phân tích bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

K

khinuingoc_hs

2

2f8

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”

Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước.

Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình.

Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:

Tóc mẹ thì búi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...

Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng...

Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm :

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”. Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người. giọng thơ tâm tình thấm thía:

Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.

Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn.

Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng./
 
F

fany_unnie

- Đề bài:Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong "Đất nước".
.Với đề này cần giải quyết 2 luận điểm:
.1. Cảm nhận về đất nước.
.2. Tư tưởng đất nước của nhân dân.
.Sau đó rút ra những cảm nhận cho chính bản thân mình.
.
.Dưới đây là phần chi tiết:
.
.1/ Cảm nhận về Đất nước:
.a) Đoạn thơ về Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người:
.“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
.Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày
.xưa mẹ thường hay kể.
.Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
.Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
.
.b) Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả khai thác các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất nước là để khai thác cách
.quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. Ở nhiều ngôn ngữ khác, Đất nước thường được cấu tạo từ những gốc là nơi sinh, quê hương… Nhưng trong tiếng Việt, Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và “Nước”. Cách truy tìm từ gốc, cách “chiết tự” có thể dẫn đến nguy cơ hiểu sai lạc ý nghĩa, hoặc máy móc giản đơn khi giải thích các khái niệm khoa học. Nhưng ở đây, tư duy nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không gian mênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Về mặt không gian địa lí, Đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm. Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (Những ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau…).
.Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ (cha mẹ thương nhau bằng rừng cay muối mặn… Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…)
.Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử. Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…
.
.c) Đến đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước, cũng là điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:
.“Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất nước”
.Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
.Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
.“Em ơi em, Đất nước là máu xương của mình
.Phải biết gắn bó và san sẻ
.Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
.Làm nên đất nước muôn đời…”
.
.2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân
.Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân.
.Đây là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất nước trong phần này, cũng là đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất nước của thơ chống Mĩ.
.
.a) Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của phần hai, từ “những người vợ nhớ chồng…” đến “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). “Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…) gắn liền với con người,
.được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu, cũng như thế nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ của vùng núi đồi xung quanh đền vua Hùng…) Đoại thơ bằng cách qui nạp hàng loạt hiện tượng để đưa đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, những cuộc đời đã hóa núi sông ta…)
.
.b) Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị:
.Có biết bao nhiêu người con gái con trai
.Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
.Họ đã sống và chết,
.Giản di và bình tâm
.Không ai nhớ mặt đặt tên
.Nhưng họ đã làm ra Đất nước
.Tiếp đó bài thơ khai triển thêm ý này: Những con người vô danh và bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã tên làng… Họ cũng là những người khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại”
.“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt giống ta trồng
.Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua rơm con củi
.Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói
.Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi cuộc di dân”
.Nói đến Đất nước và dân tộc là nói đến lãnh thổ chủ quyền và văn hóa. Nhưng tất cả các giá trị đó lại được tạo nên bởi người, bởi nhân dân. Trong từng tấc đất, từng di tích lịch sử, từng câu hò xứ sở, quan họ quê hương… đâu đâu cũng hiện lên bóng dáng nhân dân – giá trị cao nhất trong mỗi giá trị – “Nhân dân vô danh nhưng thật là vĩ đại – Họ đã làm ra mọi của cải giá trị vật chất tinh thần, làm ra đất nước”.
.
.c) Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là Đất nước của Nhân dân” Cũng từ điểm này chúng ta hiểu thêm những ý thơ trên. Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả trở về với nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Câu thơ ở hai vế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất nước… thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc: thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi) quý trọng tình nghĩa (quý công cầm vàng những ngày lặn lội) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu…)
.Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo, không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
.Tư tưởng Đất nước của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa. Những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trong nhân dân (Nguyễn Du với văn Chiêu hồn, Truyện Kiều). Đến nền văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng quan điểm Mác-xít về nhân dân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau Cách mạng Tháng Tám đã đạt đến một nhận thức sâu sắc về nhân dân và cảm hứng về đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ ca kháng chiến chống Pháp là một ví dụ tiêu biểu. Có thể nhớ đến các bài: Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm…). Đến giai đoạn chống Mỹ, tư tưởng Đất nước của Nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kỳ ác liệt này.
.Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách thấm thía qua sự trải nghiệm của chính mình như những thành viên của nhân dân, cùng chia sẻ mọi gian lao, hi sinh và được che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân (Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy, các trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đều tập trung nói về những gương mặt của các con người bình thường, vô danh trong nhân dân và không phải ngẫu nhiên mà đều bắt đầu bằng hình ảnh người mẹ).
.Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về Đất nước thời chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân và Đất nước.
.nguon:giangvien.
 
H

ha.s2.h

Các bạn phân tích như thế vẫn quá sơ sài. Đi thi chỉ được tầm 4,5d là cùng
 
M

mizuiro_lambo

Mình cũng *** văn lắm! Có bạn nào giúp không?

Các bạn phân tích như thế vẫn quá sơ sài. Đi thi chỉ được tầm 4,5d là cùng
Nếu như vậy là sơ sài vậy thì bạn có thể cho mình 1 dàn bài đầy đủ được không!:M012: Thực sự mình cũng đang rất cần dàn bài này để học nên nếu như bạn có dàn ý đầy đủ hơn các bạn khác thì post lên forum cho mọi nguồi cùng xem! Mình cảm ơn bạn rất nhiều:khi (15):
 
C

congchualolem_b

Bài thơ này rất dài nên nếu muốn phân tích toàn bài thì phải rất dài, thường thì người ta không cho phân tích toàn bài đâu mà chỉ yêu cầu ở một số đoạn thơ tiêu biểu nhất thôi. Nếu nói về dàn ý thì hai bài viết trên cũng có thể xem là tạm được rồi, nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì vào đường link này mà down tài liệu về, trong đó có nói về hầu hết những tác phẩm trong chương trình học, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều:

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=61718
 
U

uoc_monho

bài thơ này rất hay và bạn phân tích củng hay ,ý kiến là phân tích ý củng đúng ý kiến là bài này phân tích sơ sài củng đúng.ở đây ước mơ nhỏ k có ý ba phải nhưng thật sự ý kiến nào củng đúng cả.nhưng mình mạn phép trả lời hay câu nói mà hai bạn đưa ra.có phải phân tích sơ sài k?k.vì đây là bài văn để chúng ta xem và tham khảo để triển khai theo ý của mình không lẻ bạn định bê nguyên bài viết này lên ah????????và muốn phân tích ý củng phải biết sơ lược về bài thơ chứ k lẻ k biết vì về bài thơ mà chuyển ra triển khai các ý thơ sao?mình có gì k đúng xin bỏ qua.bạn nào nếu thấy đủ khả năng loàm hay hơn bài hiện tại vui lòng boss lên cho minh tham khảo với cảm ơn!
 
