Bài tập làm văn số 5 - Lớp 7

  • Thread starter bachduong_11
  • Ngày gửi
  • Replies 73
  • Views 325,630

H

huyvip1712

bạn có thể tham khoả 5 đề sau:
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích!
Bài làm
Mở bài:
Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đề 2: Hãy chững minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bài làm
suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …
 
H

huyvip1712

nữa này:
Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đèn, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy việt bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em
Bài làm
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hugo253
H

huyvip1712

Đề 5: Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Bài làm
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…
Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hugo253
N

nga1997

đề kiểm tra học kì 2 đây

,sorry nha tui mơi chỉ chép được phần tự luôn thui
1 em hãy lấy hai ví dụ về câu đặc biệt và câu rút gọn
2 em hãy viết một đoạn văn ngắn dể phan tích y nghĩa của 2 câu tục ngữ 'Một mặt người bằng mười mặt của và câu thương người như thể thương thân
3 Em hãy phân tích bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
 
Last edited by a moderator:
P

phat_cute

cảm ơn bạn nhìu nhé! mà sao bạn ko làm đề 4 lun? tui tìm hoài mà ko có! Mai là phải làm bài rồi(8/2/11). Nếu bạn làm dc thì làm dùm mình nhé :) Bj giờ chép mệt nghỉ lun! hix! mệt wá
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

chà! Mới ghi mà có người trả lời rùi à! Mà bạn làm giờ dc ko! Tui ko giỏi văn lắm! Please :( :d
ủa? Bạn là người làm ra trang này hả?
đề 2:

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc . Họ không để ý tới xã hội hay tương lai , chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên , phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới . Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất , sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông . Kết quả là một trận lụt . Khi lụt lội xảy ra , nhiều nhà cửa bị tàn phá , mùa màng ngập nước , và kinh tế toàn cầu tổn hại . Trận lụt mới đây ở bên mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc , bây giờ hoa kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy . Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người .



Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta , thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác . Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người . Nhưng thực tế , họ không phải là duy nhất ; ngay cả những nhóm nhỏ , những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu . Họ làm mỗi ngày một chút . Sự phá hoại này xảy ra kinh niên . Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần , và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết . Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích , họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết , tu bổ . Tuy nhiên , sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được . Nó gây thiệt hại , tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh .



Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc . Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây , săn sóc cây cối , và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh . Cây cối đôi khi cũng bị bệnh . Sâu sống bên trong , ăn cây , rồi cây bị đổ . Thành ra , khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây . Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách . Hãy làm việc với nhau . Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây . Khi quả lớn thì chúng ta hái .



Ngụ ý của hành động tâm linh



mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu . địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền ; thật ra , làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu . đây chỉ là hành động tiêu biểu . Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới . Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm .



Khi người nào cũng phá hoại , không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định , hủy hoại , là thắng thế . Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình . Có thể số người chúng ta rất ít , nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh . Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi , kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta . Thành ra , đừng nói rằng : "ồ , chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao sư phụ lo dữ vậy ?" khi mỗi người làm một chút , tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều . Thế giới ngoài kia , mỗi người làm hại một chút . Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân . Thành thử , khi quý vị làm một hành vi tốt , hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu .



Khi làm như vậy , lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ , nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình . Nếu không , nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc . Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng ; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy . Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư . Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng . Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi . Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi , rậm rạp . Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách , thiền , hóng gió , nói chuyện , nghỉ ngơi , hay nằm võng . Nếu chúng ta không săn sóc nơi này , cây cối đã trở thành héo hon , bịnh tật , rồi cuối cùng sẽ chết . Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia . Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?



Nguy hiểm cho địa cầu và loài người



nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa , không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như hỏa tinh . Quý vị biết hỏa tinh không ? Tại sao gọi là hỏa tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa , và tinh cầu đó màu đỏ , không có sự sống , tối thiểu trên bề mặt . Tôi "nghe nói" là có sự sống dưới lòng đất . đó là vì trong quá khứ , tinh cầu này bị tàn phá nặng nề , và có chiến tranh với những chúng sinh khác . Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác , nhưng nghiệp chướng vẫn có . Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu . Hơn nữa , loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại . Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc , có khí oxy , thành ra chúng ta sống được . Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu ; chúng ta không thể trường thọ . Trên hỏa tinh , trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn , bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa . đầy khí độc , không oxygen , không sự sống nào tồn tại được .



Ngày nay , loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc . Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ , ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau . Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc , và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác . Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm .



Coi trọng ân điển của thượng đế



cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta . Thiếu cây , địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội , sẽ nóng và khô như sa mạc ; bầu không khí sẽ không cân bằng . Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa , nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta . Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh , mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng , tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu . Thành thử , cây cối rất thiết yếu đối với loài người . Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình , không liên quan gì tới tiền bạc .



đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu . Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó . đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết . Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả . đó là hành động tiêu biểu . Chúng ta làm vậy không phải vì tiền , cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị . Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc , nhưng ý nghĩa ở đây là khác . Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng . Vì thượng đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì ngài đã ban cho . Rồi ngài sẽ cho nữa . Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con , và đứa con biết xoay sở làm ăn . Khi công việc bành trướng , phát đạt , cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải . Nó càng làm ăn thịnh vượng . Nhưng nếu đứa con phung phí , xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! điều này rất giản dị và hợp lý .



Cho nên , khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó , chăm sóc nó , thậm chí còn làm cho nó tốt thêm . Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng , chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó . Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương , rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc . Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn , mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới . Thành thử , mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình . Nếu không , người tu hành không khác gì người không tu hành . Vậy tu hành , phí công sức để làm gì ? Quý vị có thấy tiến bộ khi đi cộng tu không ? Nếu thật sự thành tâm , quý vị sẽ cảm thấy mình tiến bộ , và quý vị sẽ tiến bộ
.
. .
 
T

thuyhoa17

tui mún đề 4 cơ! nhưng đừng dài wá ha! dc ko! nếu ko thì thui/:)
Đề 2: chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không biết bảo vệ môi trường sống.

Nguyên văn cái đề 2 tương đương với đề 4 mà em cần đấy.

Cái link ở bài trên
là những ý cần thiết cho em làm bài, em cần ngắn thì xem ở đó.
Còn dài thì bài văn chị đã dẫn ra cho em đọc tham khảo ở bài viết dưói rồi.

Chúc em làm bài tốt! :)
 
P

phat_cute

dạ! e cảm ơn! để em xem lại nó rồi chọn lọc. chứ chép hết thì chết thật
 
P

p3_iuvanhoc

cho e tks nhaz. nhưng em thấy bài làm cho đề 1 thì hơi bị sơ sài. đề bài kêu ta chứng minh việc" lúc nhỏ ko cố gắng học thì lớn lên sẽ chẳng làm đc. việc j`có ích" mà e thấy trong bài chưa đề cập sâu về vấn đề đó. nhưng dù sao e cũng tks nhaz.:)
 
P

phat_cute

khi bữa e làm đề 2! May wá! ê!mà ai bík làm bài TLV số 6 ko? ai bík giúp mình nha! tks nhìu :D
 
H

hanhbabi

rung to diem cho dat nuoc day cho connguoi ta hieu

Chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
P

phat_cute

who can help me? em cần đề 6 lắm rồi đó! mấy anh em giúp mình zới! :( :(:)khi (15)::khi (46)::khi (44)::khi (76):
 
V

vjtkon1998

Viết bài TLV số 5 nè, giúp mình cái

Cả nhà ơi, giúp em bài viết số 5 lớp 7 với:

Đề 1: Ít lâu nay, 1 số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, e hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta ko chịu khó họ tập thj` lớn lên chẳng làm đc việc j` có ích

Đề 2: Hãy cm rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thj` đen gần đèn thj` rạng. Nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn cm thuyết phục của bạn ấy theo ý kiến e

Đề 4: Hãy chứng minh đời sống của chúng ta đã bị tổn hai rất lớn nếu mỗi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống

Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
 
Last edited by a moderator:
H

hi1234

Tập làm văn số 5-Lớp 7

Đề 1:Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam tứ xưa đến nay luôn luôn sống thep địa lí''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''.''Uống nứơc nhớ nguồn''
Đề 2:Ít lâu nay,một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập.Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn:Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Đề 3:Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
Đề 4:Dân ta có câu tục ngữ:Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng.Nhưng có bạn lại bảo:Gần mực chưa chắn đã đen,gần đèn chưa chắc đã rạng.Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Đề 5:Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 6:Hãy trình bày nổ bật lối sống vô cùng giản dị,thanh bạch của Bác Hồ
Làm giúp mình nha!Làm hết các đề này càng tốt và tự làm càng tốt mà nè mấy anh chị ơi bài nào chép từ văn mẫu nhớ ghi nhe bài nào tự làm thì ghi lên bài để mình biết
Cảm ơn anh chị rất nhiều!!!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

