùng
B, 5e ở lớp electron ngoài cùng
C, 7e ở lớp electron lớp ngoài cùng
D, 8e ở lớp electron lớp ngoài cùng

Bài 3: Lập PTHH của các phản ứng giữ hidro với flo, clo, brom, iot và cho biết các halogen đóng vai rò gì trong các phản ứng đó.

Bài 4: Hoàn thành PTHH của các pư sau và nhận xét về số oxi hoá của các halogen trong hợp chất thu đựoc

F2 + H2 ----> HF


Cl2 + Fe --t*--> FeCl3


Ca + Br2 ---> CaBr2

I2 + Al --xt H2O---> AlI3
 
H

hiepkhach_giangho

Bài 1: Nhưng nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
latex.php
?

A. nhóm IV A
B, Nhóm V A
C, Nhóm VI A
D, Nhóm VII A

Bài 2: Các nguyên tử halogen đều có:

A, 3e ở lớp electron ngoài cùng
B, 5e ở lớp electron ngoài cùng
C, 7e ở lớp electron lớp ngoài cùng
D, 8e ở lớp electron lớp ngoài cùng

Bài 3: Lập PTHH của các phản ứng giữ hidro với flo, clo, brom, iot và cho biết các halogen đóng vai rò gì trong các phản ứng đó.

H2+I2<-->2HI
H2+Br2-------->2HBr
H2+F2------->2HF
H2+Cl2----->2HCl
vai trò là chất oxi hóa

Bài 4: Hoàn thành PTHH của các pư sau và nhận xét về số oxi hoá của các halogen trong hợp chất thu đựoc

F2 + H2 ---->2 HF
F2(o) HF(-1)

3Cl2 + 2Fe --t*--> 2FeCl3
Cl2(o) FeCl3(-1)

Ca + Br2 ---> CaBr2
Br2(o) CaBr2(-1)
3I2 + 2Al --xt H2O---> 2AlI3
I2(o) AlI3(-1)
 
J

jelly_nguy3n96tn

bài típ theo nha:

Bài 22: Clo

1, Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây?

A, NaCl
B, HCl
C, KClO3
D, KMnO4

2, Cho biết tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hoá học cơ bản đó. Cho ví dụ minh hoạ.

3, Dẫn khí clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hoá học? Giải thích.

4, Nêu những ứng dụng thực tế của khí clo.

5, Cân bằng pt hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử sau bằng phương pháp thăng bằng e:

a, KMnO4 + HCl -----> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

b, HNO3 + HCl ----> NO + Cl2 + H2O

c, HClO3 + HCl ---> Cl2 + H2O

d, PbO2 + HCl ----> PbCl2 + Cl2 + H2O

6, Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoá chứk hông dùng sự tương tác giữa các chất trong phản ứng oxi hoá - khử để sản xuất khí clo?

7, Cần bao nhiều gam KMnO4 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt tạo nên 16,25g FeCl3?
 
A

anhtraj_no1

7, Cần bao nhiều gam KMnO4 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt tạo nên 16,25g FeCl3?

16HCl + 2KMnO4 -----> 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O + 2KCl
0,48............0,06.............0,15
2 Fe + 3Cl2 ----> 2FeCl3
............0,15...........0,1
nFeCl3 = [TEX]\frac{16,25}{162,5}[/TEX] = 0,1 mol

mKMnO4= 0,06 . .....= ^^ g
VHCl = 0,48 . 22,4 = TT l
 
Q

quynhan251102

Câu 2:tính chất cơ bản của nguyên tố Clo:tính oxi hoá mạnh
-Tác dụng với H2:H2+Cl2---toC--->2HCl
-Tác dụng với phi kim khác:
+Với Bo cần đun nóng:2B+3Cl2=>2BCl3
+Si:Si+Cl2=>SiCL4
+Với Photpho:p4+6CL2=>4PCl3
-Tác dụng với KL:
Mg+Cl2=>MgCL2
-Phản ứng hoán vị:
Cl2+NaBr=>NaCl+Br2
-Phản ứng với các hidrua:
2NH3+6CL2=>2NCl3+6HCl
-Phản ứng với các dung dịch bazo:
Cl2+NaOH(loãng,lạnh)=>naCl+NaCLO+H2O
Cl2+NaOH(đặc nóng)=>NaCl+NaCLO3+H2O
-Phản ứng với hợp chất của KL:
K4[Fe(CN)6]+Cl2=>K3[Fe(CN)6]+KCl
nhìn chung là thế ^^
Clo thuộc nhóm VII A có 7 e lớp vỏ ngoài cùng nên để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm nó có xu hướng nhận thêm 1e=>thể hiện tính OXH
Câu 3: Dẫn khí Cl2 vào nước sẽ có pu hoá học
Câu 1: OXH HCl đậm đặc
 
Top Bottom