Phân tích nghệ thuật của 8 câu thơ cuối(Kiều ở Lậu Ngưng Bích),Phân tích 2 câu thơ của bài LVT,.....

M

moonlightdie

P

phantom_lady97

CÂU 1 )
8 câu thơ cuối là 4 cảnh: nhớ nhà, buồn cho thân phận của Kiều, nhớ người thân, lo cho chính bản thân mình.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng bóng thuyền xa xa ?
=> Nỗi nhớ nhà của Kiều, bình thường, nhìn về phía con thuyền ở xa xa, lại thêm ánh nắng mờ nhạt của buổi chiều tà làm nỗi nhớ càng da diết
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
=> Buồn cho thân phận của mình, bấp bênh, trôi nổi, k biết sẽ về đâu, bao giờ dc yên ổn.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh.
=> Nhớ người thân của Kiều
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
=> Lo cho chính bản thân mình, ở câu " Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh" cho ta thấy sự tĩnh lặnh " gió cuốn mặt duyềnh", nhưng ở câu sau" Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" là 1 âm thanh to, mạnh, biểu hiện sự bất bình, lo lắng cho bản thân .
* Về ngôn ngữ : độc thoại, từ láy, điệp từ => tả cảnh để làm đòn bẩy đưa nỗi buồn của Kiều cao trào lên.
Từ " Buồn trông" đã làm người đọc cảm thấy buồn khi đọc t/p, thể hiện tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng của Kiều
P/S : Có bài kiểm tra 1 tiết của tụi mình cô giáo có cho đề này đấy, nhưng k phải phân tích như này đâu, " Em hãy bình giảng 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích"
CÂU 2 :
CÂu này dễ mà bạn, trong sách có luôn đấy
" Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
"Kiến nghĩa bất vi" : Thấy việc nghĩa k làm. CẢ 2 câu này nói thấy việc nghĩa mà bỏ qua k làm thì k phải người anh hùng.
CÂU 3 : câu này bạn phải nêu rõ 2 câu đó là j
 
Last edited by a moderator:
K

kisssnow97

bám sát vào đề bạn nhá
nói rõ tâm trạng của kiều
hành động không cần trả ơn của Lục Vân tiên
nét nghệ thuật đặc sắc của 8 câu cuối
là SD hàng loạt điệp từ
 
Last edited by a moderator:
K

kiss.baby97

Đề 2:
Nguyễn Đình Chiểu( 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định( nay thuộc TP.Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, nhưng 6 năm sau ông bị mù. Nguyễn Đình Chiểu là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí tiêu diệt giặc. Đặc biệt, ông đã thể hiện khát vọng cứu người, giúp đời thông qua Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Dưới ngòi bút sinh động, ông đã khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Lục Vân Tiên. Đó là 1 con người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, xả thân vì nghĩa, coi trọng lẽ phải, không sợ hiểm nguy, căm ghét áp bức, khi làm việc nghĩa không cần cảm ơn mà nói rằng:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
Hai câu thơ muốn cho thấy 1 quan niệm đạo lí người anh hùng, sẵn sàng làm việc nghĩa 1 cách vô tư, không tính toán và coi đó là bổn phận, là lẽ tự nhiên khi cứu giúp người gặp nạn. Đó cũng là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc đại trượng phu.
Từ đó, thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là người luôn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Thể hiện khát vọng hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, rút ra bài học sâu sắc về hành động cứu đời, giúp nước và niềm tin của tác giả đối với nhân vật.

...đây là đoạn văn mình làm
bạn tham khảo
rồi đóng góp ý kiến cho mình nhá :)
 
M

moonlightdie

Cảm ơn các bạn nhiều

Đề 2:
Nguyễn Đình Chiểu( 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định( nay thuộc TP.Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, nhưng 6 năm sau ông bị mù. Nguyễn Đình Chiểu là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí tiêu diệt giặc. Đặc biệt, ông đã thể hiện khát vọng cứu người, giúp đời thông qua Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Dưới ngòi bút sinh động, ông đã khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Lục Vân Tiên. Đó là 1 con người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, xả thân vì nghĩa, coi trọng lẽ phải, không sợ hiểm nguy, căm ghét áp bức, khi làm việc nghĩa không cần cảm ơn mà nói rằng:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
Hai câu thơ muốn cho thấy 1 quan niệm đạo lí người anh hùng, sẵn sàng làm việc nghĩa 1 cách vô tư, không tính toán và coi đó là bổn phận, là lẽ tự nhiên khi cứu giúp người gặp nạn. Đó cũng là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc đại trượng phu.
Từ đó, thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là người luôn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Thể hiện khát vọng hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, rút ra bài học sâu sắc về hành động cứu đời, giúp nước và niềm tin của tác giả đối với nhân vật.

