[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

ờ nhỉ ;))
bài 2 em hiểu rồi :)
thanks anh
còn bài 1
ý em là khi người ta cho giá trị thì mình phải cho nó chạy từ A về -A
còn khi mà người ta độ lớn thì mình phải cho nó chạy như anh nói
chứ em có nói anh sai đâu ;))
nói chung có thể 2 câu này có vần đề :)

Câu 1 (thực ra là câu 2 trong bài của no.one) không có vấn đề gì :) Nói chung người ta hỏi khoảng thời gian vật đi hết quảng đường như đề bài (tức là từ biên dưới về vị trí [TEX]F_{dh min}[/TEX], ở bài này là ko nén giãn, cách VTCB 1 đoạn là 1 cm lên trên) là bao nhiêu. Cứ hình dung được hướng đi của vật rồi dùng hình là ra, chọn chiều dương thế nào cũng được, dấu má ko quan trọng :) nếu nó hỏi "thời điểm" cơ thì mới quan tâm đến cái này.

Câu 2:

Có vấn đề là ko có đáp án nào giống, có khả năng là tay ra đề gõ nhầm hoặc tệ hơn là tư duy nhầm :) Anh cam đoan là công thức đưa ra là đúng, tại cái đoạn lấy tích phân gõ ra mệt nên a làm tắt để ra kq cuối cùng luôn :)


 
D

duyvu09



[TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{1000}[/TEX]
[TEX]T\approx 0,2 (s)[/TEX]
[TEX]A=3 (cm)[/TEX]
Tại VTCB lúc đầu [TEX]k\Delta l=mg\Rightarrow\Delta l=0,01 (m)=1 (cm)[/TEX]
Vậy [TEX]A>\Delta l[/TEX] nên [TEX]F_{min}=0[/TEX] khi qua vị trí lò xo ko nén giãn tức [TEX]x=-1 (cm)[/TEX] (nếu a giả sử chiều + hướng xuống)

Vậy chính là tìm khoảng thời gian vật chạy từ x=3 (cm) đến x=-1 (cm). Như hình vẽ.

Đoạn ON đi mất [TEX]\frac{T}{4}[/TEX], tính thời gian [TEX]\Delta t[/TEX]trên đoạn OM theo đường tròn, chắc em biết cách tính rồi: [TEX]\alpha=\omega \Delta t[/TEX] (nhưng không được đẹp vì [TEX]sin\alpha=\frac{1}{3}[/TEX]

Tính ra được [TEX]\Delta t\approx 0,01 (s)[/TEX]

Vậy cần 0,06 (s). Lại phải xem lại đáp án rồi :)
Bài này thực ra nếu cho pi^2=10 thì là 1/15s đấy anh:D.
********************************************
 
Last edited by a moderator:
V

vuhonghanh_hth

Một sóng ngang, bước sóng lamda truyền trên một sợi dây cằn ngang. Hai điểm P và Q trên sợi dây cách nhau 5/4lamda và sóng truyền theo chiều từ P đến Q.Chonj trục biểu diễn li đọ của các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó P có li đọ dương và đang chuyển động đi xuống.Tại thời điểm đó Q sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là:
A dương;đi xuống
B dương ; đi lên
C âm ; đi lên
D âm ; đi xuống
 
R

rocky1208

Một sóng ngang, bước sóng lamda truyền trên một sợi dây cằn ngang. Hai điểm P và Q trên sợi dây cách nhau 5/4lamda và sóng truyền theo chiều từ P đến Q.Chonj trục biểu diễn li đọ của các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó P có li đọ dương và đang chuyển động đi xuống.Tại thời điểm đó Q sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là:
A dương;đi xuống
B dương ; đi lên
C âm ; đi lên
D âm ; đi xuống

Giả sử PT sóng tại P là: [TEX]x=A\cos(\omega t)[/TEX]
Suy ra PT sóng tại Q là : [TEX]x=A\cos(\omega t-\frac{2\pi d}{\lambda})=A\cos(\omega t -\frac{\2\pi}{\lambda}.\frac{5\lambda}{4})=A\cos(\omega t-2,5\pi)=A\cos(\omega t -\frac{\pi}{2})[/TEX]

Vậy Q coi như trễ [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] So với P. Theo chiều dương quy ước của baif thì ta có cái hình sau:

picture.php


Vậy đáp án là: thằng Q đi lên, li độ dương :)
 
T

traimuopdang_268

1. Mạch dao động gồm cuộn dây có L=1.2.10^-4 H
và một tụ có diện dung C = 3nF. Điện trở thuần của mạch là R=2 ôm. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại Uo=6V trên tụ điện thì phải cung cấp cho mạch một công suất ntn?

