Bài tập về Định luật hacđi-vanbec

  • Thread starter lengfenglasaingay
  • Ngày gửi
  • Replies 19
  • Views 12,209

L

lengfenglasaingay

M

mars.pipi

1 quần thể thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ỏ P: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa. Cho biết cá thể aa không có khả năng sinh sản. Tính theo tỉ lệ các kiểu gen ở F1
aa ko có knang ss:
-->Aa=0,3/(0,45+0,3)=0,4
AA=0,45/(0,45+0,3)=0,6
tự thụ phấn qua 1 thế hệ
Aa=0,4/2=0,2
AA=0,6 + 0,4.1/4 =0,7
aa=0,1
 
A

autumns_gust

Quần thể thụ phấn là quần thể tự thụ hay gia phấn nhỉ?
mars.pipi làm tự thụ rồi, mình làm giao phấn nhé!

aa không sinh sản thì bỏ nó sang 1 bên
tần số a:
q= 0,15/0,75 =0,2
=> tần số A:
p= 0,8
Rồi áp dụng Hac-di-van-bec vào, aa không sinh sản thôi nên khi tính F1 ta vẫn viết aa.
1=(p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa) = 0.64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa
 
P

phocai9a1

Quần thể thụ phấnlà quần thể tự thụ hay gia phấn nhỉ?
mars.pipi làm tự thụ rồi, mình làm giao phấn nhé!

aa không sinh sản thì bỏ nó sang 1 bên
tần số a:
q= 0,15/0,75 =0,2
=> tần số A:
p= 0,8
Rồi áp dụng Hac-di-van-bec vào, aa không sinh sản thôi nên khi tính F1 ta vẫn viết aa.
1=(p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa) = 0.64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa

Bạn ơi, cách làm này sai rồi
Do aa không có khả năng sinh sản nên phải làm như mars.pipi chứ?
 
A

autumns_gust

@phocai9a1:
mars.pipi làm theo kiểu tự thụ, mình làm theo giao phấn cơ mà.
Mình cũng làm từ cái phần này thôi, như do lười nên tính thẳng tần số alen luôn.
Aa=0,3/(0,45+0,3)=0,4
AA=0,45/(0,45+0,3)=0,6

Tuy rằng Hac-di-van-bec là dùng cho trường hợp cận bằng, đáng lẽ chọn lọc tự nhiên thì không dùng được, nhưng mình vẫn có thể áp dụng công thức tính kiểu hình được.
Từ đây suy ra được tần số alen của F1
a = 0,4/2 = 0,2
A = 0,6 + 0,4/2 = 0,8
Sau đó dùng công thức của Hac-di-van-bec suy ra tỉ lệ kiểu hình.
 
A

autumns_gust

Uhm` tuy là vậy nhưng mà em nghĩ anh đủ khả năng để xem xét lại mà, vì tự thụ với giao phấn khác nhau nên mới vô em đã hỏi là tự thụ hay giao phấn đấy thôi :).
Cái này em chỉ mới tìm được cách tính nhanh của dạng chết đồng hợp với lại, đồng hợp không sinh sản trong trường hợp giao phối thôi, còn tự thụ thì vẫn phải viết ra từ từ.

Môn sinh của mình thường chỉ vận dụng vòng vòng mấy kiến thức cơ bản nhưng bài tập thì nhiều vô kể.
Trong năm cái điều kiện nghiệm đúng Hac-di-van-bec ấy, mỗi cái đều có thể giả sử ra ít nhất 1 kiểu bài.
Như tự thụ, tần số alen của đực và cái không giống nhau hỏi kiểu gen sau n thế hệ hay sau bao nhiêu thế hệ thì mới đặt trạng thái cân bằng, gen có nhiều hơn 2 alen, di nhập gen hoàn toàn và di nhập gen có tốc độ di nhập, đột biến gen, chọn lọc tự nhiên lại có gây chết, chết 1 phần, không sinh sản @.@. Tại vì năm nay có cái vụ ra đề theo chuẩn kiến thức nên khả năng hình thành "đề mới" bằng con đường gây đột biến lớn vẫn rất cao :D.
 