T

thequyen00

Nhà thơ nhà văn Nguyễn Khoa Điềm không có nhiều tác phẩm nhưng những tập thơ của ông luôn được độc giả đón nhận và yêu thích. Trong đó không thể không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” vô cùng nổi tiếng mà ta thường biết đến thông qua bài thơ “Đất Nước”. Bài thơ này được trích từ chương V của trường ca.Đây đuợc xem là chương hay và sâu sắc nhất. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm, nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: “Đất nước này là Đất Nước Nhân dân”. Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.Không những thế, nó đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm nhận, lý giải mới về đất nước. Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận - trữ tình của thơ ông nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung.

Câu thơ đầu của đoạn rất đỗi nhẹ nhàng,bình dị nhưng lại vô cùng hàm súc:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”mẹ thường hay kể”

Bốn từ “ngày xửa ngaỳ xưa” sao quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích bà kể,trong những lời ru tha thiết của mẹ mỗi khi đêm về. Từ lâu nó đã như là một yếu tố không thể thiếu dể tạo nên không gian riêng của nàng Tấm,Hoàng Tử,của Mai An Tiêm… Nay, nó đã đi vào văn chương Việt Nam tạo nên một định nghĩa rất bất ngờ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, đất nước hiện ra thông qua hình ảnh “Vua chúa” và “sách trời”:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Nam Quốc Sơn Hà)

Hay như trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu:

“Một mối xa thư đồ sộ,há để ai chém rắn đuổi hươu;hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Những từ như “ mối xa thư đồ sộ” hay “ hai vầng nhật nguyệt chói loà” đã trang trọng hoá đất nước.Nó thể hiện sự kì vĩ và cao cả nhưng cũng tạo một khoảng cách thiêng liêng của con người đối với Đất Nước. Nhưng với Nhuyễn Khoa Điềm thì lại khác. Nhà thơ đã xoá bỏ khoảng cách đó.Đất nước đã hoá thân vào những câu chuyện cổ tích hay những câu ca dao rất đỗi quen thuộc và hiện ra thật bình dị và gần gũi.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Và Đất Nước cứ lớn dần lên cùng các truyền thống như trồng tre,trồng lúa,đánh đuổi giặc ngoại xâm.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Tác giả đã dành một lời ngợi ca ,một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói đến “cha mẹ”. Sự thuỷ chung son sắt trải bao gian khó nhọc nhằn được ông đề cao.Vì cuộc sống bấp bênh, đủ mọi khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi ngọt ngào. Tuy nhiên “cha mẹ” vẫn dành cho nhau sự yêu thương là một điều rất đáng quý. Ở câu thơ này,thay vì dùng chữ “yêu” tác giả lại chọn từ “thương” để đưa vào. Bởi vì ông muốn thơ của mình giản dị và gần với văn học bình dân hơn,gần với nhân dân hơn. Cũng như tác giả mượn hình ảnh “gừng cay muối mặn” từ câu ca dao:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

để thể hịên tình cảm vợ chồng.

Rồi đến khi “Cái kèo cái cột thành tên” thì dân tộc ta đã bước sang một sự phát triển mới. Ngành nông nghiệp lúa nước ra đời giúp cho cuộc sống nhân dân bớt cơ cực mặc dù cũng phải “một nắng hai sương” theo từng hạt gạo.

Câu cuối của khổ thơ này, tác giả đúc kết và khẳng định lại một lần nữa về sự ra đời cùa Đất Nước:

“Đất Nước có từ ngày đó…”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác và sử dựng triệt để vốn văn hoá dân gian sẵn có,sáng tạo lại khiến cho người đọc cảm thấy rất gần gũi và bất ngờ. Trong suốt quá trình phát triển của Đất Nước, ta dều thấy bóng dáng của những con người. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.

Một không gian khác được tác giả mở ra vô cùng khéo léo khi ông tách đôi 2 âm tiết “Đất Nước”.

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo ngược. Nếu thay đổi dưới dạng: Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm hứng thơ sẽ tan biến. Dòng viết trên thành một câu văn xuôi rất đỗi bình thường.

Văn hoá dân gian là của nhân dân. Để khẳng định tư tưởng của mình tác giả đã vận dụng chất liệu dân gian vào trong văn thơ của mình. ”Đất nước là của nhân dân” nên việc đưa chất trữ tình của dân gian tạo được hiệu quả cao trong việc xây dựng hình tượng đất nước,qua đó ta thấy được sự sáng tạo cũng như độc đáo trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Câu thơ :” Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một ví dụ. Hẳn ta chưa quên câu ca dao rất đỗi ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt…”

Vận dụng ý từ câu ca dao trên,tác giả đã viết nên dòng thơ đậm chất dân gian nhưng không kém phần độc đáo, tạo nên một phong cách rất riêng của nhà thơ.

Hai câu thơ tiếp theo hình tượng Đất Nước được biến hoá vô cùng sinh động:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào trong văn thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng. Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân. Và chính tư tưởng đó đã giúp tác giả khám phá Đất Nước trên những khía cạnh khác nhau.Mở đầu là “Thời gian đằng đẵng”. Xuôi theo dòng lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm ghi lại những truyền thuyết, phong tục dân gian vốn rất quen thuộc với chúng ta.

“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu ở đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Song song với quá trình tách - hợp, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” - “em” thành “ta” và “Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ. Qua các câu thơ, tác giả cho ta thấy: đất nước bắt đầu hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết, yêu thương. Đây là quãng thời gian thấm đẫm cội nguồn,thể hiện ước muốn ngược dòng thời gian trở về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước. Nó khoác lên “Đất Nước” một vẻ đẹp lạ lùng, lấp lánh chất huyền thoại.Đất Nước không đơn thuần chỉ là núi song. Đó là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau,đó là nơi dân mình được sinh ra và đoàn tụ. Từ đó, đất nước thành không gian của mọi người, của cộng đồng.
 
L

longzero_xgame

cach noi ve dat nuoc cua tac gia nguyen khoa điem gan gui chan that do moi chinh la cach di vao long nguoi doc dong thoi la duong di rieng cua tac gia so voi cac nha tho khac
 
D

detective94

sorry chủ topic nhé, mình nhờ các bạn giúp mình đề này, thanks nhìu na:
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời...”
 
