Đề cương sinh học 10

L

lananh_vy_vp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhằm giúp các bạn ôn tập học kì 1, mình tổng hợp 1 số câu hỏi trong diễn đàn và các câu hỏi ôn tâp học kì 1 kèm câu trả lời, mong rằng sẽ giúp các bạn ôn thi tôt.
Nếu bạn nào có tài liệu nào hay, cũng có thể post tại đây.
 
L

lananh_vy_vp

Chương 1:THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

1. Tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố Cacbon (C) ?
- C chiếm khối lượng lớn trong chất sống (18.5%)
- C có 4 electron lớp ngòai cùng --> cùng 1 lúc có thê liên kết với nhiều nguyên tố khác - Tạo một số luợng lớn các bô khung Cacbon của các phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau .
- C có kích thước bé , vỏ điện tử
--> dễ dàng tổ hợp với các ntố khác (O,H,N,P,S) để tạo thành các hợp chất hữu cơ
--> dễ dàng phân ly -cơ thể mềm dẻo , thích nghi với sự thay đổi của môi trường .
- Năng lượng liên kết lớn --> đảm bảo tính bền vững cho các hợp chất hữu cơ.

2. Các loại liên kết yếu và lien kết bền vững trong tế bào . Ý nghĩa ?
+ Các loại liên kết yếu :
_ Liên kết Hidrô
_ Liên kết ion
_ Liên kết Vande Van
_ Liên kết kị nước
--> Đảm bảo tính bền vững của hệ thống sống.
- Năng lượng liên kết yếu : 2_5 kcal/mol --> không đủ lớn để tạo mạng lưới chắc chắn trong tế bào .
- Tế bào không đặc lại , vừa đảm bảo lien lạc hài hòa , vừa giữ sự linh động mềm dẻo của hệ thống sống .
- Nếu năng lượng liên kết quá lớn --> tần số phá vỡ các liên kết này giảm xuống  hiện tượng khuếch tán yếu --> đe dọa sự tồn tại của tế bào .
+Các lọai liên kết bền vững : liên kết cộng hóa trị
_ Liên kết peptit , đisunfua trong protein .
_ Liên kết photpođieste trong phân tử AND , ARN .
_ Liên kết glicozit trong Cacbonhidrat .
-->Đảm bảo tính bển vững của hệ thống sống .

3. Lipit khác với Gluxit về cáu trúc và chức năng như thế nào ?
*Gluxit:
- Có các nguyên tố : C,H,O
- Tỉ lê H:O : 2:1 ( như nước)
- Cấu trúc theo nguyên tác đa phân (gồm nhiều đơn phân)
- Tính chất : tan nhiều trong nước , dễ phân hủy hơn .
*Lipit:
- Có các nguyên tố : C,H,O,đôi khi có : N,P.
- Tỉ lệ : O ít
-Cấu trúc không theo nguyên tắc đa phân.
- Tính chất : ít tan trong nước , tan trong dung môi hữu cơ (benzen).

4. Tại sao xenlulozo được xem là một cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?
- Xenlulozo là chất trùng hợp của nhiều 9ơn phân cùng lọai là glucozo
- Các đơn phân này nối với nhau bằng lien kết 1β_4  sự đan xen một “sấp” một “ngửa” nằm như dải băng duỗi thẳng , không có sự phân nhánh .
- Nhờ cấu trúc này các liên kết Hidro giữa các phân tử nằm song song với nhau bó dài dưới dạng vi sợi các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc .

5. Phân biệt các bậc cấu trúc của Protein?
Vai trò của các lọai lien kết hóa học trong thành phần cấu trúc của protein?

- Cấu trúc bậc 1 : các axitamin liên kết với nhau nhờ lien kết peptit bền vững tạo thành chuỗi polipeptit có dạng mạch thẳng .
Cấu trúc bậc 1 xác định tính đặc thù , đa dạng của protein , đồng thời quy định cấu trúc bậc 2 và 3 của protein .
- Cấu trúc bậc 2 : chuỗi polipeptit xoắn ( α ) hoặc gấp nếp ( β ) nhờ các liên kết Hidro giữa các axitamin gần nhau.
- Cấu trúc bậc 3 : do xoắn bậc 2 cuộn xếp tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng cho Protein quyết định , họat tính , cưức năng của protein . Cấu trúc này phụ thuộc tính chất các nhóm R , cầu disulfit(_S_S) hay liên kết hidro giữa các gốc axit amin xa nhau .
- Cấu trúc bậc 4 : khi protein có hai hay nhiều chuỗi polipeptit phối hợp .
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao , độ pH… có thể làm đứt các liên kết  biến đổi cấu trúc không gian --> Protein mất chức năng

6.Ý nghĩa của liên kết giữa hai mạch polinucleotit cua phân tử AND ?
+Liên kết Hidrô
_ Yếu --> thuận lợi cho quá trình tự nhân đôi của phân tử AND
_ Só lượng lớn --> đảm bảo tính bền vững của phân tử AND .

