thuyết minh về danh lam thắng cảnh

P

peheochungtinh

minh bik chut it ne
Đền Cờn là một trong bốn đền thiêng liêng nhất ở Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Từ xưa thần phả đền Cờn đã ghi rõ: “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng lối linh tôn thần”. Đền có kiến trúc cổ: có nghinh môn, trung điện, hạ điện, hậu cung, toà ca vũ. Sau đền có hai đồi nhỏ nhô cao, giăng dài ra hai bên như cánh phượng. Tại hai đồi có hai giếng nước, có truyền thuyết ghi là mắt phượng. Bên kia dòng Mai Giang phía trước đền là núi Voi, núi Xước và sau lưng là biển.
Tương truyền, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần. Đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nương (Nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy, đã nhiều lần giúp đỡ cho quân đội nhà Trần, nhà Lê vượt biển bình an. Năm 1312, ngôi đền được vua Trần Anh Tông cho xây dựng lại và ban sắc chỉ hàng năm tổ chức quốc tế. Dưới triều nhà Lê, rồi nhà Nguyễn, ngôi đền được nhiều lần trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới nên kiểu dáng kiến trúc, cách bài trí đồ tế khí, chạm hoa văn rồng, phượng... mang phong cách văn hoá cuối Lê đầu Nguyễn, mặc dù đền được xây dựng từ thời nhà Trần. Năm 1966, đền Cờn bị bom Mỹ đánh phá, làm hư hỏng 3 cung thờ chính cùng nhiều đồ tế khí có giá trị. Hiện nay còn lại ninh môn và toà ca vũ. Trong đền còn lưu giữ nhiều pho tượng cũ, đồ tế khí có giá trị lịch sử văn hoá, tín ngưỡng. Đền Cờn đã được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993.
Đền Cờn với những mẩu chuyện huyền thoại linh thiêng được lưu truyền trong nhân dân và lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, đang ngày càng thu hút du khách thập phương về đây tham quan, nghiên cứu và sinh hoạt tín ngưỡng.
 
P

peheochungtinh

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.

Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên “An Tôn xã”. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi “Bến Đá”. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam,
 
B

baby_pjkyeu

các bạn ơj coa thể jup' mjh làm 2 baj văn này dc ko
thuyết minh về tphcm hay thuyết minh về khu di tích nhà tù phú lơj .
mjh rất cần 2 baj này các bạn jup mjh nha !!!!!!!!!!!!
qua tết là mjh phạ nộp cô oy .
mjh thank you các bạn rầt nhju nha ^-^
 
C

congchuateen258

lên google mà tìm thông tin bạn ơi quá trời lun đó
tha hồ mà chép mỏi tay nha bạn
chứ mình hổng bít cóp pi từ trển về
nên bạn chịu khó chép nha
 
Last edited by a moderator:
B

baby_pjkyeu

uh. thank you ban nha !!!
ua~ moa zo google đánh sao mơj có dậy bạn .
bạn có thể chỉ mình cách dô ko .
 
C

congchuateen258

quê bạn ở đâu
đánh vào là xong thui à
hoặc đánh tìm hiểu về đền cờn
thế là dược rùi
 
B

baby_pjkyeu

đâu có mình mún thuyết minh về tp hồ chí minh hoặc khu di tích nhà tù phú lợi ma` .
nếu bạn tìm thấy thì bạn chỉ cần bôi đen ruj bấm chuột phải rui chọn coppy xog ruj qua bài vjết bạn cug~ bấm chuột phải rui bạn chọn paste là nó coppy wa rùi ak .
bạn giúp giùm mình đi chứ giờ mình tìm ko ra .
 
B

baoyen99

sao bạn ko nên google mà tìm thông tin ấy ,về xào xáo lại là song chứ nhờ bạn bè thế này lâu lắm bạn bè mình cũng đi post về thôi,cô đọc là biết liền à.
 
