[ ngữ văn 6 ] Ẩn dụ

T

tanpopo_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

. :D:)>-
I. Ghi nhớ: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác khi giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: 1.Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một....
( " Đêm nay Bác không ngủ " - Minh Huệ )
-> Người Cha, Bác => Hồ Chí Minh.

2.Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
( " Đêm Côn Sơn" - Trần Đăng Khoa )
-> rơi rất nhẹ -> rơi rất mỏng ( chuyển đổi cảm giác từ thính giác qua thị giác )

II. Tại sao gọi ẩn dụ là ví ngầm?
Ví là ví von, so sánh. Ví ngầm là cách so sánh, hoặc không dùng từ so sánh (như, tựa, là,..), hoặc không cho xuất hiện sự vật được đưa ra so sánh.
Ví dụ :
+ Mặt tươi như hoa, da trắng mịn như phấn (so sánh)
+ Mặt hoa, da phấn (ẩn dụ)
III. Các kiểu ẩn dụ:
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là :
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài ra còn ẩn dụ hình tượng :
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy thẹn.
( "Thuật hứng" 24 - Nguyễn Trãi)
Khothuyền là hai ẩn dụ nói về tâm hồn của Nguyễn Trãi. Phong nguyệt ( gió trăng), yên hà (khói ráng) là những vẻ đẹp cuae thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã sử dụng ẩn dụ để tự hào biểu lộ tâm hồn trong sáng, thanh cao, giàu tình yêu thiên nhiên của mình khi trở về Côn Sơn.
IV: Giá trị và ý nghĩa:
Lúc nói và viết, nghệ thuật sử dụng ẩn dụ không chỉ làm cho cách diễn đạt giàu hình tượng và biểu cảm mà còn làm cho ngôn ngữ hàm súc hơn, tinh tế hơn, tinh luyện hơn.
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...
( " Viếng lăng Bác" - Viễn Phương)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: ngoclinh1122
H

hanzenda

Có bạn nào có bài tập dạng này (kèm đáp án) thì post lên cho bà con luyện với. Tớ cũng mơ hồ dạng này lắm!
 
T

thuyhoa17

Có bạn nào có bài tập dạng này (kèm đáp án) thì post lên cho bà con luyện với. Tớ cũng mơ hồ dạng này lắm!
Bài tập cho em nhé, làm thử rồi chị sẽ sửa. :)

Tìm biện pháp ấn dụ trong những đoạn văn sau:

a, Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

b, Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.

c, Đứng mũi chịu sào.
 
H

hanzenda

Thx chị Thiên sứ, em làm rồi chị chữa cho em nhé! :)
Tìm biện pháp ấn dụ trong những đoạn văn sau:

a, Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu "người cha mái tóc bạc". Vế A là Bác Hồ được ẩn đi để so sánh với Người cha là vế B.

b, Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
đoạn thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ"Là một lời tỏ tình "
c, Đứng mũi chịu sào.
Cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ" Nói về người đứng đầu"
Chị ơi, còn bài tập nào về ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh thì chị post lên luôn cho e luyện với nhé! e sắp thi rồi mà môn TV e thấy khó và e kém lắm. E cảm ơn chị
 
T

thuyhoa17

Thx chị Thiên sứ, em làm rồi chị chữa cho em nhé! :)
Tìm biện pháp ấn dụ trong những đoạn văn sau:

a, Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu "người cha mái tóc bạc". Vế A là Bác Hồ được ẩn đi để so sánh với Người cha là vế B.

b, Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
đoạn thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ"Là một lời tỏ tình "
c, Đứng mũi chịu sào.
Cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ" Nói về người đứng đầu"
Chị ơi, còn bài tập nào về ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh thì chị post lên luôn cho e luyện với nhé! e sắp thi rồi mà môn TV e thấy khó và e kém lắm. E cảm ơn chị
Em làm đúng rồi, nhưng ở câu b, em nên nếu rõ hơn 1 tí nữa.

b, Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.

Ẩn dụ hình ảnh mận, đào, và vườn hồng => như 1 lời tỏ tình 1 cách kín đáo của chàng trai với cô gái.
+ Mận: chàng trai
+ Đào: cô gái.
+ Vườn hồng: trái tim / tình cảm của cô gái.

Trong bài kiểm tra, em cũng nên nói rõ hơn thì sẽ đạt điểm cao hơn. :)
 
T

thuyhoa17

Bài tập vận dụng: Ẩn dụ, Hoán dụ, So sánh.