A.0.6mW. B. 0.9mW. C. 1.85mW. D. 1.8mW

< câu này e muốn hỏi chủ yếu là cái giai đoạn biến đổi ct. >

2. Chọn câu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?
A. Có thể dùng dòng điện x/c để mạ điện
B.Giá trị trung bình cuả của cường độ dòng điện trong 1 chu kì bằng 0
C. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn có dòng điện xoay chiều chay qua trong một khoảng thời gian bất kỳ đều bằng 0
D. Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện x/c biến thiên điều hoà.

< câu này cô chữa rồi. n mà vẫn hiểu lơ ma lơ mơ. :(. Chính vì thế mà k thể nhớ và hiểu đc. lần sau gặp vẫn cứ sai :(( >
 
T

truyen223

gặp dạng bài thế này nha , giao thoa sóng , 2 nguồn có pt , cùng pha , có L , có lamda .... hỏi số điểm trên đường nối S1S2 dao động cực đại và cùng pha vs nguồn ??? Ko nhớ số cụ thể nên nhờ anh nói pp th0i :)>-

nhờ eng giúp mấy cấy lun , nhân tiện share cái đề thi thử mà e thấy hay hay

https://docs.google.com/viewer?a=v&...tODEzNC00ZmVjLTg0MTktYTE2YTI2NzFlN TM1&hl=vi

câu 5 , 17,18 ,,27,32,39
câu 33 , 20 nhờ eng xem cái đ/a cái

khi nào có t/g thì nhờ eng mần giúp e cấy nha , cảm ơn eng nhiều :p:p:p

thanks , anh xem hộ mấy bài trong cái link e gửi cái
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

1. Mạch dao động gồm cuộn dây có L=1.2.10^-4 H
và một tụ có diện dung C = 3nF. Điện trở thuần của mạch là R=2 ôm. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại Uo=6V trên tụ điện thì phải cung cấp cho mạch một công suất ntn?

A.0.6mW. B. 0.9mW. C. 1.85mW. D. 1.8mW

< câu này e muốn hỏi chủ yếu là cái giai đoạn biến đổi ct. >

2. Chọn câu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?
A. Có thể dùng dòng điện x/c để mạ điện
B.Giá trị trung bình cuả của cường độ dòng điện trong 1 chu kì bằng 0
C. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn có dòng điện xoay chiều chay qua trong một khoảng thời gian bất kỳ đều bằng 0
D. Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện x/c biến thiên điều hoà.

< câu này cô chữa rồi. n mà vẫn hiểu lơ ma lơ mơ. :(. Chính vì thế mà k thể nhớ và hiểu đc. lần sau gặp vẫn cứ sai :(( >

Câu 1: Mạch có điện trở -> dao động tắt dần vì năng lượng tiêu hao do toả nhiệt. Công suất cần cung cấp: [TEX]P=I^2R[/TEX]

[TEX]\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
[TEX]I=\omega Q=\omega CU=\frac{U_0}{\sqrt{2}}.\sqrt{\frac{C}{L}}[/TEX]
Vậy: [TEX]P=\frac{U_0^2 CR}{2L}=9.10^{-4} (W)=0,9 (mW)[/TEX]

Câu 2:
Anh sẽ giải thích từng câu một nhé :)

A. Sai: chỉ có dòng 1 chiều mới mạ điện được, bản chất của mạ điện chính là điện phân, giả sử mạ Cu vào cho Fe thì thanh Fe được nối với cực âm rồi nhúng vào dung dịch [TEX]CU^{2+}[/TEX] ở đây có phản ứng:
[TEX]Cu^{2+}+2e \rightarrow Cu[/TEX] [TEX]Cu[/TEX] này bám vào thanh Fe

Nếu điện xoay chiều nó sẽ đảo cực liên tục, ko biết cái nào âm, cái nào dương :)

