đăng kí làm đề thi học sinh giỏi

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI SINH HỌC(DÀNH CHO CÁC HỌC SINH 10,11 MUỐN THI VÒNG LOẠI HSG QUỐC GIA VÀO NĂM SAU VÀ CẢ NHỮNG HỌC SINH 12 MUỐN THỬ SỨC)
trước khi làm bài hãy đăng nhập vào hội sinh d&d theo link sau http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=145058

câu 1:điểm khác nhau cơ bản giữa phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật được thể hiện như thế nào?vì sao có sự khác nhau đó?(trích đề thi đề nghị môn sinh học thpt chuyên hùng vương)

câu 2:cho các tế bào sau:tế bào cơ,tế bào hồng cầu,tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?tại sao các enzim thủy phân trong lizoxom lại ko làm vỡ lizoxom của tế bào?(đề thi hsg thpt sadec_đồng tháp)

câu 3:tại sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp vừa có khả năng cố định nito tự do?(đề thi hsg trườngthpt chuyên lê quý đôn-khánh hòa)

câu 4:a)phân biệt quá trình amon hóa và nitrat hóa trong đất.ý nghĩa 2 quá trình này với thực vật?
b)nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng của thực vật như thế nào?
c)tại sao thực vật cam khi chiết rút tinh bột thì quang hợp giảm

câu 5:a)nguồn gốc và vai trò tế bào limphoo b,t
b)vì sao nững người suy thận thì số lượng kali trong máu cao và số lượng hồng cầu giảm

câu 6:phân tử adn ở e.coli chứa N15 phóng xạ.nếu chuyển E.Coli sang môi trường chứa N14 thì sau 4 lần tự sao sẽ có bao nhiêu vi khuẩn chứa toàn N15,bao nhiêu chứa toàn N14,bao nhiêu mạch đơn chứa N14

câu 7:trình bày cơ chế điêu hòa dương tính bằng glucoz ở operon lac

câu 8:trình bày cơ chế cắt bỏ ADN ở sinh vật nhân thực bằng spliceosome?

câu 9:làm thế nào để phát hiện 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?

câu 10:cho biết ý nghĩa của hoán vị gen?giải thích vì sao tần số hoán vị gen ko vượt quá 50%?
the end
hạn chót làm bài là 23h30 ngày mồng 9/5/2011.Kết quả,đáp án và bảng xếp hạng sẽ công bố sau đó 3 ngày
user_online.gif
progress.gif



hardyboywweXem hồ sơGửi tin nhắn tới hardyboywweTìm bài viết khác của hardyboywweThêm hardyboywwe vào liên lạc
 
A

anhvodoi94

Câu 1:điểm khác nhau cơ bản giữa phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật được thể hiện như thế nào?vì sao có sự khác nhau đó?(trích đề thi đề nghị môn sinh học thpt chuyên hùng vương)
---> Điểm khác nhau :
+ Thực vật : Hình thành vách ngăn xenlulozo .
+ Động vật : Hình thành eo thắt .

*** Có sự khác nhau đó là do bản chất của 2 loại tế bào :
+ Thực vật có thành xenlulozo cứng vì vật ko thắt eo được vì vậy phải chuyển qua cách hình thành vách ngăn .



câu 2:cho các tế bào sau:tế bào cơ,tế bào hồng cầu,tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?tại sao các enzim thủy phân trong lizoxom lại ko làm vỡ lizoxom của tế bào?(đề thi hsg thpt sadec_đồng tháp)


-------> Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất , vì chức năng của chúng là tiêu diệt vi khuẩn , vi rut khi chúng xâm nhập vào cơ thể , và các tế bào già , tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi , theo kiểu tiêu hóa nội bào ( chứng minh sinh vật bậc cao có tiêu hóa nội bào ) . Trong tiêu hóa nội bào cần sử dụng enzim thủy phân của lizoxom => dpcm .

+ Enzim của lizôxom không làm vỡ lizoxom của tế bào vì chúng có hệ thống tự bảo vệ . Hơn nữa , ở trạng thái bình thường không hoạt động thì các enzim này bị bất hoạt , chỉ khi có kích thích của môi trường chúng mới được '' kích hoạt ''.


câu 3:tại sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp vừa có khả năng cố định nito tự do?(đề thi hsg trườngthpt chuyên lê quý đôn-khánh hòa)
-----> Vi khuẩn lam có chứa các tế bào diệp lục => Có khả năng quang hợp .
+ Vi khuẩn lam có enzim nitrozenara , có ATP , lực khử mạnh NADPH được cung cấp từ quang hợp của diệp lục và trong điều kiện kị khí là có thể cố định được nito tự do trong khí quyển .



câu 4:
b)nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng của thực vật như thế nào?

-----> b/ Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp ở hệ rễ . Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì hoạt động hô hấp của rễ cây bị đình trệ .



câu 7:trình bày cơ chế điêu hòa dương tính bằng glucoz ở operon lac

-----> Câu này lớp 12 ạ :D !
+ Khi mt ko có lactozo , protein ức chế sẽ được tổng hợp qua các quá trình sao mã và dịch mã của gen điều hòa . Protein gắn vào vùng vận hành của Operon làm cho gen này không phiên mã được .

+ Khi mt có lactozo , lactozo sẽ liên kết với protein ức chế và làm cho chúng bất hoạt . Gen ở Operon được phiên mã và dịch mã tạo ra protein , sau quá trình biến đổi cấu trúc tạo thành enzim phân giải đường lactozo . Khi hết lactozo trong mt thì protein ức chế loại hoạt động .



câu 9:làm thế nào để phát hiện 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
-----> Thực hiện lai phân tích .

câu 10:cho biết ý nghĩa của hoán vị gen?giải thích vì sao tần số hoán vị gen ko vượt quá 50%?
------> Ý nghĩa : Tạo ra biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính , cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa .
+ Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì :
- Xu hướng liên kết gen hoàn toàn là chủ yếu .
- Khi có hoán vị gen chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng , nghĩa là chỉ đạt tới 50% là tối đa .
- Không phải bất kì tế bào nào có kiểu gen cùng loại đều xảy ra hoán vị gen .

=> dpcm.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

này bạn ji đó ơi
mình ra đề này đấy
bạn biết bạn sai hoàn toàn ở câu ji ko?đó là câu điều hòa dương tính.ở đây,chất cảm ứng là glucoz chứ ko phải là lactoz như điều hòa âm tính.điều này có liên quan đến hàm lượng cAMP vòng.khi glucoz cạn kiệt,hàm lượng amp tăng cao kết hợp vs thể nhận dị hóa tạo thành fuc hợp cAMP-CRP kích thích sự phien mã
 
A

anhvodoi94

này bạn ji đó ơi
mình ra đề này đấy
bạn biết bạn sai hoàn toàn ở câu ji ko?đó là câu điều hòa dương tính.ở đây,chất cảm ứng là glucoz chứ ko phải là lactoz như điều hòa âm tính.điều này có liên quan đến hàm lượng cAMP vòng.khi glucoz cạn kiệt,hàm lượng amp tăng cao kết hợp vs thể nhận dị hóa tạo thành fuc hợp cAMP-CRP kích thích sự phien mã

:D ! Cái này mình chưa được biết đến ;)) ^^! Sai thì chữa mà :D
 
Top Bottom