(mượn tạm cái pic này luôn ^^)

Xác định ẩn dụ, hoán dụ và so sánh trong những câu sau (nếu nêu đc tác dụng nữa thì tốt).

a, Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)

b, Lạ gì bỉ sắc tư phong.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)

c, Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ngừoi chín nhớ mười mong một người.
(Nguyễn Bính)

d, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức ngừoi sỏi đá cũg thành cơm

* Chú ý ở câu d em nhé ^^

e, Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
(Ngô Văn Phú)


 
H

hanzenda

Bài tập vận dụng: Ẩn dụ, Hoán dụ, So sánh.
(mượn tạm cái pic này luôn ^^)
Xác định ẩn dụ, hoán dụ và so sánh trong những câu sau (nếu nêu đc tác dụng nữa thì tốt).
a, Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Câu ca dao này sử dụng phép tu từ là ẩn dụ.
+Ẩn dụ
Thuyền: người con trai
Bến: người con gái
- Lòng mong đợi, nhớ thương và lời hứa hẹn thủy chung của hai người yêu nhau.
Chị ơi câu này có sử dụng phép nhân hóa không ạ?
b, Lạ gì bỉ sắc tư phong.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)
Câu này em không hiểu và không biết làm ạ.
c, Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ngừoi chín nhớ mười mong một người.
(Nguyễn Bính)
Câu này sử dụng phép ẩn dụ
Thôn Đoài: người con trai
Thôn Đông: người con gái
- Lòng mong đợi, tình yêu của ng con trai dành cho ng con gái
d, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức ngừoi sỏi đá cũg thành cơm
* Chú ý ở câu d em nhé ^^
Sử dụng phép hoán dụ
Bàn tay: công sức của con người
Cho ta liên tưởng tới việc chăm chỉ, cần cù của con người sẽ có kết quả tốt.
e, Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
(Ngô Văn Phú)
Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh
Mây – bông
Chị sửa bài hộ em nhé. Em cảm ơn chị ạ.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

@ hanzenda:

- Câu a đó chỉ ẩn dụ thôi em ạ, ko có nhân hóa, em làm đúng rồi.

- Câu b:
Lạ gì bỉ sắc tư phong.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)
Chị quên mất là em chưa học truyện Kiều, nhưng cũng có thể nói trước cho em biết luôn nhé ^^
Ẩn dụ ở "má hồng" chỉ người phụ nữ.

- Câu c là hoán dụ em ạ ^^

- Câu d, trong câu đó có cả ẩn dụ và hoán dụ.
Hoán dụ thì đúng như em nói.
Còn ẩn dụ ở "sỏi đá" và "cơm"
Sỏi đá: sự khó khăn vất vả.
Cơm: sự thánh công và đầy đủ.
=> Làm việc cần cù thì cũng sẽ có 1 ngày có được vinh quang như mong muốn.

Câu e thì đúng rồi.
 
H

hanzenda

Chị ơi chị còn bài tập nào nữa không hả chị? Em muốn luyện thêm các dạng bài tập phần Tiếng Việt chị ạ. À, chị ơi nhờ có mấy bài của chị mà em đạt được điểm 8 phần TV rồi đó. Đúng câu a chị sửa cho em lun. :) Nhưng em vẫn còn kém lắm, chị giúp em nha! Em yếu cả tập làm văn lẫn tiếng Việt. Thx chị nhiều lắm! :)
 
T

thuyhoa17

Chị ơi chị còn bài tập nào nữa không hả chị? Em muốn luyện thêm các dạng bài tập phần Tiếng Việt chị ạ. À, chị ơi nhờ có mấy bài của chị mà em đạt được điểm 8 phần TV rồi đó. Đúng câu a chị sửa cho em lun. :) Nhưng em vẫn còn kém lắm, chị giúp em nha! Em yếu cả tập làm văn lẫn tiếng Việt. Thx chị nhiều lắm! :)
Em muốn làm bài tập phần Tiếng Việt nào thì cứ nói ra ở đây, chị sẽ cố gắng đưa bài tập để em cùng các bạn làm :) Tại vì phần Tiếng Việt trong chương tình Ngữ văn 6 cũng khá nhiều nội dung, em cứ đề xuất phần em muốn làm đi :)

Còn phần TLV ở Văn 6, chủ yếu là tự sự và Miêu tả, kết hợp biểu cảm. Em có thể tham khảo các đề bài ở phần Làm văn.
 