Chức năng của AND :
- Lưu trữ , bảo quản và truyền đạt thong tin di truyền ở các lòai sinh vật .
- Điều khiển quá trình tổng hợp Protein .
- Quy định tính đa dạng và đặc thù của các lòai sinh vật .

7.Dựa vào các chất , các hợp chất hữu cơ : photpholipit , glicozen , xenlulozo, glixerol , nhóm amin , glucozo , fructozo , ribozo , deoxiribozo
Trả lời các câu hỏi sau :

a) Hợp chất nào không phải là polime : phopholipit
b) Đơn vị cấu tạo của lipit : glixerol
c) Hợp chất nào có trong nguồn dự trữ của tế bào động vật : glicozen , glixerol
d) Đơn vị dự trữ năng lượng của tế bào đông vật : glycogen
e) Đơn phân của saccarozo , mantozo : glucozo , fructozo
f) Đường hexozo (5Cacbon) : ribozo, deoxiriboro .
g) Chất xơ của thực vật : xenlulozo

8. Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết dầu mỡ ?
- Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo bậc cao
- Trong phân tử xà phòng có chứa đồng thời các nhóm ưa nước và các nhóm kị nước , khi cho xà phòng vào sẽ tạo thành nhũ tương mỡ không bền , các phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ , tạo thành một lớp mỏng trên giọt mỡ , nhóm ưa nước của xà phòng quay ra ngòai tíêp xúc với nước , do đó các giọt mỡ không kết tụ được với nhau và bị tẩy sạch .

9. Tại sao chúng ta cần ăn nhiều lọai thức ăn khác nhau ?
- Vì các thức ăn sẽ cung cấp cho chúng ta các axit amin không thay thế khác nhau .

10. Giải thích tại sao : số nguyên tử cacbon :
- Có thể thay đổi từ 2 đến 11 trong một phân tử axit amin .

--> tùy thuộc gốc R của phân tử .

- Có thể rất khác nhau trong một phân tử tinh bột .
--> do cấu trúc đa phân .

11.Nêu sự tồn tại và chức năng của muối khóang .
- Muối là sản phẩm tạo nên khi axit kết hợp với kiềm . Tồn tại ở 2 dạng : hòa tan trong dịch bào và liên kết tĩnh điện trên màng nguyên sinh và bề mặt các hạt keo.
-Khi hút bám trên bề mặt các hạt keo , muối khóang đảm bảo trạng thái bền vững , độ phân tán , độ nhớt , độ ngậm nước nước nhất định của hệ keo .
- Muối khóang và chất hữu cơ ở dạng hòa tan tạo nên tiềm năng (áp suất ) thẩm thấu và sức hút nước của tế bào ( theo cơ chế thẩm thấu) . Các ion khóang không đều hai bên màng sinh chất tạo nên thế hiệu màng và dẫn truyền các xung điện .
- Các muối khóang còn là nguyên liệu tổng hợp nên hang lọat chất hữu cơ như protein , axit nucleic,lipit …

12.Tại sao photpholipit lại được xem là thành phần cấu tạo chủ yếu trong hệ thống màng của tế bào ?
- Lớp photpholipit bao bọc màng tế bào : gồm hai phân tử photpholipitquay lưng vào nhau , các đầu ưa nước quay ra ngòai tạo liên kết Hidro với phân tử nước . Các đuôi kị nứoc hướng vào trong  sự hấp dẫn lẫn nhau , nước bị lọai trừ .
- Kiểu cấu trúc động nhưng rất bền vững , không dễ bị phá võ .
-->là cơ sở , thành phần chủ yếu của hệ thống màng ( màng nguyên sinh,màng nhân , màng ti thề, màng lạp thể , hệ màng nội chất …)

13.thuốc thử đặc trưng của tinh bột là iot giải thích tại sao khi đun sôi hồ tinh bột và nhỏ iot vào thì lại không có màu xanh đăc trưng?
Do dạng amylozơ của tinh bột tạo một cấu trạng hình xoắn ốc và phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức chất có màu xanh dương. Khi đun nóng thì cấu trạng xoắn ốc bị phá hủy, do đó không còn màu xanh nữa, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng ống nên I2 lại bị nhốt trong ống này, vì thế xuất hiện màu xanh trở lại.