J

junior1102

^^

1 quần thể thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ỏ P: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa. Cho biết cá thể aa không có khả năng sinh sản. Tính theo tỉ lệ các kiểu gen ở F1
Các bạn xem coi nó phải giải như thế nào

Bài này ta làm như sau

đối với dạng đề cho tỉ lệ kiểu gen trong đó có kiểu gen BẤT THỤ thì trong mọi trường hợp giao phối hay tự thụ ta nên đưa các tỉ lệ về dưới dạng số lượng .

Giả sử quần thể có 100 cá thể -> 45 cá thể AA , 30 cá thể Aa ,25 cá thể aa

sau 1 thế hệ :

- tự thụ phấn : 45AA -> 90AA , 30Aa -> 15AA : 30Aa : 15aa

-> sau 1 thế hệ ta có 175 cá thể trong đó có 105AA ,30Aa ,40aa

-> tỉ lệ AA : Aa : aa = 0,6AA : 0,1714Aa : 0,2286aa

- giao phấn : Ta xét trong 75 cá thể AA và Aa :

tần số A = 0,8 ; a = 0,2

tính được AA = 0,64 ; Aa = 0,32 ;aa = 0,04

số lượng AA = 0,64.150 = 96 , Aa = 0,32.150 = 48 , aa = 6

cộng với 25aa lúc đầu nữa ta có 175 cá thể với 96 cá thể AA = 0,5486AA ; 48Aa = 0,2743 , 31aa = 0,1771 .
 
M

mars.pipi

@junior: em nghĩ anh đang phức tạp hoá vấn đề. chỉ cần tính lại tần số KG là xong mà.
túm lại là đọc bài ông anh xong thấy mọi thứ càng lúc càng ko còn đơn giản.
 
A

autumns_gust

@junior1102: hình như anh đang nhầm qua câu hỏi tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau n thế hệ rồi đó!
Chừng nào đề hỏi tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau bao nhiêu thế hệ cho trước thi mới quy ra số lượng và giả sử rằng con kiểu gen nào cũng "nắn đẻ" như nhau.
 
J

junior1102

nó không có khả năng sinh sản ,chứ không phải là nó chết đi ,do đó sau 1 thế hệ giao phối thì bên cạnh các cá thể có khả năng sinh sản + các cá thể con mới sinh ra sẽ vẫn tồn tại các cá thể không có khả năng sinh sản .

mar làm : 0,45AA : 0,3Aa quy về được AA = 0,6 ,Aa = 0,4 từ đây tính được AA = 0,6 + 0,1 = 0,7 ,Aa = 0,2 ,aa = 0,1

đây chỉ là tỉ lệ thu được của các kiểu gen có khả năng sinh sản ,thế còn 0,25aa không có khả năng sinh sản nó ở đâu ??
 
P

phocai9a1

nó không có khả năng sinh sản ,chứ không phải là nó chết đi ,do đó sau 1 thế hệ giao phối thì bên cạnh các cá thể có khả năng sinh sản + các cá thể con mới sinh ra sẽ vẫn tồn tại các cá thể không có khả năng sinh sản .

mar làm : 0,45AA : 0,3Aa quy về được AA = 0,6 ,Aa = 0,4 từ đây tính được AA = 0,6 + 0,1 = 0,7 ,Aa = 0,2 ,aa = 0,1

đây chỉ là tỉ lệ thu được của các kiểu gen có khả năng sinh sản ,thế còn 0,25aa không có khả năng sinh sản nó ở đâu ??

Tính tỉ lệ kiểu gen ở F1 thôi mà
aa không sinh sản nên không góp gen thì không thể cộng vào chứ.
 
A

autumns_gust

đây chỉ là tỉ lệ thu được của các kiểu gen có khả năng sinh sản ,thế còn 0,25aa không có khả năng sinh sản nó ở đâu ??

Thì em đã nói rồi đó thôi, tính ở F1 tức là tính thế hệ con thôi. Cho nên anh nhầm nó sang câu hỏi tính tỉ lệ kiểu gen của quần thể rồi đó.
Em thấy nếu như kêu tính kiểu của anh thì người ta thường hay cho đề là " sau 1/2/3 thế hệ" gì đó. Còn nếu như hỏi ở thế hệ thứ mấy đó "F1/F2...." thì có thể an tâm. Mà kết quả đó không phải là kiểu gen có khả năng sinh sản đâu nhé, cái đó là tỉ lệ kiểu gen của thế hệ con. Còn nói tỉ lệ kiểu gen có khả năng sinh sản của F1 = tỉ lệ kiểu gen của F1 khi chết đồng hợp lặn = tỉ lệ kiểu gen có khả năng sinh sản sau 1 thế hệ = tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau 1 thế hệ khi chết đồng hợp, nhưng mà nếu như không có chữ sinh sản lại khác.

P/S:
benhoxinhyeu: khoan hẳn dùng công thức nhá! Hãy xem xem điều kiện đề cho có đúng với điều kiện để dùng công thức không đã. Những công thức ta có được đều là những lập luận toán học từ đề bài, nếu như thuộc công thức mà không biết khi nào mới dùng công thức đó thì không ổn cho lắm đâu.
Mình đã xem những bài bạn đã gởi 3 lần rồi (nhưng chưa vào hết tất cả các topic), nhưng mình không thấy bài nào có những điều kiện giống như thế này cả. Tại sao bạn không đem công thức vào giải thử cơ chứ?
Mình cũng không thiếu những lần đọc đề xong vỗ ngực "dễ ợt, xài công thức là ra" rồi không thèm giải, đến khi gặp đúng bài đó trong kiểm tra mới phát hiện ra là cách làm mình sai :).
 
Last edited by a moderator:
A

autumns_gust

Mình định sẽ tìm lại công thức để tính nhanh trong trường hợp đồng hợp chết hoặc không sinh sản mà quên mất, giờ xem lại cái này mới nhớ. Giờ xin chia sẽ 1 cách dùng làm trắc nghiệm, cho đến giờ vẫn chưa thể chứng minh công thức từ định nghĩa nhưng mà cũng chưa từng gặp trường hợp dùng công thức này ra đáp án sai. (Nên nếu có gặp bài nào mà sai thì liên hệ thông báo mình nữa nhé)
Chết đồng hợp lặn hay đồng hợp trội thì cách tính cũng không khác nhau, chỉ khác nhau khi tính kiểu hình thôi. Ví dụ như đề cho quần thể ban đầu, ta sẽ tính p, q khi chưa loại bỏ đồng hợp (biểu diễn p, q bằng phân số tối giản nhé).
Ví dụ như chết/không sinh sản khi đồng hợp lặn.
Ở F1, q = a/b
=> ở F (n+1) , q= a/(b+na)
Với trường hợp chết thì sau khi tính như hac di van bec, mình chỉ việc loại phần chết sau đó chỉnh tỉ lệ lại thôi.
Công thức này dùng cho ngẫu phối.

Còn trường hợp tự phối thì vẫn không biết cách nào khác là tính lần lượt qua từng thế hệ.
 
B

bason

Bài này ta làm như sau

đối với dạng đề cho tỉ lệ kiểu gen trong đó có kiểu gen BẤT THỤ thì trong mọi trường hợp giao phối hay tự thụ ta nên đưa các tỉ lệ về dưới dạng số lượng .