N

ngocthao_lion

[văn 8] Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Các bạn giúp mình thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (nếu là mũi né ở bình thuận càng tốt) Mình sẽ thanks. Ngày mai là mình viết bài văn số 5 rồi :(. Cảm ơn nhiều nhiều:)
 
S

superjunior_13_elf

Mũi Né


Nằm cách Thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên của một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc của Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 706 từ thành phố Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông, thoải, nước sạnh và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách.

Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa, Bãi Trước và Bãi Sau. Đến Mũi Né, các bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf... Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển, cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí.

Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn.Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.

Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16 triệu lít đến 17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.

Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lại quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.

Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô.

Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.

Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.

Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biển khơi đánh bắt cá.Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.



Hề hề hay nhớ tks bạn nhớ ^^
 
H

hocthayhoktayloigiai

Thuyết mjnh về một danh lam thắng cảnh

Thuyết mjnh về một danh lam thắng cảnh
giúp mjnh` vơi THANKS trước nha!
 
N

ngocthao_lion

Bây giờ các bạn giúp mình thêm 1 lần nữa nhen
TM về 1 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Bình Thuận(địa phương em), đừng TM về Mũi Né nữa nhé! Cái đó mình TM rồi nên cô không cho TM lại nữa :((
Giúp mình gấp nha. Thanks nhiều nhiều
 
V

vinh001

Mí bạn có bài thuyết minh gì về : bến Nhà Rồng ko chỉ mình với đang cần gấp tks nhju` !
 
L

lenamtrung

Danh lam thắng cảnh cứ lên goole mà search. Vd tìm về VĂn Miếu Quốc Tử Giám thì search tên là văn miếu quốc tử giám
 
L

lenamtrung

Cái này nhìu lắm:
1. DINH THẦY THÍM: tọa lạc giữa khu rừng già có tên là rừng dầu Bàu Cái thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi ngày nay.


Theo truyền thuyết dân gian: dưới triều vua Tự Đức có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại ức hiếp dân làng, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt "tam ban triều điễn". Nhưng đạo sĩ đã kịp cùng vợ "bay" về phương Nam Hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân, ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hai vợ chồng bằng cái tên thân mật "Thầy, Thím". Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và pháp thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó.

Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906), triều đình xét lại công đức Thầy Thím nên quyết định xóa án và ban sắc phong "Chí đức Tiên sinh, chí đức nương nương tôn Thần".

Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao của Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngày nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quí, đó là tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.

Dinh Thầy Thím được xây dựng qui mô như một ngôi đình làng gồm nhiều công trình; hiện nay trên thanh xà gỗ của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm ghi rõ thời gian kiến tạo vào ngày 25 tháng 12 năm Kỹ Mão (1879).

Hơn 100 năm qua, Dinh Thầy Thím là nơi để nhân dân chiêm bái; những năm gần đây trở thành một khu du lịch kết hợp với cảnh núi rừng, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh, nhưng đông nhất vẫn là dịp giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và Tế thu của Dinh từ các ngày 14 - 16 tháng 9 âm lịch.

Dinh Thầy Thím được Bộ Văn hóa Thông xếp hạng di tích lịch sử -văn hóa theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.

2. LẦU ÔNG HOÀNG trong một quần thể đồi núi, sông, biển, chùa, tháp tạo thành khu thắng cảnh cách Phan Thiết 7km về hướng đông Bắc. Nổi lên là ngọn núi Cố và bốn ngọn đồi nhấp nhô sát biển, xuôi ra biển là cửa sông Phú Hài và những làng chài nằm bên bờ cát trắng.

Năm 1911, một ông hoàng người Pháp, công tước De Montpensier, đến đây thấy phong cảnh đẹp khiến ông ta muốn có nơi nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch. Nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận đồng ý bán quả đồi Bà Nài để làm nơi xây cất biệt thự cho ông Hoàng. Ngày 21 tháng 2 năm 1911. biệt thự được khởi công xây dựng và gần một năm sau đó hoàn chỉnh, với diện tích rộng 536m2. Chia thành 13 phòng. Từ đó trở đi nhân dân Phan Thiết quen gọi khu vực này là đồi "Lầu Ông Hoàng" để chỉ ngọn đồi có tòa biệt thự đó.