...đây là đoạn văn mình làm
bạn tham khảo
rồi đóng góp ý kiến cho mình nhá :)
Đây chỉ là phân tích 2 câu cuôi theo,bạn làm hay lắm,thanks bạn,nhưng theo mình nghĩ không cân phần đầu đâu(giới thiêu TG ấy)
 
T

tunkute123

Nền văn học Việt Nam xưa được ví như bức tường cao dày của xúc cảm và tri thức. Trước những bước đi của thời gian, dường như nó càng thêm vững chãi, uy nghi và lộng lẫy hơn bao giờ hết. Bằng chứng là, dù có mấy trăm, mấy nghìn năm trôi qua, người ta vẫn không ngừng lần mò, tìm về với tinh hoa nghệ thuật của nền cổ văn vốn đã ít nhiều nằm khuất dưới lớp bụi mờ thời gian. Một trong những thi phẩm cho đến tận bây giờ vẫn không giảm sức hút, vẫn được cho là còn quá nhiều để hiểu, để khám phá, chính là Đoạn trường tân thanh- kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, biểu tượng lớn cho văn học trung đại Việt Nam. Xuyên suốt tác phẩm là nét gợi hình, tả cảnh, lối tự sự độc đáo, đầy sáng tạo. Không ngoại lệ, nghệ thuật tả tâm cũng là yếu tố đẩy Truyện Kiều lên đỉnh cao rực rỡ. Hai mươi dòng lục bát Kiều ở lầu Ngưng Bích thể hiện rõ ánh nhìn sâu của Nguyễn Du trong từng xúc cảm mỏng manh của Kiều.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện- Gia biến và lưu lạc, như những cụm mây đen đầu tiên che phủ lên cuộc đời Kiều. Đành đoạn dứt tình với Kim Trọng, nàng nguyện hiến thân cứu cha. Cái trong trắng của một tiểu thư từ nhỏ được mẹ cha bảo bọc, tình phụ tử sâu nặng và lòng hiếu thảo của đứa con ngoan đã đẩy nàng Kiều vào vòng lừa lọc từ những kẻ buôn người. Nỗi uất ức của nàng được Tú Bà xoa dịu bằng ngày tháng giam cầm ở lầu cao với cớ rằng để nàng tịnh tâm, bình phục. Ngọn lầu ấy tên là Ngưng Bích, một cái tên quá đẹp so với những cô đơn, tẻ nhạt mà nàng Kiều phải trải qua tại đây. Tọa lạc ở một vùng nổi tiếng với kỹ nghệ ngọc trai thu hút nhiều thương gia, lầu Ngưng Bích như hạt ngọc bích quý giá ngưng đọng, cốt để khóa chặt cái thời xuân sắc tươi đẹp nhất của người con gái họ Vương. Trái hẳn với không khí buôn bán sầm uất bên ngoài, bao trùm lấy không gian trong lầu chỉ là tiếng sóng vỗ ào, ngọn gió biển nặng nề lướt qua, và những suy tư khó nhọc của một phận hồng nhan. Lầu Ngưng Bích nói cho cùng cũng chỉ mới là điểm khởi đầu cho đắng cay về sau của Kiều, nhưng âm điệu buồn da diết của cả đoạn trích đã cho thấy bao đau thương dồn nén trong hồn người, thấm đẫm cả một vùng trời đất rồi lại sắt se vào lòng. Một khoảng mênh mang trĩu nặng trao qua nhận lại giữa người với cảnh đã làm nên khúc thiên sầu Kiều ở lầu Ngưng Bích, đặc biệt là tám dòng tuyệt bút cuối cùng.
Chưa bước vội vào tấm tranh ảm đạm của tâm trạng nàng Kiều, Nguyễn Du khéo léo gợi mở trước không gian nơi lầu son cao đẹp về hình thức nhưng mang đến cho con người ta cái bi thảm về tinh thần. Nếu nói sáu dòng thơ mở đầu là bức họa bằng ngôn từ thì đó thật sự là một bức họa đẹp. Có núi chập chình ngoài xa, có vầng trăng treo trên đỉnh đầu, không gian khoáng đãng mênh mông. Nhưng trong cái cao rộng mỹ mãn của thiên nhiên lại thiếu nét đẹp con người. Khung cảnh mờ ảo