Giả sử quần thể có 100 cá thể -> 45 cá thể AA , 30 cá thể Aa ,25 cá thể aa

sau 1 thế hệ :

- tự thụ phấn : 45AA -> 90AA , 30Aa -> 15AA : 30Aa : 15aa

-> sau 1 thế hệ ta có 175 cá thể trong đó có 105AA ,30Aa ,40aa

-> tỉ lệ AA : Aa : aa = 0,6AA : 0,1714Aa : 0,2286aa

- giao phấn : Ta xét trong 75 cá thể AA và Aa :

tần số A = 0,8 ; a = 0,2

tính được AA = 0,64 ; Aa = 0,32 ;aa = 0,04

số lượng AA = 0,64.150 = 96 , Aa = 0,32.150 = 48 , aa = 6

cộng với 25aa lúc đầu nữa ta có 175 cá thể với 96 cá thể AA = 0,5486AA ; 48Aa = 0,2743 , 31aa = 0,1771 .
bạn autunm nói đúng, cách này sai rồi.chỉ tính trong F1 thôi thì không cộng 0.25 kia vào.
mà mình thắc mắc, kể cả với đề bài yêu cầu tính cả quẩn thể đi chăng nữa, thì cộng 0,25 có hợp lí k khi mà thế hệ trước chắc gì đã sống sót tới khi có thế hệ thứ n???
 
Last edited by a moderator:
A

autumns_gust

bạn autunm nói đúng, cách này sai rồi.chỉ tính trong F1 thôi thì không cộng 0.25 kia vào.
mà mình thắc mắc, kể cả với đề bài yêu cầu tính cả quẩn thể đi chăng nữa, thì cộng 0,25 có hợp lí k khi mà thế hệ trước chắc gì đã sống sót tới khi có thế hệ thứ n???

Điều đó khó lắm bạn ạ, nếu như phải tính của quần thể thì đề bài dài vô cùng, vì dù không tính trường hợp chết đi chăng nữa thì với cái đề bất thụ này, nếu giải bằng phương pháp dung số lượng thì kết quả bị ảnh hưởng bởi số con sinh ra, mình từng gặp vài bài dạng này (nhưng là đề lúc ôn thi HSG), đề thường quy ước số con sinh ra từ mỗi cặp bố mẹ là 4, 8 ...... (nói chung là bằng số kiểu tổ hợp), mình đã từng cùng 3 người giải thử một bài ứng với 2 trường hợp, một cặp bố mẹ ra 4 con và 16 con khi n=3, sau hơn 1 tiếng toát mồ hôi với nửa cuốn tập 100 trang thì rút ra vài kết luận: Tùy vào độ "mắn đẻ" mà ta sẽ có kết quả khác nhau.
Ai có thể giải được mà không viết ra thì ........... một là giải bậy, hai là người đó là siêu nhân, ba là do tụi tui "kém thông minh quá".
Tới khi đi thi lỡ có gặp thì để câu này sau cùng.

junior1102 giải như thế là cách giải thường thấy đối với bài tự luân, rất có khả năng junior1102 là dân từng bù đầu luyện thi quốc gia nên mới làm như vậy. Chứ mình nghĩ thi tốt nghiệp, hay thậm chí là đại học cũng sẽ không nở lòng nào đưa đề kiểu vậy lên đâu. Cho nên, theo mình nếu như không phải là yêu thích sinh học đến điên cuồng thì không nên nghĩ tới việc tính thế hệ thứ n làm gì :D. (Nếu thích bạn có thể lấy bất cứ tì lệ nào cho đề, sau đó viết thử lại)
 
J

junior1102

Vấn đề ở đây là F1 :|

- Như các bạn hiểu thì F1 là chỉ thế hệ con CỦA CÁC CÁ THỂ CÓ KHẢ NĂNG SINH SẢN
- Nhưng theo mình hiểu thì F1 là Đời 2 của các cá thể trước :|

có lẽ t suy luận sai ^^ ,nhưng các bạn nghĩ sao về F1 ?
 
A

autumns_gust

Đúng. Tớ theo bài này !
đề thi đh 08 có 1 câu tương tự và đáp án ban này giải đúng .

