[Văn 9] Phân tích nhân vật Thúy Vân - Thúy Kiều như thế nào đây

C

camehoangtu

Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.
Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.

Tình yêu Kim Trọng- Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.

Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?

Đời Kiều không phải chỉ là một tấm bi kịch, mà là những chuổi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu thêm một tầng nữa.

Thuý Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều Ng.Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một vẽ đẹp. “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đồi một tài đành hoạ hai”.

Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Nàng hi sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “Tựa cửa hôm mai” của người sinh dưỡng Nàng. Kiều day dứt không nguôi vì một nổi là không được chăm sóc cha mẹ già: “Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ”. Thuý Kiều là người chí tình chí nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, nàng đã trả ơn, hậu tạ những người cưu mang mình, nhưng nàng vẫn thấy công ơn đó không gì có thể đền đáp nổi “Nghìn vàng gọi chút lễ thường-mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân”.

Thuý Kiều là hiện thân của nổi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều- Kim Trọng. Mới gặp chàng Kim lần đầu, hai bên chưa tiện nói với nhau một lời, mà mối tình không lời ấy đã như một chén rượu nồng, khiến người ta choáng váng đê mê:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê...”
Yêu nhau nàng chủ động xây dựng tương lai với người yêu. Gót chân nàng thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” Thật là nhiệt thành cho một mối tình đầu trong trắng. Ng.Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một khong hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mối tình Kim-Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do , chủ động của hai người. Khác với nhiều người phụ nữ xưa phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều táo bạo, chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung nhất trong tình yêu.
Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến tháng, tư thế chính nghĩa:
“Nàng rằng: Lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”.

Ở đây, Thuý Kiều đẫ gặp gở bao nhiêu người phụ nữ bị áp bức khác vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác. “Cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong truyện Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác... Một bên nhiều khi con người mượn yếu tố thần linh phụ trợ, một bên đã vươn tới tư tưởng trị nhân dân và con người quyết định theo công lí của mình”- (Cao Huy Đỉnh)
Với nhân vật Thuý Kiều Ng.Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người- đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn bạo và lễ giáo phong kiến.
 
C

camehoangtu

mới có nhân vật thúy kiều àk ngen thuý vân hơi khó
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtrannt1997

thank bài của hoangtu
nhưng mà mình chỉ muốc biết trong phạm vi bài Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) có trong sách ngữ văn 9 thôi. Ban5 nói thế này mình biết chép phần nào đây
 
H

hoangtrannt1997

thank bài của hoangtu
nhưng mà mình chỉ muốc biết trong phạm vi bài Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) có trong sách ngữ văn 9 thôi. Bạn nói thế này mình biết chép phần nào đây :khi (46): :khi (185):
 
F

freakie_fuckie

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều )
Bảo là phân tích hình ảnh 2 chị em Vân Kiều nhưng đoạn văn chú cần nói nhiều về Kiều hơn là ổn đới

Có gì đâu Có gì đâu . Cho vài cái gạch đầu dòng nhóe =)) còn chửa đc học bài này 8-} Đúng hay sai là chả biết đâu đấy =)) Thấy nào viết vậy =))

* Nét đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều

Đầu lòng hai ả Tố Nga


~> vẻ đẹp của 2 chị em đc sánh với vẻ đẹp của Tố Nga. Đọc ngay những vần thơ đầu ta đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thuần khiết, lộng lẫy, kiêu sa như những nàng tiên cung Quảng của 2 cô gái

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Một lời khen ngợi hiếm thấy : mai cốt cách , tuyết tinh thần : phong thái, tính cách thanh cao , đẹp đẽ như dáng mai, phẩm giá sáng ngời như tuyết trắng
Hai cô gái, tuy mỗi người "mang mỗi vẻ, song cả đứng hạnh lẫn dung nhan đều đạt đến mức hoàn mĩ "mười phân vẹn mười " ~ một sự hoàn mĩ sóng đôi, có một không hai trên thiên hạ

Thúy Vân


Vân xem trang trọng khác vời

Nét bút chủ quan, ghi lại những ấn tượng đầu của tác giả về cái phong thái "khác vời", một phong thái đẹp đẽ, cao sang, đoan trang khó mà tả hết
Câu thơ 6 chữ đã phác qua cái đẹp "ngoài nhan sắc"

