Sử 11 Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2

H

hg201td

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình vừa search google thấy cái này..Mình đang cần nó có lẽ post lên giúp mọi ng học 11 tốt hơn..mình thích chiến tranh thế giới thứ 2..Dù Đức thất bại nhưng mình vẫn phục Hít le đấy..ông ta đỉnh thật

Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939 khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, rạng sáng ngày 22-6-l941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Theo kế hoạch “Bacbarôt”, phát xít Đức hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Liên Xô và “bắt thế giới đầu hàng”.

Ý thức được điều đó, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. Sự thật lịch sử đã chứng minh: quân đội và nhân dân Liên Xô là người đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

1) Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chiến sự diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi, mặt trận Xô - Đức, mặt trận Thái Bình Dương... Nhìn chung, mặt trận nào cũng gay go, phức tạp và kèm theo những tổn thất vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, nếu xét về trọng tâm chiến lược của quân đội phát xít, về cường độ chiến tranh và tác dụng quyết định của các chiến dịch đối với kết quả cuối cùng của toàn bộ cuộc chiến tranh thì mặt trận Xô - Đức được xếp ở vị trí đầu tiên.

Mặt trận Xô - Đức chính thức mở màn ngày 22-6-1941. Vào thời điểm đó tổng số quân của lực lượng vũ trang Đức là 8,5 triệu người và được biên chế thành 214 sư đoàn, trong đó 190 sư đoàn được phái sang mặt trận Xô – Đức (5,5 triệu quân). Tiềm lực quân sự của phát xít Đức cũng tăng lên nhanh chóng. Đến giữa năm 1941 Đức tập trung tại mặt trận phía Đông 10.000 máy bay và gần 6.000 xe tăng.

Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phát xít đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn về người và vật chất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai lên tới gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 10 triệu người.

Một khối lượng khổng lồ vũ khí, quân trang, quân dụng bị phá hủy hoặc bị tịch thu: 48.000 xe tăng, 77.000 máy bay và hàng triệu vũ khí các loại. Thắng lợi của Liên Xô trên mặt trận Xô - Đức mang tính quyết định đến toàn bộ kết quả của chiến tranh, đánh gục hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức, tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

2) Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít

Trong những trận giáp chiến liên tục kéo dài 5 tháng rưỡi vào mùa hè và thu năm 1941, Hồng quân Liên Xô đã làm thất bại kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức và buộc chúng chuyển sang thế phòng thủ với những tổn thất lớn lao: gần 403.000 quân bị giết, bị thương và bị bắt làm tù binh.

Trận đánh ở cửa ngõ Mátxcơva mùa đông 1941 - 1942 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 30-9-1941 phát xít Đức huy động một lực lượng đông đảo gồm 1,8 triệu quân, 1.700 xe tăng, 14.000 đại bác và súng cối, gần 1.000 máy bay chiến đấu đánh vào Mátxcơva.

Mọi tầng lớp dân chúng Mátxcơva cùng nhất loạt đứng lên đánh trả quân xâm lược. Tổn thất của phát xít Đức lên tới gần 400.000 người. Chiến thắng ở Mátxcơva làm thay đổi cán cân lực lượng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai theo hướng có lợi cho các lực lượng Đồng minh chống phát xít và làm cho uy tín của Liên Xô được tăng cao.

Từ giữa năm 1942 đến đầu 1943 những trận đánh ác liệt kéo dài 6 tháng ở Xtalingrát đã làm cho phát xít Đức trở nên khốn quẫn hơn. Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 1/4 tổng số quân địch trên toàn bộ mặt trận Xô - Đức lúc đó: 22 sư đoàn tinh nhuệ bị xóa sổ, 1.700.000 tên địch bị tiêu diệt, 300.000 binh lính và sĩ quan bị bắt làm tù binh. 24.000 khẩu đại bác, 3.500 xe tăng và 4.300 máy bay Đức bị tiêu diệt. Chiến dịch Xtalingrát đánh dấu bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô cũng như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mùa hè năm 1943 diễn ra trận đánh lớn ở vòng cung Cuốcxcơ. Tại đây, hai bên tập trung tới 4 triệu quân, 69.000 đại bác và súng cối, 13.000 xe tăng, 11.000 máy bay. Sau 50 ngày đêm chiến đấu, quân đội Liên Xô đã đập tan cuộc tấn công chiến lược của địch, tiêu diệt nửa triệu quân, 3.000 máy bay, 1.500 xe tăng cùng nhiều vũ khí khác.