tuananhdoi10

Đề 2; Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
 
N

nganlekim

coi thử này

Hai bài thơ cảm động về Bác Hồ
Thứ tư, 29 Tháng 10 2008 08:50
Đã có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ nhưng gần đây, trên hai số tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 690 (9-2008) và 12 (9-2008) có hai bài thơ, mà theo tôi đã chú ý khai thác tiếp cận hình tượng Bác Hồ ở các góc độ mới: Chuyện một người bạn đọc của Đỗ Vinh và Chúng con làm vườn quả Bác Hồ của Đỗ Quý Bông. Bài thơ của tác giả Đỗ Vinh nhìn Bác Hồ với tư cách một người đọc sách đã giản dị hóa, bình thường hóa đối tượng (trên thế giới này có tới hàng ngàn triệu người đọc sách).


Nhưng đối với Bác Hồ thì là một bạn đọc đặc biệt. Chưa nói tới đọc nội dung gì mà ngay dùng ngôn ngữ để đọc đã cho thấy “bạn đọc” này thông hiểu nhiều ngoại ngữ: tiếng Pháp (đọc báo Người cùng khổ), tiếng Nga (đọc Tônxtôi) tiếng Trung (thơ Đỗ Phủ). Bài thơ chia là 4 khổ, mỗi khổ đều toát lên một khía cạnh đặc biệt về “người bạn đọc” này.


Khổ đầu là: “Người từng đọc Mác đọc Lênin/ từng nhiều trang đọc được dọc sông Sen” là nói về Bác Hồ - người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác. Hai chữ “cuồn cuộn” trong câu Cuồn cuộn trên báo Người cùng khổ vừa nói được nội dung phản ánh những sự kiện nóng bỏng của tờ báo: những lời kêu gọi tranh đấu, những lời tố cáo sự bóc lột tàn bạo, những cảnh tủi cực khốn cùng của người dân..., vừa nói lên tâm trạng với những cảm xúc dâng trào: đau đớn, phấn khởi, hồi hộp... của người đọc - Nguyễn Ái Quốc.


Ở khổ thứ hai nói về sự khiêm tốn, “Từng nhận mình là học trò Tônxtôi” và một cách đọc: “Người đọc bằng tâm Người đọc bằng tình”. Sự đọc ở Bác Hồ là cả một sự tiếp thu nền văn hóa nhân loại, đọc để thấu hiểu, để rung động, để yêu thương hơn con người, đất nước mình cũng như cả thế gian này: “tiềm ẩn trong tim ngàn pho sách thiêng”.


Khổ thơ thứ ba có hai câu rất gợi:
“Đọc vang các vua Hùng trên Nghĩa Lĩnh
Đọc thấu lòng dân qua máu lửa bão giông”


Xem những tấm ảnh Bác Hồ đọc câu đối ở đền Hùng rồi đọc câu thơ “đọc vang các vua Hùng trên Nghĩa Lĩnh” ta sẽ thấy đó không chỉ là hình ảnh Bác Hồ đọc chữ mà còn là ý nghĩa của sự tiếp nối truyền thống, của “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, của ý chí: Các vua Hùng có công dựng nước/ Bác cháu ta cùng nhau giữ nước. “Đọc thấu lòng dân” thì không là “đọc” bằng thị giác thông thường nữa mà phải “đọc” bằng “một tâm hồn lớn”, “một trí tuệ lớn”... Đó chỉ có thể là Bác Hồ vĩ đại!


Khổ thơ thứ tư khép lại về mặt câu chữ nhưng mở ra một dòng chảy của việc đọc trong mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai:
Chăm chú văn bia ngày mới Côn Sơn
đôi mắt kính dọi từng dòng Nguyễn Trãi
vầng sáng nghĩa nhân đọc đi đọc lại
cho chúng con lần đọc mãi theo Người...