C

c0ntrai_dn92

Có bạn nào có dàn ý ngắn gọn hơn đầy đủ ý để mình dễ nhớ hơn không
 
S

s2quangtrung94

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”

Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước.

Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình.

Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:

Tóc mẹ thì búi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...

Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng...

Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm :

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”. Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người. giọng thơ tâm tình thấm thía:

Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.

Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn.

Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng./.
 
T

thienduong_banmai

@ s2quangtrung...:Cả một bài thế này thì ngắn quá,kiến thức thi tốt nghiệp cũng không đủ!
 
X

xungba_giangho

Phân Tích bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm


Nhà thơ nhà văn Nguyễn Khoa Điềm không có nhiều tác phẩm nhưng những tập thơ của ông luôn được độc giả đón nhận và yêu thích. Trong đó không thể không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” vô cùng nổi tiếng mà ta thường biết đến thông qua bài thơ “Đất Nước”. Bài thơ này được trích từ chương V của trường ca.Đây đuợc xem là chương hay và sâu sắc nhất. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm, nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: “Đất nước này là Đất Nước Nhân dân”. Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia chiến đấu giành độc lập cho nước nhà.Không những thế, nó đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm nhận, lý giải mới về đất nước. Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận - trữ tình của thơ ông nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung.

Câu thơ đầu của đoạn rất đỗi nhẹ nhàng,bình dị nhưng lại vô cùng hàm súc:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”mẹ thường hay kể”

Bốn từ “ngày xửa ngaỳ xưa” sao quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích bà kể,trong những lời ru tha thiết của mẹ mỗi khi đêm về. Từ lâu nó đã như là một yếu tố không thể thiếu dể tạo nên không gian riêng của nàng Tấm,Hoàng Tử,của Mai An Tiêm… Nay, nó đã đi vào văn chương Việt Nam tạo nên một định nghĩa rất bất ngờ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, đất nước hiện ra thông qua hình ảnh “Vua chúa” và “sách trời”:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Nam Quốc Sơn Hà)

Hay như trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu:

“Một mối xa thư đồ sộ,há để ai chém rắn đuổi hươu;hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó”

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Những từ như “ mối xa thư đồ sộ” hay “ hai vầng nhật nguyệt chói loà” đã trang trọng hoá đất nước.Nó thể hiện sự kì vĩ và cao cả nhưng cũng tạo một khoảng cách thiêng liêng của con người đối với Đất Nước. Nhưng với Nhuyễn Khoa Điềm thì lại khác. Nhà thơ đã xoá bỏ khoảng cách đó.Đất nước đã hoá thân vào những câu chuyện cổ tích hay những câu ca dao rất đỗi quen thuộc và hiện ra thật bình dị và gần gũi.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Và Đất Nước cứ lớn dần lên cùng các truyền thống như trồng tre,trồng lúa,đánh đuổi giặc ngoại xâm.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Tác giả đã dành một lời ngợi ca ,một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói đến “cha mẹ”. Sự thuỷ chung son sắt trải bao gian khó nhọc nhằn được ông đề cao.Vì cuộc sống bấp bênh, đủ mọi khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi ngọt ngào. Tuy nhiên “cha mẹ” vẫn dành cho nhau sự yêu thương là một điều rất đáng quý. Ở câu thơ này,thay vì dùng chữ “yêu” tác giả lại chọn từ “thương” để đưa vào. Bởi vì ông muốn thơ của mình giản dị và gần với văn học bình dân hơn,gần với nhân dân hơn. Cũng như tác giả mượn hình ảnh “gừng cay muối mặn” từ câu ca dao:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

để thể hịên tình cảm vợ chồng.

Rồi đến khi “Cái kèo cái cột thành tên” thì dân tộc ta đã bước sang một sự phát triển mới. Ngành nông nghiệp lúa nước ra đời giúp cho cuộc sống nhân dân bớt cơ cực mặc dù cũng phải “một nắng hai sương” theo từng hạt gạo.

Câu cuối của khổ thơ này, tác giả đúc kết và khẳng định lại một lần nữa về sự ra đời cùa Đất Nước:

“Đất Nước có từ ngày đó…”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác và sử dựng triệt để vốn văn hoá dân gian sẵn có,sáng tạo lại khiến cho người đọc cảm thấy rất gần gũi và bất ngờ. Trong suốt quá trình phát triển của Đất Nước, ta dều thấy bóng dáng của những con người. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.

Một không gian khác được tác giả mở ra vô cùng khéo léo khi ông tách đôi 2 âm tiết “Đất Nước”.

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo ngược. Nếu thay đổi dưới dạng: Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm hứng thơ sẽ tan biến. Dòng viết trên thành một câu văn xuôi rất đỗi bình thường.

Văn hoá dân gian là của nhân dân. Để khẳng định tư tưởng của mình tác giả đã vận dụng chất liệu dân gian vào trong văn thơ của mình. ”Đất nước là của nhân dân” nên việc đưa chất trữ tình của dân gian tạo được hiệu quả cao trong việc xây dựng hình tượng đất nước,qua đó ta thấy được sự sáng tạo cũng như độc đáo trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Câu thơ :” Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một ví dụ. Hẳn ta chưa quên câu ca dao rất đỗi ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt…”

Vận dụng ý từ câu ca dao trên,tác giả đã viết nên dòng thơ đậm chất dân gian nhưng không kém phần độc đáo, tạo nên một phong cách rất riêng của nhà thơ.

Hai câu thơ tiếp theo hình tượng Đất Nước được biến hoá vô cùng sinh động:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào trong văn thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng. Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân. Và chính tư tưởng đó đã giúp tác giả khám phá Đất Nước trên những khía cạnh khác nhau.Mở đầu là “Thời gian đằng đẵng”. Xuôi theo dòng lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm ghi lại những truyền thuyết, phong tục dân gian vốn rất quen thuộc với chúng ta.

“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu ở đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Song song với quá trình tách - hợp, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” - “em” thành “ta” và “Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ. Qua các câu thơ, tác giả cho ta thấy: đất nước bắt đầu hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết, yêu thương. Đây là quãng thời gian thấm đẫm cội nguồn,thể hiện ước muốn ngược dòng thời gian trở về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước. Nó khoác lên “Đất Nước” một vẻ đẹp lạ lùng, lấp lánh chất huyền thoại.Đất Nước không đơn thuần chỉ là núi song. Đó là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau,đó là nơi dân mình được sinh ra và đoàn tụ. Từ đó, đất nước thành không gian của mọi người, của cộng đồng.
 