B: Đúng: em nhìn cái hình sin ấy. Nửa chu kỳ đầu nó nằm ở nửa trên trục hoành, thì nửa chu kỳ sau nó ở nửa dưới. Vật cộng lại trong cả chu kỳ nó =0

C: Sai: điện lượng là lượng điện tích được luân chuyển qua dây dẫn, rõ ràng là ko thể bằng 0 được, nhưng nếu cộng tổng đại số giá trị của điện lượng lại thì bằng 0 vì nửa chu kỳ đầu nó chuyển n điện tích từ A-> B thì nửa chu kỳ sau nó lại vận chuyển n điện tích B->A

D: Sai nốt: Công suất toả nhiệt [TEX]P=I^2R=const[/TEX]-> ko thể "biến thiên" được :)
 
Y

yuyuvn

B2: Đạo hàm phương trình từ thông để lấy phương trình của suất điện động

[TEX] e=\phi\prime=-\omega NBS\sin(\omega t +\varphi)[/TEX]

Rồi thay t=5 vào tính e như bình thường.

P/s: a viết để dễ hiểu nên trông nó dài, chứ nếu quen rồi thì làm nhanh hơn, ko phải viết hết thế này, chỉ nháp những bước cần thiết, còn lại bấm máy hết

[TEX]e=-\phi\prime[/TEX] mới đúng chứ nhỉ :-?


4.Đặt vào đầu mạch 3 phần tử R=Zl=100 và Zc=200 một nguồn điện tổng hợp có biểu thức u= [TEX][100\sqrt{2}cos(100.\pi t +\frac{\pi}{4}) +100](V) [/TEX]tính công suất toả nhiệt trên điện trở

50W
200W
25W
150W

Bài này em nghĩ là nguồn điện này gồm dòng xoay chiều và dòng 1 chiều, nhưng do trong mạch có tụ điện nên dòng 1 chiều không đi qua được :-". Vì thế vứt phần đuôi 100V đi, ta tính được ra đáp án A.50W ~.~



1)Cho em hỏi nếu đề bài cho máy biến áp có 1 cuộn sơ cấp N vòng, nhưng đầu ra lại có 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn có điện trở R1, R2 và số vòng dây N1, N2 khác nhau. Người ta đặt vào đầu mạch sơ cấp 1 hiệu điện thế U.
Bây giờ muốn tính cường độ dòng điện I hiệu dụng thì tính thế nào ạ?


2)Giả thiết các electron quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim lọai khi được chiếu bức xạ thích hợp. Người ta cho các electron quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo electron sẽ tăng lên nếu:
A. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn; B. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn;
C. Tăng cường độ ánh sáng kích thích; D. Giảm cường độ ánh sáng kích thích;

Đáp án A. Bán kính lớn nhát của các quỹ đạo electron là gì ạ?

3)Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A. Chu kỳ tăng; biên độ giảm; B. Chu kỳ giảm biên đọ giảm; C. Chu kỳ giảm; biên độ tăng; D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng;

Đáp án C. Có phải là do g giảm khiến cho chu kỳ T tăng, còn biên độ tăng là do sau khi vật đi qua vị trí cân bằng, lực điện trường có tác dụng kéo vật quay lại vị trí cân bằng bị mất nên biên độ tăng không ạ?

4)Dưới tác dụng của bức xạ gamma, hạt nhân 12C6 có thể tách thành các hạt nhân 4He2 và sinh hoặc không sinh các hạt khác kèm theo. Biết khối lượng của các hạt là: mHe = 4,002604u; mC = 12u; Tần số tối thiểu của photon gamma để thực hiện được quá trình biến đổi này bằng:
A. 1,76.1021 Hz; B. 1,67.1021Hz; C. 1,76.1020Hz; D. 1,67.1020Hz

Đáp án A. Tần số tối thiểu tức là năng lượng thấp nhất, tức là chỉ phóng xạ ra 1 hạt alpha đúng k ạ? :-S
 
Last edited by a moderator:
I

invili

[TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2[/TEX]
anh có thể nói rõ hơn về cthức này dc k a. U la hiệu điện thế hiệu dụng vậy U1 là j ạ
 
R

rocky1208

[TEX]e=-\phi\prime[/TEX] mới đúng chứ nhỉ :-?