H

hanzenda

Hi chị Thiên Sứ, em vẫn yếu phần ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa ạ. Còn các phần khác nữa thì e chưa học đến nên em sẽ hỏi chị và các bạn sau ạ. Em sẽ cố gắng làm bài tập đầy đủ vì em cũng không có thời gian lên mạng nhiều lắm. Huhu.. em bị mẹ kiểm soát việc online, suốt ngày bắt học, học, học. Em cảm ơn chị và các bạn. :)
 
T

thuyhoa17

Hi chị Thiên Sứ, em vẫn yếu phần ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa ạ. Còn các phần khác nữa thì e chưa học đến nên em sẽ hỏi chị và các bạn sau ạ. Em sẽ cố gắng làm bài tập đầy đủ vì em cũng không có thời gian lên mạng nhiều lắm. Huhu.. em bị mẹ kiểm soát việc online, suốt ngày bắt học, học, học. Em cảm ơn chị và các bạn. :)
1, xác định nghệ thuật ẩn dụ trong những câu sau:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà Cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mỏ đi rao"


2, Xác định nghệ thuật hoán dụ:
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình
(Tố Hữu)


3, Xác định phép tu từ nhân hóa trong câu dứoi:
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.
( Ca dao)
 
H

hanzenda

Hi chị,
1, xác định nghệ thuật ẩn dụ trong những câu sau:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà Cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mỏ đi rao"
Bài ca dao đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. Tác giả đã mượn hình ảnh con cò để nói nói về những thân phận thấp hèn của người dân lao động. Tầng lớp thấp cổ bé họng nhất trong xã hội xưa. Mượn cái chết của con cò để phê phán, mỉa mai tầng lớp thống trị cao hơn người dân lao động đồng thời phê phán hủ tục ma chay cũ.

2, Xác định nghệ thuật hoán dụ:
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình
(Tố Hữu)
Nghệ thuật hoán dụ ở đây là để cho người đọc liên tưởng tới sức lao động của con người trong công cuộc dựng xây đất nước.

3, Xác định phép tu từ nhân hóa trong câu dứoi:
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.
( Ca dao)
Phép nhân hóa ở đây đó chính là già và bạc đầu.
Em làm thế có đúng không ạ? Em cảm ơn chị. :)
 
T

thuyhoa17

1, xác định nghệ thuật ẩn dụ trong những câu sau:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà Cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mỏ đi rao"
Bài ca dao đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. Tác giả đã mượn hình ảnh con cò để nói nói về những thân phận thấp hèn của người dân lao động. Tầng lớp thấp cổ bé họng nhất trong xã hội xưa. Mượn cái chết của con cò để phê phán, mỉa mai tầng lớp thống trị cao hơn người dân lao động đồng thời phê phán hủ tục ma chay cũ.

\Rightarrow Câu này ngoài những điều em nói thì còn ẩn dụ ở:
- Con cò, cò con: chỉ người nông dân.
- Cà cuống: mấy ông quan to
- Chim ri: lính
- Chào mào: cai lệ.
- Chim chính: thằng mõ.
^^

2, Xác định nghệ thuật hoán dụ:
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình
(Tố Hữu)
Nghệ thuật hoán dụ ở đây là để cho người đọc liên tưởng tới sức lao động của con người trong công cuộc dựng xây đất nước.

\Rightarrow Em nên xác định rõ là hoán dụ ở đâu, cái này hoán dụ ở tay búa, tay cày, tay gươm, tay bút là để chỉ người thợ, người nông dân, người lính, và trí thức. --> mọi tầng lớp trong xã hội đều cùng nhau góp sưúc xây dựng đất nước.

3, Xác định phép tu từ nhân hóa trong câu dứoi:
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.
( Ca dao)
Phép nhân hóa ở đây đó chính là già và bạc đầu.

\Rightarrow Câu này đúng rồi :)
 
I

izamaek

Chị thiensubinhminh có thể cho em thêm vào bài đc ko, em yếu phần tu từ nhất
 
T

thuyhoa17

Chị thiensubinhminh có thể cho em thêm vào bài đc ko, em yếu phần tu từ nhất

Bài tập: Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Câu 1:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
(Ca dao)

Câu 2:
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu"
(Nguyễn Trãi)

Câu 3:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
("Thương vợ" - Tú Xương)

Câu 4:
"Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".
(Truyện Kiều)

Câu 5:
"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân".
(Ca dao)

Gợi ý câu 3, câu 4:
- Câu 3: đó là 2 câu thơ trong bài "Thương vợ" , đoạn này nói về sự vất vả của người vợ trên con đường kiếm ăn nuôi chồng con thông qua sự cảm nhận của nhà thơ.
- Câu 4: Là 2 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tả Từ Hải - một nhân vật anh hùng trong truyện.

p/s: Vì 2 câu đó cõ lẽ mấy em chưa học nên chưa thể hiểu đc ý nghĩa của nó, cũng như biện pháp tu từ tỏng đó. Nên chị gợi ý thêm để mấy em có thể tìm được biện pháp tu từ và tá dụng.

