Văn [Văn 8] Luyện tập Tiếng Việt (lý thuyết + bài tập).

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mừng các mem lớp 8. :khi (4):

Ở pic này, chị sẽ đưa lên các Bài tập về phần tiếng Việt lớp 8 cho các em cùng làm và rèn luyện.:khi (58):

Tất nhiên, là trước mỗi phần bài tập sẽ có phần lý thuyết để các em củng cố lại và làm bài tập tốt hơn.

Mỗi đợt sẽ là 1 nội dung mà các em được học trên lớp.:khi (2):

Các em làm bài trực tiếp tại đây, rồi chị sẽ sửa bài cho các em.

Các ý kiến về topic này, post tại đây.

Không spam.:khi (191):

:x
 
T

thuyhoa17

Phần 1:

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ.

A. Lý thuyết:

1. Từ có nghĩa rộng: phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.

2. Từ có nghãi hẹp: phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

Một từ có thể có nghĩa rộng với từ này những cũng có thể có nghãi hẹp với những từ ngữ khác.

VD: từ chim là nghãi rộng của các từ như: chim chích chòe, sáo,... Nhưng đồng thời từ chim cũng là nghãi hẹp của từ Động Vật.

B. Bài tập:

Câu 1: Sắp xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm. Và đặt tên cho từng nhóm đó.

mũ, cơm, áo, quần, rau, thịt, giày, khăn choàng, cá, bánh, kẹo, tất (vớ), kem, dây nịt, cháo.

Câu 2: Hãy liệt kê các từ có nghĩa hẹp trong những nhóm sau. Mỗi nhóm khoảng 5 từ.

- Vũ khí
- Gia đình
- Phương tiện giao thông.
- trường học.

các em làm 2 câu đó, chị sẽ sửa và post tiếp bài tập trong phần 1 này. :x
 
  • Like
Reactions: tieubanggiai921
P

pengoc_dethuong_97

Câu 1:
-Nhóm 1(trang phục): mũ, quàn , áo, gaiyf, khăn choàng, tất, dây nịt.
-Nhóm 2(thức ăn):Cơm, rau, thịt, cá, bánh, kẹo, kem, cháo.
Câu 2:
Vũ khí: súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi, ..
Gia đình: chị dâu, chị họ, chị hai, em dâu, em họ,..
Phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe lửa, tàu hỏa
Trường học: bàn học sinh, bàn giáo viên, bảng con, bảng giảng dạy, phòng học
---------------------------------------------------:D---------------------------------------------------

cám ơn em!
câu 1: đúng tất.
câu 2: phần trường học và gia đình em có thể đưa các từ có nghĩa hẹp tách ra nó hay hơn.

Tốt em ạ :x
 
Last edited by a moderator:
P

perong9x

câu 1::D
-Nhóm 1:mũ, quần, áo, giày, khăn choàng, tất(vớ), dây nịt.=>trang phục.
-Nhóm 2:Cơm, rau, thịt, cá, bánh, kẹo, kem, cháo.
Câu 2:
-Vũ khí: lựu đạn, cung tên, khiên, nỏ, lao, pháo,...
-Gia đình: ông nội, bà ngoại, bố, mẹ, anh, chị, em trai, em gái,...
-Phương tiện giao thông: xe đạp, máy bay, thuyền, ca nô, mô tô, xe buýt,...
-Trường học:
+Phòng truyền thống, phòng hội đồng, lớp học (bàn, ghế, bảng, phấn,...), phòng đa năng,...
+Cô giáo, thầy giáo, học sinh,...
...........................



Nhóm 2 câu 1 thiếu tên nhóm em .
Cám ơn em, tốt em ạ. :x
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Tiếp nhé: phần tiếp theo là về TRƯỜNG TỪ VỰNG.

A - Lý thuyết:

Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

vd: Trong từ "con người", có: cao, lùn, mập, chân, tay, mắt, mũi...
Trong từ đó thì có các trường từ vựng:
- Hình dáng của con người: cao, lùn, mập.
- Bộ phận trên cơ thể người: chân, tay, tai mắt mũi.

B - Bài tập:

Câu 1: Hãy tìm các trường từ vựng của các từ sau và cho ví dụ ở mỗi nhóm trường từ vựng vừa đưa ra:
- Kem.
- Con người (cái này kể càng nhiều càng tốt nhé)
- Viết.

Câu 2: Hãy xếp các từ sau vào chung một nhóm trường từ vựng sao cho thích hợp, và đặt tên cho các nhóm trường từ vựng đó: hạnh phúc, thật thà, ăn, hiền lành, học, chán nản, lạc quan, hòa đồng, buồn, ngủ, nhìn, giận dữ.

các em làm nhé, chị sẽ sửa.^^
 
S

shady2897

Câu 1:
-Kem: kem dâu, kem sôcôla, kem vani, kem chiên, kem nho, kem tươi,..
-Con người: Công nhân, nông dân, cảnh sát, thầy giáo, học sinh, sinh viên, thư ký, giám đốc,..
-Viết: Viết bi, viết mực, viết chì, viết máy, viết điện, viết dạ quang, viết nước,..

chưa chính xác lắm em ạ :|
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Dao Băng
P

perong9x


Câu 1:
-Kem:
+Vị của kem: ngọt, mát lạnh,...
+Các loại của kem: vani, sô-cô-la, dâu,...
-Con người:
+Hoạt động của con ng`: chạy, nhảy, hát, múa,...
+Nghề nghiệp của con ng`: giáo viên, cảnh sát, bác sĩ,...
+Bệnh của con ng`: lao phổi, sốt rét,..
+Tầng lớp của con ng`: quí tộc, quan lại, vua chúa, dân thường,...
-Viết:
+Các loại viết: viết máy, viết chì,...
+Các bộ phận của viết: ngòi, vỏ, nắp,...
Câu 2:
-Trường từ vựng chỉ cảm xúc của con ng`: hạnh phúc, chán nản, lạc quan, buồn, giận dữ.
-Trường từ vựng chỉ hoạt động của con ng`, con vật: ăn, học, ngủ, nhìn.
-Trường từ vựng chỉ tính cách con ng`: thật thà, hiền lành, hoà đồng
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Chủ đề tiếp theo là về: Từ tượng hình và từ tượng hình.

A - Lý thuyết:

1, Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

VD: ron rén, mảnh mai, ....

2, Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

VD: róc rách, ù ù, rì rì,...

=> tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh, góp phần tái hiện sinh động cụ thể mọi sự vật, hiện tượng thường được đề cập đến trong văn miêu tả và tự sự.


B - Bài tập:

Câu 1: Nêu 5 từ gợi tả dáng đi và tiếng cười của con người?

Câu 2: Xác định các từ tượng hình và tượng thang trong các câu sau:

a, Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

b, Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Câu 3: Tìm các từ tượng thanh trong các từ sau: leng keng, róc rách, thon thả, khúc khích, rũ rượi, xồng xộc, chập chững, ầm ầm, lộp độp.

Các em cùng làm nhé. :)

 
C

cuonsachthanki

Câu 1: * 5 từ gọi tả dáng đi là: khập khiễng; chững chạc; chập chững; thong thả; thoăn thoăt
*5 từ chỉ tiếng cuời của con người: ha ha, hi hi, hơ hỏ, he he, hô hô
Câu 2: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lom khom, lác đác
Câu 3: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp :)

tốt em ^^
 
Last edited by a moderator:
P

perong9x

Câu 1:
- 5 từ gọi tả dáng đi của con ng` là: khập khiễng, rón rén, lững thững, lon ton, thoăn thoắt.
- 5 từ chỉ tiếng cuời của con ng`: ha hả, hì hì, hơ hớ, hề hề, hô hố.
Câu 2:các từ đó là:
a. loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
b. lom khom, lác đác
Câu 3:
các từ tượng thah: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp :D
 
T

thuyhoa17

Phần tiếp:
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

A - Lý thuyết:
1, Từ ngữ địa phương là từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

vd: mợ , má, mạ, bầm .... đều có nghĩa toàn dân là mẹ.

2, Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được sử dụng ở trong một số tầng lớp xã hội nhất định.

vd: quay cóp, ngỗng,...

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong những câu sau:

a, Sáng ra bờ suối ,tối vào hang
Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng
(Hồ Chí Minh,Tức cảnh Pác Pó)

Khi con tu hú gọi bầy
Trái chiêm đang chín,trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
(Khi con tu hú-Tố Hữu)


b, Ghé tai mẹ,hỏi tò mò
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười:Nói cứng,phải xiêu
Ra khơi ông còn dám,tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi,còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn,gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình
(Mẹ suốt-Tố Hữu)

c, -Chán quá,hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.
-Trúng tủ,hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp

Câu 2: Xác định từ ngữ địa phương trong những câu sau. Cho biết những từ đó thuộc phương ngữ của miền nào. Có nên dùng những từ đó trong trường hợp này ko?

a, " -Con ơi!Con ra trước cươi lấy cho mệ cấy chủi. Đi cho khéo không cứ bổ cảy trục cúi đó nghe.
-Mệ ơi!con có chộ cấy chủi mô nờ."


b, "- Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

c, -Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri
(Theo Hồng Nguyên,Nhớ)

d, -Cá nó để dằm thượng áo ba đờ suy,khó mõi lắm
(Nguyên Hồng,Bỉ vỏ) "


Câu 3: Tìm năm từ ngữ địa phương ở quê em và nêu ý nghĩa toàn dân của mỗi từ đó.

các em làm nhé ^^


 
Y

y00na_l0v3

ơ khúch khích ở câu 3 không phải là từ tượng thanh hả chị? Em tưởng nó là tiếng cười của con người chứ?
 
T

thuyhoa17

ơ khúch khích ở câu 3 không phải là từ tượng thanh hả chị? Em tưởng nó là tiếng cười của con người chứ?
cười khúc khích, chị nghĩ nó là từ tượng hình em ạ :)
cười khúc khích là 1 kiểu cười của con người, nó không nói về âm thanh, con người khi cười thì thường ko phát ra tiếng là: khúc khích, phải ko em ^^
 
C

cuonsachthanki

Câu 1: a)*bẹ
*chiêm, bắp, rây => từ ngữ địa phương
b) răng, tui, mụ => từ ngữ địa phương
c)Con ngỗng, trúng tủ=> biệt ngữ xã hội
(Câu ngày em thấy ko chắc lắm!)
Câu 2:a) cươi, mệ, cấy, cứ bổ cảy trục cúi---> trung bộ (ở nơi em cũng dùng^^)
b) mô, tui---> trung bộ
c) nớ, chừ, ra ri ---> trung bộ
d) cá, dằm thượng áo ba đờ suy, mõi ---> nam bộ (ko chắc)
Câu 3: - Trốc: đầu; gươi: sân; răng: sao; đầu gúi: đầu gối; tra: già----> Từ Nghệ An

Câu 1b, thiếu là: ưng, tui, coi, mền ^^
Còn câu 2 em còn thiếu là có nên dùng những từ đó ko ^^
Câu 3: tốt em :)
 
Last edited by a moderator:
C

cuonsachthanki

chị ơi!
chị có thể cung cấp một ít kiến thức về phần chỉ từ, đại từ, phó từ, thán từ ... đc ko???
(em non mấy cái đó nhất, mà cũng khó phân biệt nữa!)
 
T

thuyhoa17

chị ơi!
chị có thể cung cấp một ít kiến thức về phần chỉ từ, đại từ, phó từ, thán từ ... đc ko???
(em non mấy cái đó nhất, mà cũng khó phân biệt nữa!)
Em có thể tham khảo ở đây, chị đã phân biệt THỬ rồi :D
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=126637

Còn ở đây, thì chúng ta sẽ đưa bài tập + lý thuyết để làm thôi em nhé.
Có gì thắc mắc em cứ post lên pic thảo luận đó ^^
 
T

thuyhoa17

Tiếp theo: Trợ từ, thán từ.

A - Lý thuyết:

1, Trợ từ:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
VD: Những, có, chính, đích, ngay, lấy,...

- Chính nó là kẻ ăn trộm.


2, Thán từ:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
Thán từ gồm hai loại chính: Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi đáp.

vd: Chao ơi, hỡi ôi, than ôi, a ha, này, ....


B - Bài tập:

Câu 1: Tìm và giải thích nghĩa của các trợ từ trong những câu sau:

a, Hai đứa mê nhau lắm .Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả .Nhưng họ thách cưới nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu . cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc .
( Nam Cao , Lão Hạc )

b, Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
(Tản Đà , Muốn làm thằng Cuội )


c, Tôi về nhà ngay sau khi học xong ở trường.

Câu 2: Chỉ ra các thán từ trong những câu sau:

a, Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
b, Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn .
c, Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết .


Câu 3: Tìm trợ từ, thán từ trong những câu sau:

a, Gọi dạ bảo vâng

b, Cậu ấy là nhân vật chính của bộ phim đó.

c, Tôi đã nói những ba lần mà cậu ta vẫn cứ quên.

d, Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ !

e, Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho !

Các em cùng làm nhé. :)

 
L

linhxinh2t

câu1dáng đi:lom khom,õng ẹo,liêu xiêu,lả lướt,...
tiếng cười:haha,hihi,hôhô,hehe,híhí,.......
Câu 2: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lom khom, lác đác
Câu 3: leng keng, róc rách, ầm ầm, lộp độp
 
Top Bottom