chìm trong cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia vắng vẻ đến quạnh hiu, nàng Kiều dường như chỉ là cái bóng nhỏ lạc lõng giữa cảnh vật xung quanh. Một ngày từ sớm cho đến khuya, Kiều chỉ biết quanh quẩn với mây với đèn. Nàng đối cảnh nhiều tới nỗi một phần đất trời quạnh quẽ như hóa tâm trạng, làm dâng đầy cái niềm xót xa đau đáu trong lòng bấy lâu. Càng hướng ra thiên nhiên, Kiều càng thấy rõ sự cô đơn vây kín từng ngày, càng day dứt khôn nguôi, nhớ cha, nhớ mẹ và nhớ chàng Kim ngày nào cùng hẹn ước. Với Kim Trọng, nàng vẫn chưa thể dẹp yên suy nghĩ phụ bạc, chính nàng đã tự tay cắt đứt sợi tơ hồng, đã đẩy chàng vào mỏi mòn trông ngóng. Niềm tin sắt đá vào lời thề dưới trăng đêm ấy sẽ là lưỡi dao nhọn đâm vào tim chàng, khi mà giờ đây, thân phận nàng đã “hạc nội mây ngàn”, không biết rồi lưu lạc về đâu. Kiều bây giờ có lẽ đã thấm thía cái trơ trọi, bơ vơ nơi đất khách, nhưng mối tình đầu đẹp như mộng ngày ấy vẫn gieo cho Kiều khát vọng son sắt, thủy chung. Với cha mẹ, nàng thương xót hình dung cảnh đấng phụ thân, phụ mẫu thấp thỏm chờ trông. Qua cơn biến cố, rồi mẹ cha sẽ như thế nào? Nàng đi rồi, ai lo phụng dưỡng bậc sinh thành? Đành là dứt tình vì cha, nhưng trong tận thâm tâm một đứa con hiếu thảo, bấy nhiêu vẫn chưa thật tròn đạo làm con. Hết cái day dứt phụ tình Kim, nàng lại nghĩ đến cái tội phụ công sinh dưỡng, không thể chăm sóc cha mẹ khi về già là một trong những nỗi niềm cứ canh cánh trong Kiều lúc bấy giờ. Từ những nỗi niềm buồn thương đó, cụ Nguyễn Du đã khéo léo tô thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não lên thành đỉnh điểm, qua tám câu khép lại đoạn trích:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Tâm trạng buồn nhớ của Kiều giờ đi cả vào ánh mắt. Người buồn thì cảnh cũng buồn. Vẫn là cảnh đó, không gian đó, nhưng đã chất chứa phần nào nỗi lòng Kiều. Khung tranh buồn thứ nhất mở ra ngay thời điểm chiều hôm- là thời điểm quen thuộc của nghệ thuật, của những lưu luyến khó tả. Cửa bể chiều hôm gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì da diết như đêm luyến ngày, như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Cửa biển trong ánh chiều tà yếu ớt bao trùm luôn cả những con thuyền căng buồm lộng gió ngoài xa- những con thuyền chở hy vọng của nàng Kiều được một lần tự do ngoài bầu trời rộng mở, vượt khỏi cái tù túng tẻ nhạt nơi lầu son gác tía. Những cánh buồm đều ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như niềm hy vọng của nàng chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mờ, những từ thấp thoáng, xa xa càng khiến hy vọng nhạt nhòa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Qua khung tranh thứ hai, vẫn là ánh nhìn vào nước, nhưng đã gần hơn. Có lẽ nào nàng Kiều đã bắt đầu nhượng bộ trước những xa xăm của cuộc đời, nhìn gần để có thêm ít hy vọng, dù nhỏ. Ngờ đâu, cái mà nàng trông thấy còn dữ tợn hơn bội phần. Cánh hoa mỏng manh dập dìu trước ngọn nước từ trên cao đổ xuống. Thử hỏi, cánh hoa mỏng manh ấy làm sao chịu nổi sức nước tràn? Thân phận Kiều cũng vậy, quá bé nhỏ trước dòng đời. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho thấy sự nhạy cảm của Kiều. Cái man mác trôi của hoa thể hiện cái băn khoăn, lo lắng cho thân phận lạc loài, vô định của nàng. Kiều bây giờ cũng như bông hoa kia, không còn người thân bên cạnh, tự nàng phải bước lên những chông gai của cuộc đời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Rồi Kiều bắt đầu đảo mắt đến cái sắc xanh nối tiếp của trời và đất. Tuy nhiên, bãi cỏ không mang màu xanh tươi như tiết thanh minh tháng ba, từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương. Xanh trời nối tiếp xanh đất nhưng xanh nào cũng là màu xanh tàn úa, héo hắt. Màu xanh tàn héo ấy khiến xanh xanh cả đất trời. Kiều nhìn vào màu xanh mong tìm kiếm chút hy vọng nhỏ nhoi lần nữa, nhưng cũng như những lần trước, Kiều quay đi với nỗi thất vọng ngập tràn. Cảnh buồn hay vì người buồn nên cảnh mới buồn thì không biết, chỉ biết lần này, nàng Kiều đã thật sự tuyệt vọng, chẳng còn đối cảnh nào khiến nàng thấy ý muốn níu kéo của mình là đúng. Mọi thứ đều đưa nàng vào suy nghĩ dằn vặt và đau xót hơn.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thấy mình dường như chao đảo. Từng ngọn gió mạnh thổi sóng vỗ ầm ầm. Quang cảnh đã thôi yên lặng, mặt biển dậy sóng, lòng Kiều cũng dậy sóng. Những đợt sóng dữ dội như dự báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang chờ Kiều trước mắt. Người con gái tài sắc trong hoàn cảnh đó đã hoảng loạn vô cùng.
Tám dòng thơ cuối này tạo nên bốn khung tranh tâm trạng của nàng Kiều. Mỗi khung tranh là một trạng thái tâm lý khác nhau. Điệp từ buồn trông diễn tả cái tăng tiến đến choáng ngợp của từng cung bậc xúc cảm trong Kiều. Nỗi buồn tủi ban đầu đã dồn nghẹn trong lòng thành niềm lo sợ về thân phận lạc loài, cái héo hắt, tuyệt vọng trước thực tại, trào ra thành nỗi hoảng sợ tột độ, hoàn toàn mất phương hướng. Yếu tố không nhỏ giúp cho sự tăng tiến về cảm xúc trở nên dữ dội mà lại sít sao, tự nhiên vô cùng chính là hệ thống từ láy tầng tầng lớp lớp, khiến mấy dòng thơ từ tha thiết trở thành mạnh mẽ, từ mạnh mẽ lại trở về tha thiết. Có thể nói, đại thi hào Nguyễn Du là một nhà bác học của ngôn từ và cảm xúc. Những từ ngữ ông sử dụng luôn uyên thâm nhưng vững nghĩa và dễ hiểu. Nghệ thuật dụng từ trong tám câu cuối của đoạn trích này đã góp phần đưa nó thành thiên sầu khúc. Ngoài ra, cái tài của cụ Nguyễn là vừa để cho Kiều nhìn cảnh bằng con mắt chủ quan của tâm trạng, lại vừa ngầm thể hiện sự xót thương thân phận người trong cảnh từ địa vị của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, làm cho dòng thơ có sức gợi cảm mãnh liệt, chinh phục bao tầng lớp độc giả.
Nếu toàn cảnh Truyện Kiều có bộ tranh thơ Tứ Bình nổi tiếng, thì ở một góc độ nào đó, bốn khung tranh tâm trạng độc đáo này cũng là bộ Tứ Bình về cảm xúc. Vừa có nhạc điệu từ điệp từ liên hoàn buồn trông, vừa khắc họa cảnh sắc từ nhiều góc độ, tám câu cuối Kiếu ở lầu Ngưng Bích thật đúng là một trong những đoạn thơ đỉnh cao trong hơn ba nghìn dòng thơ Truyện Kiều.
 