Sau chiến dịch Cuốcxcơ, quân đội Liên Xô chuyển sang phản công, giải phóng hoàn toàn đất nước Xô viết, tiến tới biên giới phía Tây. Mãi đến ngày 6-6-1944 khi quân đội phát xít Đức bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ Liên Xô và Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch giải phóng lãnh thổ các nước Đông Âu, truy quét phát xít Đức đến tận sào huyệt của chúng thì liên quân Anh - Mỹ mới vội vàng mở “Mặt trận thứ hai” (chiến dịch Ôvéclô) do tướng Đ.Aixenhao chỉ huy, chia sẻ gánh nặng chiến tranh với Liên Xô. Đây là cuộc đổ bộ lớn nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, gồm khoảng 1,5 triệu người để chiến đấu với 560.000 quân phát xít Đức. Trong khi đó, tại mặt trận phía Đông, Liên Xô đã phải huy động tới 4,5 triệu người để chống lại 5,5 triệu quân phát xít Đức.

Cuộc đổ bộ vào Noócmăngđi và các cuộc tiến công sau đó của quân đội Anh - Mỹ vào Pháp và Bỉ cũng là chiến dịch có ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược. Nhưng không thể đánh giá quá cao vai trò của chiến dịch Ôvéclô và ảnh hưởng của nó đối với diễn biến sau này, cũng như đối với việc kết thúc của thế chiến thứ hai được. Điều kiện cần thiết chủ yếu cho thắng lợi của chiến dịch này là phát xít Đức đã mất khả năng chi viện cho chiến trường Tây Âu.

Chúng đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía Đông với quân đội Liên Xô. Chính Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng: “Chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”.

Một số khác không phủ nhận thắng lợi của Liên Xô nhưng lại coi thắng lợi đó là kết quả của những sai lầm về kế hoạch tác chiến của Hítle, hoặc nhờ có viện trợ vũ khí, lương thực... của Anh, Mỹ cho Liên Xô. Thực ra số hàng viện trợ của Anh - Mỹ lúc đó là rất cần thiết và quí giá trong khi Liên Xô gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Song số vũ khí viện trợ đó chỉ chiếm 4% lượng vũ khí do Liên Xô sản xuất, bao gồm: 9.600 khẩu đại bác (2%), 18.700 máy bay (12%), 10.800 xe tăng (l0,4%), 400.000 ô tô, một số đầu máy xe lửa, nhiên liệu, khí tài thông tin, thuốc men, lương thực...

Số viện trợ này rất ít ỏi so với sự đóng góp của Liên Xô nhằm giảm bớt sự hy sinh, mất mát của các nước Đồng minh trong chiến tranh và điều quan trọng là Hồng quân đã chặn đứng quân đội phát xít Đức và bắt đầu tổng phản công từ cuối năm 1941, trước khi Liên Xô nhận được những chuyến hàng viện trợ từ Mỹ, Canada và Anh vào giai đoạn 1943-l945, khi nền công nghiệp của Liên Xô đã sản xuất được nhiều hơn của Đức.

Việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử. Không thể phủ nhận một sự thật là Quân đội Liên Xô đã giữ vai trò chủ lực, là lực lượng quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu.

Tuy dân khối A nhưng k nên bỏ Sử..Phải quý môn này mới đc..:)>-:)>-
 
K

kenshim001

Liên Xô Không Tốt Đẹp Vậy

Thực ra thì Liên Xô đã muốn chiếm cả Đông Âu cùng với Đức:)|:)|:
"Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này.
Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui."
Đúng là Liên Xô đã thắng Đức nhưng thậm chí người Nga còn chết nhiều hơn người Đưc ( Liên Xô chết 20M người trong khi Đức chỉ chết 9.7tr người ):eek::eek:. Không chỉ người Đức ngược đãi tù binh mà Nga cũng vậy :)>-:)>-:)>-:)>- .
Bạn không nên nhìn đời đơn giản như vậy. Cái gì cũng có mục đích của nó :rolleyes::rolleyes::rolleyes:.