14.Một bạn đã dung Kali iot dể nhận biết 2 ống nghiệm: 1 ông nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột,1 ống nghiệm đưng glicogen.hãy cho biết bạn đó đã làm thế nào đẻ phân biệt dc 2 ống trên?giải thích.
Nhỏ KI vào 2 ô nghiệm ấy thấy:
Ống có chưá tinh bột-->màu xanh tím
Ống có chứa glicogen-->màu đỏ tím
Giải thích:do glicogen phân nhánh nhiều hơn-->nhiều phân tử iot chui vào mạch hơn-->màu đỏ tím ở glicogen.
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Chương 2:: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

1.Trình bày học thuyết về tế bào ?
- Mathias Schleiden : tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào .
- Theodor Schwarm : tất cả các cơ thể động vất được xây dựng từ tế bào .
- Hình dạng và kích thước của các lọai tế bào khác nhau thì không giống nhau nhưng hầu hết các lọai tế bào đều có kích thước rất nhỏ.

2.Đặc điểm chung của tế bào nhân thực ?
- Tế bào động vật , thực vật và nấm … là tế bào nhân thực .
- Có màng nhân
- Có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hóa của mình .
- Tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng .

3.Tại sao có giả thuyết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ thể tiền nhân (nhân sơ ) ?- Căn cứ :
_ AND , ribôxôm(70s) giống ở vi khuẩn .
_ Cấu trúc màng kép : màng trong : màng sinh chất của tế bào vi khuẩn .
Màng ngòai : màng sinh chất của té bào nhân thực .
_ Sinh sản bằng cách phân chia .

4.Trình bày cấu trúc khảm động của màng sinh chất và phân tích sự hợp lý trong cấu trúc với chức năng của màng sinh chất . Chức năng của màng sinh chất.
+Tính khảm : các phân tử Protein nằm xuyên màng ( qua lớp lipit kép) hay cài một phần hay nằm tự do trên màng --> tạo kênh hoặc chất họat tải .
_ Protein xuyên màng : vận chuyển xuyên màng .
_ Protein tạo lỗ : vận chuyển chu động .
_ Glucoprotein : dấu hiệu riêng cho từng lọai tế bào .
_ Protein điều hòa , protein cấu trúc .
+Tính động : lớp lipit kép có đầu ưa nước quay ra ngòai , đầu kị nước quay vào trong , đối mặt nhau nên dễ dàng tái hợp nhanh mỗi khi mở ra hay nhận một chất hay hợp nhất .
_ Lớp lipit kép : cấu trúc bền vững , cấu trúc “động” , có thể di chuyển một phía của màng --> tạo cơ sở khung của màng .
_ Các phân tử O2 , H2 , H2O có thể thẩm thấu qua màng .
_ Các chất tan được đưa vào tế bào qua màng sinh chất , tiêu hóa hay bài tiết rồi đưa ra ngòai .
_ Màng sinh chất có tính chọn lọc --> màng chắn .
+ Ngòai ra , còn có :
_ Colesteron : ổn định cấu trúc màng .
_ Hydratcacbon : nhận biết chất lạ .
+ Chức năng của màng sinh chất :
_ Là nơi chứa các bào quan ; các họat động sống của các bào quan thong quan các phản ứng sinh hóa .
_ Là nơi sản xuất ra các enzim , protein và các chất cần thiết : sử dụng trong tế bào hay đưa ra ngòai tế bào .
_ Vận chuyển các chất từ ngòai vào hay đưa ra ngòai tế bào .

5.Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân , lọai tế bào nào không có nhân ? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ?
- Nhiều nhân : tế bào bạch cầu , tế bào cơ .
- Không có nhân : tế bào hồng cầu .
- Tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng vì nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào . Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền , là trung tâm điều hành định hướng và giám sát mọi họat động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng , phát triển của tế bào .