T

tunkute123

Than khảo và tự lựa ý bạn nhé
Trên đường lên kinh ứng thí , người thanh niên trẻ Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất đã khóc đến mù 2 mắt . Không chịu buông tay trước số phận , chàng thanh niên nay đã đem ngòi bút của mình vào việc sáng tác văn thơ . Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là Lục Vân Tiên . Đó là 1 áng văn hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa. Trong đó có đoạn trích " Lục Vân Tiên Đánh Cướp " thật là đặc sắc
Nhân vật chính trong tác phẩm là 1 nho sinh văn võ song tòan đang trên đường lên kinh ứng thí , giữa đường bắt chợt gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hòanh hại dân . Không màng đến thân mình Lục Vân Tiên đã ra tay đánh cướp cứu người . Qua đó chúng ta thấy nỗi bật phẩm chất đáng quý tinh thần hiệp nghĩa vong thân
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Có cảm giác sự việc xảy ra qua nhanh chóng bất ngờ . Bất ngờ cũng phải thôi Vân Tiên chỉ mới dừng chân thôi mà đã gặp chuyện bất bình . Chàng không kịp suy nghĩ gì cả đã "bẻ cây làm gậy" xông vào bọn cướp . Chàng là ai! . Chỉ là 1 người nho sinh lên kinh ứng thí . Nhưng tại sao lại có 1 dũng khí đến như vậy ? Do Lục Vân Tiên đã hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các bậc " chính nhân quân tử " xưa . Coi việc nghĩa trên hết quên cả bản thân mình.Nếu Vân Tiên chỉ dừng lại 1 chút thôi để tính toán thiệt hơn thì có lẽ đã mất đi hình tượng đẹp đẽ lay động lâu người này . Hình tượng " văn võ song tòan " Phảng phất đâu đây cái chỉ của anh hùng " triệu tử " thời tam quốc
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
Bọn cướp khá đông mà Vân Tiên không hề e sợ . Xông pha như Triệu Tử đột phá vòng vây vậy . thấy cướp " quen thói hồ đồ hại dân " là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng dũng cảm , bằng võ nghệ điêu luyện . Hình ảnh Vân Tiên hiên ngang xông vào giữa đám thảo khấu giống như chính nghĩa đang trừng trị cáci ác cái xấu vậy . Nhân nghĩa và can trừơng biết bao!
Chàng chỉ đánh cướp chỉ vì bản năng con người thôi ! Chứ không tính toán thiệt hơn . Nhưng chàng cũng không ngờ rằng người mình cứu được chính là Kiều Nguyệt Nga . Thái độ của chàng đối với giai nhân thật thú vị ! Càng xông xáo đánh cướp bao nhiêu thì lại e dè , nhút nhát trước người con gái này bấy nhiêu
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Dâu chưa nguôi sợ hãi nhưng chắc hẳn Kiều Nguyệt Nga sẽ mở miệng cười thầm đối với người con trai nhút nhát . Nếu thay vào đó là 1 người con trái thạo đời thì chắc hẳn sẽ tấn công vồ vập với người con gái tuyệt đẹp này . Nhưng Vân Tiên lại khác , chàng là con ngừời biết giữ lễ nghĩa xưa . Điều đó càng nói lên bản chất của chàng thật trong sáng và ẩn dấu trong đó là lòng dũng cảm . Đó chính là mẫu mực của con người " văn võ song tòan "
Tuy nhiên không giống như Từ Hải " Vai năm tấc rộng , thân mười thước cao " và " vao trong phong nhã ra ngòai hào hoa " như Kim Trọng trong Kiều. Vân Tiên chỉ là 1 thư sinh thôi mà qua những lời nói , việc làm của chàng . Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta những ấn tượng khó phai
Làm ơn há dễ trông người trả ơn