Vẫn là Thắng làm vua Thua làm giặc mà Thôi.
 
P

phamminhkhoi

Bạn đưa nguồn tư liệu vào nhé. Những tư liệu bạn copy là lấy nguồn từ wikipedia những tư liệu trên wikipedia chưa bao giờ được đảm bảo độ chính xác :)| (các bài luận tốt nghiệp của nước ngoài không cho lấy nguồn từ đấy).

Việc Liên Xô có xâm lược Phần Lan và ba nước Ban tích hay không thực chất phụ thuộc vào nhãn quan chính trị (về phía Liên Xô cho rằng đấy là một phần của cách mạng vô sản và nó phù hợp với chủ nghĩa Marx- Lennine. Trong các học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đều có đề cập tới mâu thuẫn cơ bản và bao trùm xã hội loài người là "mâu thuẫn giai cấp" chứ không phải "mâu thuẫn dân tộc" và khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại" ! Đứng từ phía này mà nhìn nhận thì nói Liên Xô xâm lược Phần Lan (hiểu theo mâu thuẫn dân tộc) là sai, mà là một phần của cách mạng vô sản thế giới(trừ khi bạn bác bỏ được chủ nghĩa Marx)

Còn việc Liên Xô ngược đãi tù nhân thì mình không tìm ra nguồn tư liệu nào khách quan cả :)


Không nên xét lịch sử hời hợt và một chiều như vậy bạn nhé :)
 
Last edited by a moderator:
K

kienke716

Thực ra thì Liên Xô đã muốn chiếm cả Đông Âu cùng với Đức:)|:)|:
"Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này.
Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui."
Đúng là Liên Xô đã thắng Đức nhưng thậm chí người Nga còn chết nhiều hơn người Đưc ( Liên Xô chết 20M người trong khi Đức chỉ chết 9.7tr người ):eek::eek:. Không chỉ người Đức ngược đãi tù binh mà Nga cũng vậy :)>-:)>-:)>-:)>- .
Bạn không nên nhìn đời đơn giản như vậy. Cái gì cũng có mục đích của nó :rolleyes::rolleyes::rolleyes:.

Vẫn là Thắng làm vua Thua làm giặc mà Thôi.


bạn nên phân tích sâu hơn vào "thế" của liên xô lúc đó bạn sẽ nhận ra liên xô không còn con đường nào khác.....dưới đây là phân tích của mình ở trên lớp:


Ngày 29 và ngày 30-9-1938, tại Muy-ních đã khai mạc hội nghị những người đứng đầu các chính phủ Đức, Anh, Pháp và Ý. Pháp và Anh đã dứt khoát từ bỏ ý định về nền an ninh tập thể. Hội nghị đó, hy sinh nước Tiệp-khắc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng dẫn đến chiến tranh thế giới.

Liên Xô không mắc lừa về cái bí mật bao phủ cuộc mặc cả ở Muy-ních. Liên Xô tố cáo nó ngay lập tức đó là một sự phản bội hòa bình và kẻ phản bội là các Chính phủ Anh và Pháp, cũng như Chính phủ Mỹ tiếp tay cho họ. Nhưng ngay cả sau Hiệp định Muy-ních các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng vẫn không từ bỏ ý định tập hợp các nước yêu chuộng hòa bình ở châu Âu để chống lại cuộc xâm lược của Đức.
Vì thế năm 1939, Liên Xô bắt đầu những cuộc thương lượng với Anh và Pháp. Anh và Pháp chấp nhận đàm phán vì những lý do không có liên quan gì đến nguyện vọng ngăn chặn cuộc xâm lược của Đức. Họ thương lượng với Liên Xô là nhằm mục đích làm dịu và lừa dối dư luận trong các nước đó, dư luận đòi hỏi phải liên minh với Liên Xô để chống lại những âm mưu của Hít-le. Ngoài ra, Pháp và Anh dự định áp đặt cho Liên Xô những điều cam kết sẽ khiến Liên Xô bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh với Đức, nhưng không vì thế mà Luân-đôn và Pa-ri có nghĩa vụ rõ rệt đối với Liên Xô. Trong trường hợp Đức tiến công về phía tây, các chính phủ Anh và Pháp muốn được Liên Xô bảo đảm giúp đỡ. Như vậy thì vẫn là thái độ hai mặt, chính sách Muy-ních đằng sau những màn che mới. Các đại biểu Anh và Pháp không hề có ý định ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô. Họ đưa ra lý do là Chính phủ Ba-lan từ chối tham gia vào những biện pháp chung với Liên Xô để đẩy lùi cuộc xâm lược của Đức. Nhưng chính họ đã xúi giục Ba-lan từ chối cũng như họ đã xúi giục các nước vùng Ban-tích. Như vậy chỉ bằng những cuộc tranh luận, Liên Xô không còn có thể kéo Anh và Pháp ra khỏi sức hấp dẫn của nước Đức quốc xã. Ngay trong khi các cuộc đàm phán về quân sự ở Mát-xcơ-va bị các phái đoàn Anh và Pháp làm gián đoạn, Chính phủ ĐỨc, ngày 20-8-1939, đề nghị ký với Liên Xô một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Liên Xô không còn có thể khước từ một lần nữa đề nghị của nước Đức hoặc trả lời mập mờ. Nhất thiết phải ngăn chặn con đường xâm lược của Đức, làm thất bại các dự kiến về một cuộc thập tự chinh phản động chống Liên Xô, ngăn chặn việc thành lập khối liên minh tại Muy-ních, tranh thủ thời gian để củng cố quốc phòng. Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức được ký kết ngày 23-8-1939 cho thời hạn 10 năm. Đó là sự trả lời tự nhiên cho cuộc mặc cả ở Muy-ních giữa Đức và các cường quốc phương Tây.

Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức là bảo đảm hòa bình trong một thời gian nào đó tại một phần rộng lớn của châu Âu, nó tạo điều kiện cho Liên Xô có thể tranh thủ thời gian. Việc ký kết hiệp ước này đã quyết định trước, trong một phạm vi lớn, kết cục thuận lợi của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: từ ngày đó các sự việc chuyển biến theo một chiều hướng mới, chuẩn bị những điều kiện cho sự liên minh sau đó giữa Liên Xô, Mỹ và Anh chống đế quốc Đức. Và sự liên minh đó, trong khuôn khổ của sự liên minh vĩ đại giữa các dân tôc yêu chuộng tự do, giữ một vai trò cơ bản trong sự thất bại của nước Đức quốc xã.
Hiệp ước còn quy định phạm vi chiếm đóng của quân Đức và Liên Xô, như vậy Liên Xô đã tạo cho mình một vành đai các nước nhỏ bao bên ngoài biên giới để đảm bảo Đức không tiến sát biên giới mình
Hiệp ước cũng có kết quả gián tiếp là chặn đứng cuộc tiến công của Nhật-bản vào Mông-cổ và Liên Xô.
Như vậy, ý kiến cho rằng “Liên Xô không còn là lực lượng đại diện cho hòa bình mà Liên Xô đã có ý đồ thôn tính lãnh thổ đồng thời gián tiếp gây thế chiến 2” là hoàn toàn sai bởi vì Liên Xô đã cố gắng gắn kết hòa bình và kêu gọi chống phát xít nhưng đã bị các nước tư bản cự tuyệt buộc lòng phải kí hiệp ước với Đức để đảm bảo an ninh cho quốc gia



Nguồn: Hiệp ước Xô-Đức
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_ước_Xô-Đức
Hiệp ước muy ních.
http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyc...kien-noi-tieng-the-gioi/Hiep-uoc-Muy-nich.htm
Chiến tranh Xô Nhật, http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_....BB.87p_.C6.B0.E1.BB.9Bc_X.C3.B4-Nh.E1.BA.ADt
NHỮNG BÍ MẬT CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI, http://vuontaodan.net/forums/tm.aspx?m=2880
Hà Thị Lịch, Lịch sử quan hệ quốc tế 1817 – nay.
Tổng hợp ý kiến của 2 lớp Sử
 
K

killah

Bạn đã xem qua bộ phim THE SOVIET STORY chưa nhỉ, không thể nói là LIÊN XÔ buộc lòng ký hiệp ước với ĐỨC được. Tất cả các tài liệu đã chứng minh LIÊN XÔ & ĐỨC đã hợp tác với nhau thì đúng hơn.
 