Bài thơ giản dị, bình dị không có gì tìm tòi về cách đặt câu, giũa chữ nhưng nhờ có cách tiếp cận mới mẻ và “cái tôi” chân thành đã tạo ra một bài thơ có cảm xúc. Phải chăng có một quy luật này trong sáng tạo nghệ thuật: quan trọng nhất không phải là viết về ai, về cái gì (đối tượng và nội dung viết) mà là viết với thái độ nào và cách tiếp cận thể hiện ra sao? Tôi muốn chứng minh điều này qua bài thơ tiếp theo - bài Chúng con làm Vườn quả Bác Hồ. Bài thơ dựa trên cái tứ đẹp: Chúng con làm Vườn quả Bác Hồ trên núi Nghĩa Lĩnh, thu hoạch mùa quả đầu mà nhớ về lời Bác “phải giữ lấy nước non này”. Bản thân cái tứ này đã nói được về một bài học đạo đức làm người: ăn quả nhớ người trồng cây, ngoài việc biết ơn thế hệ đi trước người hôm nay còn phải biết trồng ra những cây mới cho thế hệ đi sau.


Lật đất ươm cây là chuyện bình thường. Nhưng lật đất ươm cây trên núi Nghĩa Lĩnh - mảnh đất cội nguồn, nơi có đền Hùng thiêng liêng để làm Vườn quả Bác Hồ là việc làm giàu ý nghĩa. Thế cho nên câu thơ Càng bồi hồi hương đất ngàn năm là tình cảm thật, chân thành. Sự liên tưởng của người viết ngược về quá khứ cần cù lao động của tổ tiên:
Nhát cuốc hôm nay gặp nhát cuốc xa xăm
mồ hôi ông bà bốc chà đánh gốc
nuôi đất sinh sôi cây xanh chồi lộc
quả ngọt hoa tươi thơm thảo bốn mùa


Tôi cho rằng câu thơ Nhát cuốc hôm nay gặp nhát cuốc xa xăm là một câu thơ hay bởi nó không những nói về sự gặp gỡ hiện tại và quá khứ, nhắc nhở người hôm nay luôn nhớ về truyền thống mà cao hơn nó đã nói lên một quy luật kế thừa. Tôi hiểu “nhát cuốc” không chỉ là sức lao động mà còn là cách thức lao động. Không đơn thuần chỉ bỏ ra sức lao động là có thể tạo ra thành quả hưởng thụ mà có được thành quả lao động, ngoài sức lao động cá nhân còn là cách thức lao động. Mà cách thức lao động đó không chỉ do một người, một đời là có được, nó là sự kết tinh, là sự truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế cho nên người ta nói hiện tại cắt nghĩa quá khứ, hiện tại mang bóng hình quá khứ là vì vậy.


Bài thơ là niềm vui, người vui, cây vui, vườn vui. Có những hình ảnh vẽ ra niềm hạnh phúc: “Cây lớn đều nao nức quá vườn ơi/ chùm quả đầu mùa rung rinh vai áo”. Nhưng hay nhất là sự liên tưởng giữa việc hưởng thụ thành quả lao động với lời của Bác Hồ, cũng tại nơi đất thiêng này. Một sự liên tưởng gần gũi, hợp lý: “Ân cần như lời Người khuyên bảo/ Bác cháu ta phải giữ lấy nước non này”. Và những suy nghĩ thật đẹp của chủ thể trữ tình:
“Chúng con gặp mình trong vườn quả hôm nay
kết trái đơm hoa dưới trời đất Tổ
nối vòng tay thêm nhiều vườn quả nữa
không tấc đất nào tự nghỉ hóa hoang sơ!”



Câu cuối hơi đuối vì lặp lại ý thơ của người đi trước: “không cho đất nghỉ không ngừng tay ta”, lại có vẻ hơi thừa vì ý thơ đã nói ở câu trên: “nối vòng tay thêm nhiều vườn quả nữa”, “thêm nhiều vườn quả nữa” thì “không tấc đất nào tự nghỉ ” rồi. Nhưng nhờ ba câu trên rất vững nói về tâm trạng náo nức, về niềm tin, về hy vọng vào ngày sau thật đẹp: chúng ta sẽ có nhiều hơn nữa vườn quả Bác Hồ. Không chỉ ở núi Nghĩa Lĩnh mà ở mọi nơi trên đất nước này. Chúng ta hãy “nối vòng tay” rồi “nhiều vườn quả” sẽ khích lệ chúng ta “nối vòng tay” thêm nữa. Ý thơ lan tỏa thấm thía nhẹ nhàng!

Thơ hôm nay rất phong phú về đề tài, đa dạng về bút pháp với nhiều khám phá cách tân đi theo nhiều hướng khác nhau. Chủ đề ca ngợi Bác Hồ vẫn được nhiều nhà thơ tâm huyết, mà trong đó hai bài thơ trên là trong số những bài thơ hay tôi được đọc.
 
Top Bottom