Qua đây cho ta thấy làm ơn là công việc quan trọng cần phải làm của Vân Tiên . Nhưng không những chàng từ chối thái độ biết ơn mà còn trả ơn nữa . Làm ơn mà không màng trả ơn là lối sống của người quân tử xưa nay . Như những người bạn chàng : Hớn Minh , Vương Tử Trực và cả Kiều Nguyệt Nga nữa, trong những hòan cảnh tương tự chắc chẳn họ cũng sẽ có hành động với tinh thần cao cả ấy
Nhớ câu Kiến Nghĩa Bất Vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Lối sống này thật cao thượng . Nó nói lên thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng . Đó chính là phẩm chất chung của những trang nam tử xưa . Dường như Nguyễn Đình Chiểu đã đem lại cho chúng ta 1 nhân vật tượng trưng cho lối sống ấy . Làm việc nghĩa 1 cách vô điều kiện
Cảm Nhận: Qua đoạn trích này ta dường như cảm thấy rằng cuộc đời của Lục Vân Tiên là hình bóng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu . Chỉ qua vài chi tiết nhỏ - Vân Tiên " bẻ cây làm gậy " có thể thấy được quan niệm hiện thực của nhà thơ . Không rút gươm , rút kiếm 1 cách oai phong như các binh tướng hay văn nhân quý tộc cao đạo , hàng động của chàng mang tính chất dân dã , bộc trực . Bất kì người con trai nào cũng có thể bẻ cây làm việc nghĩa .Không câu kỳ 1 chút nào . Nhưng ở đây Vân Tiên vẫn là 1 chàng trai có học , như những người khác chớ không phải là quan lại gì . Vân Tiên giống như những người dân lao động khác . Chỉ với điều đó thôi đã nói lên sự gắn bó mật thiết về mặt tâm hồn , tình cảm của nhà thơ đối với cuộc sống nhân dân .
Suy Nghĩ : Lục Vân Tiên đúng là 1 trang Quân Tử . Chàng giúp người trông bất kì hòan cảnh nào , trong tầm tay của mình . Giúp mà không so đo thiệt hơn . Giúp mà không ngại hoàn cảnh , không sợ nguy hiểm đến tình mạng . Lối sống thật cao thượng ! . Cao thượng bởi vì nó giúp ích cho đời , nó cứu người yếu đuối khỏi bị bức hại , nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó hăn , nó chống lại quyền uy của kẻ nhà giau , chông lại bạo lực của kẻ côn đồ để bảo vệ công ly và không thẹn với lương tâm. Nó con cao thượng ở chỗ " làm ơn không cần trả ơn " . Đã làm thì làm hết mình mà không cần có bóng dáng vật chất mình lãnh được . Làm 1 cách vô điều kiện . Quan điểm của Lục Vân Tiên chính là đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn
Tóm lại đoạn thơ " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga "chính là đoạn thơ giới thiệu nhân vật . Qua đoạn thơ này ta đã thấy rõ được phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên . Chàng thư sinh có học . Và chính Vân Tiên là hình ảnh nằm trong mở ước của Nguyễn Du tả , Chàng thể hiện vẻ đẹp của những bài học đạo lí làm người



Trên đường lên kinh ứng thí , người thanh niên trẻ Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất đã khóc đến mù 2 mắt . Không chịu buông tay trước số phận , chàng thanh niên nay đã đem ngòi bút của mình vào việc sáng tác văn thơ . Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là Lục Vân Tiên . Đó là 1 áng văn hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa. Trong đó có đoạn trích " Lục Vân Tiên gặp nạn " thật là đặc sắc
Lục Vân Tiên vì thương khóc mẹ mà mù cả 2 mắt , đang bị cảnh túng quẫn thì gặp Trịnh Hâm thi hỏng trở vê. Hậm hực vì thua tài Vân Tiên , hắn bèn lập mưu hãm hại thầy trò vân tiên Hắn lừa trói tiểu đồng vào cây cho hổ ăn thịt , lại lừa Vân Tiên lên thuyền để xô chàng xuống sông . Đoạn thơ này kể lại sự viêc Vân Tiên bị hại và đựơc ông Ngư giúp đỡ
Hình ảnh ông ngư là 1 trong những nhân vật rất đặc biệt . Nguyễn Đình Chiểu không đặt tên riêng giông như ông ngư ông tiều ông quán . Đó là người dân Lao Động sống quanh năm bằng nghề chài lưới .Nghèo dân dã nhưng lại nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp
Mở đầu bài thơ 1 khung cảnh ban đêm " Nghênh ngang sao mọc mịt mơ sương bat " có cái gì đó không lành , nhất là những ngôi sao nghênh ngang . Thì ra Vân Tiên đã bị xô ngã xuống sông trong hoàn cảnh này . Đã vậy Trinh Hâm còn " giả tiếng kêu trời " cho mọi người thức dậy để lấy lời phui pha. Thế là hắn đã trà trộn vào đám người thương khóc Vân Tiên . Không ai nhận ra được bộ mặt tàn ác xấu xa của hắn . Chỉ vì đố kị mà hắn hại mất 1 mạng người vô tội . Cái việc Giao Long dìu đỡ Vân Tiên vào bãi đá còn cho thấy thú vật còn tốt bụng hơn kẻ xấu xa như Trịnh Hâm . Nhưng may sao đã có 1 hình ảnh đối lập hoàn toàn với Trịnh Hâm . Nêu như Trịnh Hâm đại diện cho những cái ác , xấu xa nhất thì hiện lên giữa quan cảnh này là chính nghĩa cao đẹp . Ông Ngư . Vừa thấy Vân Tiên gặp nạn đã vội cứu giúp ngay .
 