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da


Khuôn trăng liệu có phải là khuôn mặt tròn đầy sáng rạng như ánh trăng ?, nét ngài liệu chăng là đôi mày "đậm như con ngài " ? Mây nước tóc là tóc thả như mây trôi , tuyết nhường màu da là "da trắng hơn tuyết "? Nói vậy hóa chăng ta đang dung tục hóa cái những nét đẹp Tố Nga "mai", "tuyết" của Vân ? Thôi thì đọc nhiều rồi tớ vẫn chưa thấy những giải thích ngữ nghĩa sao cho thỏa. Ta chỉ cần hiểu rằng, vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp dung hòa tuyệt đối giữa dung nhan và phẩm hạnh, ở Vân, 2 chuẩn mực mà mọi người khao khát này đều đạt đến mức lý tưởng, thậm chí vượt ngưỡng đến mức đỉnh điểm. Đoạn tả trên, tớ không dám đi sâu, kẻo viết nhăng cuội lại sai cả ngữ nghĩa thơ =))


Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Miệng của người đẹp hiếm hoi lắm mới chịu hé, lời thì thi thoảng mới "thốt" ra , nàng thốt ra gì ? Hoa hé, lời ra trong như ngọc, cái nét đẹp đoan trang, kín đáo, ủy mị, phong kín cái duyên thầm ấy khiến hậu bối trăm năm sau vẫn còn ngây ngất

Đồng chí trên cũng nên chú ý vài điểm ở thiên nhiên tả Vân : đó là thiên nhiên viên mãn, đầy tràn, đẹp đẽ mà phẳng lặng bình yên, vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp được thiên nhiên cảm mến, nể vì


Kiều
Nguyễn Du đã khéo lấy vẻ đẹp của Vân để làm đà tôn lên vẻ đẹp của nhân vật khác - nàng Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà



"càng" : chữ càng quan trong ấy đã nâng vẻ đẹp Kiều lên một tầng khác
Không những vậy cái "so bề tài sắc lại là phần hơn" lại một lần nữa "phân rõ mười mươi" cái vẻ của Kiều. Hai câu thơ đăng đối cùng với biện pháp đòn bẩy khiến ta choáng ngợp bởi vẻ đẹp chưa cần tả mà đã thấy yêu của nàng Kiều, ở nàng có điều gì đó vượt ngưỡng cái đẹp, nổi trội gấp bội nàng em
Câu thơ không chấm phá tả khuôn trăng, nước tóc,vv như đoạn thơ tả Vân nữa, mọi vần thơ dồn nén lại để đặc tả duy nhất vẻ đẹp đc coi trọng nhất của con người : đôi mắt

Đôi mắt trong như làn thu thủy , lông mày tươi mới như rặng "xuân san", thoáng qua ta đã thấy rạo rực bởi cái vẻ đẹp gơi sinh sôi- vẻ đẹp rất hồn nhiên, non trẻ, song cũng rất đa cảm, đa sầu

- Phân tích tài của Kiều : cầm , thi, họa, nhạc

Thiên nhiên tKiee4fu : Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng thiên nhiên, thiên nhiên không thể bao trọn, khác với Vân, thiên nhiên tả Kiều là thiên một thiên nhiên dữ dội, biến hóa lươuluwowngf, phải chăng , thiên nhiên ấy là điềm báo của những tai ương đang thoáng chờ đón ngoài kia , nơi "tường đông ong bướm ai về mặc ai" mà cô gái "truớng rủ màn che" còn chưa khi nào lường hết ?

Cảm nghĩ chung lần 2 đọc bài này =))
Giời ơi, nguồn chém gió và bôi bẩn văn chương nay đã cạn =)) * mà trước cũng chả đầy :-s*