6. Nêu vai trò của peroxixom và glioxom trong sự chuyển hóa các chất trong tế bào?
- Peroxixom : chứa một vài enzim phân giải oxi hóa các axit amin, axit lacticvà các chât khác thành các sản phẩm nhỏ hơn .
- Glioxom : Xuất hiện khi các hạt chứa dầu (mỡ) nảy mầm và chứa các enzim cần cho sự chuyển hóa các axit béo thành đường .
-->hệ thống các enzim trong peroxixom và glioxom họat động , và tạo ra perxit hidro (H2O2) sau đó lại tiếp tục phân giải nước và ôxi .

7. Cơ thể người lọai tế bào nào có khả năng thay đổi hình dạng mà vẫn họat động bình thường ?
- Bạch cầu -->chức năng bảo vệ cơ thể (đại thực bào , limpho bào)

8.Lông roi ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực khác nhau như thế nào ?
- Tế bào nhân sơ : cấu tạo từ các sợi protein xoắn lại .
- Tế bào nhân thực : cấu tạo theo công thức 9+2 (9 bộ 2 vi ống xếp thành vòng tròn giữa có thêm 2 bộ 2 vi ống ).

9. Lizôxôm có vai trò gì ? Nếu lizôxôm vỡ ra trong tế bào thì tế bao sẽ ra sao ?
- Lizôxôm có chứa nhiều emzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào , phân cắt nhanh chóng các chất cao phân tử để nuôi tế bào , phân hủy các tế bào già , các bào quan đã hết thời hạn sử dụng , phân hủy các phần tử lạ từ ngòai vào tế bào .
-Trong tế bào , nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.

10.Kích thước của tế bào nhân sơ khác tế bào nhân thực ở điểm nào ?Ý nghĩa của sự khác nhau đó?
- Kích thước của tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực nhiều .
- Ý nghĩa :
+Tế bào nhân sơ : kích thước nhỏ --> diện tích bề mặt/thể tích lớn --> tăng cường khả năng trao đổi chất --> sinh sản nhanh.
Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh chóng
+Tế bào nhân thực : chứa nhiều bào quan khác nhau .
Có sự xoang hóa nên vận chuyển các chất nhanh chóng .

11.Màng nhân khác màng sinh chất ở những đặc điểm nào?
Màng nào có cấu trúc màng đơn , màng kép , không có màng?

+Màng nhân khác màng sinh chất :
_ Có hai lớp màng , cấu trúc không liên tục ví có nhiều lỗ .
_ Không hàn gắn được.
_ Dễ dàng thấm một số chất như ribonucleaza , histon, axitamin…
+Cấu trúc màng đơn : màng sinh chất , màng bộ máy Golgi , màng lizoxom , màng trung thể , màng lưới nội chất , màng không bào .
+Cấu trúc màng kép : màng nhân , màng ti thể , màng lạp thể .
+Cấu trúc không có màng : ribôxôm .

12.Thành phần cấu trúc nào đóng va trò trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật ? Giải thích ?
- Không bào.
- Vì không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào , luôn có áp suất thẩm thấu cao hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.

13.So sánh cấu trúc ADN và ARN?
a, giống nhau:
- đều dc cấu tạot heo nguyên tắc đa phân
- đơn phân đều là các nucleotit gồm gốc đường 5 cacbon, gốc photphat, các bazonitric A, X, G
- mối liên hệ dọc đều là liên kết hoá trị giữa gốc photphat của đơn phân này với gốc đường của đơn phân kia
- đều tham gia quá trình tổng hợp protein.
b, khác nhau:
* ADN :
- là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn
- đơn phân có gốc đường 5C C4H10O5 và bazonitric T
- chứa đựng và truyền dạt thông tin di truyền
- những biến đổi về mặt cấu trúc có thể di truyền cho thế hệ sau
* ARN:
- chỉ có 1 mạch đơn
- đơn phân có gốc đường 5C C5H10O5 và bazonitric U
- mARN truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein cần tổng hợp
- tARN vận chuyển các a.a tương ứng đến protein
- rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom
- những bến đổi về mặt cấu trúc biểu hiện ở KH, hok di truyền cho thế hệ sau.

14.ADN có những đặc điểm gì để có thể mang bảo quản truyền đạt thông tin di truyền?
+ Mang thông tin di truyền: Cấu tạo đa phân, đơn phân là nuclêôtit. (Số lượng, trình tự các nuclêôtit là thông tin di truyền)
+ Bảo quản thông tin di truyền:Cấu trúc gồm 2 mạch polinuclêotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. (Khi 1 mạch bị hỏng, mạch kia làm khuôn mẫu để sửa chữa)
+ Truyền đạt thông tin di truyền: 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô (không bền) giữa các bazơnitơ. (2 mạch dễ dàng tách nhau trong quá trình nhân đôi và phiên mã)

15.Việc ADN liên kết với phân tử protein dạng histon có tác dụng gì ?
Việc ADN liên kết với phân tử protein dạng histon có tác dụng:
-Bảo quản thông tin di truyền.
-Thu gọn cấu trúc

16.Tơ nhện,tơ tằm,sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều đc cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
– Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động

Vận chuyển thụ động:
- Vận chuyển ko cần cung cấp năng lượng
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Phụ thuộc vào bậc thang nồng độ
- Theo cơ chế khuyếch tán
Vân chuyển chủ động
- Vận chuyển chất cần có năng lượng cung cấp
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
- Phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể
- Do một chất hoạt tải đặc biệt

Tên của hai bào quan đã tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào là gì? So sánh cấu trúc và chức năng cảu 2 loại bào quan đó

Hai bào quan đó là ti thể và lục lạp
- Giống nhau:
+) Đều là các loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực
+) Có cấu trúc màng kép bao bọc và bên trong là chất nền
+) Chứa ADN, riboxom ở chất nền nên có khả năng tự tổng hợp,tự phân chia,tự sinh sản bằng phân đôi
+) Đều là bào quan tạo ra năng lượng ATP
+) Số lượng thay đổi tùy vào các loại tế bào
- Khác nhau:
+) Ti thể có ở mọi tế bào,mọi cơ thể còn lục lạp chỉ có ở tế bào động vật
+) Ti thể có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu,thể sợi ngắn...còn lục lạp có hình bầu dục
+) Ti thể không có chứa sắc tố còn lục lạp có chứa sắc tố quang hợp
+) Ti thể có cấu trúc màng trong dạng răng lược còn lục lạp cả màng trong và màng ngoài đều trơn
+) Ti thể thì phân giải các chất hữu cơ còn lục lạp tổng hợp các chất hữu cơ
+) Ti thể chứa enzim xúc tác quá trình oxh trong hô hấp tế bào,năng lượng ATP được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào còn lục lạp chứa enzim quang hợp được tổng hợp từ pha sáng nhưng chỉ được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ ở pha tối
+) Ti thể có chức năng dị hóa còn lục lạp có chức năng đồng hóa
 
N

nguyenlamtoi1995

Ôn tập HKI (CB)

Dưới đây là một số câu hỏi theo mình là trọng tâm đối với sinh CB. Các bạn giải và bổ sung giúp nhé! ;)

1.Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
2.Nêu tóm tắt đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
3.Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin.
4.Phân biệt AND và ARN.

5.Nêu vai trò của nước đối với sự sống.
6.Nêu các đặc điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
7.Thế nào là vận chuyển chủ động và thụ động? Cho ví dụ.
8.So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
9.Nêu cấu trúc và chức năng của lục lạp ở tế bào thực vật.
10.Nêu cấu trúc và chức năng của Lizôxôm.
11.Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào nhân thực.
12. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
13.Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
14.Chuyển hóa vật chất là gì? Phân biệt quá trình đồng hóa và dị hóa.
15.Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. Hãy giải thích tại sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định?
16. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.




 
K

kira_l

13.Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
Cấu trúc ATP

- Thành phần

+ đường ribozo

+ 3 nhóm photphat

+ adenin

là hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối chứa nhiều năng lượng dễ bị phá vỡ giải phóng năng

lượng

ATP truyền năng lượng cho các chất bằng cách chuyển nhóm phot phat cuối cùng cho các chất tạo thành

ADP . ngay lập tức ADP gắn thêm nhóm phôt phát tạo thành ATP

Vì ATP được sinh ra và sử dụng ngay cho mọi hoạt động sống nên đc gọi là đồng tiền năng lượng
15.Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. Hãy giải thích tại sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định?

câu này hình như chỉ có 1 dòng là :| vì mỗi enzim có tính chất đặc thù thôi mà nhẩy :|

16. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

các yếu tố là
-nhiệt độ
- độ pH
-nồng độ cơ chất
-nồng độ enzim
- chất ức chết or hoạt hóa enzim

mấy câu này tớ kt học kì :"> và tớ nhớ mềnh mở sách chép =)) ko ngờ đến giờ vẫn nhớ đc :"> ít kiến thức

các bạn ko có câu là " tại sao khi quá nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính của enzim giảm " nhỉ :D

tớ thick câu này :))
 
N

nguyenlamtoi1995

các bạn ko có câu là " tại sao khi quá nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính của enzim giảm " nhỉ :D
tớ thick câu này :))
Thanks nhé! Mình cũng thấy câu này hay mà quên mất! :)
Có phải là vì bản chất của enzim là protein;khi vượt quá nhiệt độ tối ưu, protein bị biến tính \Rightarrow enzim bị giảm hoạt tính, có khi bị bất hoạt.
 
A

anhvodoi94

Dưới đây là một số câu hỏi theo mình là trọng tâm đối với sinh CB. Các bạn giải và bổ sung giúp nhé! ;)

1.Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
2.Nêu tóm tắt đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
3.Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin.
4.Phân biệt AND và ARN.

5.Nêu vai trò của nước đối với sự sống.
6.Nêu các đặc điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
7.Thế nào là vận chuyển chủ động và thụ động? Cho ví dụ.
8.So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
9.Nêu cấu trúc và chức năng của lục lạp ở tế bào thực vật.
10.Nêu cấu trúc và chức năng của Lizôxôm.
11.Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào nhân thực.
12. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
13.Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
14.Chuyển hóa vật chất là gì? Phân biệt quá trình đồng hóa và dị hóa.
15.Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. Hãy giải thích tại sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định?
16. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.





1. Tế bào : Là đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật
Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau và các yếu tố không có cấu trúc tế bào để thực hiện một chức năng nhất định
Cơ quan:Là tập hợp nhiều mô được sắp xếp để thực hiện một chức năng
Hệ cơ quan: Là tập hợp các cơ quan, nhằm thực hiện một chức năng của cơ thể.
Cơ thể: Cơ thể đa bào được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. Vì thế các cấp độ mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể được gọi chung là cấp cơ thể

Quần thể - loài

Quần thể:Là tập hợp các cá thể cùng loài sống ở một nơi nhất định, Chúng giống nhau về hình dạng, sinh lý, hoạt động.giữa chúng có mối quan hệ sinh sản
Loài : Là những cá thể có chung những tính chất về hình thái sinh lý, hoạt động, sống chung trong không gian và thời gian, có thể giao phối với nhau và cách li sinh sản với loài khác.
Cách viết tên loài:
gồm 2 từ: từ trước viết hoa chỉ tên giống, từ sau viết thường chỉ tên loài.
vd: Hổ Panthera tigis
Quần xã
Quần xã bao gồm nhiều quần thể khác nhau sống trong một không gian và có mối quan hệ chăt chẽ
Hệ sinh thái
bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của chúng
Sinh quyển
Khoảng không gian trên trái đất có các cơ thể sống cư trú và các hệ sinh thái hoạt động gọi là sinh quyển.

2.Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
Là một hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh, nhằm duy trì ổn định, đồng thời có sư thích nghi với tác động của môi trường

3. Cấu trúc prôtêin:
- Là loại phân tử lớn gồm nhiều axít amin liên kết với nhau. Có 20 loại axít amin.
- Với hơn 20 loại axít amin ? vô số loại phân tử prôtêin
lys
- Các axít amin liên kết với nhau bằng liên kết peptít: lk giữa nhóm cacboxyl của axít amin này với nhóm amin của axít amin khác và giải phóng 1 phân tử H2O
met
ser
ser
ala
lys
(Prôtêin A )
* Cấu trúc đặc trưng mỗi loại pr ?
- Các axít amin liên kết với nhau bằng liên kết peptít: lk giữa nhóm cacboxyl của axít amin này với nhóm amin của axít amin khác và giải phóng 1 phân tử H2O
* Mỗi loại prôtêin có cấu trúc đặc trưng bởi:
+ số lượng aa
+ Thành phần aa
+ Trình tự sắp xếp aa
Trong phân tử prôtêin
* prôtêin có 4 cấu trúc cơ bản:
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4

*) Chức năng :chức năng:
- Thành phần cấu tạo của tế bào.
- Là enzim xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào.
- là hoocmon điều hoà các quá trình TĐC trong tế bào và cơ thể.
- Là kháng thể bảo vệ cơ thể

4. Phân biệt :
*Về cấu trúc:
+ADN: - 2 mạch dài(hàng chục nghìn đến hàng triệu nuclêôtit)
- Axit phôtphoric
- Đường đêôxiribôzơ.
- Bazơ nitơ: A,T,G,X
+ARN: - 1 mạch ngắn(hàng chục đến hàng nghìn ribônuclêôtit)
- Axit phôtphoric
- Đường ribôzơ
- Bazơ nitơ: A,U,G,X
*Về chức năng:
+ADN: lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
+ARN: - Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin( ARN thông tin)
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để ttổng hợp prôtêin(ARN vận chuyển).
- Cấu tạo nên ribôxôm( ARN ribôxôm) .

5. Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. VÌ vậy nước là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lện lớn trong tế bào. Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Mà tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống ~~> NƯớc có vai trò rất quan trọng.

6.
*) Tế bào nhân sơ :
- Kích thước bé , cấu tạo đơn giản gồm 1 phân tử ADN trần dạng vòng
- Tế bào chất có ít bào quan và là bào quan đơn giản : riboxom (nhỏ hơn so với riboxom của tế bào nhân thực ).
( Phương thức phân bào nhân đôi : cái này nói thêm )
- Có lông và roi để bám và di chuyển.

*) Tế bào nhân thực ( nhân chuẩn ):
- Kích thước lớn , cấu tạo phức tạp
- ADN + protein loại histon => NST trong nhân
- Có màng nhân ( 2 lớp màng )
- Tế bào chất chưảatss nhiều các bào quan có cấu tạo phức tạp : lưới nội chất , bộ máy gongi , riboxom , ti thể ,...
- Riboxom lớn hơn roboxom của sinh vật nhân sơ
( Phương thức phân bào : nguyên phân , giảm phân , thụ tinh).

7. Sự vận chuyển chủ động là sự vận chuyển tiêu tốn năng lượng và là sự vận chuyển có điều khiển của cơ thể sinh vật. Các tế bào trên màng sinh chất sẽ vận chuyển chất theo hai chiều từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong màng tế bào. Còn sự vận chuyển thụ động là sự vận chuyển tuân theo chiều gradien nồng độ tức là các chất sẽ chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp theo quy trình thẩm thấu qua màng sinh chất.

:D:D:D:D:D:D
 
A

anhvodoi94

Dưới đây là một số câu hỏi theo mình là trọng tâm đối với sinh CB. Các bạn giải và bổ sung giúp nhé! ;)

1.Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
2.Nêu tóm tắt đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
3.Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin.
4.Phân biệt AND và ARN.

5.Nêu vai trò của nước đối với sự sống.
6.Nêu các đặc điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
7.Thế nào là vận chuyển chủ động và thụ động? Cho ví dụ.
8.So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
9.Nêu cấu trúc và chức năng của lục lạp ở tế bào thực vật.
10.Nêu cấu trúc và chức năng của Lizôxôm.
11.Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào nhân thực.
12. Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
13.Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
14.Chuyển hóa vật chất là gì? Phân biệt quá trình đồng hóa và dị hóa.
15.Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. Hãy giải thích tại sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định?
16. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.





8. Vận chuyển thụ động không tiêu tốn ATP như vận chuyển chủ động
- Vận chuyển thụ động nhờ cơ chế thẩm thấu và khuếch tán, còn vận chuyển chủ động dựa vào hoạt động của protein màng hoặc sự biến dạng màng dưới tác động của ATP
- Vận chuyển thụ động đưa chất từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp còn vận chuyển chủ động chuyển chất từ nơi có nồng độ thấp tới nơi nồng độ cao.

9.
*) Cấu trúc :
- Lục lạp: Chứa sắc tố như diệp lục là chủ yếu ngoài ra còn có lạp thể caroten chứa sắc tố vàng.
- Có 2 lớp màng bao bọc, độ dày của 2 màng này khác nhau. Bên trong gồm 2 thành phần:
- Chất nền (Stroma): Không màu có chứa ADN và Ribôxôm.


- Hệ thống các túi dẹt
gọi là tilacoit.
+ Màng Tilacoit có chứa
chất diệp lục và enzim quang
hợp, chúng sắp xếp 1 cách trật tự tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hình cầu,
kích thước từ 10-20 nm gọi là đơn vị quang hợp.
+ Các Tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana.
+ Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

*) Chức năng:
- Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học.
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
- Trong lục lạp chứa ADN và Ribô xôm nên có khả năng tổng Prôtêin cần thiết cho mình.

10. – lizoxom là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. các enzim này phân giải nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. lizoxom tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. lizoxom được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.
– Trong tế bào, nếu lizoxomm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn các tế bào.

11. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Có kích thước lớn, có cấu tạo phức tạp.
-Gồm 3 thành phần chính
Màng sinh chất
Tế bào chất: phát triển, có màng bao bọc, chia tế bào thành các xoang riêng biệt,có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau.
Nhân: hoàn chỉnh, có màng nhân, chứa nhiễm sắc thể gồm:ADN liên kết với Protêin.

*) chức năng : Thực hiện các hoạt động của cơ thể sống .

12. a. Cấu trúc màng sinh chất:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
b. Chức năng màng sinh chất:
– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
– Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

13.
*) Cấu trúc :ATP là chất được cấu tạo gồm bazơ ađênin, đường ribozơ và 3 nhóm phôtphat.
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hằng ngày như tiền tệ ,cụ thể nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- ATP có chứa các liên kết cao năng và giàu năng lượng , ATP có năng lượng hoạt hóa thấp dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.

14. Chuyển hoá vật chất gồm toàn bộ các phản ứng sinh hoá diễn ra trong một tế bào, phần lớn cần enzim xúc tác.
*) Đồng hóa là quá trình các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- Là quá trình thu năng lượng .
- Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho quá trình dị hóa sử dụng.
*) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn.
- Là quá trình giải phónh năng lượng.
- Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và mọi hoạt động sống khác.

15. Mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định vì mỗi enzim có cấu trúc đặc hiệu ( trung tâm hoạt động đặc thù ) nên chỉ thích hợp cho việc xúc tác cho 1 số chất có cấu hình không gian khớp với vùng trung tâm hoạt động của nó .

16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim : Nhiệt độ , pH , nồng độ cơ chât , nồng độ enzim ,chất ức chế enzim.

:p:p:p:p:p:p:p :D:D:D:D:D:D
 
G

girlbuon10594

Một số người không ăn được cua ghẹ,thịt bò,tôm. Nếu ăn vào sẽ bị dị ứng nổi mẩn ngứa vì trong cơ thể người đó không có enzim phân giải protein của cua ghẹ,thịt bò,tôm nên không tiêu hóa được;))
 
G

girlbuon10594

Trước khi cho ra đĩa ta mới nên cho mắm muối;))

P/S: Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
 
L

lananh_vy_vp

Do trong cấu trúc ATP, 3 nhóm P tích điện âm nên ko bền, đẩy nhau-->dễ bị phá vỡ giải phóng năng lượng.
atp.jpg
 
K

kira_l

thiếu chữ âm bị trừ 1 điểm :-<

đau lòng lắm cơ

để xem còn câu nào ko ~

tại sao nhai kĩ cơm sẽ no lâu

 
T

tomcangxanh

Đây là tại topic tên tiêu đề ko rõ ràng nhá, chẳng biết môn nào :))

Nhai kĩ--> nghiền nhỏ cơm--> ăn đc nhiều.

Khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao cơ thể càng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn .

Nhai kĩ-->enzim amilaza ở khoang miệng biến đường bột thành glucozo-->ruột tiêu hóa glucozo lâu-->no

Cùng lúc đấy, dạ dày cũng tiết ra enzyme để tiêu hóa kỹ hơn nữa (tách mỡ, tách đạm và tách protein). Nhưng luợng enzyme đấy chỉ được tiết ra với 1 số lượng nhất định (được điều khiển do 1 hoóc-môn - phải như thế, không thì cơ thể của mình luôn có cảm giác đóí và không biết no là gì --> tiếp tục ăn --> vỡ dạ dày --> chết). Khi enzyme này được tiết ra, mình có cảm giác đói và... muốn ăn. Khi mình kéo dài thời gian ăn, dạ dày không tiết ra cái enzyme đó nữa và như vậy, không tiêu hóa thức ăn mới nữa nên mình cảm thấy "đầy cái bụng" hơn nên nói là no lâu

 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

:))

chấp nhận :))

em cũng chạ nhớ pà chủ nhiệm rep là j

nhưng thấy chị nói cũng đúng :">

câu tieesp

tại sao mỗi loại enzim lại có tính chất đặc thù ?
 
Top Bottom