T

tunkute123


Chẳng khác nào hình ảnh Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga :
Ông chài xem thây vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa 1 giờ
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày
Cụm từ bót ngay lên bờ đã cho ta thấy hành động vội vàng của ông trong việc cứu người . Ông ngư thật tốt bụng , biết quý trọng mạng người và có lòng nhân ái cao cả vì ông cứu người mà không hề biết Vân Tiên là ai , vi sao gặp nạn . Và cảm động hơn nữa là hình ảnh cả đại gia định xông vào cứu giúp chứ không riêng gì ông Ngư . Con thì nổi lữa , vợ thì hơ mặt mày . Điều đó cho thấy trong xã hội không thiếu những con người sẵn sàng cứu giúp kẻ khác 1 cách hồn nhiên không chút so đò . Giúp như Vân Tiên lúc trước.
Cuối cung bao nhiêu tâm huyết nỗ lực đã được đền đáp. Vân Tiên đã hồi tỉnh . Sau khi gải bãy hoàn cảnh đáng thương xong , không chờ nài nỉ ngư ông đã ân cần :
Ngư rằng người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút 1 nhà cho vui
Ông ngư đã vui vẻ mời Vân Tiên ở lại để chăm sóc . Tình cảnh Vân Tiên đã ôm đau bệnh tật thân như thể " trái mùi trên cây " không làm được gì , không nơi nương tựa , không người thân thì lời mới của ông ngư chính là 1 tấm lòng vàng , là tình yêu thương người như thể thương thân Đặc biệt viêc tác giả sử dụng từ láy " hẩm hút "rất đặc sắc vì nó miêu tả 1 cuộc sống lặng lẽ trong âm thầm nhưng đầm ấm vì có " người " có " ta " Qua đó ta thấy ông ngư giúp đỡ Vân Tiên 1 cách chân thành , khiêm tốn và nhiệt tình
Tuy vậy Vân Tiên vẫn e ngại , vì biết rằng hòan cảnh ông Ngư cũng không hơn gì mình . Ông ngư sống nghèo túng không muốn mình tở thành ghánh nặng của ân nhân . Thế là ông ngư lại nói :
Ngư rằng lòng lão chã mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Qua những câu này ta thấy lời lẽ ngư ông hết sức trau truốt khẳng khái . Ông không phải là hình ảnh ông Chài nghèo khổ kém hiểu biết mà đã lựa chọn cách sống cho mình . Sống sao không thẹn với lòng : cứu người không cần thiết đẹp đền. Phảng phất đâu đây cái chí của Lục Vân Tiên lúc trước
Vân Tiên ngó lại liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Trớ trêu thay Vân Tiên chãc khác nào Kiều Nguyệt Nga lúc trước . Mang ơn những không thể trả được . Trong lòng khó chịu lắm chứ . Nhưng nghe lời lẽ ông ngư Vân Tiên như bừng tỉnh :
Rày doi vui vịnh mai đầy
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo , mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Thì ra ông Ngư không phải là 1 người có cuộc sống tinh thần nghèo nàn , kém hiểu biết . Ngược lại ông là 1 trầng năm nhi đầy khí phách , tư thế hiên ngang và thái độ ung dung . Với nhưng từ láy phối hợp với nghệ thuật dùng hình ảnh đối lặp làm câu thơ thêm nhịp nhàng , những từ ngữ " thong thả , nghêu ngao, hứng gió và chơi trăng " đi với hình ảnh " 1 bầu trời đất " đã nói lên điều đó . Đó là sự đối lặp gay gắt giữa kẻ hám danh hám lợi tới mức độ độc ác , đố kị , hãm hại người tài và người lương thiện sống hoa với thiên nhiên , cứu người không màng lợi ích . Sự đối lập này vừa có tình chất triết lí sâu xa của văn học bác học - đối lặp giữa danh lợi , dối trá và tự do , thanh xuân trong sạch giữa thiên nhiên . Sự đối lập này đã bộc lộ 1 cách đặc sắc trong tư tương thơ của Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nhận : Ông chài trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình CHieủe không còn là 1 người đánh cá giữa sông nước nữa mà là ông Ngữ giữa cuộc đời với lòng ngày thẳng , cương trực , sống nhân ái m thanh thản , không hề bị trói buộc vào danh lời . Từ tâm nhân nghĩa chính là bên neo của cuộc đời ông
Suy nghĩ: Qua đoạn trích này ta thấy nhân vật ông ngư không khác nhân vật Vân Tiên ngày trước . Ông ngư đại diện cho cái thiện cho tình thương người như thể thương thân . hình ảnh ông ngư hòan toàn đối lập với hình ảnh trịnh hâm . Làm nên 1 cái chất văn lay động lòng người . Trịnh Hâm chính là cái đòn bẩy nên phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư.
Tóm lại qua đoạn trích tuy Lục Vân Tiên gặp nạn nhưng chính trang hoàn nàng chàng đã gặp những nhân cách tuyệt vời trong cuộc đời . Và nhân vật ông Ngư chính là đại diện cho nhân cách đó . Ông ngư mang hình vóc , nhân cách của chính tác giả . Cụ Nguyên Đình Chiểu cũng hcinh là người đã từng từ chối danh lợi , bỗng lộc , từ chối hợp tác với pháp , để sống 1 cuộc sống tyhanh bách , cho trọn nghĩa tình bằng nghề chữa bệnh và dạy học . Đó là nghề chăm sóc trực tiếp tình thần và thể xác của nhân dân .
 