X

xungba_giangho

Phân tích bải thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi

Bài làm 1

Thu Hà Nội, hồn thu Thăng Long từng để thương để nhớ vơi đầy trong lòng bao người đã bao lâu nay. Một dáng liễu Cổ Ngư, một tiếng chuông Trấn Vũ, một "mặt gương Tây Hồ", một màu vàng "hồn thu thảo", một ánh trăng thu Cổ thành... tất cả đã "hóa tâm hồn" mỗi chúng ta:
"Trăng ơi đừng bỏ Kinh thành
Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa".
("Trăng Kinh thành")
Thu Hà Nội đẹp, một vẻ đẹp mơ màng, thơ mộng man mác bâng khuâng. Thu li biệt Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi nửa thế kỉ trước cứ vương vấn mãi hồn ta:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"...
1. Đoạn thơ gợi lên một nét thu Hà Nội trong tâm hồn "người ra đi" - một khách chinh phu của thời đại mới. Cấu trúc đoạn thơ là từ cảm xúc thu hiện tại mà "nhớ" những ngày thu đã xa, một mùa thu li biệt Kinh thành ngàn năm. Hai câu thơ mở đầu bài thơ "Đất nước", Nguyễn Đình Thi xúc động nói lên cái hồn thu đất nước muôn đời:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới"
Những buổi sáng mùa thu, thu năm xưa cũng như thu hiện tại, không khí trong lành, bầu trời trong xanh, không một gợn mây, thoáng đãng, mênh mông, bao la "xanh ngắt mấy từng cao" (Nguyễn Khuyến). Gió thu nhè nhẹ thổi mát hồn người và lòng người, ai cũng cảm thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng, lâng lâng. Chỉ 2 chữ "mát trong" mà nhà thơ đã nhận diện vẻ đẹp của sắc thu, khí thu và hồn thu muôn đời của đất nước. Câu thơ thứ nhất là một so sánh rất gợi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa". Đất nước trải qua những năm dài chiến tranh, bao mùa thu đã trôi qua, nhưng đất nước vào thu vẫn "mát trong", vẫn đẹp như thế ! Đất nước bền vững muôn đời nên thu vẫn đẹp muôn đời.
Câu thơ thứ hai nói lên hương thu của đất nước: "hương cốm mới". Gió thu thổi qua những cánh đồng, mang theo hương "lúa nếp thơm nồng", "hương cốm mới" phả vào lòng người, ủ ấp hồn người cái hương vị quyến rũ, đậm đà của quê hương xứ sở. Câu thơ cho thấy chất tài hoa, chất Hà Nội trong hồn thơ Nguyễn Đình Thi. Có lẽ lần đầu tiên "hương cốm mới" hiện diện trong thơ ? Trong văn xuôi, Thạch Lam và Vũ Bằng đã viết rất thơ về cốm Vòng Hà Nội. Cốm là "thức quà riêng của đất nước", là "thức quà thanh nhã và tinh khiết". Trong cốm có "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc"...
("Hà Nội 36 phố phường", 1943, Thạch Lam)
Với Vũ Bằng, trong những năm dài đất nước bị chia cắt, cùng với nỗi buồn của kẻ xa xứ là nỗi buồn nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội - quê mẹ mến yêu. Suốt đêm ngày năm tháng, nỗi thương nhớ như trải dài, như dồn tụ lại thành "Thương nhớ mười hai". Mùa thu chớm đến, ông ao ước "Không biết đến bao giờ mới lại được nghe thấy hơi may về với hoa vàng" ? Ông khắc khoải tự hỏi: "Mà ở đâu đây có cái hương thơm gì mà dìu dịu thế ?". Ông nhớ khôn nguôi "hương lúa ba giăng". Ông nhớ day dứt cái vị "thơm ngọt ngào mùi chuối trứng cuốc ngon lừ !". Quân thù nào có thể chia cắt được đất nước, có thể làm vơi cạn, khô kiệt được nỗi nhớ ấy ? Qua đó, ta cảm nhận được "hương cốm mới" trên trang văn của Thạch Lam, của Vũ Bằng, trong thơ Nguyễn Đình Thi là nét đẹp của mùa thu đất nước, là hồn thu Thăng Long - Hà Nội mến yêu.
2. Ba câu thơ tiếp theo nhắc lại nỗi nhớ "những ngày thu đã xa", buổi đầu thu "trong lòng Hà Nội". Cảm xúc dồn nén, hoài niệm rung lên như dây tơ của cây nguyệt cầm với bao man mác:
"Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may".
"Những ngày thu đã xa" là những ngày thu giã biệt Hà Nội, ra đi vì nghĩa lớn, vì đất nước và dân tộc thân yêu. Cuộc giã biệt ấy đã để lại trong lòng nhà thơ bao nỗi nhớ. "Nhớ" cái "chớm lạnh" buổi đầu thu, cái lạnh se sắt của gió thu hiu hiu. Hai chữ "chớm lạnh" buổi đầu thu, cái lạnh se sắt của gió thu hiu hiu. Hai chữ "chớm lạnh" rất tinh tế trong gợi tả và biểu cảm, vừa diễn tả cái lành lạnh những buổi sáng sớm đầu thu, vừa thể hiện chất xúc giác trong cảm nhận. Trong hơi may lành lạnh còn có âm thanh "xao xác" của lá thu bay trong gió, nhẹ cuốn trên hè phố, trong lòng đường của "những phố dài" Hà Nội. Từ láy "xao xác" là tiếng thu, của lá vàng rơi, của những nhánh cây khẽ rùng mình trong hơi may "chớm lạnh" mà thi sĩ Xuân Diệu đã từng xúc động:
"Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"
("Đây mùa thu tới")
Thu xưa trong thơ, mùa thu Hà Nội thấm bao nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Thoáng buồn trong "xao xác hơi may" của lá thu bay, của "mái buồn nghe sấu rụng" (Chính Hữu). Chỉ bằng một vài nét vẽ, một vài chi tiết nghệ thuật về những ngày thu Hà Nội "những ngày thu đã xa", trong đó có cái "chớm lạnh" của hơi may cảm được, có cái "xao xác" của lá thu bay nghe được, Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng mỗi chúng ta cái hồn thu Kinh thành văn hiến ngàn năm. Phải là người tài hoa, mang tình yêu sâu nặng đối với Hà Nội mới viết được những vần thơ hàm súc, đẹp mà buồn như thế. Đoạn thơ ấy đã được khơi nguồn cảm hứng từ bài thơ "Sáng mát trong như sáng năm xưa"(1948), hoài niệm trào dâng, đồng hiện trong một không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đầy ấn tượng:
"Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác hơi may
Nắng soi ngõ vắng
Thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy".
3. Hai câu cuối đoạn thơ thể hiện tâm trạng người ra đi từ ngày thu ấy. Giọng thơ lẳng lặng buồn:
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
"Người ra đi" theo tiếng gọi của Non Sông, "lên chiến khu"? "Người ra đi mang theo bao kỷ niệm sâu sắc về mùa thu Hà Nội.". "Hương cốm mới", cái "chớm lạnh" trong "hơi may" buổi đầu thu, cái "xao xác" của lá me, lá sấu bay trong "những phố dài" Hà Nội đã trở thành hành trang, đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, thân thiết. "Người ra đi" ôm "chí nhớn" của một "li khách" với quyết tâm "đầu không ngoảnh lại" ! Câu thơ "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" là một câu thơ thật hay. Có màu vàng nhạt của nắng thu, có sắc vàng tươi của lá thu đã "rơi đầy", đã trải dài trải rộng trên thềm phố. Câu thơ chứa đầy tâm trạng. Tác giả đã lấy ngoại cảnh, lấy nắng thu, lá thu để gợi tả tình lưu luyến. Ra đi với quyết tâm "đầu không ngoảnh lại" nhưng vẫn cảm nhận được "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" với bao tình lưu luyến, nhớ thương. Vì thế, trải qua bao năm tháng, bao mùa thu trôi qua, đến "mùa thu nay...", "tôi đứng vui nghe giữa núi đồi" mà vẫn bâng khuâng "nhớ những ngày thu đã xa". Nhớ thu xa cũng là nhớ Hà Nội, nhớ ngày giã biệt ra đi... Mọi cuộc lên đường đều đáng nhớ. Quên sao được Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội mến yêu ! Quên sao được Hồ Tây, Hồ Gươm, chợ Đồng Xuân, Ô Chợ Dừa... "đi học về qua luôn hát vui ca". Người chiến sĩ từ mọi chiến trường mà nhớ về Hà Nội với tất cả niềm yêu thương tự hào:
- "Từ thuở mang gươm đi giữ nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
(Quang Dũng)
- "Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả Đô thành nghi ngút cháy sau lưng..."
(Chính Hữu)
Đoạn thơ trên đây là phần đầu bài "Đất nước", một bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Thi. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Cảm xúc dồn nén, hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Các chi tiết nghệ thuật rất gợi khi nói về thu Hà Nội. Mùa thu "ra di", mùa thu giã biệt... Nét thu Hà Nội đẹp mà buồn, man mác trong hoài niệm cũng là hồn thu muôn đời của đất nước. Một cái "chớm lạnh" đầu thu. Một cái "xao xác" của lá thu rơi, một mùi "hương cốm mới" được làn gió thu mang theo và tỏa rộng trong không gian, thấm sâu vào hồn người. Một màu vàng tươi, vàng nhạt của nắng, của là thu rơi đầy thềm... làm ta vương vấn mãi.
Thơ đích thực làm phong phú, thanh cao tâm hồn. Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi đem đến cho ta một tình yêu đẹp: yêu Hà Nội mến yêu !

Đoàn Văn Đăng
 
X

xungba_giangho

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:
"Mùa thu nay khác rồi... vọng nói về".

Bài làm
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đích thực tài hoa và giàu sáng tạo. Trên các lĩnh vực văn xuôi, thơ, nhạc, kịch bản văn học, lí luận phê bình,... ông đều có thành tựu đáng tự hào. Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng, có những tìm tòi về hình ảnh và ngôn từ. Thơ ông giàu cảm xúc khi viết về đất nước trong chiến tranh.
Bài thơ "Đất nước" trích trong tập thơ "Người chiến sĩ", nó được thai nghén và hình thành trong một thời gian khá dài từ năm 1948-1955. Từ thực tiễn lịch sử và sự sống còn của dân tộc, nhà thơ suy ngẫm về đất nước.
Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về cảm hứng quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Biểu lộ niềm vui phơi phới của người chiến sĩ cầm súng đánh giặc bảo vệ quê hương, lòng yêu thương tự hào đất nước về cảnh sắc thiên nhiên, về truyền thống anh hùng của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã viết:
... "Mùa thu nay khác rồi
.........................
Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Cảm hứng yêu nước, tự hào dâng lên dào dạt trong tâm hồn nhà thơ, trong tâm hồn những người chiến sĩ "đã đứng lên thành những anh hùng". Người chiến sĩ đã ra đi từ mùa thu ấy , khi "Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng" (Chính Hữu), giã từ phố cũ thân yêu, dấn thân vào lửa máu.
Đối lập với "những ngày thu đã xa" đẹp mà buồn, là "Mùa thu nay khác rồi". Nhà thơ reo lên sung sướng tự hào, một niềm vui phơi phới dâng trào. Đứng giữa núi đồi chiến khu, say mê ngắm đất trời. Thiên nhiên bao la tươi đẹp như xôn xao niềm vui với con người. Bốn chữ "tôi đứng vui nghe" thể hiện một tư thế, một dáng đứng kiêu hãnh tuyệt đẹp. Con người chan hòa cùng cây cỏ và say đắm trong màu sắc quê hương. Ngọn gió mát lành mùa thu quyện "hương cốm mới" như hát cùng đất nước. Hình ảnh "rừng tre phấp phới" diễn tả thật hay sức sống mãnh liệt của đất trời quê hương:
"Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới...".
Mùa thu lại về với đất nước và con người trong sắc màu tươi sáng: "Mùa thu thay áo mới - Trong biếc nói cười thiết tha". Bao trùm đất nước là cả một không gian bao la, một thiên nhiên đẹp hữu tình được nhân hóa, gắn bó hòa hợp với con người. Con người kháng chiến với khát vọng tự do, nên tầm nhìn cũng cao xa, mênh mông. Có lẽ vì thế, nhà thơ đặc biệt chú ý đến bầu trời. Năm lần nhà thơ nói đến bầu trời, mỗi lần có một cách nói, cách cảm nhận đầy khám phá:
- "Trời thu thay áo mới".
- "Trời xanh đây là của chúng ta".
- "Trời đầy chim và đất đầy hoa".
- "Dây thép gai đâm nát trời chiều".
- "Trán cháy rực nghĩ trời đất mới".
Cái khác của mùa thu nay được diễn tả qua vần điệu náo nức, xôn xao, được đặc tả qua hình ảnh sống động, tươi mát: "Gió thổi rừng tre phấp phới", được thể hiện ở ánh mắt, nụ cười: "Trong biếc nói cười thiết tha". "Biếc" ở trời xanh, "biếc" ở con mắt những chàng trai, cô gái đang say mê ngắm trời thu thời máu lửa.
Nguyên nhân của niềm vui ấy thật sâu xa, rộng lớn. Cách mạng thành công, nhân dân đã và đang đem tài năng và xương máu để giữ gìn và xây dựng đất nước. Đất nước là của nhân dân. Nguyễn Đình Thi như reo lên, hát lên niềm hạnh phúc tột cùng của những con người đang làm chủ đất nước:
"Trời xanh đây là của chúng ta,
Núi rừng đây là của chúng ta,
Những cánh đồng thơm mát,
Những ngả đường bát ngát,
Những dòng sông đỏ nặng phù sa".
Một lối nói khẳng định: "của chúng ta" vang lên đĩnh đạc, tự hào. Một dân tộc đã gan góc đứng lên đánh Pháp mới có tiếng nói hào hùng ấy. Tất cả những gì cao quý, thiêng liêng trên đất nước thân yêu này là "của chúng ta", của nhân dân chúng ta. Sau những đêm dài nô lệ, nước nhà độc lập, nhân dân ta mới có niềm vui tự hào mênh mông ấy. Khát vọng làm chủ đất nước với tất cả niềm tự hào là của bao thế hệ con người Việt Nam trong suốt bốn nghìn năm lịch sử: "Của ta, trời đất, đêm ngày - Núi kia đồi nọ, sông này của ta !" ("Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" - Tố Hữu). Với nghệ thuật diễn tả trùng điệp, với cách liệt kê, sử dụng điệp từ điệp ngữ (của chúng ta,... đây là... những) tác giả đã tạo nên giọng thơ lôi cuốn, hấp dẫn mang âm điệu anh hùng ca.
Dáng hình đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên sống động qua những vần thơ tráng lệ. Nhà thơ như đang ngước mắt và chỉ tay về "trời xanh" và "núi rừng",... mà reo lên sung sướng. Có tình yêu nào lớn hơn tình yêu đất nước ? Đất nước bao la, hùng vĩ với trời cao, biển rộng, sông dài,... trở nên thân thiết, thiêng liêng. Đất nước với những cánh đồng quê mênh mông thẳng cánh cò bay, "thơm mát" hương lúa bốn mùa. Đất nước với những nẻo đường tự do, những dặm đường kháng chiến "bát ngát" đến mọi chân trời. Đất nước với những dòng sông - sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã, Cửu Long Giang,... "đỏ nặng phù sa", bồi đắp nên những cánh đồng màu mỡ, nuôi sống nhân dân ta tự bao đời nay. Các tính từ: "Xanh", "thơm mát", "bát ngát", "đỏ nặng",... cực tả vẻ đẹp và sự bền vững đất nước, đồng thời cho thấy ngòi bút thơ tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn ngôn từ để hình tượng hóa vần thơ, tạo nên sắc điệu trữ tình đằm thắm.
"Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi" (Tố Hữu). Cảm xúc dào dạt ấy về đất nước cứ ngân nga mãi trong lòng chúng ta khi tiếp cận và cảm thụ những vần thơ của tác giả "Người chiến sĩ" nói về dáng hình đất nước.
So với lớp nhà thơ đương thời, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ có cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước. Cảm hứng lịch sử và truyền thống được kết hợp nhuần nhuyễn với cảm hứng thời đại. Chí khí quật cường của tổ tiên từ nghìn xưa như đem đến cho nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh một sức mạnh vô biên mà không một thế lực thù địch bạo tàn nào có thể khuất phục được:
"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất,
Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Ba chữ "nước chúng ta" là sự khẳng định ý chí tự cường, niềm tự tôn dân tộc. Đất nước và dân tộc với lưỡi cày, thanh gươm và chiếc gộc tre "chưa bao giờ chịu khuất". "Những buồi ngày xưa" mà nhà thơ nhắc đến là những năm tháng đau thương và vinh quang của giống nòi. Quên sao được ngày Bà Trưng, Bà Triệu xuất quân, khi Lý Thường Kiệt viết "Nam quốc sơn hà" trên chiến tuyến sông Cầu - Như Nguyệt, khi Trần Quốc Tuấn bắt sống Ô Mã Nhi trên Bạch Đằng Giang, khi Liễu Thăng bị quân ta chém đầu tại Chi Lăng, khi Tôn Sĩ Nghị quăng cả ấn tín, triều phục chạy tháo thân qua biên giới,... Nhân dân mãi mãi tự hào về "những buổi ngày xưa" ấy:
... "Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng".
("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" - Chế Lan Viên)
Hai chữ "đêm đêm" nói lên tính liên tục dòng chảy lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc. Từ láy "rì rầm" như một nốt nhạc trầm hùng vang xa trong bài ca Tổ quốc, nó gợi tả cái mạch ngầm của giang sơn, giống nòi, đó là truyền thống anh hùng bất khuất chống xâm lăng. Biên độ câu thơ mở, khép tài tình, lúc rút ngắn lại 3 từ, lúc duỗi dài ra 8 từ, các câu lục ngôn, thất ngôn đan chéo vào nhau, cài chặt vào nhau làm nên tính nhạc phong phú. Cảm xúc dào dạt, âm hưởng hào hùng, ngôn ngữ đẹp và tinh tế. Song song với chuỗi hình ảnh về dáng hình đất nước là sự phát triển của chuỗi liên tưởng về quá khứ hào hùng, về sức mạnh Việt Nam.
Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho vẻ đẹp và cốt cách thơ Nguyễn Đình Thi. Một hồn thơ tài hoa, bay bổng. Một tình yêu nước sâu nặng và thiết tha. Một đất nước đẹp tươi, hùng vĩ, giàu tiềm năng và tiềm lực, một dân tộc anh hùng được nhà thơ nói đến và ca ngợi. Chiều dài của lịch sử, tầm cao của dân tộc, thế đứng bất khuất của con người Việt Nam là những điều tốt đẹp nhất được thể hiện qua đoạn thơ này mà ta cảm nhận được một cách sâu sắc. "Đất nước", bài thơ làm rung động tâm hồn chúng ta..., như "lắng hồn núi sông ngàn năm...".