Uhm, đúng rồi. Dấu trừ nó thể hiện suất điện động sinh ra có chiều chống lại sự biến đổi của từ thông.
[TEX]e={-}\frac{d\phi}{dt}={\phi_{(t)}}\prime[/TEX]

Bài này em nghĩ là nguồn điện này gồm dòng xoay chiều và dòng 1 chiều, nhưng do trong mạch có tụ điện nên dòng 1 chiều không đi qua được :-". Vì thế vứt phần đuôi 100V đi, ta tính được ra đáp án A.50W ~.~

Suy luận của em cũng rất có lý. Tuy nhiên liệu việc tách riêng nó thành hai thành phần như vậy có đúng ko? Vì nó ko đơn thuần chỉ là sự cộng hợp riêng rẽ giữa một dòng xoay chiều và một dòng 1 chiều. Vấn đề này anh sẽ tìm hiểu thêm :)

1)Cho em hỏi nếu đề bài cho máy biến áp có 1 cuộn sơ cấp N vòng, nhưng đầu ra lại có 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn có điện trở R1, R2 và số vòng dây N1, N2 khác nhau. Người ta đặt vào đầu mạch sơ cấp 1 hiệu điện thế U.
Bây giờ muốn tính cường độ dòng điện I hiệu dụng thì tính thế nào ạ?

Bài này áp dụng Công suất của cuộn sơ cấp = tổng công suất các cuộn thứ cấp.
[TEX]UI=U_1I_1+U_2I_2[/TEX]

2)Giả thiết các electron quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim lọai khi được chiếu bức xạ thích hợp. Người ta cho các electron quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo electron sẽ tăng lên nếu:
A. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng nhỏ hơn; B. Sử dụng bức xạ kích thích có bước sóng lớn hơn;
C. Tăng cường độ ánh sáng kích thích; D. Giảm cường độ ánh sáng kích thích;

Đáp án A. Bán kính lớn nhát của các quỹ đạo electron là gì ạ?

Khi cho electron bay vào từ trường theo phương vuông góc với vector cảm ứng từ, nó sẽ chịu tác dụng của lực từ và chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính:

[TEX]R=\frac{mv}{eB}[/TEX]

3)Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A. Chu kỳ tăng; biên độ giảm; B. Chu kỳ giảm biên đọ giảm; C. Chu kỳ giảm; biên độ tăng; D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng;

Đáp án C. Có phải là do g giảm khiến cho chu kỳ T tăng, còn biên độ tăng là do sau khi vật đi qua vị trí cân bằng, lực điện trường có tác dụng kéo vật quay lại vị trí cân bằng bị mất nên biên độ tăng không ạ?

Ban đầu khi có điện trường.
[TEX]g\prime=g+\frac{qE}{m} \Rightarrow g\prime > g [/TEX]
[TEX]T=2\pi\frac{l}{g\prime}[/TEX]

Khi ngắt điện trường thi gia tốc trọng trường giảm về [TEX]g[/TEX] thay vì [TEX]g\prime[/TEX] nên chu kỳ tăng.

Nhớ lại công thức ko thời gian trong dao động điều hoà: [TEX]x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A^2[/TEX]. Tại VTCB [TEX]x=0[/TEX] nên [TEX]A=\frac{v}{\omega}[/TEX]
maf [TEX]\omega=\frac{g}{l}[/TEX] nên [TEX]\omega[/TEX] giảm -> A tăng.

4)Dưới tác dụng của bức xạ gamma, hạt nhân 12C6 có thể tách thành các hạt nhân 4He2 và sinh hoặc không sinh các hạt khác kèm theo. Biết khối lượng của các hạt là: mHe = 4,002604u; mC = 12u; Tần số tối thiểu của photon gamma để thực hiện được quá trình biến đổi này bằng:
A. 1,76.1021 Hz; B. 1,67.1021Hz; C. 1,76.1020Hz; D. 1,67.1020Hz

Đáp án A. Tần số tối thiểu tức là năng lượng thấp nhất, tức là chỉ phóng xạ ra 1 hạt alpha đúng k ạ? :-S


Theo anh, câu này ko thể kết luận được :|
Xét TH sinh ra cả 3 hạt là [TEX]\alpha[/TEX]: Phản ứng thu năng lượng ứng với độ hụt khối [TEX]\Delta m=3m_{He}-m_C[/TEX]

Xét TH khác nó sinh ra một hoặc hai hạt [tex]\alpha[/tex] kèm theo vài hạt cơ bản khác như proton, nơtron chúng ta hoàn toàn ko biết độ hụt khối là bao nhiêu. Vì vậy năng lượng (hay tần số) của chùm gamma là ko thể so sánh được.
 
R

rocky1208

[TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2[/TEX]
anh có thể nói rõ hơn về cthức này dc k a. U la hiệu điện thế hiệu dụng vậy U1 là j ạ

Nếu một hiệu điện thế cho bởi phương trình không bình thường như sau:
[TEX]u=U_0\cos(\omega t+\varphi)+U_1[/TEX]
thì hiệu điện thế hiệu dụng được tính bởi: [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2[/TEX]

[TEX]U_1[/TEX] chính là cái phần ko bình thường đó ;)
 
D

ducthinh93

A ơi giúp e bài này với ạ:

Cho mạch điện xoay chiều có pt của cường độ dòng điện: i = Iocos(120pit-pi/3).Thời điểm thứ 2009 i bằng I hiệu dụng là bao nhiêu?

Câu này nữa ạ:

Dòng điện 3 pha mắc hình sao có tải đối xứng gồm các bóng đèn. Nếu đứt dây trung hoà thì các đèn:
A. Không sáng B. Có độ sáng giảm
C. Có độ sáng tăng D. Có độ sáng không đổi
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

A ơi giúp e bài này với ạ:

Cho mạch điện xoay chiều có pt của cường độ dòng điện: i = Iocos(120pit-pi/3).Thời điểm thứ 2009 i bằng I hiệu dụng là bao nhiêu?

Câu này nữa ạ:

Dòng điện 3 pha mắc hình sao có tải đối xứng gồm các bóng đèn. Nếu đứt dây trung hoà thì các đèn:
A. Không sáng B. Có độ sáng giảm
C. Có độ sáng tăng D. Có độ sáng không đổi

Câu 1:
[TEX]T=\frac{1}{60} (s)[/TEX]
Nếu ko xét dấu âm dương thì trong 1 chu kỳ sẽ có 4 lần i đạt độ lớn bằng I hiệu dụng ([TEX]=\frac{I_0}{\sqrt{2}}[/TEX]

Ta có : [TEX]2009=502.4+1[/TEX]
Sau 502 chu kỳ ([TEX]\frac{502}{60}(s)[/TEX]) thì trạng thái dao động lại trở về như t=0, và vật thực hiện nốt 1 lần để đạt i bằng I hiệu dụng.

Dùng đường tròn nhận thấy góc quét được là [TEX]\frac{\pi}{12} (rad)[/TEX]. Vậy [TEX]\omega\Delta t=\frac{\pi}{12}=\frac{}{1440}(s)[/TEX]

28.png

Vậy tổng cộng cần [TEX]\frac{502}{60}+\frac{1}{1440}=8,367(s)[/TEX]

Câu 2:

D. Có độ sáng không đổi
Tải đối xứng nên ko có dòng qua dây trung hoà ([TEX]i_{th}=0[/TEX]). Vì vậy nó có đứt hay ko cũng ko ảnh hưởng gì hết :)
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Mã:
Vậy tổng cộng cần [TEX]\frac{502}{60}+\frac{7}{120}=8,425(s)[/TEX]
Câu này không biết anh nhầm hay em nhầm nữa!!!,nhưng sao em tính ra được có 8,367s nhỉ!!:D.
 
R

rocky1208

Mã:
Vậy tổng cộng cần [TEX]\frac{502}{60}+\frac{7}{120}=8,425(s)[/TEX]
Câu này không biết anh nhầm hay em nhầm nữa!!!,nhưng sao em tính ra được có 8,367s nhỉ!!:D.
Ok, em làm đúng rồi :) Sau 502 chu kỳ thì nó có pha là [TEX]{-}\frac{\pi}{3}[/TEX]. Vì vậy chỉ cần quay thêm [TEX]\frac{\pi}{12}[/TEX] nữa (theo chiều dương) là đến vị trí có pha [TEX]{-}\frac{\pi}{4}[/TEX].

Vậy cần [TEX]\frac{502}{60}+\frac{1}{1440}=8,367 (s)[/TEX]
 
D

duyvu09

Ok, em làm đúng rồi :) Sau 502 chu kỳ thì nó có pha là [TEX]{-}\frac{\pi}{3}[/TEX]. Vì vậy chỉ cần quay thêm [TEX]\frac{\pi}{12}[/TEX] nữa (theo chiều dương) là đến vị trí có pha [TEX]{-}\frac{\pi}{4}[/TEX].

Vậy cần [TEX]\frac{502}{60}+\frac{1}{1440}=8,367 (s)[/TEX]
Dạ cảm ơn anh.
Nhưng sao cái này anh hay dùng đương tròn lượng lượng giác nhỉ.
Em toàn dùng trục và các giá trị đặc biệt như: từ 0-A/2 là T/12 từ A/2-A là T/6.Em thấy rất nhanh:D.(nhưng mà vô thi áp lực cũng dễ quên và nhầm!).
Ví dụ bài trên em làm thế này :
+Lúc t=0 vật ở vị trí A/2
+Lúc có giá trị hữu dụng vật ở A/căn2
Vì đi theo chiều dương nên ta có time vật đi từ A/2 đến Ăcn22 là T/6-T/8=T/24.
Vậy tổng time là 502/60+1/24.60=8,367.
Em chỉ đóng góp cách làm khác xem có dễ hơn hay không thôi ạ!:D.
(Nhưng công nhân cách này chỉ áp dụng được cho các giá trị đặc biết chứ còn không phải thì phải áp dụng cách của anh mới ra được;))).
 
A

ari_10

MỘt sóng dừng trên sợi dâu có dạng : y= asin(bx)cos([TEX]\omega[/TEX]t), trong đó y là li độ dao động của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O một khoảng x, x được đo bằng mét, t đo bằng giây. Cho biết bước sóng là [TEX]\lambda[/TEX] = 50cm. Biên độ dao động của của một phần tử cách một bụng sóng
[tex]\frac{1}{\frac{24}}[/tex]m là [TEX]\sqrt{3}[/TEX]mm, Các giá trị a, b là?
 
D

ducthinh93

2.Một con lăc slof xo thẳng đứng gồm khối lượng m=100g và lò xo có độ cứng k=100N/m .Kéo vật m xuống đên svij trí xo dãn 3 cm rồi thả nhẹ cho dao động.Thời gian từ lúc thả đến lúc nó đi qua VT lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là

  • 1/15s
  • 1/5
  • 2/15
  • 1/10



[TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{1000}[/TEX]
[TEX]T\approx 0,2 (s)[/TEX]
[TEX]A=3 (cm)[/TEX]
Tại VTCB lúc đầu [TEX]k\Delta l=mg\Rightarrow\Delta l=0,01 (m)=1 (cm)[/TEX]
Vậy [TEX]A>\Delta l[/TEX] nên [TEX]F_{min}=0[/TEX] khi qua vị trí lò xo ko nén giãn tức [TEX]x=-1 (cm)[/TEX] (nếu a giả sử chiều + hướng xuống)

Vậy chính là tìm khoảng thời gian vật chạy từ x=3 (cm) đến x=-1 (cm). Như hình vẽ.

Đoạn ON đi mất [TEX]\frac{T}{4}[/TEX], tính thời gian [TEX]\Delta t[/TEX]trên đoạn OM theo đường tròn, chắc em biết cách tính rồi: [TEX]\alpha=\omega \Delta t[/TEX] (nhưng không được đẹp vì [TEX]sin\alpha=\frac{1}{3}[/TEX]

Tính ra được [TEX]\Delta t\approx 0,01 (s)[/TEX]

Vậy cần 0,06 (s). Lại phải xem lại đáp án rồi :)


A ơi kéo vật xuống vị trí lò xo dãn 3cm thì A + delta(l) = 3cm nên A = 2cm thôi ạ. Bài này ra 1/15(s) :D
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Ờ đúng đấy bài này ra 1/15s.
Mình cũng tính ra như vậy.
Vật đi từ vị trí biên A lên đến vị trị -Al vậy tổng time là =T/4+T/12=T/3=1/15s.
 
Top Bottom