A

adarkapple

Này nhá...tớ có vài ý kiến thế này...việc Xô và Đức có bắt tay nhau ko, hay Xố có ý định xâm lược Ba Lan + Phần Lan hay ko cũng không thành vấn đề gì cả... Hitle là con người - ông ta có mưu đồ bá chủ, tạo nên một hệ thống chính trị mẫu mực theo cách ông ta nghĩ- vậy tạo sao những người cầm quyền Liên Xô lúc ấy không được phép có quan điểm như vậy, ông ta cũng là con người cũng sống củng một thời đại như Hilte mà! Trên trường chính trị mạnh đúng yếu sai! nguồn lý luận của con người là vô tận, chuyện sai nói to là đúng vẫn được coi là cực chuẩn khi bạn là kẻ chiến thắng tuyệt đối.... Còn nửa nhân đây nói về luận cương chính trị C.mac - Lenin gọi cuộc tiến quân vào Ba Lan là cuộc cách mạng vô sản định trước, nếu zậy chắc có thể ko bị sụp đổ vào thời Goc-ba-chop thì Liên XÔ giờ đã tiến quân hết các nước thê giới luôn quá... Đó được gọi là luận cương chính trị là cái văn bản hợp thức hoá động thái của ngta mà thui cũng như là đường lối là cái cớ để thực hiện các mục đích khác nhau thui. Giống như Hán Cao Tổ chém bạch xà thống nhất Trung Hoa ấy, lấy cái đoá ra cho người ta ko bắt bẽ thui....kaka
 
K

kienke716

các bạn cần phân tích kĩ tình hình thế giới lúc bấy giờ, giới lịch sử có 2 nhận định: đây là quyết định cuối cùng - đây là quyết đinh tốt nhất. Theo bạn thì nhận định nào đúng. bạn nên tìm cuốn Quan hệ quốc tế 1817 đến nay bạn sẽ hiểu đây là "quyết định cuối cùng buộc LX phải chấp nhận"
 
K

kienke716

Bạn đã xem qua bộ phim THE SOVIET STORY chưa nhỉ, không thể nói là LIÊN XÔ buộc lòng ký hiệp ước với ĐỨC được. Tất cả các tài liệu đã chứng minh LIÊN XÔ & ĐỨC đã hợp tác với nhau thì đúng hơn.

Vì sao LX kí hiệp định vs Đức mà ko phải với A P M. bạn ko hiểu mẫu chốt vấn đề à, bọn TB đã cố đình gạt LX để chờ Đức quay sang tấn công LX (đây chính là lý do vì sao từ 1919 - 1929 A và M bơm cho Đức 22 tỉ Mác vàng trong khi 10 năm đấy Đức chỉ phải trả 11 tỉ Mác vàng). Khi LX bị cô lập và trc nguy cơ đối mặt với Đức buộc lòng phải kí hiệp định vs Đức.
Bạn nói Lx xâm lược Ba Lan thế và sao sau CTTG 2 LX lại trả tự do cho BL, nếu lúc đấy LX ko chiếm 1 nửa BL và bao bọc cho nửa ấy thì liệu PXĐức có để cho 1 ng BL nào sống ko....LS cần đi sâu vào vấn đề, đừng phân tích hời hợt nếu không bạn sẽ làm sai lệch LS và tư tưởng đấy
:-?
 
A

abluediamond

giúp mình nêu vai trò của liên xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức

Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu, lực lượng nòng cốt tiêu diệt chủ nghĩa phát xít để kết thúc chiến tranh thế giới. Điều nay thể hiện rõ nét trong các khía cạnh sau :

- Tình hình chiến sự trước khi Liên Xô tham chiến :
+ Chiến tranh nổ ra từ 1 - 9 - 1939 nhưng đến 22 - 6 - 1941, Liên Xô mới tham chiến khi Nazi (Đức Quốc Xã) bất ngờ tấn công Liên Xô.
+ Từ 1 - 9 - 1939 đến trước 22 - 6 - 1941, phe Trục ( Phát xít ) làm chủ chiến trường, các nước dân chủ Châu Âu kháng cự yếu ớt và nhiều nước không chống cự đã đầu hàng => Nazi làm chủ được hầu hết các nước Châu Âu ( trừ một vài nước trung lập ), chiến sự lan ra toàn thế giới hình thành nên các mặt trận : Tây Âu, Xô - Đức, Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Phi.