Đoàn Văn Đăng
 
X

xungba_giangho

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:
"Ôi những cánh đồng quê... nhớ mắt người yêu".

Bài làm

Có những vần thơ xao xuyến bồi hồi. Có những vần thơ ngọt ngào say đắm. Lại có những vần thơ đĩnh đạc, hào hùng. Còn có lúc, ta bị ám ảnh khôn nguôi trước những vần thơ yêu thương và căm giận:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bốn chồn nhớ mắt người yêu".
("Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)
"Đất nước" là bài thơ sáng giá nhất của Nguyễn Đình Thi viết trong kháng chiến chống Pháp, cũng là bài thơ kiệt tác viết về đề tài quê hương đất nước của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó đã được tác giả thai nghén và hình thành trong một quá trình lịch sử khá dài (1948-1955). Các áng thơ "Đêm mít tinh", "Sáng mát trong như sáng năm xưa" - đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Đình Thi khám phá và thể hiện tuyệt đẹp tình yêu nước một cách nồng nàn, say đắm.
"Đất nước" như một phức điệu đa thanh nói về cảm xúc mùa thu quê hương xưa và nay. Là tiếng nói say mê về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, là niềm tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc anh hùng. Nó là tiếng nói xót xa, căm giận quân xâm lược đang giày xéo đất nước thân yêu. Phần cuối bài thơ biểu lộ niềm kiêu hãnh của người chiến sĩ trước tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt hiên ngang "rũ bùn đứng dậy sáng lòa !" của đất nước. Đoạn thơ 4 câu trên đây trích trong phần thứ ba của bài "Đất nước".
Nhà thơ - người chiến sĩ - như đang nắm chắc tay súng "lắng hồn núi sông ngàn năm", lắng nghe những âm vang của lịch sử, giống nòi "rì rầm trong tiếng đất" tự nghìn xưa "vọng nói về": những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... bất tử ! Từ quá khưa nghìn xưa trở về hiện tại, câu thơ vút lên nghẹn ngào, đau đớn:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu".
Cảnh tượng đau thương mà nhà thơ nói đến là mùa thu 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt ! Nhiều đô thị, nhiều vùng nông thôn rộng lớn của đất nước ta đang bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo "Đương làng bao xương máu tơi bời - Vườn không nhà trống tàn hoang" ("Làng tôi" - Văn Cao). "Những cánh đồng quê chảy máu" - hình ảnh hóan dụ tượng trưng cho đất nước thân yêu, những làng xóm thân thuộc đang bị quân thù càn quét, bắt giết dã man. Máu những người nông dân hiền lành đã chảy ngập đường thôn, luống cày... dưới làn bom đạn của lũ cướp nước. Xưa kia thuở thanh bình, đất nước là "những cánh đồng thơm mát...", "xanh xanh bãi mía bờ dâu...", thì kể từ khi "súng giặc đất rền", đã trở nên tang thương, điêu tàn với "những cánh đồng quê chảy máu". Nhân dân ta bị giặc Pháp tàn sát dã man. Hai chữ "chảy máu" lên án tội ác và chính sách tam quang của quân cướp nước: giết sạch, cướp sạch, đốt phá sạch ! Từ "Ôi" cảm thán diễn tả nỗi lòng đau đớn, xót xa không thể nào kể xiết !
Từ cái nhìn toàn cảnh về không gian đau thương, về "những cánh đồng quê chảy máu", nhà thơ đứng lặng nhìn về các phía chân trời. Một nét vẽ thậm xưng, độc đáo, rất sáng tạo:
"Dây thép gai đâm nát trời chiều".
Quân giặc tàn bạo ra sức bắn giết, càn quét, chiếm đất, dồn dân. Đồn giặc như nấm độc mọc lên khắp mọi nơi. "Dây thép gai" cũng là một hình ảnh hóan dụ nói về bốt đồn giặc, sự chiếm đóng dã man của quân cướp nước. Những núi thép gai, những hàng rào dây thép gai tua tủa nhọn hoắt bao bọc xung quanh đồn giặc không chỉ nhằm chống đỡ những trận tấn công vũ bão của quân đội ta, mà còn "đâm nát trời chiều". Một cách nói thậm xưng đầy ấn tượng về tội ác và âm mưu cướp nước của giặc Pháp. "Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên" là những chiều thôn trang êm đềm có "cánh cò trắng vẫy mênh mông", có "tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn", có tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về thôn... Nhưng nay còn đâu nữa ? Cảnh trời chiều quê hương đã và đang bị dây thép gai đồn giặc "đâm nát". Nỗi đau từ đất trời như đang cứu nát, đâm nát lòng người !
Ở phần đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi nói về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ của đất nước với trời xanh, núi xanh, những cánh đồng quê thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa - và tất cả đều "của chúng ta". Nhưng từ khi giặc tràn tới, đồng quê thì "chảy máu", trời chiều thôn trang thì bị dây thép gai "đâm nát", biết bao đau đớn, căm hờn ! Tác giả "Đất nước" tạo nên sự đối lập, tương phản đầy ấn tượng: xưa và nay, thanh bình với chiến tranh, hữu tình nên thơ với điêu tàn, tang tóc - để lên án tội ác dã man của giặc Pháp mà trời không thể dung tha, người người đều căm giận ! Sự kết hợp tài tình các biện pháp tu từ hoán dụ, cảm thán, thậm xưng, và tương phản đã tạo nên vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm. Qua đó, ta cảm nhận được cốt cách thi sĩ của Nguyễn Đình Thi: hồn thơ đẹp, tài hoa, cảm xúc dồn nén, ngôn từ xác thực, hình tượng sáng tạo. Nhà thơ đã dẫn hồn người đọc sống và cảm với hiện thực đất nước một thời khói lửa, mở rộng cho ta một trường liên tưởng về không gian nghệ thuật để mọi người cùng suy ngẫm về dòng chảy lịch sử và hành trình bi tráng của dân tộc. Và đó cũng là cái giá của độc lập tự do để ta nhớ và tự hào !
Gần 150 năm về trước, trong bài thơ "Chạy giặc", Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận lên án quân xâm lược:
"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây...
(...) Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây...".
Có biết bao câu thơ xúc động làm sôi sục lòng người những năm tháng đất nước "ra trận":
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang...".
("Bên kia sông Đuống" - Hoàng Cầm).
Đó là những vần thơ một thời tạc vào thời gian và lòng người để ta nhớ mãi.
Câu thơ thứ ba nói lên tâm trạng người chiến sĩ ra trận:
"Những đêm dài hành quân nung nấu".
Câu 1 nói về "những cánh đồng quê chảy máu", câu ba tứ thơ chỉ rõ "Những đêm dài hành quân nung nấu", từ không gian đau thương mở ra thời gian căm giận, không chỉ một đêm, năm mười đêm mà là "những đêm dài"... Cấu trúc song hành, điệp lại 2 lần chữ "những", chữ "nấu" vần với chữ "máu" (vần chân) đã tạo nên giai điệu, nhạc điều trầm hùng đang nung nấu tâm hồn người chiến sĩ xung kích trên đường hành quân ra trận. "Nung nấu" vì căm thù dữ dội. Lòng súng nóng bỏng, lưỡi lê nhọn hoắt căm thù ! Mối thù đối với giặc Pháp cướp nước nung nấu, ngùn ngụt bốc lửa, sôi sục trong lòng, không chỉ trong một thời gian hữu hạn mà kéo dài trong thời gian vô hạn "Những đêm dài hành quân nung nấu". Hai chữ "nung nấu" biểu hiện sâu sắc tình yêu nước của "những người áo vải - Đã đứng lên thành những anh hùng !".
Càng nung nấu quân xâm lược bao nhiêu thì càng yêu quê hương đất nước bấy nhiêu. Người lính ra trận nung nấu, sôi sục căm thù giặc khi nhìn thấy đất nước tang tóc, điêu tàn "những cánh đồng quê chảy máu...", nhìn thấy "những bóng thù hắc ám", những đồn giặc mọc lên với bao "dây thép gai đâm nát trời chiều". Câu thơ thứ tư tiếp theo là một nét vẽ, nét khắc chiều sâu tâm hồn người chiến sĩ ra trận; nhiều khám phá và sáng tạo:
"Bỗng bốn chồn nhớ mắt người yêu".
"Nung nấu" căm thù và "bồn chồn nhớ" là hai nét biểu hiện của một tâm trạng, làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của anh Vệ quốc quân thời kháng chiến 9 năm đánh Pháp. Anh ra trận với sức mạnh căm thù giặc, với tình yêu nước thương dân, với bao nỗi nhớ. Nhớ luống cày mái rạ, nhớ bãi mía nương dâu, nhớ giếng nước gốc đa, nhớ "người tình chung"... "nhớ mắt người yêu". "Mắt người yêu" cũng là một hình ảnh hóan dụ rất đắt diễn tả hình bóng quê hương, vẻ đẹp duyên dáng "người tình chung" sau lũy tre làng mà anh nhớ lắm:
"Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em như giếng nước thôn làng
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương ?..."
("Mắt người Sơn Tây" - Quang Dũng)
"Nhớ mắt người yêu" với bao kỉ niệm đẹp một thời trai trẻ. "Xa em năm nhớ - gần em mười thương". Chàng trai cày ngày xưa nhớ quê nhà là nhớ hương vị đậm đà "bát canh rau muống, quả cà giòn tan", là "nhớ ai tát nước bên đường hôn nao". Anh bộ đội Cụ Hồ giã từ nơi chôn nhau cắt rốn, nơi "nước mặn đồng chua", nơi "đất cày lên sỏi đá", có người nhớ thầm: "Bầm ra ruộng cấy bầm run - Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non". Có người nhớ "người vợ trẻ - mòn chân bên cối gạo canh khuya". Chàng lính trẻ hào hoa trong đoàn binh Tây Tiến thì lại "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Có trăm nghìn nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân thương: "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét - Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng" (Chế Lan Viên), v.v...
Trở lại câu thơ "bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu", hai chữ "bồn chồn" nghĩa là nóng ruột, không yên tâm (Từ điển tiếng Việt); diễn tả nỗi nhớ xôn xao, rung động, dâng lên như những đợt sóng vỗ mãi trong lòng. Đã có nỗi nhớ "bổi hồi bồi hồi". Đã có sự vấn vương "không yên một bề". Đã có tâm tình khao khát "nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai...". Câu thơ "Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu" là một nét vẽ rất đẹp thể hiện bút pháp tài hoa của Nguyễn Đình Thi. "Nhớ" là cảm hứng nhiều màu sắc và dáng vẻ đã làm nên những câu thơ hay, những vần thơ đẹp của Nguyễn Đình Thi trong tập thơ "Người chiến sĩ":
... "Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn"...
(Nhớ)
Trong cái chung nhớ nước, nhớ "nguồn thiêng ông cha" (Hữu Loan), lại có cái riêng "bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu". Có nỗi hờn "nung nấu", có nỗi nhớ "bồn chồn" nên mới có sức mạnh chiến đấu và niềm tin thắng trận: "Anh lại tìm em - Em mặt yếm thắm - Em thắt lụa hồng - Em đi trẩy hội non sông - Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh" (Hoàng Cầm).
Tình cảm là cái gốc của thơ ca, là ngọn nguồn sáng tạo của thơ ca. Thơ chỉ đẹp khi thơ ca hút màu mỡ, phù sa trong lòng đất - hiện thực cuộc sống - mà nảy mầm xanh tươi, đơm hoa kết trái dâng hương thơm, vị ngọt cho đời. Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi như một bông hoa đẹp trong cành hoa đẹp đã mang hơi thở nóng hổi của thời đại, mang tình yêu mãnh liệt của đất nước và con người Việt Nam trong ba ngàn ngày khói lửa.
Đọc đoạn thơ trên, ta cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi, một hồn thơ giàu cá tính sáng tạo. Hiện thực chiến tranh: đất nước điêu tàn, dân tộc đau thương trong bom đạn quân thù đã được diễn tả một cách tuyệt vời qua những vần thơ hàm súc, biểu cảm và giàu hình tượng.
"Cánh đồng quê chảy máu", "Giây thép gai đâm nát trời chiều" là những hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo và hay. "Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu" là một hình ảnh mang tính kế thừa sáng tạo, thể hiện một hồn thơ chiến sĩ cho ta nhiều rung cảm thấm thía.
Đọc "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, tâm hồn ta được bồi đắp bao tình cảm đẹp trở nên trong sáng và phong phú, để ta yêu, để ta nhớ, ta sống lại và tự hào về những năm tháng hào hùng và oanh liệt với ngọn lửa Điện Biên thần kì của đất nước và dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đoàn Văn Đăng
 
Top Bottom