[Sinh học 7] Đề thi học kì II

D

dienlenmat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề chỉ toàn tự luận :|

Câu 1: Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với hiện tượng đẻ trứng và noãn thai sinh

Câu 2: Nếu cho ếch vào 1 lọ nước, đầu chúc xuống dưới thì ếch có bị chết ngạt ko? Từ kết quả thí nghiệm có thể đưa ra kết luận j về sự hô hấp ở ếch.

Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi vs điều kiện sống của chim bồ câu.

Câu 4: Nêu những mặt lợi của thú. Cho ví dụ.

Đề khá dễ nhỉ :D
 
H

happy_1809

đây là đề của trường mình:
1. trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở can
2. so sánh hệ hô hấp và hệ bài tiết của thằn lằn với chim bồ câu
3. vai trò của lớp thú. cho vd cụ thể từng vai trò
4. giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính. ý nghĩa của hình thức sinh sản hữu tính
5. vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu
 
4

40phamkinhvy

caau 4 : thú cho thực phẩm , các sản vật quý hiếm : ngà , gạc ..., làm thuốc : cao khỉ... cung cấp sức kéo : trâu , bò :D
 
M

mylinh998

Câu 1: Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với hiện tượng đẻ trứng và noãn thai sinh

Câu 2: Nếu cho ếch vào 1 lọ nước, đầu chúc xuống dưới thì ếch có bị chết ngạt ko? Từ kết quả thí nghiệm có thể đưa ra kết luận j về sự hô hấp ở ếch.


Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi vs điều kiện sống của chim bồ câu.

Câu 4: Nêu những mặt lợi của thú. Cho ví dụ.
trả lời:
1)theo mình, ưu thế của hiện tượng thai sinh do với hiện tượng đẻ trứng là:
- thai sinh được hình thành cơ thể ngay trong cơ thể mẹ, giúp bảo vệ cá thể con tốt hơn và tránh có thể bị hư tổn như hiện tượng đẻ trứng.
2) theo mình, con ếch không bị chết ngạt khi bị chúc ngược, điều đó chứng tỏ nó có thể hô hấp bằng một cách khác ngoài phổi, đó là hô hấp qua da
3) chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đới sống bay:
- thân hình thoi để bay dễ dàng
- thân phủ một lớp lông vũ nhẹ xốp, mỏ sùng bao bọc hàm không có răng để làm giảm trọng lượng cơ thể
- chi trước biến đổi thành cánh rộng
- chi sau có bàn chân dài, ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón au để dễ dàng bám đậu trên cành cây
Câu 4 mình đồng ý với ban Moderater
cái này mình không xem sách đâu đấy, mình chỉ nhớ thôi, nên có gì không đungs bạn sửa cho mình nhé! thanks mình cái nữa nha!
 
M

mylinh998

đây là đề của trường mình:
1. trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở can
2. so sánh hệ hô hấp và hệ bài tiết của thằn lằn với chim bồ câu
3. vai trò của lớp thú. cho vd cụ thể từng vai trò
4. giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính. ý nghĩa của hình thức sinh sản hữu tính
5. vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu
1, Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- da khô có vảy sừng
- cổ dài
- mắt có mi cử động và có tuyến lệ
- màng nhĩ nằm sâu trong hốc tai
2,
Giống nhau: đều hô hấp bằng phổi và hô hấp nhờ sự thay đổi của thể tích lồng ngực
Khác nhau:
- cấu tạo của bồ câu hoàn thiện hơn, hô hấp nhờ phổi và túi khí
3,
thú alf đối tượng cung cấp nguồn thực phẩm,
cung cấp dược liệu quý: sùng, nhung, mật gấu,..
làm đồ mĩ nghệ: lông, sừng, ngà,...
vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, khỉ,...
cung cấp sức kéo: trâu, bò,...
tiêu diệt gặm nhấm: cáo, chốn, mèo,..
4,Trog cac hình thức sinh sản thì hình thức sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính,
tùy theo mức độ tiến hóa mà sự hoàn chỉnh các hình thúc sinh sản hữu tinh được thể hiện: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc rứng và con
mình chỉ nhớ có thế thôi, có gì bổ sung nhé, thanks nữa nha!
 
Top Bottom