Năm 1917, Lầu Ông Hoàng được bán lại cho một người Pháp khác. Và về sau, từ năm 1925, nơi này thuộc quyền sở hữu của chính quyền Pháp rồi của Nam triều và trở thành một điểm tham quan của du khách. Ngày nay, qua chiến tranh công trình trên đã bị hủy hoại.

Còn nhớ khi quân Pháp đóng đồn ở Lầu Ông Hoàng, ngày 14 tháng 6 năm 1947, nơi đây đã diễn ra trận đánh tuyệt vời của một tiểu đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám diệt nhiều địch, thu nhiều súng đạn các loại, được nhân dân ta gọi là chiến thắng Lầu Ông Hoàng. Hiện nay, khu vực Lầu Ông Hoàng là một quần thể du lịch hấp dẫn bao gồm: nhóm tháp Chàm cổ, bên cạnh tháp có chùa Bửu Sơn cổ kính, dưới chân đồi là bờ biển và bên kia đồi là núi Cố, nơi có mộ của nhà thơ Nguyễn Thông...

3. BIỂN LẠC: thực chất là một hồ nước lớn giữa cánh rừng già thuộc địa phận xã Gia An, huyện Tánh Linh. Hồ mênh mông có độ dài 7km, rộng trên 4km, dân địa phương gọi là "Biển Lạc" vì hồ giống như một vùng biển lạc vào giữa núi rừng. Năm 1877 khi Nguyễn Thông tiến hành khảo sát vùng rừng núi Tánh Linh, gặp hồ nước này cũng đã gọi đó là "Lạc Hải".

Biển Lạc ở phía Tây Nam sông La Ngà, nối với sông La Ngà bằng một con suối dài ngoằn ngoèo uốn khúc có tên là suối "Loăng Quăng". Con suối này hình thành tự nhiên dẫn nước từ hồ ra sông vào mùa nước nhỏ và dẫn nước từ sông vào hồ vào mùa nước lớn. Trong hồ có nhiều loài cá sinh sống, có cả các loài quí hiếm, mà nhiều nơi khác trong vùng không có. Vào mùa nước cạn, Biển Lạc trở thành nơi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho nhân dân trong khu vực.

Xung quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với các thảm động thực vật quí. Hiện nay những khu rừng này của vùng Biển Lạc đang cùng các khu từng già của Núi Ông hợp thành khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nuôi dưỡng các thảm thực vật và các loài động vật quý hiếm. Trong khu rừng già gần Biển Lạc có một ngọn thác đẹp tên là Thác Bà; đây là một thắng cảnh kết hợp với Biển Lạc là nơi tham quan và du lịch hấp dẫn ở vùng núi rừng phía tây nam Bình Thuận.

4. HÒN BÀ:là một hòn đảo nhỏ nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển La Gi, huyện Hàm Tân gần 2 km về hướng đông.

Hòn Bà có nhiều cây cổ thụ lớn. Nửa đầu thế kỷ XVII, người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ thần Thiên Y Ana - vị thần thiêng liêng của Vương quốc ChămPa cổ. Do đo, hòn đảo có tên là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong đền, tượng nữ thần Thiên Y Ana được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ thần, đồng thời cũng là sự cầu mong được nữ thần phù hộ, cứu nạn cho ngư dân làm ăn trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và tiến hành các nghi lễ tôn giáo khác.

Trong thời chiến tranh, quân Pháp ngăn cấm không cho dân làng đến đảo thờ cúng và việc đi lại trở ngại cũng đã làm cho người Chăm dần dần lãng quên ngôi đền. Chính đó đã tạo điều kiện cho kẻ gian đánh cấp pho tượng Bà và những vật thờ linh thiêng trong ngôi đền cổ cùng sự xuống cấp đổ nát của nó.

Mãi đến năm 1969, ngư dân ở Hàm Tân đã đóng góp tiền của xây dựng lại ngôi đền trên nền cổ. Lễ hội ở đây là ngày giỗ nữ thần Thiên Y Ana mà nhân dân địa phương ở đây gọi là ngày "Vía Bà". Nghi lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, nhân dân khắp nơi ra đảo rất đông, trong số đó có đông người Chăm ở Hàm Tân và các nơi khác đến viếng Hòn Bà được người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ với ngôi đền cổ mà bởi đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi dương bên trong bờ làm cho phong cảnh ở đây càng đẹp thêm.

4. BÀU TRẮNG: là một hồ nước ngọt ngày xưa thuộc xã Bình Nhơn huyện Hòa Đa, nay thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bàu Trắng có từ lâu đời nằm ở giữa các động cát và rừng cây thấp. Nước hồ rất trong; từ xa nhìn mặt hồ như một dải lụa mịn màng. Bàu Trắng chia thành hai bàu bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân gọi là Bàu Ông, Bàu Bà.

Sử cũ viết về Bàu Trắng: "Hồ Trắng có hai hồ, hồ trên và hồ dưới ở phía tây nam huyện Hòa Đa. Phía tây ba động, hồ trên chu vi 8 dặm lịch, hồ dưới chu vi 12 dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn mùa không tăng không giảm. Phía tây bắc là động cát, phía tây nam là chân rừng, trên bờ phía nam có đền thờ Chúa Động (Đền thờ nữ thần Thiên Y Ana đã bị sụp đổ.)”. Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m, quanh bàu có rất nhiều bông sen. Vào mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt duy nhất của xã Hòa Thắng và cả khu căn cứ Lê Hồng Phong, như một bầu sữa lớn nuôi bộ đội và đồng bào trong hai thời kỳ kháng chiến.

Bàu Trắng còn là một thắng cảnh của Khu Lê Hồng Phong, Bàu Trắng với nguồn nước mát quanh năm đã làm dịu đi cái không khí nóng bỏng của vùng đồi cát này. Năm 1876 nhà thơ Nguyễn Thông khi đi ngang đã từng làm thơ ca ngợi cảnh đẹp Bàu Trắng. (Xem chương Văn học, Phần Văn hóa xã hội, Địa chí Bình Thuận).
 
L

lenamtrung

5. HẢI ĐĂNG KHE GÀ: tọa lạc tại đảo Khe Gà có diện tích 5 ha ở vùng biển xã Tân Thành trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, do một kỹ sư người Pháp thiết kế xây dựng khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến nay hải đăng vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào khắc số 1899 đánh dấu năm khánh thành. Hải đăng Khe Gà chính thức hoạt động năm 1900. Nhân viên điều hành gồm có một người Pháp (trạm trưởng) và 8 người Việt canh giữ đèn.

Trong lịch sử hàng hải ở khu vực mũi Khe Gà, các thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Do vị trí hiểm yếu của vùng biển này, và để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng qua đây, người Pháp đã nghiên cứu cho dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng có rất nhiều người chết do tai nạn.

Đảo Khe Gà cách bờ biển 500m. Những ngày nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất vả. Trên đảo, ngọn hải đăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn hải đăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. Tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ mặt đất đến chóp đèn 41,5m, độ cao từ tầm ngọn đèn đến mặt biển 65m, kích thước cạnh của tháp (chân tháp) 2,60m. Chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao dộ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1 mét. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000 oát làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.

Ngoài ngọn hải đăng, còn có một căn nhà lớn xây dựng cùng thời; dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng tiên. Từ dưới mép nước biển đến hải đăng có hàng chục bậc cấp. Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân hải đăng trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, tỏa bóng mát quanh năm. 184 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn lên đến đỉnh đèn. Tuy đường sá đi lại còn bị gián đoạn, nhưng trong tương lai sẽ là điểm du lịch hấp dẫn với du khách. Bởi Hải đăng Khe Gà vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.

6. KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN LÊ HỒNG PHONG: huộc loại hình căn cứ lõm; địa hình bao gồm chủ yếu là rừng cây ô rô, động cát, đất đai khô cằn, ít nước, thuận lợi cho hoạt động của chiến tranh du kích. Khu căn cứ mang tên nhà cách mạng Lê Hồng Phong, người địa phương thường gọi tắt là Khu Lê, có diện tích khoảng 600km2, phía đông giáp biển, các phía khác giáp với đồng bằng của các huyện Hàm Thuận và Bắc Bình.

Khu căn cứ này ra đời do các lực lượng kháng chiến lợi dụng địa hình rừng núi để làm nơi trú quân hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc đầu căn cứ trú đóng lập ở vùng Ô Rô - Hố Đất, về sau mở rộng ra ba xã: Hồng Sơn, Hồng Hải, Hồng Liêm hình thành một khu căn cứ tương đối hoàn chỉnh.

Tháng 4/1951, Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương tiếp tục mở rộng khu căn cứ Lê Hồng Phong thành huyện căn cứ gồm phần đất phía Đông huyện Hàm Thuận và phía Nam huyện Bắc Bình để đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến. Toàn huyện có 11 xã, lấy tên đầu của mỗi xã bằng chữ Hồng: Hồng Sơn, Hồng Trung, Hồng Hải, Hồng Thanh, Hồng Liêm, Hồng Thịnh, Hồng Tiến, Hồng Chính, Hồng Thắng, Hồng Thái, Hồng Lâm. (Đến giữa 1954 ta giải phóng thêm phía Nam Lương Sơn lập nên xã thứ 12 là Hồng Tân). Năm 1973, Khu Lê Hồng Phong được tổ chức lại còn 6 xã.

Địa hình của khu căn cứ Lê Hồng Phong đầy hiểm trở. Cây rừng rậm rạp với nhiều loại cây leo: mấu trúc, dây xanh, có nơi đầy gai ô rô chằng chịt dọc ngang từ 5 - 10km có lợi thế trong việc ấn giấu, trú quân cho ta; nhưng đi lại khó khăn và thường gặp thú dữ. Thêm vào đó đến mùa khô, Khu Lê là vùng cát nóng, thiếu nước; kẻ thù khó trụ quân lâu nhưng lực lượng du kích cũng chịu vô cùng gian khổ. Nước để sinh hoạt có nhiều lúc phải đổi bằng máu. Phải đi hàng giờ leo dốc, cát lún mới đưa về căn cứ được một gánh nước. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong một ngày chỉ được cấp nửa lít nước sinh hoạt. Đây là đặc trưng của cuộc sống ở Khu Lê. Nhưng đây chính là nơi để tồn tại và phát triển lực lượng suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, là nơi đứng chân vững chắc của Tỉnh và Ban cán sự Cực Nam, là bàn đạp để lực lượng ta tổ chức tấn công địch liên tục.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khu Lê Hồng Phong lại trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng.Nổi lên với các trận chống càn của quân và dân các xã sâu trong căn cứ.Thường thì địch bị thiệt hại nặng do những bãi chông, mìn và súng săn máy bay. Nhiều xe tăng và máy bay bị du kích Khu Lê bắn cháy gây nỗi khiếp sợ kinh hoàng cho địch.

Nói đến Khu Lê là nói đến truyền thống anh hùng, sáng tạo, anh dũng vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đánh địch, là nói đến ý chí chịu đựng gian khổ, sự hy sinh cống hiến vô cùng to lớn của quân và dân ta. Khu lê qua hai cuộc kháng chiến đã sáng tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá của chiến tranh nhân dân mà không có nơi nào có được. Ở đây cũng nảy sinh nhiều tấm gương sáng ngời khí phách và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Trong số các xã của Khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong, hai xã Hồng Thái và Hòa Thắng (Ba xã Hồng Lâm, Hồng Chính, Hồng Thắng hợp thành) đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
 
N

ngocthao_lion

Bây h mình cần một bài viết TM về Khu du lịch Tà Cú. Có ai có bài hay thì cho mình nhé, mình kiếm hoài mà ko ra! :((
Thanks nhiều nhiều!!!
 
Top Bottom