Giúp chú cái dàn sơ sài này vậy
bài viết chỉ mang suy nghĩ cảm tính mà thôi :|
 
T

tunkute123

“ Chị em Thúy kiều” là đoạn trích từ truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích miêu tả bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Những bức chân dung ấy thể hiện tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
II/ THÂN BÀI:
Đoạn thơ đầy tính sáng tạo, cách miêu tả phong phú. Đây là bức chân dung của hai nhân vật chính mà Nguyễn Du đã dành cho tất cả sự ưu ái trân trọng.
Trình tự giới thiệu, miêu tả của nhà thơ rất cổ điển: mở đầu giới thiệu chung, sau đó miêu tả riêng và cuối cùng kết luận chung.
Mở đầu đoạn trích, tác giả viết : “ Đầu lòng hai ả… Thúy Vân”
Cách giới thiệu của nhà thơ thật tài tình, chỉ bằng hai câu lục bát người đọc hiểu được lai lịch, vai vế của hai chị em. Đó là hai người con gái xinh đẹp “tố nga” của gia đình Vương Viên Ngoại: Thúy Kiều là chị; Thúy Vân là em.
Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã gợi được mối thiện cảm cho người đọc “ Mai cốt cách…vẹn mười” / Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẻ chân dung là người ta vẻ mặt, mắt, miệng …Ở Nguyễn Du, nhà thơ chú ý trước hết đến “ cốt cách” và “ tinh thần”. Bằng biện pháp đảo ngữ, kết hợp tương trưng và ẩn dụ người đọc hình dung vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của họ. vẻ đẹp của mỗi người đều có những nét riêng và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”
Chân dung của Thúy Vân được nhà thơ miêu tả chỉ bốn câu “ Vân xem …màu da”
Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười , tiếng nói và phong thái ứng xử. Nàng có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn tươi sáng như vầng trăng tròn, lông mày thanh tú như nét mày ngài, miệng nàng cười tươi như đóa hoa mới nở, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng đằm thắm trong trẻo như viên ngọc qúy sáng lấp lánh , tóc nàng là làn mây bồng bềnh nhẹ tênh trên nền trời xanh thắm, làn da mượt mà mịn màng tắng sáng. Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp có tính ước lệ, tác giả đã khắc họa một Thúy Vân thùy mị đoan trang phúc hậu, khiêm nhường…Một vẻ đẹp khiến cho mọi người kính nể, chấp nhận một cách êm đềm. Thật vậy, cười nói đoan trang trang là ngay thật, đúng mực, không quanh co châm chọc làm người ta phật lòng, Từ những thông điệp nghệ thuật” mây thua” , “tuyết nhường” Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống yên vui.
Vân là vậy còn Kiều ? Bức chân dung của cô chị được nhà thơ khắc họa trong mười hai dòng thơ tiếp theo trên hai bình diện tài và sắc . Với Kiều nhà thơ vẻ : “ Kiều càng …kém xanh” / Nàng có đôi mắt sáng trong veo thăm thẳm như làn nước mùa thu . Cửa sổ tâm hồn Kiều là thế - là thăm thẳm những nỗi niềm chất chứa . Nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng làm cho hoa, liễu phải ghen hờn, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân trên đời kh6ng ai sánh bằng. rất khác và hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân.
Có sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa “ Thông minh…não nhân”/ Tài của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê: tài thơ, tài họa, tài đàn , tài hát ca…tài nào cũng cũng siêu tuyệt . Đáng chú ý là các từ “vốn sẵn tính trời” , “ pha nghề, đủ mùi, ăn đứt”…làm cho tài nào cũng đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “ Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm đớn đau. Với sắc đẹp “ chim sa cá lặn” , rồi tài hoa trí tuệ thiên bẩm, một tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã . Cũng như đoạn tả Thúy Vân, đoạn tả Kiều chức năng dự báo còn phong phú và rõ rệt hơn : dự báo tấn bi kịch “ hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng.
Bốn câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du kết luận lại phẩm hạnh của họ : “ Phong lưu…mặc ai” / Tuổi tuy đã đến độ lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương , lễ giáo “Êm đềm” chỉ tư thế đài các, “ mặc ai” là thái độ điềm tĩnh , cao giá của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ.
Cả vẻ đẹp lẫn tài năng của nhân vật tuy đều được vẽ rất khéo, bút pháp đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật trung đại với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật là nhấn mạng nét này, bỏ qua nét kia làm hiện rõ hai bức chân dung , dự báo số phận về sau của mỗi người. nàng Vân rồi sẽ hưởng đầy hạnh phúc, còn nàng Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của Nguyễn Du. Điều mà không một tác giả nào có thể vượt qua là mỗi nhân vật người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài hiểu được phẩm chật, đạo đức , tâm hồn họ, và đặc biệt là dự báo tương lai số phận về sau. Chính sự tài ti2ng đó Nguyễn Du được tôn vinh là “ bậc thầy của nghệt tả người”
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, bằng nghệ thuật tả độc đáo và nhất là với tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho nhân vật, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều.
 
Top Bottom