T

tunkute123

Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

b. Hai câu thơ TT là bức tranh xuân đc tả cận cảnh với cái nhìn ko gian
dẫn đến đây là 2 ccâu thơ “tuyệt bút ” của ND khi mt
+ chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như 1 bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ chỉ bằng 1 nét vẽ cảnh mùa xuân dường như đc nhuộn trong 1 màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến Cách dùng từ của ND đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy:” cỏ non xanh rợn chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Ko chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng ko gian đó là 1 ko gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ trên kái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “cành lê trắng điểm 1 vài bông hoa ”
Suy ra chọn cỏ và hoa lê để mt sắc xuân đã có từ rất lâu trong thơ ca cổ của TQ
“ cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành llê có mấy bông hoa ”
Và có thể viết 2 câu thơ tuyệt bút ND đã mượn ý thơ từ 2 câu thơ cổ nói trên. Bằng tài hoa của mình ND đã thổi vào đó ngọn gió vô hình của tâm tình để tạo ra sự sống riêng biệt cho 2 câu thơ tuyệt bút của mình. Đó là ở câu thơ thứ 2 ông thêm 1 từ “trắng , ông lại còn đảo ngược cách dùng từ thông dụng:” điểm trắng” suy ra “trắng điểm ” . Chỉ một chút thay đổi đó thôi tưởng là đơn giản vậy mà ngoài ND khó có ai có thể làm đc bởi vì nếu viết “điểm trắng ” thì ý thơ và âm điệu của thơ ko thay đổi nhưng đó chỉ là cách vẽ tranh của một nghệ nhân bắt chước mà ko có hồn . Kòn ND viết trắng điểm thì lại ltạo ra yếu tố bất ngờ nghĩa là “trắng điểm”tức là điểm xuyết vaof đó 1 chút sắc trắng của mình để chăm chút tô điểm cho sắc xuân bằng bàn tay vô hình của tạo hoá 1 cáhc ý nhị và tinh tế chính vì thế thêm 1 chút, thay đổi 1 chút vậy mà hương của cành lê tưởng chừgn như ko còn là chính nó. Cách dùng từ # biệt đã giúp ND tạo ra 2 thế giới # biệt và như thế ND đã tô đậm hợp cảnh mùa xuân sinh động, gợi cảm, non tơ, mềm mại và hài hoà màu sắc
 
Top Bottom