[Văn 7]Lập luận giải thích câu:bầu ơi thương lấy bí cùng , tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

L

lehuynhthaomy

Last edited by a moderator:
C

chomalina

Bạn tham khảo dàn ý nhak!:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=40090 (Là 1 câu tương tự thế:"nhiễu điều...")

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
 
H

hocmai.nguvan

Trả lời em.

I. Mở bài:
-
Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
"
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
-
Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.

 
T

thaocoidl

người việt nam ta có 1 truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái " lá lành đùm lá rách", tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhay " thương người như thể thương thân". truyền thống ấy đã trở thành đạo lý của dân tọc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy"
bầu ơi thương lấy bí cù ng
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
mih chỉ nghĩ được nhừng đó thuj. thông củm hen. có gì liên lạc với mình wa nick yahoo này hen "quynho_kute15397" or "booboo_cute_97"
 
L

lucia217

I. MB:
_ Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ từ xưa đến nay của ông cha ta.
_Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_Chuyển ý.
II.TB:
1.Giải thích:
_Bầu:cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng để nấu ăn, lúc non quả có hột nhỏ, vỏ mỏng, mềm, ngọt.
_Bí: loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dùng để nấu canh hoặc làm mứt.
*Nghĩa đen:
Bầu và bí tuy là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng, nhưng đều ở trên một giàn, cùng chịu những tác động tốt lẫn xấu từ thiên nhiên,...lại cùng một họ, mối liên hệ giữa bầu và bí lại càng dc thắt chặt hơn.
*Nghĩa bóng:
Trong đời sống, không ai giống ai, mỗi ng có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau, tiếng nói đôi khi cũng khác nhau, nhưng đừng vì vậy mà khinh miệt, chia rẽ, phân biệt đối xử với nhau. Chúng ta điều là con người, đều cùng một loài, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẽ, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.
2. Bình:
_yêu thương là một điều ko thể thiếu trong cuộc sống.
_Yêu thương sẽ tạo ra một sức mạnh kì diệu giúp con ng` có thể vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
_Yêu thương, chia sẽ là những đức tính tốt đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách của một con người.
_Phê phán những kẻ ko biết yêu thương mọi ng, luôn sống ích kỉ,...
Nêu những câu ca dao, tục ngữ tương tự:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng."
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
...
3. Phương hướng phấn đấu cho bản thân:
_Yêu thương, giúp đỡ mọi ng xung quanh.
_Sống vì mọi ng, ko tính toán, vụ lợi cho bản thân.
_Tự hoàn thiện bản thân trong cách sống hằng ngày.
**Nêu thêm đẫn chứng trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh câu ca dao trên.
III. Kết bài:
Khẳng định câu ca dao trên là đúng.
Nêu suy nghĩ của bản thân.
 
D

diepviensoxchuot

bau va bi la 2 dua kon nich nam tren dich con meo. bi phai danh bau, vay 2 ben se doan ket hon
 
A

anhchangcodondaik

:) Đây chỉ là dàn ý thôi nhé :
MB: Câu ca dao nhắn nhũn các thế hệ người việt nam đời sau hãy giữ vững đạo lí truyền thống : phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
TB: - Bầu bí tuy rằng là 2 giống cây khác nhau nhưng cùng 1 họ thân leo giàn nên cùng chung hoàng cảnh sống
- Con người cũng vậy, mỗi người c1 những đặt điểm riêng nhưng cũng có rất nhiều điểm giống nhau như cùng chung giai cấp, cùng chung quê hương, đất nước...
=> Vì thế con người phải biết yêu thương đùm bọc lẩn nhau.
KB : Câu ca dao là 1 lời khuyên thể hiện truyền thống đạo lí con người Việt Nam
- nhờ có tình yêu thương đùm bọc gắn bó với nhau, dân tộc ta đã vượt qua những thử thách gian nan để tồn tại và chiến thắng.


CHÚC MAY MẮN :p:p
 
V

vuphuonganhhong

giúp mình với bài văn khó wá hoom nay kt rồi bai bầu ơi thương lấy bí cùng ........
 