- Khi Liên Xô tham chiến tình hình thay đổi :
+ Trong giai đoạn đầu do bị bất ngờ bởi lối đánh Blitzkrieg và chiến thuật của Nazi nên Nazy tiến sâu vào lãnh thổ Soviet, Quân Soviet bình tĩnh và phản công đẩy lùi Nazi ra khỏi thủ đô Moskva.
+ Đầu năm 1943, Liên Xô bắt đầu phản công -> Chiến thắng Xtalingrat => Hồng Quân và Đồng Minh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp mặt trận.

=> Liên Xô giữ vai trò quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh.

- Sau khi quét sạch Nazy ra khỏi lãnh thổ, Liên Xô quyết định truy kích đến tận sào huyệt cuối cùng của Nazi để tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít.
- Trên đường đi, Liên Xô giúp các nước Đông Âu giải phóng thoát khỏi Phát xít => 9 - 5 - 1945, Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
- Tại mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô tấn công tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật tại Trung Quốc => 15 - 8 - 1945, Nhật đầu hàng không điều kiện.

=> Liên Xô giữ vai trò quan trọng, quyết định trong việc tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít và kết thúc chiến tranh.
 
Last edited by a moderator:
K

kieuthu_lovely

các bạn có thể cho ý chi tiết được không. mình cần chi tiết. chứ dài thế này viết vào giấy ai giám đọc
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu, lực lượng nòng cốt tiêu diệt chủ nghĩa phát xít để kết thúc chiến tranh thế giới. Điều nay thể hiện rõ nét trong các khía cạnh sau :

- Tình hình chiến sự trước khi Liên Xô tham chiến :
+ Chiến tranh nổ ra từ 1 - 9 - 1939 nhưng đến 22 - 6 - 1941, Liên Xô mới tham chiến khi Nazi (Đức Quốc Xã) bất ngờ tấn công Liên Xô.
+ Từ 1 - 9 - 1939 đến trước 22 - 6 - 1941, phe Trục ( Phát xít ) làm chủ chiến trường, các nước dân chủ Châu Âu kháng cự yếu ớt và nhiều nước không chống cự đã đầu hàng => Nazi làm chủ được hầu hết các nước Châu Âu ( trừ một vài nước trung lập ), chiến sự lan ra toàn thế giới hình thành nên các mặt trận : Tây Âu, Xô - Đức, Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Phi.

- Khi Liên Xô tham chiến tình hình thay đổi :
+ Trong giai đoạn đầu do bị bất ngờ bởi lối đánh Blitzkrieg và chiến thuật của Nazi nên Nazy tiến sâu vào lãnh thổ Soviet, Quân Soviet bình tĩnh và phản công đẩy lùi Nazi ra khỏi thủ đô Moskva.
+ Đầu năm 1943, Liên Xô bắt đầu phản công -> Chiến thắng Xtalingrat => Hồng Quân và Đồng Minh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp mặt trận.

=> Liên Xô giữ vai trò quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh.

- Sau khi quét sạch Nazy ra khỏi lãnh thổ, Liên Xô quyết định truy kích đến tận sào huyệt cuối cùng của Nazi để tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít.
- Trên đường đi, Liên Xô giúp các nước Đông Âu giải phóng thoát khỏi Phát xít => 9 - 5 - 1945, Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
- Tại mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô tấn công tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật tại Trung Quốc => 15 - 8 - 1945, Nhật đầu hàng không điều kiện.

=> Liên Xô giữ vai trò quan trọng, quyết định trong việc tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít và kết thúc chiến tranh.
Nói Liên Xô công lớn nhất ở châu Âu không có sai nhưng ở châu á thì sai bét
 

Nguyệt Phong

Học sinh
Thành viên
19 Tháng năm 2017
7
4
31
Vĩnh Phúc
THPT chuyên VĨnh Phúc
Liên Xô Không Tốt Đẹp Vậy

Thực ra thì Liên Xô đã muốn chiếm cả Đông Âu cùng với Đức:)|:)|:
"Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này.
Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui."
Đúng là Liên Xô đã thắng Đức nhưng thậm chí người Nga còn chết nhiều hơn người Đưc ( Liên Xô chết 20M người trong khi Đức chỉ chết 9.7tr người ):eek::eek:. Không chỉ người Đức ngược đãi tù binh mà Nga cũng vậy :)>-:)>-:)>-:)>- .
Bạn không nên nhìn đời đơn giản như vậy. Cái gì cũng có mục đích của nó :rolleyes::rolleyes::rolleyes:.