Có phải bạn muốn nói bài này không?
Câu 25: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA:0,3Aa:0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa
B. O,36AA : 0,24Aa : 0,4aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa


Vấn đề ở đây là F1

- Như các bạn hiểu thì F1 là chỉ thế hệ con CỦA CÁC CÁ THỂ CÓ KHẢ NĂNG SINH SẢN
- Nhưng theo mình hiểu thì F1 là Đời 2 của các cá thể trước

có lẽ t suy luận sai ^^ ,nhưng các bạn nghĩ sao về F1 ?
Mình cũng đồng ý vấn đề ở đây còn nằm ở khái niệm về F1, nhưng mà (F1) định nghĩa thông thường là thế hệ con của (P), (F2) là thế hệ con của (F1) ...... Nhưng mình đã nói, nếu như tính của quần thể sau n thế hệ ta mới cộng vào.
Bây giờ, ví dụ ông bà là (P) sau 1 thế hệ (người ta sẽ cho chu kì sinh sản chuẩn là số năm chuẩn nhất định) sẽ ra được (F1) + (P), sau một chu kì nữa thì sẽ ra (F2) + (F1') + (F1) + (P) ta đâu thể nào gom chung (F2) và (F1') lại là (F2) được, ngay cả với người thời gian để trưởng thành khá dài mà ta vẫn có thể có đứa "cháu" (bà con xa xôi gì đó) bằng tuổi mình, huống chi là quần thể sinh vật bất kì.
 
B

bason

Có phải bạn muốn nói bài này không?




Mình cũng đồng ý vấn đề ở đây còn nằm ở khái niệm về F1, nhưng mà (F1) định nghĩa thông thường là thế hệ con của (P), (F2) là thế hệ con của (F1) ...... Nhưng mình đã nói, nếu như tính của quần thể sau n thế hệ ta mới cộng vào.
Bây giờ, ví dụ ông bà là (P) sau 1 thế hệ (người ta sẽ cho chu kì sinh sản chuẩn là số năm chuẩn nhất định) sẽ ra được (F1) + (P), sau một chu kì nữa thì sẽ ra (F2) + (F1') + (F1) + (P) ta đâu thể nào gom chung (F2) và (F1') lại là (F2) được, ngay cả với người thời gian để trưởng thành khá dài mà ta vẫn có thể có đứa "cháu" (bà con xa xôi gì đó) bằng tuổi mình, huống chi là quần thể sinh vật bất kì.
như vậy theo autumns nói, mình hiểu là sơ hở của bạn ấy còn nằm ở vấn đề chu kì sinh sản của các cá thể trong quần thể phải không?
bái phục quá! lần đầu tiên mình biết tới khái niệm F1', cám ơn các bạn rất nhiều!
 
A

autumns_gust

như vậy theo autumns nói, mình hiểu là sơ hở của bạn ấy còn nằm ở vấn đề chu kì sinh sản của các cá thể trong quần thể phải không?
bái phục quá! lần đầu tiên mình biết tới khái niệm F1', cám ơn các bạn rất nhiều!

"Khái niệm" F1' là mình đánh đấu để có thể phân biệt với F1 sinh ra ở chu kì thứ nhất thôi. Nó chỉ dùng cho các trường hợp loài sinh sản ít thôi (bởi thế nên mình mới nói là nếu như tính kiểu của junior1102 thì đề sẽ rất dài và người ta sẽ quy ước luôn cả số con sinh ra) . Mọi người chắc ai cũng biết công thức tự thụ là tỉ lệ dị hợp sau mỗi thế hệ sẽ giảm phân nửa, sau n thế hệ thì dị hợp sẽ giảm còn (1/2)^n, bằng phương pháp lấy giới hạn ta có thể chứng minh rằng sau số thế hệ nào đó, quần thể tự thụ phân hóa thành dòng thuần. Thì cũng bằng cách tương tự, ở quần thể sinh sản nhiều như thực vật thì là có thể dung phương pháp giới hạn để chứng minh rằng tỉ lệ kiểu gen F1 gần bằng tỉ lệ kiểu gen của cả F1 + P.
Nhiều giáo viên sinh do phải dạy nhiều lớp, thêm vào đó là dạy lí thuyết là chính nên nhiều người chỉ áp dụng công thức theo thói quen và dần dần sẽ quên đi việc áp dụng công thức đó cách giải đó trong trường hợp nào.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom