[Ngữ văn 8] Thuyết minh về thể tho lục bát

Y

y00na_l0v3

Có thể nói rằng không người VN nào lại không biết đến thơ lcu5 bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã ngàn năm nay. Từ thuở nằm võng, nằm nôi, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào trong tim, làm nên đời sống tâm hồn phong phú.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp. Đơn vị cảu thơ lục bát gồm một cặp câu, câu lục (sáu tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu, như các truyên thơ Nôm hoặc tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó cảu xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuôc vào chủ định của người sáng tác. Mai mốt viết típ, mỏi tay wa' oi`
 
Last edited by a moderator:
O

oanhto9x

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
Hic. Mệt quá rồi!!! :)|
 
B

badnovel_1999

ai giúp thuyết minh bài thơ lục bát này vs
con kiến mà leo cành đa
leo phải cành cụt leo ra leo vào
con kiến mà leo cành đào
leo phải cành cụt leo vào leo ra


sắp k/t ruj`................@};-@};-@};-
 
M

micyauns

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

Sau đây là bảng luật thơ:


1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)


Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

TRUNG THU

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Thứ Lang


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Thứ Lang


-----o0o-----


Ghi chú thêm:

LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:

BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

1. LUẬT TRẮC:

t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B


2. LUẬT BẰNG:

b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T- B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B


Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.

Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.
 
V

vanhoc_2000

III - Thơ Đường Luật

A - Sơ Lược

Thơ Đường luật là một thể loại thơ khá phổ biến, có nhiều loại, xuất hiện từ đời nhà Đường bên Trung Quốc (618 - 907 sau Công Nguyên). Tuy nhiên, phổ biến nhất là các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bát cú; ngũ ngôn tứ tuyệt, bát cú, bên cạnh đó còn các loại tràng thiên, nhưng ở đây ta chỉ xét tới 4 thể thơ trên.
Như tên gọi của nó, thất ngôn bát cú là cả bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Trong 4 thể thơ trên thì thể thất ngôn bát cú được ưa chuộng hơn cả. Và luật thơ cũng tựa như nhau nên ta chỉ xét thể thất ngôn bát cú làm chuẩn mực.

B - Bố cục

Trong bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được chia ra làm 4 phần. Mỗi phần là hai câu liền nhau.
Đề: hai câu đầu: nêu vấn đề.
Thực: hai câu 3 và 4: giải thích rõ hơn về vấn đề
Luận: hai câu 5 và 6: bàn luận về vấn đề
kết: hai câu cuối cùng: bàn luận hay là cảm nghĩ của tác giả về vấn đề.

C - Luật phối thanh thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Luật phối thanh trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật cũng theo quy tắc "Nhất - tam - ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh. Thông thường thì thơ sử dụng vần bằng là chủ yếu, rất hiếm khi sử dụng vần trắc. Nên có hai cách phối thanh chủ yếu cho vần bằng ở thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:

Luật bằng, vần bằng

(câu 1:) B B T T T B B
(câu 2:) T T B B T T B
(câu 3:) T T B B B T T
(câu 4:) B B T T T B B
(câu 5:) B B T T B B T
(câu 6:) T T B B T T B
(câu 7:) T T B B B T T
(câu 8:) B B T T T B B

Ví dụ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ - Trần Tế Xương)

Luật trắc, vần bằng:

(câu 1:) T T B B T T B
(câu 2:) B B T T T B B
(câu 3:) B B T T B B T
(câu 4:) T T B B T T B
(câu 5:) T T B B B T T
(câu 6:) B B T T T B B
(câu 7:) B B T T B B T
(câu 8:) T T B B T T B

Ví dụ:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu)


Tuy nhiên ở câu thứ nhất của bài luật trắc có thể thay thế thanh trắc ở chữ thứ hai thành thanh bằng.
Ví dụ:

Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa sơn đỏ loét tùm hum nóc...
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

Khổ độc: (Khổ: khó, độc: đọc) Khó có thể làm theo luật phối thanh như biểu trên, cho nên câu thơ có thể tuân theo luật "bất luận" nghĩa là "nhất - tam - ngũ bất luận", tuy nhiên, có những tiếng đáng trắc mà đổi ra bằng thì được, nhưng có những tiếng đáng bằng mà đổi ra trắc thì trở thành khổ độc không được. Đó là những tiếng nằm ở vị trí thứ ba của các câu lẽ và thứ năm của các câu chẵn.

Niêm: Niêm nghĩa là sự kết dính lẫn nhau. Nghĩa là sự liên lạc về thanh của chữ thứ hai của các câu trong một bài thơ. Hai câu niêm với nhau thì phải có cùng thanh với nhau ở chữ thứ hai. Các câu niêm với nhau trong một bài thất ngôn bát cú Đường luật là: câu 1 niêm với câu 8 (1~8), 2~3, 4~5, 6~7, 8~1. (xem lại biếu phối thanh ở trên). Nếu như thất niêm (không đúng luật) thì bài thơ có thể trở nên lủng củng nên không đuợc.

Phép đối: Trong thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú Đường luật thì bốn câu giữa (câu 3,4,5,6) phải là những cặp câu đối với nhau. Để hiểu rõ hơn về phép đối xin đọc lại bài ở trên. Câu 3 và câu 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau. Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay dở là ở chỗ bốn câu này.
Có thể tham khảo lại các câu đối nhau ở hai ví dụ trên: Thương vợ, và Chạy giặc.

D - Gieo vần

Ở đây ta chỉ xét vần bằng. Vần bằng là những từ mang thanh bằng vần với nhau. Trong thơ Đường luật thường sử dụng lối "Độc vận" (1 vần). Từ đầu đến cuối bài thơ chỉ duy nhất một vần mà thôi. Và các từ vần với nhau đó được đặt ở cuối các câu 1-2-4-6-8. Các tiếng còn lại ở các chữ cuối câu lẽ (3-5-7) phải mang thanh trắc. Nếu thơ vần trắc thì ngược lại.

Ví dụ:
Xóc phong suy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng
Quan hà bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng
(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)
 
N

nhilovesuju_elf

bài viết hay, nhưng mình ko rõ về phối thanh nên đã thay nó là luật bằng trắc...và kết quả mình đc 8 đ bài này
 
K

kenpham8a

Dàn ý: Thuyết minh thể thơ lục bát
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).



2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

-Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

-Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

-Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.



3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.
 
Top Bottom