Vẫn là Thắng làm vua Thua làm giặc mà Thôi.

Mình chưa đưa ra ý kiến đúng hay sai về những quan điểm khác của bạn nhưng riêng ý "Liên Xô chết 20 triệu người" của bạn mình xin nhận xét: Không phải là Liên Xô ngược đãi tù binh, người chết ở đây là người Liên Xô hoàn toàn nhé, họ hi sinh trong chiến đấu. Hồng quân Liên Xô có khẩu hiệu "Nước Nga rộng lớn, nhưng chúng ta quyết không lùi. Vì đằng sau lưng là Moskva!" là vì thế. (Mà mình cũng sửa lại là Liên Xô chết 27M người, không phải là 20M). Ý kiến của mình có sai sót gì thì bạn góp ý nhẹ nhàng để mình sửa =)
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Mình chưa đưa ra ý kiến đúng hay sai về những quan điểm khác của bạn nhưng riêng ý "Liên Xô chết 20 triệu người" của bạn mình xin nhận xét: Không phải là Liên Xô ngược đãi tù binh, người chết ở đây là người Liên Xô hoàn toàn nhé, họ hi sinh trong chiến đấu. Hồng quân Liên Xô có khẩu hiệu "Nước Nga rộng lớn, nhưng chúng ta quyết không lùi. Vì đằng sau lưng là Moskva!" là vì thế. (Mà mình cũng sửa lại là Liên Xô chết 27M người, không phải là 20M). Ý kiến của mình có sai sót gì thì bạn góp ý nhẹ nhàng để mình sửa =)
Vậy cớ chí trong 91000 tù binh Đức đầu hàng với thống chế Paulus chỉ có chưa đầy 3/10 sống sót trở về Đức nhiều năm sau đó
 

Nguyệt Phong

Học sinh
Thành viên
19 Tháng năm 2017
7
4
31
Vĩnh Phúc
THPT chuyên VĨnh Phúc
Vậy cớ chí trong 91000 tù binh Đức đầu hàng với thống chế Paulus chỉ có chưa đầy 3/10 sống sót trở về Đức nhiều năm sau đó
Xin hỏi bạn lấy tư liệu này ở nguồn nào? Mình chưa tìm hiểu về thông tin này. Tuy nhiên theo mình được biết thì chuyện tổn thất tù binh trong các cuộc chiến tranh là rất bình thường, mời bạn đoc trong link này để hiểu rõ hơn, rằng số lượng tù binh của Liên Xô chết trong trại giam Đức còn nhiều hơn rất nhiều so với của Đức chết tại Liên Xô: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồng_Quân
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
QUOTE="Nguyệt Phong, post: 3560896, member: 2565281"]Xin hỏi bạn lấy tư liệu này ở nguồn nào? Mình chưa tìm hiểu về thông tin này. Tuy nhiên theo mình được biết thì chuyện tổn thất tù binh trong các cuộc chiến tranh là rất bình thường, mời bạn đoc trong link này để hiểu rõ hơn, rằng số lượng tù binh của Liên Xô chết trong trại giam Đức còn nhiều hơn rất nhiều so với của Đức chết tại Liên Xô: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồng_Quân[/QUOTE]
Tổn thấy binh lính trong war là bình thường nhưng mà chết chóc tù binh sau chiến tranh thì lại khác. Cái này theo báo cáo liên thẩm quân số của Liên xô năm 1945
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Xin hỏi bạn lấy tư liệu này ở nguồn nào? Mình chưa tìm hiểu về thông tin này. Tuy nhiên theo mình được biết thì chuyện tổn thất tù binh trong các cuộc chiến tranh là rất bình thường, mời bạn đoc trong link này để hiểu rõ hơn, rằng số lượng tù binh của Liên Xô chết trong trại giam Đức còn nhiều hơn rất nhiều so với của Đức chết tại Liên Xô: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồng_Quân

Còn bạn lấy wiki để minh họa cho việc tù binh liên xô chết nhiều trong trại tù của Đức sao, quá chán :))
 
Top Bottom