Các em làm thử rồi chị sẽ sửa :)
 
I

izamaek

Bài tập: Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Câu 1:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
(Ca dao)

Câu 2:
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu"
(Nguyễn Trãi)

Câu 3:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
("Thương vợ" - Tú Xương)

Câu 4:
"Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".
(Truyện Kiều)

Câu 5:
"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân".
(Ca dao)

Gợi ý câu 3, câu 4:
- Câu 3: đó là 2 câu thơ trong bài "Thương vợ" , đoạn này nói về sự vất vả của người vợ trên con đường kiếm ăn nuôi chồng con thông qua sự cảm nhận của nhà thơ.
- Câu 4: Là 2 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tả Từ Hải - một nhân vật anh hùng trong truyện.

p/s: Vì 2 câu đó cõ lẽ mấy em chưa học nên chưa thể hiểu đc ý nghĩa của nó, cũng như biện pháp tu từ tỏng đó. Nên chị gợi ý thêm để mấy em có thể tìm được biện pháp tu từ và tá dụng.

Các em làm thử rồi chị sẽ sửa :)
Câu 1:
Biện pháp đc dùng là biện pháp so sánh và ẩn dụ
So sánh:
Công cha( vế A) như núi Thái Sơn ( vế B)
Nghĩa mẹ ( vế A) như nước trong nguồn chảy ra (vế B)
Có tác dụng làm ta8ng sức gợi cảm ( ko biết có gơi hình ko :-?)
Ẩn dụ:
Cho tròn chữ hiếu có nghĩa là và tròn bổ phận của người con
Có tác dụng gợi cảm, hàm xúc ( vả cũng ko biết có gợi hình hay ko :)))
Câu 2:
Biện pháp đc dùng là so sánh:
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm ( vế A) ( Vế B)
Nhân tài như lá mùa thu"( Vế A) ( Vế B)
Cái nào cũng có tác dụng gợi hình gợi cảm
Theo em nghĩa còn có phép hoán dụ ở " lá mùa thu" và " sao buổi sớm"
Câu 3:Chắc là biện pháp hoán dụ:
Thân cò chỉ người vợ gầy gòm
Câu 4:
"Râu hùm hàm én mày ngài
BIện pháp hoán dụ:
Râu hùm, hàm én ,mày ngài đều chỉ Từ Hải
Câu 5:
Phép so sánh:
Thân em như giếng giữa đồng
Phép ẩn dụ ???
Người khôn: người chung thủy
Người phàm: người không chung thủy

Khó thật, như vậy chắc kiểm tra của em điểm không cao :((
 
I

izamaek

Tiện thể, chị giải nghĩa các kiểu ẩn dụ giúp khó hiểu quá ( nhớ cho ví dụ nha) :)
 
T

thuyhoa17

Đáp án:

Bài tập: Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Câu 1:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
(Ca dao)

\Rightarrow So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn.
Tác dụng: làm nổi bật ý nghĩa của công cha và nghĩa mẹ: to lớn và cao cả vô cùng, ko thể nào kể đếm được.

Câu 2:
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu"
(Nguyễn Trãi)

\Rightarrow So sánh: tuấn kiệt - sao buổi sáng, nhân tài - lá mùa thu.
Tác dụng: làm nổi bật ý nghĩa mà tác giải muốn nói: nhân tài trong thời buổi mà rất hiếm và khó khắn để tìm được.

Câu 3:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
("Thương vợ" - Tú Xương)

\Rightarrow Ẩn dụ: thân cò - người vợ.
Tác dụng: diễn đạt một tình thương với người vợ vất vả ngày đêm 1 cách kím đáo, dù kín đáo nhưng vẫn rất sâu sắc.

Câu 4:
"Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".
(Truyện Kiều)

\Rightarrow Nhân hóa: râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng thân mừoi thước cao.
Tác dụng: nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Từ Hải, có chí khí và có thể giúp đỡ Thúy Kiều vượt qua những khó khăn sau này.

Câu 5:
"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân".
(Ca dao)

\Rightarrow So sánh: thân em - giếng giữa đàng.
Tác dụng: làm nổi bật ý nghĩa của nội dung câu ca dao: người con gái xưa như giếng giưuã đàng, bơ vơ, trơ trọi và phụ thuộc vào người khác.

@ izamaek: Đó là đáp án, em có thể đối chiếu với bài của mình, và lúc trước chị cũng như em, nghĩ rằng 1 câu sẽ có rất nhiều biện pháp tu từ như thế, vì thấy biện pháp nào nó cũng đúng, nhưng mình chỉ nên tìm cái đúng nhất thôi em ạ, Vì những khi tìm thêm những biện pháp khác thì nó thường là sai ^^

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom