[Hóa]Giải bài theo yêu cầu

R

rocky1208

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!​
Dạo này mình cũng rỗi rãi, bỗng nhiên lại thấy nhớ cái thời mài đũng quần trên ghế phổ thông (mặc dù giờ vẫn phải mài đũng quần trên giảng đường ĐH :(). Tình cờ lên mạng lướt web chơi, ai ngờ vào trang này. Thấy mọi người bàn tán thảo luận ghê quá, thấy vui nên cũng hứng muốn cưa sừng làm nghé :))​
Tự nhận thấy kiến thức còn kha khá (toán - lý - hóa -10 - 11 - 12 thì Ok men) nên mạo muội lập ra Tô-píc này, mong ít nhiều giúp được các bạn. Vì vậy, ai có thắc mắc gì thì cứ post thoải mái. Nếu giải đáp được thì mình sẽ giải đáp, nếu không thì các bạn nào biết sẽ giải đáp giúp. Hoạt động của nó tương tự Forum in Forum.​
Tiến tới mình dự định lập một diễn đàn về học tập, cũng tương tự kiểu hocmai.vn để giúp các bạn có chỗ để giao lưu và học tập. Đối tượng chủ yếu là các bạn PTTH vì lượng kiến thức vừa đủ, không quá ít như THCS, cũng không đòi hỏi quá sâu như các chuyên ngành trên ĐH. Sẽ có mục post bài giảng tách riêng với mục thảo luận, để các bạn tránh bị loãng, hoặc bị chi phối bởi nhiều thứ linh tinh. Còn mục thảo luận sẽ riêng, như vậy sẽ vừa học được, vừa hỏi được, vừa chơi được,.... nói chung là Many in One​
Nhưng đó mới chỉ là ý tưởng, mình sẽ cố gắng thực hiện nó trong thời gian sớm nhất có thể. Tạm thời bây giờ cứ mượn tạm forum của hocmai cái đã. Mong mọi người tích cực thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau và học tập tốt.​
Yours faithfully
Rocky :)>-​
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Sắp xếp các ion sau theo theo chiều tăng dần của bán kính ion:
Mg2+; Na+; O2-; F-​

Đầu tiên mình muốn nói qua một chút lý thuyết. Định luật tuần hoàn của Mendeleev nói rằng:
  • Trong một chu kỳ (hàng), đi từ trái sang phải, bán kinh nguyên tử giảm dần. Lý do: các nguyên tử có cùng số lớp electron nên bán kính xấp xỉ nhau nếu ko tính đến lực hút của hạt nhân lên lớp vỏ. Tuy nhiên đi từ trái qua phải, điện tích hạt nhân tăng dần (VD: Na=11; Mg = 12; Al=13 ....) nên lực hút mà hạt nhân tác dụng lên lớp vỏ e gia tăng -> vỏ co lại -> bán kính giảm. :D
  • Trong một phân nhóm chính (cột), đi từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử tăng dần. Lý do: đi từ trên xuống dưới mặc dù điện tích hạt nhân cũng tăng, nhưng không đú lại được với sự tăng của lớp vỏ ( tăng hẳn 1 lớp, mà những lớp càng ra phía ngoài sự tăng càng nhanh, chứ không phải lớp nào cũng chênh nhau một hằng số đâu bạn ạ; muốn tìm hiểu kỹ hơn thì bạn đọc lại phần mẫu nguyên tuẻ Bohr trong sách Lý 12 hoặc vào nhà bác Gúc www.google.com). Do đó bán kính nguyên tử sẽ tăng dần (hạt nhân hút làm co vào một, thì tăng 1 lớp làm phình ra mười, đại khái là như thế :()
Bây giờ quay trở lại trường hợp của bạn nhé: 4 ion Mg2+; Na+; O2-; F- đều có 10 e ngoài lớp vỏ (cấu hình bền giống em neon). Nếu không kể đến lực hút hạt nhân thì bán kính xấp xỉ nhau. Nhưng Mg=12; Na=11; O=8; F=9 nên thứ tự tăng dần của bán kính 4 em đó là : O<F<Na< Mg
Đáp án: C​

OK?
:)&gt;-
From Rocky​

Ps: cái này cũng dùng để giải thích tính kim loại, tính phi kim. Đi từ trái sang phải tính kim loại giảm vì bán kính nhỏ dần -> liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn -> phi kim. Còn trong phân nhóm chính, từ trên xuống, bán kính tăng nên liên kết hạt nhân lỏng lẻo hơn, gặp thằng nào cần electron, xin khéo mồm nó cho cả một lớp. Dễ cho e -> kim loại​
 
Last edited by a moderator:
T

truyen223

tiếp 1 bài
bài này khá quen thuộc , làm dc nhưng hơi trâu bò , làm trắc nghiệm thì chết

hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. giá trị của m là:

A) 32,0 B) 8,0 C) 16,0 d) 3,2
 
R

rocky1208

tiếp 1 bài
bài này khá quen thuộc , làm dc nhưng hơi trâu bò , làm trắc nghiệm thì chết

hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. giá trị của m là:

A) 32,0 B) 8,0 C) 16,0 d) 3,2
Vinyl Axetylen: CH2=CH-C(nối ba)CH -> có 3 liên kết [TEX]\pi[/TEX] -> nhận về tối đa 6H hoặc 6Br để trở thành hc no. Vậy 0.3 mol vinyl axetylen nhận về tối đa 1.8 mol H hoặc Br
Phản ứng có dạng: 1vinyl axetylen + xH2 ----> 1 hợp chất mới (chú ý đến tỷ lệ 1 : x : 1 thôi nhé). Tức là phản ứng làm giảm số mol khí, và số mol khí giảm chính là số mol H2 đã phản ứng (bị thằng vinyl Axetylen nó nuốt mất)​
Giả sử trước khi nung có M1, n1 (PTK và số mol), sau khi nung có M2,n2. Do m (klg)không thay đối nên m= M1*n1 = M2*n2 -> n2/n1 = M1/M2 (số mol tỷ lệ nghịch với PTK).
M1 = (0.3*2 + 0.1*53)/(0.3+0.1)=14.75
M2=Mkk= 29
n2/n1 = M1/M2 -> n2 = n1* (M1/M2)
mà n1 =0.4 -> n2 = 0.2 (xấp xỉ), giảm 0.2 (so với ban đầu là 0.4) nên đó chính là nH2 pứ -> vinyl axetylen đã nhận về 0.4 mol H vậy có khả năng nhận thêm 1. 4 mol Br nữa(vì tối đa là 1.8 mol) -> nBr2 = 0.7 -> mBr2 = 112 gam​

Ps: bài này mình giải thích cách làm nên hời dài. khi bạn biết cách làm rồi nhẩm ra nháp rất nhanh. Có khi không cần dùng nháp nữa​
:)&gt;-
From Rocky
 
S

so_am_i

ĐÃ check và thấy Rocky có những sai sót sau:
Vinyl Axetylen: CH2=CH-C(nối ba)CH -> có 3 liên kết [TEX]\pi[/TEX] -> nhận về tối đa 6H hoặc 6Br để trở thành hc no. Vậy 0.3 mol vinyl axetylen nhận về tối đa 1.8 mol H hoặc Br
Phản ứng có dạng: 1vinyl axetylen + xH2 ----> 1 hợp chất mới (chú ý đến tỷ lệ 1 : x : 1 thôi nhé). Tức là phản ứng làm giảm số mol khí, và số mol khí giảm chính là số mol H2 đã phản ứng (bị thằng vinyl Axetylen nó nuốt mất)​
Giả sử trước khi nung có M1, n1 (PTK và số mol), sau khi nung có M2,n2. Do m (klg)không thay đối nên m= M1*n1 = M2*n2 -> n2/n1 = M1/M2 (số mol tỷ lệ nghịch với PTK).
M1 = (0.3*2 + 0.1*53 ( vì vinylaxetylen là C4H4)/(0.3+0.1)=14.75
M2=Mkk= 29
n2/n1 = M1/M2 -> n2 = n1* (M1/M2)
mà n1 =0.4 -> n2 = 0.2 (xấp xỉ), giảm 0.2 (so với ban đầu là 0.4) nên đó chính là nH2 pứ -> vinyl axetylen đã nhận về 0.4 mol H vậy có khả năng nhận thêm 1. 4 mol Br nữa(vì tối đa là 1.8 mol) -> nBr2 = 0.7 -> mBr2 = 112 gam​
Ps: bài này mình giải thích cách làm nên hời dài. khi bạn biết cách làm rồi nhẩm ra nháp rất nhanh. Có khi không cần dùng nháp nữa​
:)>-
From Rocky
Vậy đó, Nên mình đã mạn phép sửa lại như sau :D
inyl Axetylen: CH2=CH-C(nối ba)CH -> có 3 liên kết [TEX]\pi[/TEX] -> nhận về tối đa 6H hoặc 6Br để trở thành hc no. Vậy 0.1 mol vinyl axetylen nhận về tối đa 0,6 mol H hoặc Br
Phản ứng có dạng: 1vinyl axetylen + xH2 ----> 1 hợp chất mới (chú ý đến tỷ lệ 1 : x : 1 thôi nhé). Tức là phản ứng làm giảm số mol khí, và số mol khí giảm chính là số mol H2 đã phản ứng (bị thằng vinyl Axetylen nó nuốt mất)
Giả sử trước khi nung có M1, n1 (PTK và số mol), sau khi nung có M2,n2. Do m (klg)không thay đối nên m= M1*n1 = M2*n2 -> n2/n1 = M1/M2 (số mol tỷ lệ nghịch với PTK).
M1 = (0.3*2 + 0.1*52 ( vì vinylaxetylen là C4H4)/(0.3+0.1)=14.5
M2=Mkk= 29
n2/n1 = M1/M2 -> n2 = n1* (M1/M2)
mà n1 =0.4 -> n2 = 0.2 , giảm 0.2 (so với ban đầu là 0.4) nên đó chính là nH2 pứ -> vinyl axetylen đã nhận về 0.4 mol H vậy có khả năng nhận thêm 0,2 mol Br nữa(vì tối đa là 0,6 mol) -> nBr2 = 0.1 -> mBr2 = 16gam
==> C
 
R

rocky1208

ĐÃ check và thấy Rocky có những sai sót sau:

Vậy đó, Nên mình đã mạn phép sửa lại như sau :D
Thanks nhé. Mình làm vội quá nên cũng không để ý. Mình cũng không biết sao lại tính C4H4 ra 53 nữa không biết. Lần trước trong một bài về nhôm mình cũng cộng
:( Dạo này chắc già rồi nên lảm cẩm. Vẫn may là chưa sai cách làm. Cám ơn nhé.
 
H

heenhan

cho em hỏi bài này: hoà tan hoàn toàn 5.36 g hh FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18 mol H2SO4. kết thúc p/ư thu được dd X và 0,01 mol NO. Cho 0,02 mol bột Cu t/d hết với dd X thu được dd Y . khối lượg Fe2(SO4)3 chứa trong dd Y là bao nhiêu?

nhờ giải nhanh cho em với nha, vì em đang cần gấp. thank nhé!
 
R

rocky1208

cho em hỏi bài này: hoà tan hoàn toàn 5.36 g hh FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,18 mol H2SO4. kết thúc p/ư thu được dd X và 0,01 mol NO. Cho 0,02 mol bột Cu t/d hết với dd X thu được dd Y . khối lượg Fe2(SO4)3 chứa trong dd Y là bao nhiêu?

nhờ giải nhanh cho em với nha, vì em đang cần gấp. thank nhé!

nHNO3 = 0.03
nH2SO4 = 0.18
-> tổng nH+ = 0.18*2 + 0.03 = 0.39 còn nNO3- = 0.03

Viết phương trình NO3- nhận e bằng phương pháp ion electron
4H+ + NO3- + 3e -----> NO + 2H20 (1)
0.04------0.01 <-----0.03 <----0.01
Vậy NO3- nhận về 0.03 mol e nên 5.36 gam hh FeO, Fe2O3, Fe3O4 (gọi là hh A nhé) sẽ phải nhường đi đúng 0.03 mol.
Bạn tưởng tượng ban đầu có x mol Fe (56x gam Fe) do để ngoài không khí nên nó mới biến thành 5.36 gam oxyt. Vậy mO = 5.36 - 56x gam. -> nO = (5.36 - 56x)/ 16
Lượng oxyt này nhận một phần e theo phương trình
O + 2e ---------------------> (O)2- (2)
(5.36 - 56x)/8 <--------- (5.36 - 56x)/ 16
Lượng e mà O nhận về cộng với NO3- nhận về để biến thành NO bằng lượng e mà x mol Fe (mà ta tưởng tượng ban đầu) nhả ra để lên hết sắt III
Fe - 3e -------> Fe 3+
x ---->3x
vì vậy nên có phương trình
3x = (5.36 - 56x)/8 + 0.03 giải ra cho x = 0.07 mol
Vậy sau phản ứng dung dịch còn
  • Fe3+ = 0.07 mol
  • H+ dư = 17 mol (vì ban đầu có 0.39 mol, mà phản ứng 1 hết 0.04, lại thêm kết hợp với oxy trong oxyt để tạo nước mất nH+ =2nO(tính được từ phản ứng (2)) = 0.18 mol nữa nên tổng cộng mất 0.22 mol )
  • NO3- =0.02 (vì 0.01 mol biến thành NO)
  • SO4 2- = 0.18
Bỏ Cu vào sẽ có phương trình
4H+ + 2NO3- + Cu ------> Cu2+ + 2NO2 + 2H20
0.04<----0.02------>0.01
(NO2 ? vì bạn không cho biết ra khí gì nên mình đoán thế này vì thường thì thế)
Dư 0.01 mol Cu Sau đó

Cu + 2Fe 3+ ------> Cu 2+ + 2Fe 2+
0.01-->0.02
còn 0.07-0.02 = 0.05 mol Fe3+
Vì NO3- hết nên muối là muối sunfat của Cu và Fe (II, III)
Vậy 0.05 mol Fe3+ nên có 0.025 mol Fe2(SO4)3 -> klg Fe2(SO4)3 = 0.025 * 400 = 10 gam
:)&gt;-
From Rocky
 
B

bambilady

Anh Tuệ ơi giúp em bài này vs :)
Hỗn hợp X gồm 2 este chỉ chứa chức este A,B.Cho a (g) X t/d vs 200ml dug dịch NaOH b (M) đc dung dịch X1,chưng cất X1 thu m (g) rượu C' và cô cạn dung dịch còn lại thu 4,64 g hỗn hợp muối Na của 2 axit hữu cơ đơn đồng đẳng liên tiếp.Nung hỗn hợp này vs vôi tôi xút và thu các khí thoát ra vào 1 bình kín V -2l.Sau khi kết thúc p bình ở136,5 độ C là 1,008 atm.Mặt khác đốt cháy hoàn toàn rượu C' và cho tất cả sản phẩm hấp thụ đc vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy m bình tăng d (g) và có e (g) kết tủa tao thành.
1.Xđ CTCT và gọi tên C' biết d=0,71e và e= (m+d)/1,02
2.Xđ CTCT có thể có của A,B
3.Tính nồng độ b và khôí lượng a


P/s: Anh thích Rock à?Avatar anh quen lắm ý!!! :D
 
Last edited by a moderator:
T

tuonglaituoisang_999

anh rocky1208 và các bạn giải giùm em bài này với ạ:
1/ hòa tan 1g CH3COONa và 0,51g H2SO4 vào nước, pha loãng đ đến 100ml ở 25*C, cho Ka (CH3COOH)=4,76. pH đ thu dc là:
A.3,12 B.4 C.1,67 D. cả 3 đều sai.
2/ cho Ka(HCOOH)=10^-3,75, Ka(CH3COOH)=10^-4,76. trộn 10 ml đ HCOOH 0,1M với 100ml đ CH3COOH 0,2M dc đ có pH là?
em cám ơn mọi người nha!
 
R

rocky1208

Anh Tuệ ơi giúp em bài này vs :)
Hỗn hợp X gồm 2 este chỉ chứa chức este A,B.Cho a (g) X t/d vs 200ml dug dịch NaOH b (M) đc dung dịch X1,chưng cất X1 thu m (g) rượu C' và cô cạn dung dịch còn lại thu 4,64 g hỗn hợp muối Na của 2 axit hữu cơ đơn đồng đẳng liên tiếp.Nung hỗn hợp này vs vôi tôi xút và thu các khí thoát ra vào 1 bình kín V =2l.Sau khi kết thúc p bình ở136,5 độ C là 1,008 atm.Mặt khác đốt cháy hoàn toàn rượu C' và cho tất cả sản phẩm hấp thụ đc vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy m bình tăng d (g) và có e (g) kết tủa tao thành.
1.Xđ CTCT và gọi tên C' biết d=0,71e và e= (m+d)/1,02
2.Xđ CTCT có thể có của A,B
3.Tính nồng độ b và khôí lượng a


P/s: Anh thích Rock à?Avatar anh quen lắm ý!!! :D
hh X (gồmHai este đơn chức + NaOH) -------> dd X1 ---> chưng cất thu được 1 rượu, còn lại dd X2 chứa hai muối của 2 acid hữu cơ đồng đẳng liên tiếp -> 2 este là đồng đẳng liên tiếp, có chung gố rượu, gốc acid hơn kém nhau 1 nhóm -CH2-
Gọi A: RCOOR'' và B: R'COOR''
-> hai muối là: RCOONa và R'COONa gọi chung là MCOONa (M nghĩa là tượng trưng chung cho R và R' và là PTK trung bình luôn)
phản ứng vôi tôi xút: MCOONa + NaOH ----xt CaO---> Na2CO3 + MH (1)
(MH là 1 hidrocacbon giống như kiểu: CH3-COONa + NaOH ---> Na2CO3 + CH3-H (hay CH4))
Đánh giá sơ bộ là như thế
Bây giờ giải chi tiết
a. tìm rượu C' : R'' OH biết
  • klg rượu là : m gam
  • đốt cháy rượu thu CO2 + H2O vào bình Ca(OH)2 dư thì bình tăng d gam(chính là tổng khối lượng của CO2 và H20), và có e gam kết tủa.
  • d=0.71e và e=(m+d)/ 1.02
Kết tủa là CaCO3 (vì Ca(OH)2 dư) -> nCO2 = nCaCO3 = e/100 = 0.01e mol
mCO2 = 44*0.01e = 0.44e gam.
bình tăng d gam -> klg H20 = d - 0.44e gam =0.71e-0.44e=0.27e gam->nH20 =0.015e nhận thấy
nCO2 = 0.01e
nH2O = 0.015e > nCO2
-> rượu no, đơn chức (vì este đơn chức), nên gọi rượu là CnH2n+2O -> nH20/nC02 =(n+1)/n = 0.015e/0.01e=0.015/0.01=1.5 -> n =3 vậy C' là C3H7-OH
b. Tìm A, B
từ phản ứng nung MCOONa ta có số mol khí thu được là 0.06 mol (áp dụng phương trình Mendeleev- Clapeyron: PV=nRT) -> n MCOONa = 0.06 (theo pứ (1))
  • nMCOONa = n Khí =0.06
  • mà m MCOONa =4.64 gam
nên PTK trung bình của 2este là =4.64/0.06 =232/3 ~77.3333 -> M + 67 = 77.3333 -> M=10.333
Do đó 2 acid liên tiếp là HCOOH và CH3COOH
Ảnh các CTCT của 2 este đó ở ĐÂY
c.
tính a = khối lượng este :
  • MCOOR'' = M + COO + C3H7 = 232/3 +44 +43 =493/3
  • số mol =0.06
-> khlg = 9.86 gam

tính b = [NaOH]
  • nNaOH = 0.06
  • V = 0.2 lit
nên CM = n/V =0.3 mol/l
:)&gt;-
From Rocky
PS: Avatar là ca sỹ James Blunt. Anh ấy thường không hát Rock mà hay hát Ballad. Rock mình cũng thích, hay nghe Simple Plan hoặc Bon Jovi, ở VN thì thích nhất Bức Tường mặc dù đã tan rã rồi :(
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