U

uocmovahoaibao

Bạn tham khảo nhé. Nhưng mình cũng xin lỗi, vì mình viết Font chữ VNI-Times nên hơi khó đọc. Bạn đem về máy, chỉnh lại Font là OK:

Ñaáu tranh sinh toàn laø baûn chaát cuûa moïi loaøi, maïnh ñöôïc yeáu thua, moïi vieäc xaûy ra raát bình thöôøng vaø töï nhieân. Nhöng con ngöôøi chuùng ta laø sinh vaät cao caáp bieát suy nghó vaø tieán hoùa, phaùt trieån hôn laø bieát thöông yeâu ngöôøi cuøng moät taäp theå, moät quoác gia, moät toân giaùo. Ñieàu ñoù ñöôïc nhaân daân ta theå hieän roõ ôû caâu ca dao“Baàu ôi thöông laáy bí cuøng, tuy raèng khaùc gioáng nhöng chung moät giaøn”.
Thaät vaäy, caâu ca dao “Baàu ôi thöông laáy bí cuøng, tuy raèng khaùc gioáng nhöng chung moät giaøn” tröôùc heát laø ñuùc keát cho chuùng ta moät lôøi khuyeân chaân thaønh maø saâu saéc, khuyeân chuùng ta phaûi bieát yeâu thöông, ñoaøn keát vôùi nhöõng ngöôøi trong cuøng moät taäp theå. Baàu, bí laø hai 2 gioáng caây khaùc nhau, nhöng cuøng ñöôïc ngöôøi troàng chung treân moät maûnh ñaát ôû bôø ao, goùc vöôøn, thöôøng leo chung moät giaøn tre. Vì theá baàu vaø bí trôû neân thaân thieát, gaàn guõi. Cuøng chung moät ñieàu kieän soáng, cuøng chung moät soá phaän, cho neân baàu vaø bí ñöøng vì lí do naøo ñoù maø rôøi xa nhau. Baàu chôù cheâ bí xaáu hôn baàu, bí cuõng chôù vì hoa bí thì vaøng coøn hoa baàu thì traéng, quaû baàu thì daøi coøn quûa bí thì troøn hôn ñeå roài ghen gheùt, xa laùnh nhau. Baàu vaø bí tuy hai gioáng khaùc nhau maø cuøng moät hoï. Hai loaøi thaân leo naøy leo chung treân moät giaøn töùc laø cuøng chung caûnh ngoä, chung soá phaän. Möa thuaän gioù hoøa, baàu vaø bí chung höôûng. Gaëp khi naéng haïn, baàu, bí cuøng chung söùc chòu ñöïng. Neáu chaúng may gaëp côn gioù baõo, thaân bí thì giaäp, quaû bí thì ruïng, coù leõ naøo baàu moät mình töôi toát nhö xöa? Vaø ñoù coù theå laø cô sôû thöïc tieãn cuûa caâu ca dao vaø coù theå cuõng vì vaäy maø töø xa xöa, nhaân daân ta ñaõ coù caâu ca dao aáy.
Maët khaùc, caâu ca dao ñaõ möôïn hình aûnh cuûa hai loaøi daây leo naøy ñeå chæ nhöõng con ngöôøi soáng chung trong moät coäng ñoàng, moät taäp theå phaûi bieát ñoaøn keát vaø thöông yeâu nhau. Soáng ôû treân ñôøi, khoâng ai gioáng ai caû. Moãi ngöôøi ñeàu coù moät hoaøn caûnh, loái soáng rieâng. Tuy vaäy, ngöôøi ta cuõng coù moät vaøi ñieåm gioáng nhau. Anh em ruoät thòt cuøng chung cha meï. Baïn beø ñoàng trang löùa cuøng chung moät maùi tröôøng, chung lôùp, chung saùch vôû. Loái xoùm laùng gieàng coù chung ñöôøng ñi loái veà. Duø coù khaùc nhau veà löùa tuoåi, ngaønh ngheà, ñieàu kieän laøm aên, nôi ôû nhöng taát caû ñeàu chung moät queâ höông, moät ñaát nöôùc.
Yeâu thöông, ñoaøn keát vôùi nhau laø ñaïo lyù, truyeàn thoáng quyù baùu laâu ñôøi cuûa daân toäc Vieät Nam ta nhö nhöõng caâu ca dao, tuïc ngöõ: “Nhieãu ñieàu phuû laáy giaù göông, ngöôøi trong moät nöôùc phaûi thöông nhau cuøng”, “Moät con ngöïa ñau, caû taøu boû coû”, …
Yeâu thöông, ñoaøn keát seõ laøm cuoäc soáng toát ñeïp hôn, xaõ hoäi seõ bôùt ñi nhöõng ngöôøi phaûi soáng trong baát haïnh. Ñoàng thôøi cuõng goùp phaàn mang laïi nhöõng giaù trò nhaân ñaïo trong cuoäc soáng, taïo ra moät coäng ñoàng, moät xaõ hoäi phoàn vinh cuøng phaùt trieån.
Ngaøy nay, nhaân daân ta ñaõ tieáp noái neùt ñeïp vaên hoùa cuûa oâng cha ta ngaøy tröôùc baèng baøi haùt “Baàu bí thöông nhau” ñeå höôûng öùng, coå vuõ nhöõng hoaït ñoäng nhaân ñaïo, keâu goïi nhöõng taám loøng haûo taâm chia seû bôùt noãi ñau cuûa nhöõng ngöôøi baát haïnh, nhieãm chaát ñoäc maøu da cam, treû em khuyeát taät, cô nhôõ, …
Toùm laïi, nhöõng caûnh ngoä chung, nhöõng neùt gioáng nhau giöõa ngöôøi vôùi ngöôøi laøm neân söï raøng buoäc, gaén boù. Vì caùi chung aáy maø moãi con ngöôøi chuùng ta phaûi bieát yeâu thöông, nhöôøng nhòn nhau, chia seû vôùi nhau ñeå coâng vieäc chung ñöôïc toát ñeïp, caûnh ngoä chung ñöôïc caûi thieän, haïnh phuùc chung ñöôïc baûo toàn. Con ngöôøi khoâng ai coù theå soáng rieâng leû, taùch bieät, vì tình thöông yeâu, söï san seû laøm cho giöõa con ngöôøi vôùi con ngöôøi gaén boù hôn, cuoäc soáng seõ toát ñeïp hôn.
“Moät ngoâi sao chaúng saùng ñeâm​
Moät thaân luùa chín chaúng neân muøa vaøng​
Moät ngöôøi ñaâu phaûi nhaân gian​
Soáng chaêng moät ñoám löûa taøn maø thoâi​
…”​
 
H

howlandsophie7327

Bầu và bí là hai loại khác nhau nhưng cùng họ. Mà anh em hay chỉ là những người thân hay người bình thường đều cũng phãi biết yêu quý nhau mà sống. Câu này cũng đồng nghĩa với câu "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết". Nhờ có sự yêu thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau nên con người mới sống , tồn tại và phát triển như hôm nay. Vậy mà hiện nay, đất nước càng phát triển thì phẩm chất conb người càng đi xuống thử hỏi xem còn đâu là" bầu, bí" nữa.
 
V

veklhy

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam như các câu ca dao, tục ngữ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "Lá lành đùm lá rách"…
Nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
Trong cuộc sống, đã có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như: Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...), toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên,…
Tóm lại, những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
 
G

giaythuytinh_phale

Dàn: biểu tượng cho sự tương đồng về mặt không gian địa lí (cùng một đất nước), tương đồng về mặt văn hóa.
 
K

khoinguyen05012011

noi den long yeu thuog doan ket cau ca dao tren da dua ta va hai hinh anh so sanh giau suc bieu cam
 
C

ckiplove.pro9x

Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam như các câu ca dao, tục ngữ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "Lá lành đùm lá rách"…
Nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
Trong cuộc sống, đã có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như: Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...), toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên,…
Tóm lại, những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.\{ABC}
 
L

linhbe123456

ne may bo dung binh luan the phai noi la bon no khac giong nhung cung dien nen song cung nhau duoc
 
T

tloved73

Đây chỉ là một gợi ý nhỏ thôi, cố gắng tìm thêm ý nhé!
MB: Câu ca dao nhắn nhủ các thế hệ người Việt Nam đời sau hãy giữ vững đạo lí truyền thống : phải biết yêu thương đùm bọc, gắn bó với nhau.
TB: - Bầu bí tuy rằng là 2 giống cây khác nhau nhưng cùng 1 họ thân leo, cùng được trồng trên giàn nên cùng chung hoàng cảnh sống.
- Con người cũng vậy, mỗi người có những đặc điểm riêng nhưng cũng có rất nhiều điểm giống nhau như cùng chung giai cấp, cùng chung quê hương, đất nước...
=> Vì thế con người phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
KB : Câu ca dao là 1 lời khuyên thể hiện truyền thống đạo lí con người Việt Nam
- Nhờ có tình yêu thương đùm bọc gắn bó với nhau, dân tộc ta đã vượt qua những thử thách gian nan để tồn tại và chiến thắng đến tận bây giờ.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!! :p:p:p
 
K

keohong2000




I. Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại. Các bạn nhớ thanks mình nhá
 
Top Bottom