anh rocky1208 và các bạn giải giùm em bài này với ạ:
1/ hòa tan 1g CH3COONa và 0,51g H2SO4 vào nước, pha loãng đ đến 100ml ở 25*C, cho Ka (CH3COOH)=4,76. pH đ thu dc là:
A.3,12 B.4 C.1,67 D. cả 3 đều sai.
2/ cho Ka(HCOOH)=10^-3,75, Ka(CH3COOH)=10^-4,76. trộn 10 ml đ HCOOH 0,1M với 100ml đ CH3COOH 0,2M dc đ có pH là?
em cám ơn mọi người nha!
nH2SO4 = 0.052 -> [H2SO4] =0.52
nCH3COOH=0.01667-> [CH3COOH] = 0.1667
Ta có các phương trình phân ly
H2SO4 -> 2H+ + (S04)2- (do là acid mạnh nên nó phân ly cả 2 thằng H+ luôn nhé)
CH3COOH -> H+ + CH3COO-
Bình thường nếu không cho H2SO4 vào thì CH3COOH còn phân ly được nhiều. Nhưng có H2SO4 phân ly (mà lại còn là phân ly mạnh nữa) nên nó phải phân ly ít hơn. Tuy nhiên Ka thì không thay đổi. viết lại 2 pt
  • H2SO4 -> 2H+ + (S04)2-
    0.52 ---> 1.04
  • CH3COOH -> H+ + CH3COO-
ban đầu: 0.1667 ----->0-----> 0
phân ly: x-----------> x------>x
Cân bằng: (0.1667-x)--->x------->x
Vậy khi cân bằng
  • nH+ = 1.04 + x -> [H+] = (1.04 + x)
  • nCH3COO- =x
  • nCH3COOH = (0.1667-x)
Áp dụng công thức Ka = [H+][CH3COO-] / [CH3COOH] = [1.04 + x)*x]/(0.1667-x).
Bạn tự tính nốt x nhé.
b. Bài này bạn làm tương tự như trên. Nhưng do cả 2 acid đèu phân ly kém nên bạn phải giả sử nồng độ phân ly của 2 thằng là x và y. Sau đó lập hệ 2 pt. một pt theo K(HCOOH), cái còn lại theoK (CH3COOH)
:)&gt;-
From Rocky
 
E

eart_sun

đun nóng 0,1 mol 1 e s t e đơn chức Y vs 30ml đ MOH 20%, d=1,2g/ml, M là kim loại kiềm, lấy dư. pứ xong cô cạn đ dc rắn A. đốt hoàn toàn A dc 9,54g muối C032- và 8,26g hh C02 và nước. M, a x i t tạo e s t e?
anh rocky và các bạn giải hộ em nha. em cám ơn ạ.
 
R

rocky1208

đun nóng 0,1 mol 1 e s t e đơn chức Y vs 30ml đ MOH 20%, d=1,2g/ml, M là kim loại kiềm, lấy dư. pứ xong cô cạn đ dc rắn A. đốt hoàn toàn A dc 9,54g muối C032- và 8,26g hh C02 và nước. M, a x i t tạo e s t e?
anh rocky và các bạn giải hộ em nha. em cám ơn ạ.
Bước 1: xác định M
Muối cacbonat là M2CO3
Ta có klg M2CO3 = 9.54, klg MOH =30*1.2*0.2 =7.2g
Do tất cả M sau phản ứng đều chuyển vào M2CO3 nên bảo toàn nguyên tố theo M ta có: Giả sử n M2CO3 =x thì n MOH= 2x.
klg M2CO3 = (2M+60)x =9.54 (1) klg MOH = 2x*(M+17)=7.2 (2)
Chia (1) cho 2 ta được (2M+60)/ (2M+34) = 9.54/7.2 = 1.325 →M = 23 (Na)
Bước 2: Xác định Acid
Bài cho:
  • nNaOH = 7.2/40 = 0.18 mol
  • nEste = 0.1 mol
  • nNa2CO3 = 1/2 nNaOH = 0.09 mol
  • m(H20+CO2) = 9.54 gam
Este ko thể là của phenol vì nếu este là este của phenol sẽ có 2 pứ
RCOO-R’ + NaOH →RCOONa + R’-OH
R’-OH (phenol) + NaOH →RONa +H2O
Như vậy thì số mol NaOH cần dùng = 2n este = 0.2 mà nNaOH cho =0.18 (mà đấy là còn dư) → Este bình thường. Chất rắn A là RCOONa(0.1) và NaOH dư (0.08).
Giả sử Acid RCOOH có dạng CxHyCOOH -> A chứa
  • 0.1 mol CxHyCOO-Na hay C(x+1)HyCO2-Na (dồn các nguyên tố lại)
  • 0.08 mol NaOH
Vậy nC = (x+1)*0.1 ,nH = 0.1* y + 0.08
Sau khi đốt thu được:
  • 0.09 mol Na2CO3 -> nC (trong Na2CO3) = 0.09 -> nC (trong CO2) =(x+1)*0.1 – 0.09 =0.1x -0.01 -> nCO2 = 0.1x +0.01 -> mCO2 = (0.1x+0.01)*44
  • Toàn bộ (0.1* y + 0.08) mol H chuyển vào H2O nên nH2O =1/2 nH = (0.1* y + 0.08)/2 -> mH20 = 18*(0.1* y + 0.08)/2 = 0.9y+0.72 gam
mH2O +mCO2 = 8.26 nên -> (0.1x+0.01)*44 + 0.9y+ 0.72 = 8.26
Rút ra 4.4x+0.9y =7.1 -> y = (7.1 – 4.4x)/0.9 rút ra x =1 thì y =3
Vậy Acid là CH2=CH-COOH (Acrylic)
Bài này hơi phức tạp đấy, anh dựa chủ yếu vào bảo toàn nguyên tố. Nếu e ko hiểu chỗ nào cứ PM nhé.
:)&gt;-
From Rocky
 
M

meoxinhtuoi

Trả lời

[COLOR="Navy"]
Giải hộ em bài ni cái, em cần gấp
1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp( glucozo, andehit fomic, ax axetic) cần 2,24l O2(đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, khối lượng bình tăng m. m=?
2. Rượu X, anđêhit Y, ax cacboxylic Z cùng số nguyên tử H, thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp(mol bằng nhau) được tỉ lệ mol CO2:H20= 11:12
X, Y, Z là'
a CH4O, C2H4O, C2H4O2
b C2H6O, C3H6O, C3H6O2
c C3H80, C4H8O, C4H8O2
p/s: em luôn thấy lúng túng trong các bài giái toán hỗn hợp đốt cháy, anh cho em bí quyết với ak
 
Last edited by a moderator:
M

meoxinhtuoi

Bài2 em làm đến CxHyOz(x trung bình)
được x:y=11:24
em định thử bằng số H nhưng pó tay, ý tưởng của em là muốn tìm ra C trung bình, không biết có lầm đường lạc lối ko
 
R

rocky1208

1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp( glucozo, andehit fomic, ax axetic) cần 2,24l O2(đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, khối lượng bình tăng m. m=?
Cái này người ra đề hơi ác một tý là bắt em phải đẻ ý tinh một chút :)) Để ý thấy
  • glucozo : C6H12O6 -> (CH2O)6
  • fomandehyt: HCHO -> (CH2O)1
  • acid acetic: CH3CHO-> (CH2O)2
Vậy đốt 1 mol chất bất kỳ đều cho: nCO2 = nH2O =x ,
Ta có nO(trong hh) + nO(dùng ngoài) = nO( trongH2O và CO2) (ĐL bảo toàn nguyên tố mà :) )
  • nO( trongH2O và CO2) = x+2x =3x
  • Ta có nO(trong hh) = nC = x (vì cứ thấy 1 thằng C là lại thấy cái mặt của 1 thằng O ở đấy)
  • nO(dùng ngoài) = 2nO2 = 2*(2.24/22.4)=0.2 mol
vậy có pt: x+0.2=3x -> x= 0.1
vậy có
->Khối lượng CO2 và H2O là : 0.2*(44+18) =12.4 gam
Vậy bình tăng 12.4 gam
:)&gt;-
From Roky
 
R

rocky1208

2. Rượu X, anđêhit Y, ax cacboxylic Z cùng số nguyên tử H, thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp(mol bằng nhau) được tỉ lệ mol CO2:H20= 11:12
X, Y, Z là'
a CH4O, C2H4O, C2H4O2
b C2H6O, C3H6O, C3H6O2
c C3H80, C4H8O, C4H8O2
Bài giải:
Rượu X no đơn chức mạch hở: giả sử số C = x suy ra số H =2x+2
Anđêhit Yno đơn chức mạch hở: giả sử số C = y suy ra số H =2y
Ax cacboxylic Z no đơn chức mạch hở: giả sử số C = z suy ra số H =2z

mà số H bằng nhau nên : 2x+2 = 2y = 2z -> x+1 =y=z
thêm nữa nH2O/nCO2 = 12: 11 nên nH/nC = 24/11: (2x+2)+2y+2z /(x+y+z) =24/11 > [(x+y+z)+x]/(x+y+z)= 12/11 hay x = x=11
vậy x =11, y =z = 12 nhé ;)
:)&gt;-
From Rocky
Ps: online muộn không tốt cho sức khỏe, không phải phương pháp học tốt đâu ;)
 
M

meoxinhtuoi

Trả lời

Bài1: em chỉ thấy mối liên quan của ba chất là đều cho nCO2=nH2O, còn không biết khai thác được cái gì từ nO2
Haizzzzzz
 
Top Bottom